Snack's 1967
Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

chàng trai nữa lao lên miệng hầm, thót lên lầu. Ðó chính là những thằng đã kể chuyện bóp vú bên vòi nước công cộng. Chị anh hùng quét rác thì khóc thút thít, kêu gọi những chàng trai dũng cảm hãy lên lầu cứu lấy cậu em và người yêu đang mắc kẹt nơi đó.


Trên lầu, nơi hành lang phía ngoài căn hộ của chị Sử, mười đứa con nít và năm chàng thanh niên đang tranh nhau bá lên lỗ thông hơi để nhìn vào trong. Lũ trẻ con bị các chàng đánh dạt ra để dành chỗ.

Nhưng chúng cũng đã xem chán rồi.


– Chuyện gì thế?


Lũ trẻ chỉ cười, sợ không dám nói. Ðột nhiên chúng ù té chạy xuống cầu thang vừa chạy vừa gào lên:


– Hai người địt nhau!


Một loạt bom nổ tung ở khu vực gần đó. Bọn trẻ con nằm rạp xuống, xong lại chỗi đậy vừa chạy vừa gào lên:


– Hai người đang địt nhau!


Khi chúng đã chui vào hầm, tổ trưởng liền tóm cổ một đứa hỏi:


– Chúng nó thế nào?


– Báo cáo chú, ở truồng ạ.


– Bố láo.


Chị anh hùng cũng hét lên:


– Bố láo!


Sáng hôm sau trên vách tường của C6 khu Kim Liên xuất hiện một dòng chữ bằng than đậm nét:


“ Một tay bóp vú. Một tay sờ …”


Nhìn nét chữ tôi biết ngay tác giả của nó. Ðó là một bạn cùng lớp tôi. Khi gặp hắn ở vòi nước công cộng, tôi hỏi:


– Sao Tuấn lại viết một câu bẩn thỉu như vậy?


– Ơ hay, mình có viết đâu nào.


– Ðồ hèn. Tôi bỏ đi. Ðừng có mà nhìn mặt tôi nữa nhé.


Khổ thay đó là người bạn trai mà lâu nay tôi vẫn rất quý mến. Dòng chữ đó làm tôi sụp đổ tất cả, đau khổ và thất vọng. Tuấn là anh chàng huýt sáo miệng hay nhất khu Kim Liên. Về sau này, khi vào sống ở Sài Gòn tôi mới lại có dịp nghe một người nào đó huýt sáo bản Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang trong băng cát sét cũng hay như thế. Tôi vẫn nhớ đến Tuấn và dòng chữ bằng than nguệch ngoạc trên tường, nhưng bây giờ thì tôi không còn khinh ghét anh nữa, bởi tôi hiểu anh cũng như tôi và bao nhiêu người khác bị bưng bít quá, bị đè nén, lên án, nguyền rủa quá mà thành ra như thế.


Dòng chữ bằng than trên tường ấy đã nhanh chóng trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ngay đêm đó, tổ trưởng cho họp tổ dân phố. Người ta thay phiên nhau phát biểu, đe dọa, lên án, phỉ báng. Chị anh hùng quét rác thì vật vã mình mẩy, đòi giết cậu em trai, đuổi cậu ta ra khỏi nhà. Phần chị, chị làm đơn xin tự khai trừ đảng. Bao nhiêu nước mắt, lời nguyền rủa, sự hằn học, những bài giảng đạo đức đã nối tiếp tuôn ra chỉ vì một chút thèm khát của anh bộ đội xa nhà.


Bây giờ nghĩ lại, tôi rất phục đôi tình nhân ấy. Bom đạn ác liệt là thế nhưng tình yêu của họ còn mạnh hơn nhiều.








sáu


Tôi và Phan vừa từ trên đỉnh đầu của pho tượng xuống. Phan nhìn ra biển, còn tôi, tôi nhìn pho tượng. Tôi thích cái cách xử sự của chúa Giêsu với cô gái điếm có tên là Madeleine khi cô này bị ném đá. Ông đã hỏi họ: Ai trong các người không có tội thì hãy ném đá vào người đàn bà này. Thế là không còn ai dám ném đá nữa. Chúa Giêsu đã có thể buộc cái đám đông đạo đức giả kia phải tự soi lại mình, còn tôi, một thiếu nữ mười tám đôi mươi có thể làm gì được giữa cái xã hội miền Bắc cách đây hơn hai mươi năm?


Thời ấy những người lớn, trong tay ai cũng lăm le một hòn đá, nhưng vì không có ai dám hỏi cái câu mà chúa Giêsu đã hỏi. Vì thế mà người ta ném đá nhau tơi bời.


Hai mươi tuổi, tôi lên công tác tại vùng rừng núi Tuyên Quang. Ðoàn chúng tôi gồm bốn người: Một trưởng đoàn, một tài xế, một chị bảo quản phim tên là Xuân. Và tôi, vừa chiếu phim vừa đọc thuyết minh. Buổi chiều mới đến vùng rừng núi này, trưởng đoàn dặn chúng tôi:


– Lên đây đàn bà con gái phải cẩn thận nhé. Toàn thanh niên, suốt năm không thấy đàn bà.


