Insane
Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

mà tôi phải đến gặp vì xã giao. Hùng mở cửa, đẩy xe vào. Tôi cũng bước vào. So với khu Kim Liên Hà Nội thì ngôi nhà này tươm tất hơn nhiều, nhưng tôi lại không mặn mà gì về điều ấy. Nó có vẻ tối và bí. Anh dẫn tôi lên gác, ở đó có một cái giường đôi, hai cái gối và một cái mền len. Ngoài ra không còn gì nữa. Tôi bỏ ra ngoài ban-công nhìn xuống đường hẻm. Lũ trẻ con đang chạy đuổi nhau huyên náo. Một ông già râu bạc trắng chống gậy lần từng bước đi vô hẻm. Dường như đó là một người ăn xin, cũng có thể là một người mất trí.


Tôi quay vào. Anh dẫn tôi xuống coi cái bếp và buồng tắm. Hùng lại hỏi:


– Em thấy được không?


– Ðược. Anh mua bao nhiêu vậy?


– Bốn ngàn rưỡi. Ðó là tiền anh dành dụm được từ bên Ba Lan.


– Sao

không đợi nhà nước cấp nhà?


– Biết đến bao giờ. Trong khi anh cần gấp một tổ ấm.


Rồi anh mở gác-măng-giê khoe với tôi những chén bát, soong nồi. Tất cả đều mới tinh và nhỏ xíu. Thấy cái thớt nhỏ bằng bàn tay tôi rất ngạc nhiên, cầm lên xem. Nó xinh quá. Tôi hỏi:


– Sao anh sắm cái gì cũng nhỏ xíu vậy?


– Vì nhà mình chỉ có hai người.


– Cái tủ này anh tha ở đâu về vậy?


– Mua cả. Một mình anh âm thầm sắm sửa cả tháng nay.


Tôi nhìn anh, lòng đầy thương cảm. Cái nhìn ấy làm anh vui sướng, anh nói:


– Ở đây luôn với anhnhé?


– Không. Em phải về nhà chị.


– Ðó đâu phải là nhà của em.


– Ðó là của chị em, thì cũng như nhà em.


– Bộ em tưởng rằng anh chị sẵn sàng cho vợ chồng mình ở nhờ trong khi mình có nhà đàng hoàng à?


– Lâu nay chị em vẫn sống với nhau.


– Nhưng bây giờ em đã lấy chồng. Em phải sống với chồng chứ


– Không. Em không đùa đâu đấy. Anh chuẩn bị đưa em về nhà chị đi. Em cần nói chuyện với ba má.


Một lần nữa anh lại phải nhượng bộ.


Nhưng anh lại chở tôi đến nhà mấy người bạn mà tôi không quen biết. Ðến tối chúng tôi mới về nhà chị.


Khi tôi gõ vào cánh cửa, chị tôi đã hiện ra với vẻ mặt khác hẳn.


– Trời ơi! Chị kêu lên. Mày về đây làm gì?


– Em không ở với anh Hùng đâu.


– Con này điên. Có chồng thì phải theo chồng cứ. Ai như mày.


Chị tôi quay sang Hùng:


– Sao chú chiều nó quá vậy?


– Em thuyết phục không được. Chị nói giúp em một tiếng.


Chị nhìn tôi:


– Này Ngọc. Chị bảo cô có nghe không? Cô đừng có mà làm phiền người khác quá như thế.


Rồi bà đóng mạnh cánh cửa. Tôi nghe tiếng cài chốt hấp tấp và giận dữ từ phía bên trong.








tám


Khi ngọc đẩy cửa bước vào thì chạm phải một khuôn mặt mệt mỏi xám xịt và hoàn toàn vô cảm. Hùng ngồi im như một tượng gỗ bị bỏ quên trong xó nhà đầy bụi bặm. Ðó là một con người đã hóa thạch, đã chết từ lâu lắm. Chỉ có những lọn khói thuốc lá mong manh là còn chút sinh khí nơi người đàn ông ấy. Nhưng đối với Ngọc sự im lặng thật đáng sợ, bởi chút khói thuốc mong manh kia báo hiệu sự bùng nổ của ngọn núi lửa đang âm ỉ cháy.


Cái cảm giác rờn rợn ấy Ngọc đã nhận biết từ khi đẩy cánh cửa phòng. Nó làm chị nổi da gà và bủn rủn tay chân. Chị ném thùng đồ xuống giường, lại ghế ngồi và chờ.


Máy bay của chàng Fabien đang xài những giọt xăng cuối cùng, lộn nhào xuống miệng núi lửa. Ngọn núi đang thu mình trong góc nhà, lặng lẽ nhả khói.


Ngọc đợi nhưng nó vẫn im lặng, chị muốn ném một hòn đá xuống miệng núi cho nó nổ tung ra nhưng nó chỉ rỉ rả khói.


– Các con đâu? Ngọc hỏi.


– …


– Em rất tiếc đã làm anh buồn nhưng chắc chúng ta phải xa nhau thôi.


– …


– Em cần gặp các con. Hôm nay chủ nhật mà


– Dọn đồ mà đi đi!


– Nhưng tôi cần gặp các con.


– Không bao giờ. Tôi yêu cầu cô ra khỏi nhà ngay lập tức.


Ngọc nhíu mày, đứng lên đi lại phía tủ.