Tôi nghe thế rất sợ. Buổi chiều tôi dặn chị Xuân:


– Chị tắm trước, em đứng ngoài canh. Tắm xong chị canh cho em nhé.


Xuân đồng ý. Phòng tắm được dựng bằng mấy miếng phên tre đơn sơ, phía trên lợp lá. Nước xách từ suối lên đựng trong chậu. Tôi canh gác rất cẩn thận. Những người đàn ông đi ngang cứ nhìn tôi chằm chằm. Thế mà Xuân không hề biết, vừa tắm lại vừa hát, còn tôi thì co rúm lại trước những cái nhìn sỗ sàng. Lúc Xuân ra, tôi dặn:


– Chị đứng đây canh, không được đi đâu đấy.


– Tất nhiên, Xuân nói.


Tôi bước vô phòng tắm. Sàn gỗ gập ghềnh, gió lạnh. Tôi lắng nghe chung quanh thấy không có tiếng bước chân đi qua liền cởi quần áo máng trên sợi dây. Ngay lúc ấy tôi cảm thấy có điều gì khác thường nên ngửng lên, chạm phải một cặp mắt trừng trừng phía ngoài khe hở chỗ díp mí hai tấm phên. Cặp mắt ấy sáng quắc và không hề chớp. Tôi lấy tay che ngực và ngồi thụp xuống.


– Chị Xuân ơi! Chị Xuân!


Nhưng chị đã bỏ đi đâu từ lúc nào. Tôi sợ cuống cuồng vơ vội quần áo. Lúc mặc xong, quay lại vẫn thấy cặp mắt dán chặt sau khe hở.


Tôi chạy như bị ma đuổi. Về đến trại còn run. Lúc ấy Xuân đang ngồi nói chuyện với trưởng đoàn, ông ta bỏ mắt kính cận ra, trông mặt lạ hoắc, Xuân hỏi:


– Chuyện gì vậy?


– Chị chơi ác lắm nhé. Tôi nói mà muốn khóc, vùng vằng bỏ đi ra ngoài hiên phơi cái áo thun trên dây cho mau khô.


Tuy vậy buổi chiếu phim tối hôm đó tôi đã đọc thuyết minh rất xuất sắc. Khán giả gồm phần lớn là người dân tộc, một ít bộ đội và thanh niên xung phong.


Trời trong vắt, không khí mát mẻ, sự chăm chú của khán giả làm tôi có cảm hứng. Tối đó trở về trại tôi rất vui, nói chuyện một hồi với những người trong đoàn rồi đi ngủ, bỏ quên chiếc áo thun phơi ngoài hiên.


Sáng ra chiếc áo vẫn còn đó. Gió đã làm cho nó khô đi, màu vàng của nó rực lên như nắng. Tôi gấp chiếc áo lại,chợt cảm thấy có một vết bẩn trên ngực áo, liền lật ra xem. Vết bẩn ấy to bằng nửa bàn tay, dày cộm như một bệt hồ đã khô cứng. Tôi không biết đó là cái gì, thử đưa lên mũi ngửi. Trời ơi! một cái mùi tanh tưởi chưa từng thấy làm tôi muốn lộn mửa. Tôi ném cái áo xuống đất nhưng lại tiếc vì nó là cái áo đẹp nhất của tôi. Thế là đành nhặt lên, cầm nhón bằng hai ngón tay.


Người đàn bà cấp dưỡng đi ngang, thấy vậy, hỏi:


– Áo làm sao thế?


Tôi khều chị lại, chỉ cho chị xem vết bẩn.


– Em không biết ai đã làm gì cái áo của em. Mùi của nó kinh lắm.


Chị cười, nhìn đăm đăm vào mặt tôi rồi tát nhẹ vào má:


– Con gái Hà Nội xinh thế này, thảo nào.


– Thảo nào sao ạ?


– Thảo nào bọn đàn ông chẳng làm thế.


– Làm gì cơ ạ?


Người đàn bà to lớn ấy vít đầu tôi xuống, thì thầm vào tai:


– Nó dí cái của quý vào đó.


Tôi nghe mà nổi da gà.


Nhưng tôi vẫn tiếc cái áo. Tôi ngâm nước suốt một ngày, giặt bằng xà bông bốn năm lần nhưng dường như cái mùi ấy vẫn còn lẩn quất, đeo bám, ám ảnh. Cuối cùng đành vứt áo xuống suối.


*


Anh xem, cái áo ấy so với bây giờ có là gì đâu. Trong cửa hàng em có những bộ đầm năm bảy trăm nghìn, đủ mốt đủ kiểu, lộng lẫy sang trọng. Ðôi khi em vẫn nghĩ đó chính là luật bù trừ anh ạ. Cũng giống như ngày xưa ba chị em xài chung một đôi guốc mộc, chỉ dùng để thay phiên nhau rửa chân mỗi tối trước khi lên giường chứ không dám mang. Lúc đó em đang tuổi dậy thì, đến lớp mà đi chân đất thì mắc cỡ nên lén giấu guốc trong cặp, gần đến trường mới dám lấy ra mang. Anh xem cái đời sống nó tàn nhẫn cỡ nào. Nhưng cũng chưa thảm bằng lúc em đi làm ở Cục Ðiện ảnh. Hai mươi tuổi nhé, sáng dậy sớm đi chuyến xe vé tháng năm giờ ba mươi. Chuyến xe ấy rất vui vì có nhiều bạn bè, nhiều chàng trai để ý tán tỉnh, vậy mà cũng chỉ đi đôi dép mượn của má. Dép đã quá cũ. Bữa kia lên xe gặp một ông khách đạp phải chân đứt quai, nhưng ngồi trên xe không ai biết. Các chàng trai vẫn tán tỉnh, cười nói, còn mình thì rầu rĩ. Ðến trạm ngừng, bước xuống xe mới thật dở khóc dở cười. Vì có dám bước đâu. Chẳng lẽ lấy dép lên kẹp nách mà đi? Ðành kẹp cái quai dép giữa hai ngón chân rồi cứ thế

mà lê. Các chàng trai vẫn theo tán cũng bằng những lời hoa mỹ, còn mình thí đi cà nhắc, khốn khổ vì cái quai dép. Còn bây giờ ở cửa hàng em có hàng trăm đôi dép. Anh thấy không, đúng là luật bù trừ rồi chứ còn gì.


Khi yêu anh, thì đó cũng chính là luật bù trừ.


Năm ấy em hai mươi bốn tuổi, sợ ế chồng đã cuống cuồng lên rồi. Có biết yêu đương là gì đâu. Có ai dạy cho em lấy chồng phải như thế nào đâu. Có ai biết mô tê gì về chuyện tình dục. Bảo lấy chồng thì lấy đại. Anh nghĩ xem có buồn cười không? Lấy chồng xong thấy đời sống vợ chồng nó tẻ nhạt, nó đơn điệu lạ lùng. Ban đầu em nghĩ chắc là do bản tính của em nó lạnh lùng như thế, nhưng bây giờ mới hiểu là không phải. Ðó là em đang ngủ. Ông chồng đã không đánh thức được em, chính em cũng không đánh thức được em. Chỉ có anh, khi anh đến thì mọi thứ trong em thức dậy.


Em khám phá ra mình là một kẻ cuồng nhiệt, mê đắm và táo bạo, giống như con khủng long chuyển mình sau một ngàn năm ngủ vùi trong lòng đất. Nó tạo ra bão tố và đổ nát.


Em ghê sợ cho cái luật bù trừ của tạo hóa.


Có những lúc em nhớ anh điên dại. Và thèm khát cũng điên dại. Cho nên anh đừng cười em về chuyện làm tình nhé. Ðã vào cuộc là không chấp nhận sự dừng lại dù chỉ một giây. Lên tục, mãnh liệt và vắt cho kiệt hết tinh lực. Em ghét cái gì nửa vời.


Ba mươi bảy tuổi mới được yêu. Em đã trễ mất hai mươi năm. Ðuổi cho kịp cái khoảng cách ghê gớm ấy nào phải dễ.


Hai người nằm trên cỏ, dưới bóng cây. Phan không nhìn biển, không nhìn trời, không nhìn cây cỏ chung quanh, chàng nhìn nghiêng khuôn mặt Ngọc, khuôn mặt ấy thân thuộc với chàng biết bao, đôi môi đã một ngàn lần chàng đặt cái-hôn-đầu-tiên lên đó, sống mũi rất “đầm” và đôi mắt, và mái tóc, và vầng trán thanh thản. Lúc này chàng không muốn hôn, mà nhìn ngắm, chờ đợi, như đứa trẻ con chờ con bướm nhỏ bay lên, chờ cánh hoa dại hé nở. Chàng thổi hơi thở của mình lên những sợi tóc, lên má, lên hàng mi cong. Chàng sẽ đổi cả đời mình để cầu mong cho thời gian ngừng lại ở giây phút vĩnh cửu đó.


Ðến một lúc Ngọc xoay người lại và đưa cho chàng một thỏi kẹo cao su. Phan hỏi:


– Lẽ nào trong thời gian ấy em không có một mối tình sao?


– Không có. Vì em có yêu ai đâu.


– Thế còn anh có biệt tài huýt sáo?


– Khi ngờ rằng chính anh ta đã viết cái câu nhơ bẩn ấy trên tường ở khu Kim Liên thì em không chơi nữa. Nhưng về sau em nghĩ rằng có lẽ không phải anh ta viết câu ấy đâu mà là do bọn trẻ con.


Tuy vậy em cũng không giao thiệp với anh ta nữa. Anh ta tìm mọi cách để gặp em. Một bữa anh ta chặn em trên đường đi, mặt mày hốc hác, thiểu não.


– “Ngọc ơi, ngày mai tôi đi bộ đội.”


– “Nhưng Tuấn là con một, được miễn nghĩa vụ mà.”


– “Tuấn muốn xa cái thành phố này. Muốn quên. Tối nay Ngọc cho mình gặp lần cuối được không? “


Em thấy tội nghiệp. Em đồng ý. Nhưng cuối cùng em lại không đến nơi hẹn. Thế là anh ta ra đi một mình. Hai năm sau, khi cả nhà em đang ngồi ăn cơm trưa thì có một anh bộ đội ốm nhom, quần áo xốc xếch, da mặt tái xanh, mắt trũng sâu, tóc rụng xơ xác gần như trọc, bước vào nhà. Ðó là Tuấn. Lúc em đi rửa bát thì Tuấn đến bên.