– Vali của tôi đâu?


– Không có cái gì là của cô cả. Hãy ra đi hai tay không nếu cô còn biết tự trọng.


Ngọc cười lớn, nhìn thẳng vào mặt chồng:


- Anh quên rằng tất cả tài sản trong nhà này đều do tay tôi làm nên sao?


– Không nói nhiều. Cô đi ngay đi!


Ngọc ném mạnh ly nước vào tường, đi thẳng ra cửa. Chị bước hấp tấp về phía cầu thang, nhưng người chồng đã đuổi kịp, níu tay lại:


– Cô chưa đi được đâu.


– Chính anh đuổi tôi mà.


– Ðúng. Nhưng trước khi đi cô phải thú nhận hết mọi tôi lỗi của cô đã. Phải nộp cho tôi bản tự kiểm thật chi tiết rồi mới được đi.


Ngọc vùng vẫy nhưng không được, chị la lớn:


– Trò hề! Tại sao giờ này anh vẫn chưa thấy đó là một trò hề?


Hùng lôi tuột vợ vào phòng riêng, xô ngã xuống giường rồi đè lên người chị tát lia lịa vào mặt. Ngọc chống trả bằng răng. Những vết cắn làm người chồng nổi điên. Ông xé toạc quần áo vợ, lột truồng. Dấu móng tay cào trên da bụng Ngọc ửng đỏ. Chị cắn răng chịu. Lúc này thì chị không chống trả nữa và ông ta cho đó là một thái độ khinh bỉ. Ông lật úp vợ lại. Mảnh vải cuối cùng phía sau lưng cũng bị bức tung, tả tơi như lá chuối trong cơn bão. Lưng và vùng mông rướm máu. Ngọc khóc ngất.


Và bất động.


Ðến khi nghe tiếng xe chạy ngoài đường Ngọc mới tỉnh dậy, nhưng trời hãy còn tối.


Ngọc trần truồng. Chị ngồi dậy. Mảnh vải cuối cùng trên thân thể rơi xuống đất. Ngọc cảm thấy hai mắt mình sưng lên. Môi cũng sưng. Chị bật đèn. Những vết móng tay rát buốt trên vùng ngực nhưng chị lại thấy hả hê, muốn cho chúng bật máu ra bê bết.


Bây giờ thì Ngọc không còn một vật gì che thân ngoài tóc và lông. Tất cả đều mượt mà, đẹp một cách kiêu hãnh. Chị cúi xuống nhặt những mảnh vải tả tơi ném ra cửa sổ.


Thành phố rất im lặng.


Ngọc thức, nhìn ngắm những thương tích của mình.


Chị đi lại phía tủ áo. Một cái tủ trống. Hoàn toàn trống. Chị giận dữ kéo cái nắm đấm cửa nhưng nó đã bị khóa từ bên ngoài. Chị đạp cửa rầm rầm nhưng nó không nhúc nhích. Ngọc lại giường ngồi và nhận ra trên giường có một xấp giấy trắng. Một cây bút, một dòng chữ nguệch ngoạc: “Nếu muốn ra khỏi đây hãy viết bản tự kiểm”. Ngọc hất xấp giấy xuống đất. Giấy bay lả tả, trắng cả sàn nhà, cây bút bi bắn vô góc tường.


Ngọc bấu tay vô song cửa sổ.


– Mở cửa! Chị la lên. Mở cửa mau!


Bóng đen của người chồng lù lù hiện ra, chậm chạp như con gấu già. Ông ta đang xách ấm nước sôi từ dưới bếp lên để pha trà.


– Mở cửa!


Ông ta điếc. Rất may trong phòng có cái gạt tàn thuốc. Ngọc ném mạnh ra cửa sổ, bay ngang mặt người chồng, vỡ tan tành trên tường vôi.


– Mở cửa cho tôi.


– Cô sẽ không bao giờ được ra khỏi phòng nếu không viết tự kiểm.


– Nhưng phải trả quần áo cho tôi. Vali tôi đâu?


Người chồng im lặng pha trà.


Rồi uống nhâm nhi. Rồi đốt thuốc lá.


– Ðồ tồi, anh có quyền gì mà nhốt tôi? Trả quần áo đây!


– Loài dâm đãng thì cần gì quần áo.


Người chồng đã uống xong tách trà, chùi miệng rồi bỏ đi.


Lát sau ông ta quay lại, đến bên cửa sổ ném vào một mớ giẻ rách đen nhẻm hôi hám.


– Quần áo của mày đấy.


Ngọc nhặt miếng giẻ lên. Ðó là cái áo ngủ bằng vải tám Ngọc đã vứt đi từ ba bốn năm nay trong kẹt tủ. Nó đã bị chuột cắn nát, bị gián gặm nham nhở. Ngọc giũ nó trong luồng sáng của nắng mai giọi vào cửa sổ. Bụi bay mù mịt làm chị phải quay mặt đi.


Trong chiếc áo ngủ tả tơi ấy, Ngọc vừa giống ăn mày, vừa giống tù nhân, mặt mày sưng húp, đường nét lệch lạc, biến dạng. Ngọc đóng cửa sổ, lại giường nằm.


Tự nhiên nàng bật cười.