Em hỏi:


– “Tuấn về phép hả? “


– “Không, Tuấn đáp ngập ngừng, tôi trốn về.”


Em ngửng lên nhìn, sự khinh bỉ trong đôi mắt em làm cho anh ta muốn bật khóc. Trông anh ta xác xơ thảm hại như một thằng ăn mày. Tuấn như van lạy:


–” Tôi bị sốt rét rừng, tôi suy sụp. Và tôi rất nhớ.”


– “Anh là một thằng hèn, một tên đào ngũ. Hãy cút đi! Tôi không muốn nhìn thấy mặt anh nữa.”


Trời ơi, ai đã dạy cho em nói những lời độc ác ấy? Bởi trong thâm tâm em rất thương Tuấn mà, em hiểu vì sao Tuấn vào lính, em cũng hiểu vì sao Tuấn quay về. Anh có biết ai đã dạy em nói những lời ấy không?


Tuấn bước ra khỏi cửa nhà em, như một bóng ma. Chỉ hai tháng sau Tuấn chết ở trên rừng.








bảy


Giữa lúc tôi được tin Tuấn chết thì ba tôi dẫn về một người đàn ông.


Ðối vớinhững người láng giềng thì ông ta là một người đẹp trai, giàu có và hào hoa, nhưng tôi thì lại không để ý đến những đặc điểm ấy. tôi chỉ thấy rằng ông ta là một mẫu người rất buồn cười. Ông muốn lấy tôi nhưng lại không trò chuyện, không tán tỉnh, không tìm hiểu, không thăm dò gì cả. Giống hệt như ông ta tình cờ bước vô một cửa hàng bách hóa, nhìn thấy một đôi dép da vừa ý liền đến gặp cô bán hàng hỏi xem đó là hàng nội địa hay hàng ngoại nhập, được làm bằng da trâu hay da bò, hay bằng ximili, hỏi xem giá cả thế nào. và ông ta rất vui vẻ, rất tự hào vì tìm được đôi dép da đắc ý, hợp túi tiền. Ông ta tin rằng khi đã ngã giá, ông ta có thể nhặt lấy, để xuống đất, xỏ chân vô và đi một cách thoải mái.


Tôi không nghĩ rằng ông là kẻ hợm mình, bởi vì trong cái cách ông ta thương lượng với ba tôi, tôi thấy ông là một người quá hồn nhiên, quá đơn giản, quá hiền lành. Chính vì thế mà tôi không giận ông nếu không nói là tôi rất thương ông, coi ông như một cậu bé con và tôi rình rập theo dõi ông, muốn chọc phá ông chơi.


Ba tôi nói:


- Ngày mai nó đi Ba Lan vì thế chiều nay ba muốn con đi chơi với nó một lát.


– Nhưng tại sao ông ấy không mời con, không hỏi ý kiến con xem con có đồng ý không.


– Mày lại lý sự. Tao đồng ý là được rồi. Tao đánh giá con người chính xác hơn mày.


– Con không đi đâu.


Tôi bỏ đi sang nhà hàng xóm. Chị Trâm đang ngồi đan áo thấy tôi đến thì nói:


– Con bé này ghê thật, im ỉm thế mà lấy chồng đến nơi.


– Chồng gì đâu.


– Chứ cái thằng nào sắp đi Ba Lan ấy?


– Ðó là bạn của ba em đấy.


– Vờ mãi. Tao thấy anh ta cũng đẹp trai đấy. Trông sang ra phết.


Quang, em trai chị Trâm, vừa đi làm về nhìn tôi bằng đôi mắt buồn bã. Anh ta đứng bên cái tủ nhỏ còn tôi thì ngồi trên giường. Tôi hỏi:


– Quang có gì không vui vậy?


– Mình mới ở nhà Tuấn về. Ngọc đã đến đó chưa?


– Chưa. Mấy hôm nay em rất bận, định chiều nay đến thắp cho Tuấn nén hương.


Quang nói:


– Chiều nay mình cùng đi với Ngọc nhé. Trước đây Tuấn có tặng cho mình một cây bút, mình muốn đem tặng lại cho gia đình Tuấn.


Tôi cũng còn giữ của Tuấn mấy món quà nhỏ: một cuốn sổ, một chiếc khăn tay và cái hộp bút.


– Chiều nay mấy giờ Quang đi?


– Tùy Ngọc.


– Thế thì bốn giờ nhé. Tội nghiệp cho Tuấn quá. Trước khi chết Tuấn có gửi cho em một lá thư rất dài, chắc em phải giữ lại lá thư ấy.


Tôi xin phép ra về. Quang tiễn tôi đến cầu thang, mặt rất buồn.


– Ngọc sắp lấy chồng hả?


– Không.


– Ở Khu Kiên Liên này ai cũng bảo thế.


– Không đúng đâu. Anh hãy tin em đi.


Quang dừng lại trước mặt tôi rồi đột ngột nắm lấy tay tôi, nói như khóc:


– Ðừng lấy chồng nhé. Quang sẽ buồn lắm.


Cái nắm tay bất ngờ ấy làm tôi xúc động. Lúc ấy tôi chỉ muốn vuốt mớ tóc lòa xòa của trên trán anh và bảo: không bao giờ có chuyện đó đâu, đó chỉ là điều nhảm nhí.


Nhưng tôi đã chạy đi, lòng xôn xao những vui buồn lẫn lộn.


Ba tôi vẫn chờ tôi ở nhà. Tôi vừa đẩy cửa bước vào ông đã hỏi một cách gay gắt:


– Thế nào? Mày có đi chơi với nó không?


– Không.


– Mặc xác mày. Chiều nay nó sẽ đến đây và mày phải đi chơi với nó. Ông nói và bỏ đi.


Tôi hẹn với Quang bốn giờ chiều nhưng lúc ba giờ rưỡi thì ông ta đến. Tới lúc ấy tôi vẫn

chưa biết ông tên gì. Ông mặc quần tây trắng, sơ mi trắng kẻ sọc xám, đi giày da. Các chị tôi bảo tôi chuẩn bị nhưng tôi im lặng. Lúc ấy tôi giận lắm vì thấy mình bị xúc phạm, nhưng tôi hãy còn quá nhút nhát để bảy tỏ nỗi tức giận của mình trước một người đàn ông xa lạ. Ông đang đứng trước mặt tôi, có vẻ lúng túng khi thấy tôi tỉnh bơ đón nhận cái nhìn của ông. Lát sau ông mới nói:


– Ngày mai anh đã đi Ba Lan rồi, Ngọc đi phố với anh một lát được không?


– Có lẽ không được đâu. Chiều nay cháu phải đi viếng nhà một người bạn học cũ vừa hy sinh ở chiến trường.


Ông có vẻ ngạc nhiên, nói:


– Nhưng không còn dịp nào khác nữa. Vì sáng mai tôi đã phải đi rồi.


Lúc ấy tôi muốn nói: “mặc ông” nhưng cái con người ngoan ngoãn trong tôi lại lên tiếng:


– Cháu rất tiếc.


Tôi đáp lại một cách dịu dàng và sung sướng nhìn vẻ bối rối của ông khi đón nhận câu nói ấy. Mặt ông đỏ bừng lên, quay sang nhìn ba tôi cầu cứu. Ba tôi cũng lúng túng. Chị tôi ghé tai tôi:


– Ðừng bướng, làm hỏng việc của bao nhiêu người. Ba giận mày lắm đó.


Khi ấy trong đầu tôi hiện ra một giải pháp dung hòa. Tôi sẽ bảo Quang đến nhà Tuấn trước còn tôi đi loanh quanh với ông ta một lát rồi tìm cách tách ông để đến đó sau.


Mọi việc đã diễn ra như ý tôi muốn.


Lúc xuống cầu thang ông đề nghị chở tôi sau chiếc xe đạp hiệu Diamant nhưng tôi từ chối và lấy xe đạp của mình để cùng đi với ông. Tuy nhiên tôi rất ngại phải đi song song với một người lớn tuổi trước bao nhiêu cặp mắt dòm dõ. Tôi bảo ông đi trước và lẽo đẽo đạp xe theo sau. Tôi nghĩ ông sẽ dẫn tôi vào công viên Lênin, quả nhiên ông dừng lại ở đó. Tôi cũng dừng xe cách ông một quãng. Ông quay xe lại, đến bên tôi và cười. Ðó là lần đầu tiên tôi thấy ông cười, một cái cười chất phác đến độ làm tôi nản. Ông nói:


– Vào đây chơi.


Tôi gật đầu, dẫn xe theo ông vào cổng. Chúng tôi đi vòng vo một lúc. Ông vừa đi vừa nhìn quanh để “chọn cảnh” và cuối cùng ông dừng lại trên một chiếc cầu nhỏ. Lúc ấy trời đã mát dịu, gió lao xao trên mặt hồ. Tôi ngồi cách ông một quãng và chờ đợi. Tôi không chờ ông tỏ tình cùng tôi, nhưng cũng giống như một khán giả, tôi chờ xem tuồng tích sẽ diễn ra như thế nào. Tới một lúc, khi sự im lặng kéo dài quá lâu tôi giật mình nhận ra rằng chính ông cũng đang chờ tôi như cậu học trò chờ bạn nhắc bài. Nhưng tôi cứ để mặc, bởi vì sự im lặng ấy không làm tôi khó chịu. Phần ông, dường như đang suy nghĩ về những câu sắp nói. Cuối cùng ông chọn được câu mở đầu:


– Mặt hồ thật là phẳng lặng.


– Vâng.


Ông nhìn ngắm chung quanh như muốn bảo tôi cùng chia sẻ sự tĩnh mịch của thiên nhiên, nhưng tôi chỉ nhìn những bóng cá dưới chân cầu. Có lẽ lúc ấy trong đầu ông đã có sẵn một số câu nói rồi, không phải tìm tòi nữa, nhưng tôi biết ông muốn để dành và sẽ nói dần khi thấy cần.


– Cảnh này ởđây thật là đẹp.


– Vâng.


Tóc tôi bay hỗn loạn trong gió, tôi cứ để mặc. Gió làm tôi thích thú. Gió đang đến cùng tôi và tôi thích chơi với nó. Tôi ngửa mặt nhìn trời và cười. Có lẽ ông tưởng tôi thích thú vì được ngồi cạnh ông. Ông nói tiếp:


– Ở Ba lan chắc là cảnh cũng đẹp lắm.