Kẻ nào đạo diễn cái trò hề này? Ban đầu chỉ đơn giản là một mối tình nhẹ nhàng. Vì suốt ba mươi mấy năm tôi thiếu nên tôi phải đi tìm. Phan cũng thế. Chỉ là bạn bè điuống cà phê, đi xem ca nhạc. Còn bây giờ thì nổi tiếng cả nước. Quỷ cái. Ngoại tình. Ðĩ ngựa. Kẻ vô luân. Dâm đãng. Cướp vợ. Giựt chồng. Kẻ thì bị hăm bắn. Người thì bị dọa tạt axít. Bạn bè tẩy chay. Xã hội đàm tiếu.


Ngọc cười lớn. Chúng mày biết cái khỉ khô gì về tao. Hiểu quái gì về Phan. Sao chúng mày ngu quá vậy? Cái bọn đạo đức giả, bọn ăn thịt người. Cái bọn ganh tị cả đời chỉ chực chui vào gầm giường người khác để rình rập bêu xấu.


Ngọc cười rũ rượi, nước mắt cũng ràn rụa.


Tự nhiên căn phòng rực lên vì nắng sớm ùa tràn vào. Ngọc quay nhìn cửa sổ. Một con đười ươi đầy lông lá đang đứng ở đó.


– Ðiên

hả?


Ngọc phun nước bọt vào mặt anh hàng xóm, nước bọt dính trên sống mũi nó, chảy xuống miệng. Vậy mà nó le lưỡi liếm.


– Nhổ nữa đi. Anh hàng xóm bảo.


Ngọc khạc vào mặt nó, lần này trúng ngay bộ ria mép. Nó lại le lưỡi liếm. Nhưng nó chưởi:


– Ðồ theo trai! Ðáng đời mày.


Nó đảo cái lưỡi đỏ lòm liếm sạch nước bọt trên mép. Rồi nó cười.


– Ðồ đĩ. Mày phải biết rằng trên đời này không có thằng đàn ông nào yêu mày như tao. Tao yêu đến điên dại nhưng tao sẽ giết mày rồi tao tự tử, xuống âm phủ tao lại đi tìm mày.


Nó cười một tràng dài rồi bỏ đi. Ngọc đóng mạnh cửa sổ, lần này thì chị cài chốt lại. Anh hàng xóm cười vang suốt dãy hành lang, lê đôi dép da mòn vẹt, hai tay dài như tay vượn đong đưa lỏng lẻo vô hồn.


Ðã chín giờ sáng nhưng hắn không muốn đến cơ quan. Hắn chọn một góc hành lang đứng rình, mặt quay về hướng cửa sổ. Hết điếu thuốc hắn lại cười, lững thững trở lại chỗ lúc nãy, giựt mạnh cánh cửa:


– Mở ra! Ngọc ơi, mở cửa đi!


Hắn đợi.


– Mở cửa.


Hắn lại đốt thuốc nhưng que diêm cuối cùng bị gió thổi tat đi không cháy được. Hắn đợi. Bên trong, căn phòng hoàn toàn im lặng. Hắn ngồi xuống đất nhổ râu cằm và đợi. Hắn xé vụn bao thuốc lá rải đầy quanh chỗ ngồi. Chín giờ rưỡi hắn đứng dậy, hấp tấp trở về phòng mình.


Hắn mở tủ kéo chiếc vali của Ngọc ra để lên giường. Hắn lấy cái tuốcnơvít hì hục cạy.


Chiếc vali mở ra một thế giới bất ngờ, bí ẩn và mộng ảo. Hắn như nghẹn thở. Những màu sắc xanh tím trắng vàng lẫn lộn. Mọi thứ chập chờn ẩn hiện dịu dàng, biết bao trìu mến. Hắn ôm ngực, gục mặt xuống gối. Hắn kêu, hắn rên rỉ, trái tim khóc lóc. Hắn co người lại vòng tay ôm cái vali, mắt lim dim. Cái miệng vẩu của hắn lướt nhẹ trên quai cầm, trườn lên lớp da sần sùi, chậm chạp, câm lặng như con ốc sên bò trên đá. Hắn nhỏ nước mắt. Hắn gậm nhấm lớp vỏ sần sùi của cái vali. Liếm và cắn.


Cuối cùng hắn lồm cồm ngồi dậy nhìn những đồ vật được xếp gọn ghẽ bên trong. Rồi hắn lấy ra từng cái. Quần jean màu tím hoa cà. Chiếc sơ mi trắng vải sô gai. Cái áo thun sặc sỡ. Tay hắn run lên khi nhìn thấy chiếc quần xịp màu hồng. Nó mỏng tang như sương khói. Nó nhỏ bé xính xắn và trìu mến. Hắn vốc nó lên giữa hai bàn tay, áp lên mặt, mùi nước hoa thoang thoảng ngây dại. Hắn hít và ngậm cái mùi ấy trong miệng. Lắng nghe. Nghe máu chảy trong ngực, nghe điện chạy trong cột sống, nghe sương mù tỏa mờ mịt trong đầu. Rồi hắn ghì chặt lấy cái quần lót bé bỏng ấy xuống giường hôn như mưa lên nó, ngậm nó trong miệng. Nhai. Nuốt. Nhưng hắn không nuốt, hắn kéo nó ra giữa hai hàm răng nám khói như một nhà ảo thuật. Rồi hắn đặt cái quần xịp trên gối.


Lần lượt đến chiếc quần xoa đen. Cái màu đen mịn làm hắn nổi gai ốc. Hắn run lật bật, cuống quýt còn hơn lúc nhìn thấy cái quần lót. Hắn mừng như bắt được vàng. Hắn rúc đầu vô giữa đáy quần, thở phì phò rồi trải cái quần ra giường, vòng tay ôm ấp, siết chặt, răng nghiến lại, mắt nhắm nghiền. Ngọc, Ngọc... Hắn rên xiết.


Vật tiếp theo là một cái hộp nhỏ bằng sơn mài. Hắn bật nắp ra thấy có một sợi dây chuyền vàng, một cái nhẫn mặt ngọc và một vòng đeo tay cũng bằng vàng. Hắn xếp qua một bên. Vật cuối cùng nằm dưới đáy vali là một cái khăn tắm màu hồng dệt hoa trắng. Hắn giở chiếc khăn lên, bất ngờ nhìn thấy một kho tàng. Ðó là một lô quần xịp đủ màu giấu phía dưới. Hắn vốc lên tay, tung lên rồi ngửa mặt hứng. Hắn nằm ngửa trên giường. Những chiếc quần xịp đủ kiểu đủ màu rơi lả tả xuống, phủ kín hắn. Hắn cười. Sướng điên dại, ngây ngất. Hắn nằm im như thế rất lâu.


Bên ngoài nắng đã lên cao mà hắn không biết. Một lúc hắn nghe đồng hồ điểm mười hai tiếng nhưng hắn không thấy đói. Hắn quơ tay gom tất cả quần áo, khăn mặt, đồ lót, son phấn, đồ nữ trang, găng tay, nịt vú, váy, jupon... của Ngọc lại phủ kín người.


Hắn tự chôn vùi mình vào đó, ngủ một giấc dài, say sưa và đầy mộng đẹp cho đến chiều tối.


Vì thế lúc xế chiều hắn không hề hay biết có một người đàn ông xa lạ đi ngang qua phòng hắn, nhìn qua cửa sổ và ngạc nhiên trước cái cảnh một người bị chôn vùi trong đống quần áo, vật dụng lỉnh kỉnh. Người đàn ông đó không hề biết người đang ngủ kia là ai và chuyện gì đã xảy ra với hắn. Nhưng anh ta thấy lạ và dừng chân vài phút để ngắm rối tiếp tục đi qua dãy hành lang.


Anh ta đứng lại trước cửa phòng Ngọc, rụt rè đưa tay gõ mấy tiếng.


Bên trong im lặng


Anh ta gọi tiếp và chờ.


– Ngọc ơi! Ngọc.


– Ai đấy?


– Thắng đây. Làm gì mà đóng cửa vậy?


Ngọc ngồi dậy mở cửa sổ.


– Lại phía này.


Thắng ngạc nhiên nhìn chiếc áo ngủ của Ngọc.


Ngọc cười:


– Thấy mình giống con khỉ trong sở thú không?


– Ðừng giỡn. Sao vậy, Ngọc?


– Bị cầm tù. Không thấy ổ khóa ngoài cửa à?


Thắng nhìn sang cửa lớn, anh nói:


– Chuyện của Ngọc người ta đồn rùm beng khắp nơi nhưng mình không tin nên đến đây tìm Ngọc để hỏi. Bị nhốt mấy ngày rồi?


– Từ hôm qua.


– Mình có thể làm gì giúp Ngọc đây?


– Không được đâu ông xã sắp về đấy.


Thắng nói:


– Mình về liền bây giờ. Nhưng hỏi cái này nhé. Ngọc đi Vũng Tàu với Phan phải không?


– Ừ.


– Buồn lắm.


– Có gì mà buồn. Ðó là số phận của Ngọc. Nhưng Ngọc muốn tình bạn giữa chúng ta không có gì thay đổi.


– Hiểu rồi.


Ngọc nói:


– Hãy tìm Phan và nói rằng Ngọc đang bị cầm tù tại nhà. Ngọc rất muốn gặp Phan.


– Mình hứa.


Rồi vẫy taychào.


*


Thắng đến tòa soạn báo Văn Học ba lần đều không gặp Phan. Lần thứ nhất người ta tiếp Thắng một cách ơ thờ vì Thắng say rượu. Lần thứ hai Thắng đến quá trễ, Phan đã ra về, lần thứ ba Thắng ngồi đợi ba mươi phút nhưng Phan không đến cơ quan. Thắng quyết định viết giấy để lại hẹn Phan ở quán càphê Bụi Hồng.


Phan nói:


– Chắc tôi phải đi gặp Ngọc ngay bây giờ.


– Không được đâu. Mười một giờ rồi, anh đến giờ này thế nào cũng đụng với tay chồng. Tôi khuyên anh nên để sáng mai.


– Không được.


– Nhưng anh sẽ không thể đưa Ngọc đi vì căn phòng khóa rất kỹ.


– Tôi sẽ làm được chuyện đó.


Phan ghé cửa hàng kim khí mua một cái cưa sắt.


Mười phút sau anh bước lên cầu thang nhà Ngọc.


Hành lang vắng. Sân cũng vắng. Không có bóng dáng trẻ con. Không có chó méo, không có tiếng động.


– Ngọc ơi!


Không có tiếng trả lời, Phan đập cửa.


– Ngọc, Ngọc ơi! Phan đây.