Lần này tôi im lặng. Ðàn én chao nghiêng đôi cánh sát mặt hồ rồi vút lên cao. Cánh én nhỏ bé, sắc nét và sinh động trên nền xanh ngăn ngắt của bầu trời trong vời vợi trên đầu.


Ðột nhiên ông hỏi tôi:


– Em tuổi con rắn phải không?


– Vâng.


– Tuổi Quý Tỵ năm nay hai mươi hai?


– Vâng, hai mươi hai.


– Ngày mai anh đi Ba Lan, anh sẽ ở bên đó hai năm. em có nhớ anh không?


Tôi im lặng. Ông lại hỏi:


– Em có thích thơ Tố Hữu không?


– Em không biết.


– Có bài “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan” hay lắm. anh đọc cho em nghe nhé?


Rồi ông móc túi lấy ra một tờ giấy chi chít những chữ. Tôi nói:


– Thôi, ông đừng đọc. Ta về đi. Em phải đi viếng nhà một người bạn vừa hy sinh ở chiến trường.


Tôi đứng lên. Ông ngần ngừ một lát rồi cũng đứng lên theo. Lần này tôi đi trước ông, đi nhanh vì sợ để Quang chờ tôi quá lâu.


Ra đến cổng, tôi nói:


– Chúc anh lên đường mạnh khỏe.


Rồi tôi đạp xe đi, rẽ sang một đường khác.


Quang đang đợi tôi trước hiên nhà. Tôi xin lỗi vì đến trễ. Tôi xin phép bố mẹ Tuấn đến thắp hương ở bàn thờ. Bức ảnh Tuấn chỉ nhỏ bằng nữa bàn tay, gầy yếu, tiều tụy, đôi mắt mệt mỏi nhìn tôi đăm đăm. Tôi nói thầm:


– Tha lỗi cho mình nhé.


Mẹ Tuấn nắm tay tôi, sụt sịt khóc. Bà níu tay tôi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ kê cạnh bàn thờ. Bà quẹt nước mắt lên đầu gối.


– Cháu là Ngọc, con bác Thân phải không?


– Vâng ạ.


– Thằng Tuấn nhà tôi nó quý cháu lắm. Nó vẫn nhắc đến cháu hoài.


Tôi ngã đầu lên vai bà, giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên gò má chảy xuống môi tôi. Quang từ ngoài hiên bước vào, đứng bên khung cửa nhỏ.


Lúc ra về Quang mời tôi vào một quán nước:


– Hình như Ngọc không bằng lòng người đàn ông ấy phải không?


– Ðừng nhắc đến chuyện ấy nữa.


Thế là câu chuyện chuyển sang hướng khác.


Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy giá như lúc ấy tôi đủ chín chắn để đánh giá hết sự quan trọng trong hôn nhân và tôi kể cho Quang nghe cặn kẽ những suy nghĩ của tôi về người mà gia đình tôi muốn tôi lấy làm chồng thì có lẽ Quang sẽ khuyên tôi phải làm gì, phải đối phó như thế nào và biết đâu đời tôi đã rẽ sang một hướng khác rồi.


Tôi không biết rằng tôi đang để mặc cho đời tôi nổi trôi theo sự tình cờ.


*


Mùa xuân năm 1975 lúc anh Hùng đang ở Ba Lan thì chiến dịch Hồ Chí Minh nổ ra và kết thúc bằng chiến thắng 30 tháng 4. Ba tôi đưa cả gia đình vào Gàigòn. Ðó là ngày vui nhất của chúng tôi.


Lúc ấy tôi hoàn toàn quên bẵng Hùng, có lẽ anh cũng sắp kết thúc khóa học gì đó ở Ba Lan.


Tôi nhận công tác thuyết minh phim cho các quan chức trong ngành điện ảnh và các nhà báo xem trước khi đưa ra rạp chiếu. Trong điều kiện tiện nghi đầy đủ của Sài Gòn, tôi cảm thấy công việc ấy thoải mái và có hiệu quả. Dường như khán giả cũng thích giọng thuyết minh của tôi.


Thế rồi Hùng từ ba Lan trở về. Anh đến Sài Gòn thăm gia đình tôi. Anh mời ba tôi về quê anh chơi. Khi trở về, ba tôi nói:


– Gia đình nó tốt lắm.


Mười hôm sau người chị của Hùng đến gặp tôi, trò chuyện với tôi hồi lâu xong, rủ rê:


– Ði chợ với chị.


Chúng tôi vào chợ Bến Thành. Chị ngỏ ý muốn tặng tôi một chiếc áo dài. Tôi nói:


– Từ nhỏ đến giờ em chưa mặc áo dài bao giờ.


– Thì cũng phải có với người ta chứ. Dáng em thon thả, vai ngang, mặc áo dài rất đẹp. Em chọn đi.


Hàng nhiều quá, đủ loại, đủ màu sắc. Nhưng tôi chỉ thích màu xanh da trời, thế là tôi chọn một xấp vải màu ấy.