Bên trong Ngọc choàng tỉnh, hoảng hốt khi nhận ra tiếng Phan. Nàng mở tung cửa sổ.


Phan chạy đến, bấu vào song sắt.


– Em đợi anh quá chừng.


– Anh chỉ gặp Thắng cách đây hơn ba mươi phút. Ðã quá trễ rồi, không thể chần chờ được nữa.


Tiếng cưa sắt nghiến rào rào. Ngọc nhìn qua cửa sổ ngó chừng cái cầu thang.


– Lẹ lên đi. Ngọc nói. Hình như ông ta đang lên cầu thang.


Phan cắn môi, ổ khóa bật tung. Anh đạp bung cửa, ôm siết Ngọc vào lòng. Ngọc nói:


– Phải rời khỏi đây ngay.


Nàng kéo tay Phan chạy ra ngoài hành lang. Nhưng họ đã đụng đầu người chồng.


Hùng đứng án ngữ lối đi như ông thần đèn.


– Tại sao lại có chuyện này?


Phan nói:


– Anh không có quyền giam giữ Ngọc.


Người chồng la lớn:


– Bắt lấy nó. Ði kêu công an bắt nó lại.


Phan vùng ra khỏi Hùng. Ngọc nắm tay anh lôi tuột về phòng mình. Người chồng chạy theo, vừa la:


– Bắt nó! Trói nó lại!


Nhưng Phan và Ngọc

đã vào bên trong, ngồi đợi.


Hùng bước vô, chống nạnh nhìn hai kẻ thù. Ông trợn trừng đến rách khóe mắt, môi run lên, hai tay cũng lập cập, mắt dáo dác tìm kiếm chung quanh. Một con dao, khúc gỗ hay cây chổi chà cũng được. Cuối cùng ông nhìn thấy cái cưa sắt và ổ khóa vứt nằm dưới đất.


– A, mày cả gan bẻ khóa, xâm nhập gia cư bất hợp pháp, dụ dỗ vợ người ta.


Ông vung cái cưa sắt lên, phang ngang cổ kẻ tình địch. Phan đưa tay đỡ, lưỡi cưa chém vào cổ tay anh.


Hai người giằng co nhau. Người chồng tống một đạp vô bụng Phan làm anh ngã ngửa trên giường nhưng phan cũng giựt được cái cưa, ném nó ra ngoài.


Máu nơi cổ tay anh chảy ròng ròng nhểu xuống sàn nhà. Những giọt máu ấy làm dịu cơn điên của người chồng.


Ngay lúc ấy anh hàng xóm xuất hiện cùng với người công an khu vực và ba bốn người láng giềng khác trong khu tập thể.


Anh công an bước vô phòng. Người chồng chỉ vào Phan:


– Thừa lúc tôi đi vắng, tên này đã lẻn đến đây ngủ với vợ tôi.


Người công an đưa mắt quan sát hiện trường. Ngọc chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Chị hôn lên cánh tay ứa máu của Phan và khóc. Vết thương khá sâu, máu trào ra ướt cả chân Phan, loang trên sàn gạch bông. Chị cứ loay hoay tìm cách cầm máu nhưng lại không có bất cứ một dụng cụ y tế đơn giản nào. Chiếc áo ngủ bẩn thỉu bị xé toạc một miếng nơi cánh tay. Ngọc cố buộc chặt vết thương lại. Chị quay sang nói với người công an:


– Chính tôi mời anh ấy đến đây.


Anh hàng xóm xen vô:


– Nói láo đấy, thằng cha ấy bẻ khóa.


Người chồng chìa ổ khóa ra trước mặt mọi người:


– Ðây này, nó cưa ổ khóa và lẻn vô lúc vợ tôi đang ngủ.


Ngọc nhìn chồng một cách hung dữ:


– Sao anh hèn vậy? Anh giam tôi trong phòng này ba bốn ngày nay. Chính tôi nhờ người đến cưa ổ khóa cho tôi đấy.


Người công an hỏi ông chồng:


– Có đúng là anh giam vợ anh không?


– Ðúng. Vì nó ngoại tình.


– Anh có bắt được quả tang không?


– Ôi, chuyện đó ai mà chẳng biết.


Người công an loay hoay viết những dòng cuối cùng của tờ biên bản, bỗng dừng tay hỏi Phan:


– Anh có khếu nại gì về vụ hành hung không?


– Không. Phan nói. Ðây chỉ là chuyện ghen tuông và tôi nghĩ rằng giữa chúng tôi với nhau có thể tự giàn xếp được.


Người công an nói:


– Vậy thì tôi khuyên anh nên ra về. Những chuyện rắc rối về hôn nhân và gia đình sẽ do tòa án giải quyết. Mời các bên ký vào biên bản.


Người chồng tỏ vẻ khó chịu nhưng cuối cùng khi mọi người đã ký vào biên bản thì ông cũng ký.


Phan theo người công an bước ra khỏi phòng.


Những người hàng xóm cũng bỏ đi. Trong phòng chỉ còn hai người. Ngọc nói:


– Tôi muốn ngồi một mình. Mời anh ra khỏi phòng.


Hùng cười khẩy:


– Chính cô là người phải ra khỏi đây. Giữa tôi và cô bây giờ không còn gì nữa. Hãy cút ra khỏi căn nhà này.


Ngọc nói:


– Anh tưởng tôi sợ hả? Trả vali đây.


– Không bao giờ. Cô sẽ ra đi như một con chó. Hãy đến và sống với thằng đểu cáng ấy. Rồi tụi bay sẽ dắt nhau đi ăn mày.


– Nhưng hãy trả vali cho tôi.


– Một bên là chồng con và tài sản, một bên là tình nhân, cô đã chọn lựa rồi mà, còn đòi hỏi gì nữa.


– Nhưng đó là mồ hôi nước mắt của tôi. Cả bộ quần áo anh đang mặc trên người kia, cả giường tủ bàn ghế này đều do sức lao động của tôi làm ra. Tôi để lại hết cho anh đó, nhưng quần áo của tôi anh không có quyền giữ.


– Chính cô mới không có quyền. Kể từ giờ phút này cô không có quyền gì trong cái nhà này cả.


Ngọc đứng bật dậy, trừng mắt nhìn vào mặt người chồng:


– Anh đem các con tôi đi đâu?


– Chúng nó cũng không còn là con cô nữa. Cô đã bỏ chúng nó thì cô không còn là mẹ chúng nó nữa.


Ngọc uất, khóc nấc lên:


– Ðồ tồi, nhưng tôi báo cho anh biết, con tôi vẫn là con tôi, vì tôi mang nó trong bụng, tôi nuôi nó từ tấm bé. Ðừng hòng chia rẽ mẹ con tôi được. Anh hèn lắm. Anh phải biết tự trọng chứ. Tôi chưa bao giờ yêu anh. Việc anh buộc tôi sống với anh đã là điều quá dã man rồi. Nếu anh là một người đàn ông, nên chấp nhận ly hôn và tôi sẽ nuôi con tôi. Không bao giờ chúng bỏ mẹ chúng đâu. Không bao giờ. Anh hiểu chưa?


Người chồng đập bàn hét:


– Già mồm! Hãy cút đi nhanh lên, không tôi xáng cái ghế vào mặt cô bây giờ.


Ngọc bước ra khỏi nhà, vừa đi vừa lau nước mắt. Không để ý đếnchiếc áo ngủ tả tơi trên người. Ngọc xuống cầu thang, ra đường.


Những người hàng xóm đứng trong cửa sổ nhìn theo, yên lặng.


Ngọc đi bộ như một con ăn mày. Chị đi nhanh trên hè phố, vượt qua những đám đông giữa nắng chói chang, bụng đói cồn cào, người nhớp nháp mồ hôi, bức bối khó chịu. Chị chạy trốn những cặp mắt soi mói. Ðến ngã tư, Ngọc vẫy một chiếc xích lô và leo lên. Khi xe chạy được một quãng chị mới nhớ ra rằng mình không hề có lấy một đồng bạc.








chín


Bây giờ tôi là một người hoàn toàn tự do. Không chồng không con, không nhà cửa, không tiền bạc và dường như không có tương lai nữa.


Tôi trở về sống trong căn phòng nhỏ hẹp tối tăm mà tôi và Phan thuê ở một thôn xóm hẻo lánh. Nhưng ở đó bây giờ cũng chẳng có Phan nữa. Hắn đã trốn đi đâu biệt tích. Tôi ở một mình và lạ thay không hề nhớ đến hắn. Tôi lại thấy dễ chịu hơn khi không có hắn bên cạnh, cũng như không có ông chồng của tôi bên cạnh.


Thực sự lúc này tôi không mong hắn đến. Tôi muốn sống một mình để nâng niu tự do của mình, để sống trọn vẹn với thiên nhiên, với nỗi vui sướng tột cùng của con chim sổ lồng.


Tôi yêu và nhớ lũ con tôi biết chừng nào nhưng nỗi nhớ ấy vẫn không át được niềm vui tràn trề của tự do vừa tìm thấy. Huống hồ là Phan. Dẫu sao hắn cũng chỉ là một người đàn ông. Ðầy bất trắc. Ðầy những mấm mống phản bội.


Nhưng tôi vẩn yêu Phan. Ðúng ra là tôi yêu những kỷ niệm đẹp mà chúng tôi đã trải qua suốt những năm tháng. Tôi vẫn hy vọng Phan là cái nửa kia của tôi, cái nửa kia tôi đã tìm thấy, đã nhặt được và dường như không lầm lẫn. Nhưng cho dù thế nào tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới một bất ngờ.


Phan đã đến với tôi một cách bất ngờ và biết đâu anh cũng ra đi một cách bất ngờ như thế. Nhưng dù anh có ra đi, tôi cũng xin tạ ơn anh đã cho tôi tình yêu, khát vọng, hạnh phúc và đau khổ.


Chúng tôi đã quen nhau khi tôi thuyết minh phim Matxcơva Không Tin Vào Nước Mắt. Khi cô công nhân trẻ Ka-chi-a bị anh chàng I-go dụ đến cái ghế bọc nệm ở phòng khách để phá đời con gái thì nhạc đệm trong phim nổi lên. Tôi rất thích giai điệu của bản nhạc đó một phần vì nó rất hay, một phần vì nó gắn liền với sự mở màn của bi kịch tình ái kia. Nhưng tôi không biết tên bản nhạc đó là gì.