– Không được! Chị kêu lên. Em nên chọn màu hồng hay màu trắng hợp với em hơn.


– Nhưng em rất thích màu da trời.


– Hãy nghe chị đi. Màu đó quê lắm.


Rồi chị rút một xấp vải màu hồng ướm lên người tôi.


– Ðó, đẹp chưa? Hết sảy.


Người bán hàng phụ họa:


– Cô mặc màu hồng coi sang lắm.


Thế là tôi đành mua dù tôi không thích. Tôi nghĩ, dẫu sao người ta cũng có lòng tặng mình không nên để họ buồn. Bà chị mua thêm một xấp vải quần bằng xoa trắng và dẫn tôi đến một tiệm may ngay trung tâm Sài Gòn. Chị bảo người thợ may:


– Ông may gấp. Tính giá đặc biệt cũng được.


Tôi nói:


– Nhưng em có cần gấp đâu. việc gì phải

tính giá đặc biệt. Chừng nào lấy chẳng được.


–Chuyện đó em khỏi lo.


Vậy là chỉ ba ngày sau tôi có một chiếc áo dài. Lúc đến lấy áo, người thợ bảo tôi thử, tôi rất lúng túng. Nhìn trong gương thấy mình hoàn toàn khác hẳn. Ðó là một cô Ngọc xa lạ, tôi mới gặp lần đầu.


Bà chị giục:


– Ra đây chị xem.


Nhưng tôi ngượng, không dám bước ra. Cuối cùng chị đến vén tấm màn che, xoay người tôi lại.


– Ðẹp lắm. Chị rất vừa ý.


Ngay ngày hôm sau, ba má và các chị bảo tôi chuẩn bị đi Bến Tre. Tôi hỏi:


– Ði Bến Tre làm gì?


– Thăm bà con. Ði cho biết miền Nam chứ?


Nghe nói đi chơi tôi rất thích, nhất là được ngồi xe du lịch thoải mái.


Người lái xe đến là Hùng, lúc ấy mới nhận công tác ở quận ủy. Tôi hỏi ba tôi:


– Anh Hùng cũng đi hả ba?


– Ừ. Nó có máy ảnh. Nó đi để chụp hình.


Lúc ấy tôi cũng khoái chụp ảnh, tôi ra xe liền. Má tôi hỏi:


– Áo dài đâu?


– Mặc áo dài á? Thôi, ngượng lắm má ơi.


– Thì cứ đem theo. Lúc cần thì mặc mà chụp hình.


Tôi nghe có lý. Chẳng những đem áo dài, tôi còn đem theo cả bộ đồ jean mới mua nữa.


Khoảng ba giờ chiều xe đến Bến Tre nhưng chúng tôi không vào thị xã. Hùng lái xe đi vòng trong xóm một hồi thì nghe tiếng trẻ con và tiếng nhạc xập xình. Tiếng nhạc ấy phát ra từ một ngôi nhà ngói xinh xắn, phía trước có cổng chào kết bằng lá dừa. Tôi tò mò hỏi:


– Ở đây cũng có rạp chiếu bóng hả?


Hùng đáp:


– Ðám cưới đấy.


– Ủa, mình đi dự đám cưới à?


Không ai trả lời câu hỏi của tôi, nhìn mặt thấy ai cũng mỉm cười. Tôi cũng cười, đưa một nhận xét:


– Ðám cưới trong này khác ngoài Bắc. Giống như rạp xiếc.


Mọi người lại cười. Ðột nhiên xe quẹo vô ngay cái cổng chào bằng lá dừa ấy. Tôiđọc thấy chữ TÂN HÔN đỏ chói. Tôi mừng thầm vì có dịp được dự một đám cưới ở miền Nam.


Chẳng ngờ vừa bước xuống xe đã thấy lố nhố những ông bà già cùng đám thanh niên thiếu nữ ra đón. Hùng chào các cụ và rồi chỉ vào tôi mà nói:


– Thưa ba má, đây là vợ con.


Tôi sững sờ, chưa biết phải đối phó thế nào thì má anh đã nắm lấy tay tôi, vuốt lưng tôi.


– Con vô nhà. Mời anh chị sui vô nhà. Ði đường chắc mệt dữ.


Tôi giận quá, suýt bật khóc. Má tôi hiểu điều đó nên đến ngồi cạnh, trấn an tôi. Tôi ghé tai bà, nói nhỏ:


– Tại sao ba má lại lừa gạt con như vậy? Con không chịu đâu.


– Bớt giận đi con. Lát nữa má sẽ nói chuyện.


– Sao má không cho con biết ngay từ đầu. Con có phải là con nít đâu.


– Im đi, má thì thầm. Con thương má thì hãy im đi. Lát nữa má sẽ giải thích.


Nhưng người ta đã giải thích gì với tôi? Ba má, các chị, các ông anh rể... nói cùng một giọng:


– Ngọc à, năm nay con đã hai mươi bốn tuổi rồi chứ có còn trẻ trung gì nữa đâu. Lấy chồng như thế này cũng là hơi muộn rồi đấy.


Quanh tôi mọi người đều nói như thế cả, không một ai nói khác, không một ai bênh vực tôi kể cả má tôi. Tôi cô đơn, khốn khổ và tuyệt vọng.