Khán giả của chúng tôi hôm ấy cũng rất đặc biệt. Họ là những người lính chế độ cũ. Trên một ngàn người ngồi quây quần trong khoảng sân rộng giữa những lán trại đơn sơ giữa rừng. Lúc ấy tôi không hề biết Phan bởi anh chỉ là một tên tù vô danh giữa cái đám đông hỗn loạn ấy. Trời thì tối, rừng đêm chỉ có sao và những ánh lửa nhỏ lập lòe giữa các lùm cây xa, ẩn hiện trong những lán trại âm thầm giấu mình dưới những tàn cây đen sẫm. Ðám đông lúc ấy chỉ là một khối đen lô nhô như củi khô, như đất đá.


Thế mà tôi đã nhặt được anh trong mớ đất đá ấy.


Sáng hôm sau tôi ra suối rửa mặt và trở về ngang qua sân sau của một khu trại, ở đó có bốn người tù đang

xếp hàng chờ lệnh một người cán bộ quản giáo trẻ tuổi. Hôm qua khi đoàn chiếu phim của chúng tôi đến đây, tôi đã gặp anh cán bộ này ở văn phòng của trung tâm cải tạo, anh ta vui tính và dễ mến nhưng giờ đây đứng trước những người tù lại rất nghiêm khắc, lạnh lùng.


– Số Một, bước ra!


Số Một là một người trung niên, không rõ trong chế độ cũ ông ta cấp bậc gì nhưng bây giờ trông ông lọm khọm, nhẫn nhục.


– Tại sao tối qua anh đánh bạc?


– Dạ, tôi đánh cờ tướng.


– Không đúng. Các anh giàn bàn cờ tướng nhưng thực chất là đánh bạc. Ðứng qua bên.


Người quản giáo trẻ gọi tiếp:


– Số Hai!


Số Hai là một tay trẻ tuổi lực lưỡng, phía sau ngực áo sơ mi thấp thoáng những đường nét của một hình xâm màu xanh chàm.


– Có người tố cáo anh lấy cắp lon thịt chà bông.


– Dạ, tôi không ăn cắp. Dẫu sao tôi cũng từng là một sĩ quan.


– Thế không phải anh lục xách người khác lôi lon thịt ra à?


– Tôi có làm điều ấy, nhưng chỉ để ngửi một tí thôi.


Người thứ ba can tội âm mưu trốn trại cũng được đứng qua một bên. Quản giáo hỏi người tù thứ tư:


– Anh có biết anh đang ở đâu không?


– Ở trại cải tạo sĩ quan chế độ cũ.


– Hình như anh muốn làm cha ở đây phải không?


Số Bốn có vẻ trầm tĩnh và lì, anh ta nói:


– Tôi chưa hiểu ý cán bộ.


Quản giáo bước tới ngay trước mặt số Bốn. Hai người trừng trừng nhìn nhau. Ðột nhiên người quản giáo vung tay rất nhanh, giữa ngón cái và ngón trỏ của anh ta đã có một nhúm tóc dài. Anh ta dứ dứ nhúm tóc trước mặt số Bốn.


- Chiều nay năm giờ anh đến trình diện tôi. Tóc cắt ngắn ba phân. Nghe rõ không?


– Tôi không có kéo.


– Không có kéo thì làm thế này này.


Anh ta lại vung tay lên nhưng đã bị “Số Bốn” bẻ quặt ra phía sau. Những người quản giáo khác chạy đến. Số Bốn bị còng tay dẫn đi về phía mé rừng.


Chiều hôm đó tôi ra phía mé rừng chơi. Tình cờ tôi nhìn thấy một cái chuồng đóng bằng những thân cây rừng sù sì. Bỗng hiên từ trong cái chuồng ấy vang lên tiếng hát. Ðúng là bài hát trong phim Matxcơva Không Tin Vào Nước Mắt. Giọng anh ta trầm, có chút mệt mỏi nhưng rất truyền cảm. Tôi bước lại sát phòng giam. Qua khe hở tôi nhìn thấy “Số Bốn”, áo sơ mi hở ngực bẩn thỉu, quần tây rách đầu gối, hai ống xơ xác.


– Này anh! Tôi gọi. Anh biết bài hát trong phim hả?


Anh ta quay lại, cố đoán xem tiếng gọi phát ra từ đâu.


Tôi thò bàn tay qua khe hở, ngoắc và ghé sát mặt vô đó.


Hắn bứt một cọng rơm, nhâm nhi trong miệng.


– Chị là ai vậy?


– Tôi ở trong đoàn chiếu phim.


– Chị đến đây làm gì?


– Tôi nghe anh hát. Sao anh biết bài hát trong phim?


– Ở nhà tôi có một số đĩa hát của Connie Francis. Ðó là một bài rất nổi tiếng của cô ta.


– Bài hát đó tên là gì vậy?


– Besame Mucho.


– Có nghĩa là gì?


– Hãy ôm hôn tôi đi.


Hắn nói như thể ra lệnh cho tôi, nhưng thực ra đó là nghĩa của nhan đề bài hát. Hình như hắn đọc được vẻ bối rối trong đôi mắt tôi nên bật cười, phun cọng rơm ra rồi đứng dậy, tiến lại phía tôi. Hắn có đôi mắt đẹp quá. Phảng phất như Che Guevara. Tôi hỏi:


– Anh có cần gì không?


– Nếu có thuốc lá thì hay quá.


– Tối em sẽ đem lại. Bây giờ em đi nhé. Vì người ta sẽphát hiện ra em ngay. Tuy nhiên tối hôm đó tôi không tài nào đem thuốc lá cho anh được vì chương trình chiếu phim bắt đầu quá sớm. Tôi là người thuyết minh duy nhất nên không thể bỏ đi được. Ðúng chín giờ phim mới chấm dứt. Tôi viện cớ nhức đầu nên nhờ các bạn trong đoàn thu dọn các thứ còn mình lẻn ra mé rừng. Người lính gác ngồi sát phòng giam hút thuốc lá. Tôi phải đi vòng phía sau. Bóng tối làm tôi rất ngại ngùng khi phải đặt chân vào những bụi cỏ gai dày đặc để áp sát vào vách gỗ.


– Này anh!


Nhưng hắn đã đứng sát ngay trước mặt tôi, phía bên kia những cây tròn sần sùi. Trong đêm tối chúng tôi gần nhau đên độ có thể cảm nhận được hơi thở của nhau. Tôi đưa gói giấy đựng năm bao thuốc lá qua khe hở. Hắn nắm lấy cổ tay tôi giữ chặt.


– Ðừng giận nhé. Hắn nói. Em làm tôi rất xúc động và tôi muốn giữ em lại thêm một chút. Vì ở đây buồn lắm. Mai em về rồi phải không?


– Vâng.


Hắn buông tay tôi ra. Tôi không nhìn rõ mặt hắn trong bóng tối nhưng tôi biết nó buồn lắm. Ánh đèn pin chợt lóe lên quét qua chỗ chúng tôi đang đứng. Tôi ngồi thụp xuống. người lính gác hỏi:


– Chuyện gì vậy?


– Kiến nhiều quá. Hắn đáp.


Hắn bảo tôi rời đi. Tôi lẫn vào bóng đêm. Khi ngoảnh lại, tôi không còn thấy gì ngoài cái khối đen sì của chuồng gỗ.


Lúc tôi về chỗ chiếu phim thì mọi người cũng vừa dọn dẹp xong các thứ. Anh trưởng đoàn hỏi:


– Nãy giờ cô đi đâu vậy?


– Em xuống trạm y tế.


– Ðồng chí giám đốc trung tâm đi kiếm em quá trời.


– Có chuyện gì vậy anh?


Trưởng đoàn chỉ tay về phía có ánh lửa:


– Ổng đang đứng đằng đó.


Tôi đến nơi và thấy Thúy Hoa đang ngồi với hai người đàn ông đứng tuổi. Thúy Hoa là bạn tôi, phụ trách máy chiếu phim.


– Ngọc tới kìa.


Tôi chào mọi người và ngồi xuống bên bếp lửa.


– Chú tìm cháu à?


Giám đốc cứ nhìn tôi đăm đăm rồi bỗng kêu lên:


– Thôi, đúng là cô này rồi. Có phải cháu đã từng đi chiếu phim ở Tuyên Quang hồi đánh Mỹ không?


– Vâng.


– Cháu vừa chiếu phim vừa thuyết minh phim Chiếc Mũ Trắng phải không?


– Phải ạ, cháu cũng nhớ ra rồi. Hồi đó chú là đại úy. Tóc chưa bạc.


– Khá lắm. giám đốc trại cải tạo gật gù, nhón lấy trái bắp vừa chín tới trên than hồng đưa cho tôi. Thế nào? Ðã chồng con gì chưa?


Tôi thảy tưng tưng trái bắp trong lòng bàn tay vì nó quá nóng.


– Ðược một cháu gái ạ.


Ông ta khen một cách tự nhiên:


– Hồi đó cháu chưa tới hai mươi tuổi đầu nhỉ. Rất xinh. Nhưng bây giờ còn xinh hơn.


Câu khen tặng ấy không làm tôi vui nhưng nó nảy ra trong đầu tôi một ý nghĩ táo bạo. Lúc câu chuyện đã tàn tôi nói với ông:


– Cháu xin gặp riêng chú một tí.


Ông ta có vẻ hơi bất ngờ nhưng sốt sắng mời tôi về phòng làm việc. Chúng tôi ngồi đối diện nhau trong một phòng khách khá tươm tất thắp đèn néon bằng bình ắc-quy.


Ông chăm chú nhìn tôi, chờ đợi. Tôi mô tả lại cảnh người cán bộ quản giáo hành hạ Phan ban sáng. Giám đốc có vẻ ngạc nhiên vể chuyện ấy. Ông hỏi:


– Nguyễn Phan là gì của cháu?


– Cháu có một người dì ở miền Nam. Anh Phan là con của bà dì ấy.


Tôi phịa một cách lưu loát nhưng trong bụng rất lo bị ông hỏi về gia đình Phan, về bà dì... Rất may là ông không hỏi gì thêm, chỉ trầm ngâm một lát rồi rút trong ngăn kéo ra một xấp hồ sơ, để trên bàn.


– Nguyển Phan này thì chú biết rất rõ. Nó ở đây được ba năm. Chú sắp cho nó về đấy vì nó lành. Ðặc biệt nó là một thằng có tài. Nó có tài lạ lắm cháu ạ. Cháu biết chứ hả?


Tôi nói:


– Tuy là anh em nhưng mỗi người ở một miền, cháu cũng không rõ anh ấy
2hi.us