Tôi chui vào một góc nhà ngồi khóc.


Từ đó khu nhà rộn ràng tiếng cười nói, tiếng gà qué, tiếng heo kêu eng éc, tiếng mài dao, tiếng chặt củi... Suốt đêm người ta thức để lo đám cưới. Tôi nằm cạnh má tôi, không chợp mắt được một chút. Những tiếng động xung quanh cứ hắt vào tâm trí tôi như cát sạn, như những hạt mưa giá buốt.


Ðối với tôi, đây không phải là cuộc hôn nhân mà là một cuộc vây bắt, giăng bẫy, thộp cổ.


Tôi chỉ là một con thỏ rừng dại khờ.


*


Ðám cưới kết thúc lúc hai giờ chiều. Tôi mệt, người đẫm mồ hôi.


– Thôi, về Sài Gòn má ạ.


– Sao lại về? Má tôi nói. Con phải ở lại nhà chồng ít nhất một đêm chứ.


– Không được. Con chịu đựng như thế là quá sức con rồi. Má không cho con về thì con làm loạn.


Tôi tức giận đứng lên.


Một cuộc giàn xếp chớp nhoáng diễn ra giữa ba má tôi, ba má anh Hùng và anh Hùng. Cuối cùng mọi người phải nhượng bộ. Dĩ nhiên Hùng theo tôi về Sài Gòn ngay chiều hôm ấy.


Mọi người lên nhà chị tôi, tắm rửa và nghỉ ngơi trong vài tiếng đồng hồ. Ai cũng có vẻ mệt mỏi và không được vui. Hùng tỏ ra rất ân cần với tôi. Anh pha cho tôi ly nước cam và dọn giường cho tôi nghỉ, xong anh lui ra phòng khách. Tôi nằm một mình, lòng nguội lạnh như đất đá. Nhưng tôi cũng thiếp đi sau đó.


Buổi tối Hùng đến đánh thức tôi dậy.


– Mình về nhà đi em.


– Nhà nào?


– Nhà của anh và em.


– Nhà đó ở đâu?


Hùng cười, có vẻ rất thú vị.


– Rồi em sẽ biết. Anh muốn dành cho em một sự ngạc nhiên. Anh đã mua một cái nhà riêng.


Tôi im lặng. Anh tưởng tôi bằng lòng nên nắm tay tôi kéo dậy. Tôi vùng ra, nói:


– Anh mua nhà thì anh ở đi. Tôi ở đây với chị tôi.


– Ai lại thế. Có chồng phải ở với chồng chớ.


– Mặc tôi. Tôi ở đây với chị tôi. Tôi không thích đi đâu cả.


Hùng thở dài, lấy cái quạt giấy quạt cho tôi, lấy khăn thấm mồ hôi trên má tôi.


– Ngọc ơi, nghe lời anh đi. Phải về nhà thôi. Hôm nay là đêm tân hôn mà.


– Anh đừng năn nỉ vô ích. Em không về đâu.


– Thế anh mua nhà để làm gì.


– Mặc anh.


Hùng ra khỏi phòng.


Chị tôi bước vào:


– Sao đây? Cứ làm như con nít.


– Em mệt lắm. chẳng muốn đi đâu cả.


– Bộ tao không mệt à? Ba má, cả họ hàng không mệt à? Vì mày mà mọi người lo lắng mất ăn mất ngủ.


Tôi ngước nhìn chị:


– Vì em à? Chị nói lại xem.


– Chứ ba má lấy chồng cho ai?


– Cho ai?


Chị tôi không dám nhìn vào mắt tôi, giận giữ bước ra.


Má lại vào.


– Ngọc à, má rất hiểu con. Hồi nhỏ má lấy ba con cũng thế. Sợ và ngượng lắm. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ quen đi. Sẽ có hạnh phúc.


– Con thì rất chán, đây là một đám cưới quái đản. Thôi, má đừng nói nữa. Con không đi đâu cả.


Mọi người đành nhượng bộ.


Tôi đi ngủ một mình. Tôi không biết Hùng ngủ ở đâu, chỉ biết sáng ra anh dậy rất sớm. Ðợi tôi rửa mặt xong anh đến bên dịu dàng bảo:


– Ði ăn sáng với anh.


Tôi thuận vì cảm thấy hôm qua mình đã cư xử một cách quá đáng. Hùng dẫn tôi vào một quán phở khá sang trọng ở đường Hàm Nghi. Anh phục dịch tôi rất chu đáo. Như một người cha chăm sóc con. Nhưng tôi lại không cần sự chăm sóc ấy. Giá như anh có thể nói được đôi câu khôi hài.


Ăn xong anh bảo:


– Bây giờ về nhà nhé?


– Không.


– Thì cứ về cho biết nhà rồi trở lại nhà chị.


Tôi chịu. Anh chở tôi bằng xe đạp, từ đường Hàm Nghi chạy thẳng xuống quận 4 vòng vòng trong những đường phố hẹp. Cuối cùng anh dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ có gác gỗ.


– Em thấy được không?


Tôi không hề cảm thấy đó là nhà của tôi. Giữa tôi và ngôi nhà không có chút liên hệ nào. Nó như một kẻ xa lạ, một nhân vật thứ ba
2hi.us