Ring ring
Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

dáng anh. Rút lại chỉ càng thêm yêu, càng đau khổ, và càng thèm muốn một chút cảm tình dù bé nhỏ anh ấy sẽ dành cho riêng mình.
Tuy vậy chị vẫn hy vọng, cho mãi tới tối nay cái hành động thô bỉ của anh đội phó bắt buộc chị phải ngẫm nghĩ lại bản thân mình. Có thể người ta đánh giá chị là con người thiếu đứng đắn nên mới có thái độ sỗ sàng, thiếu tôn trọng đến thế.Chị chỉ đáng để đùa cợt, trêu ghẹo, chứ không thể là người yêu, người vợ sau này. Chỉ những người đã có vợ, có con rồi mới đưa tay đón lấy chị, trò chuyện với chị và quý mến chị. Anh Doãn lại quá trẻ, tương lai còn dài rộng, biết bao cô ở tổ thanh nữ đang mơ ước đến anh ấy. Thế mà, chị lại dám dành riêng cho mình cái hạnh phúc hiếm có, lại bắt anh ấy chỉ được chú ý đến có một người, một đứa con gái xấu xí, bị cả mọi người khinh rẻ. Chị vừa rấm rứt khóc, vừa thầm thì với mình: hãy biết làm ăn chăm chỉ như mọi người, anh nào có lòng tốt muốn thương yêu, đùm bọc thì sẽ lấy anh ấy, bằng không thì ở một mình, sống với tập thể, với nông trường, với hai anh nuôi, nay mai dành dụm được ít tiền sẽ về xuôi đón u lên, có mẹ, có con... U ơi, sao đời u vất vả cơ cực thế, đời con rồi cũng giống đời u, con sẽ về đón u lên nhé... Cũng như mỗi lần gặp những uất ức riêng không thể thổ lộ cùng một người nào khác, chị lại cầu cứu đến mẹ, đến hình ảnh một người đàn bà gầy yếu, lo lắng quanh năm, để kể lể, than vãn, tâm sự, để cảm thấy mình bớt lẻ loi, và nỗi buồn được trút vợi.

° ° °

Đêm trước tổ máy kéo làm việc cho mãi tới khuya, nhưng bốn giờ rưỡi sáng hôm sau Doãn và ba anh em trong tổ đã trở dậy phát động máy, khi đầu máy ra đến đồng thì mới vừa kẻng báo thức. Trời tờ mờ sáng, sương kéo thành mộng đè lên đám đất vừa cày, lổn nhổn những cây cỏ khô cháy và gốc rạ bị đảo nhừ. Trong mù sương tiếng quạ kêu rời rạc, nghe ảo não và xa lăng lắc. Trên đám ruộng sắp cày một vệt lửa bỗng bay vút lên, in bóng mấy người cúi lom khom. Vệt lửa lan ra rất chậm chạp, uể oải như đã bị cứng đờ vì cái giá buốt của sương muối. Doãn quấn lại miếng vải dù, bịt kín hai tai, mỉm cười: "Rét thế này mà các cô đốt rạ đi sớm nhỉ". Rồi anh lái đầu máy chạy vòng lại phía có bóng người. Nghe tiếng máy nổ lại gần, mấy bóng người đứng thẳng lên, và một cái bóng thấp thoáng tiến lại gần. Doãn nhìn ra Tám, mặt tím đen trong cái khăn len màu, mặc áo bông vải hoa, ngoài lại thắt thêm một sợi lạt trông sù ra như con ếch. Tám liêng liếng con mắt nhìn lên đầu máy, tiếng nói cứ như nổi bập bềnh trong bụi sương:
- Anh tổ trưởng trẻ tuổi ơi, sao các anh ra muộn thế, chờ sưng cả mắt lên đấy!
Cái con bé chanh chua này, chưa bao giờ nó nói được một câu đứng đắn với người khác.
- Liệu có đốt kịp cho chúng tôi cày không đấy, vài ngọn lửa lèo tèo như trò trẻ.
Tám đưa tay quệt lên mặt, miệng nói như mếu:
- Khốn rạ tốt bỏ mẹ đi đây này, đốt mãi cũng không cháy. Có giỏi xuống đây giúp một tay.
Tám nguây nguẩy quay đi còn nói trở lại:
- Cái Thoa nó đứng ở kia kìa!
Doãn vẫn mĩm cười: "Rõ khéo chuyện mấy cô ả, việc gì đến tôi đấy".
Tổ thanh nữ do Tính làm tổ trưởng có mười cô. Gọi là cô vì họ chưa có chồng, chứ kể tuổi thì non nửa đã ngót nghét ba chục, trong số đó chỉ có Thoa và Duệ là trẻ nhất. Rạ ướt quá nên đốt mãi cũng không thể cháy to, ngọn lửa cứ lèo tèo, bỏ lại phía sau một vết đen ngoằn ngoèo đứt quãng, nham nhở. Nhưng cả tổ máy kéo vẫn có cảm giác rằng đầu máy chạy như nhẹ hơn, lưỡi cày bập vào đất ngọt hơn. Mỗi lần rạ cuốn chặt lấy lưỡi, Doãn lại quay lại, hét lên rất hách dịch:
- Các cô phụ việc ơi, lại đây nhờ một tý!
Sau tiếng gọi lại thấy cái dáng nguây nguẩy của Tám, và bước đi lặng lẽ của Thoa tiến gần lại cái khung kéo.
Gần nửa buổi Thoa không hề nhìn thẳng vào Doãn một lần nào, cũng không hé môi nói một câu. Nước da cứ xanh rờn trong chiếc khăn láng đen, mắt lờ đờ mệt nhọc, và môi mím lại như sắp khóc. Chị làm vẫn nhanh nhẹn, tháo vát, đâu vào đấy, nhưng có lẽ do bản năng nhiều hơn. Doãn mấy lần nghĩ thầm: "Cô này hôm nay lạ nhỉ, lại giận dỗi với ai đây, hay nhớ nhà?".
Đầu máy của Doãn bắt đầu vòng theo sát rìu khu chưa khai hoang ngun ngút những bụi cây chó đẻ, me dại, một thứ mùi hăng hăng nồng nặc bốc lên lẫn với mùi khói ma-dút sộc vào mũi rất nôn nao. Doãn cho dừng máy lại, gọi Tính:
- Đồng chí tổ trưởng ơi, cho tôi hội ý một chút!
Tính bước lại rất chậm chạp, e hè một cái rồi mới hỏi:
- Gì hử?
- Anh có mang theo dao không thế?
- Mang làm gì?
Doãn chỉ vào đám cây sát rìa ruộng:
- Giá phát được vào một quãng cũng tốt đấy ông anh ạ!
Tính đưa con mắt lờ đờ nhìn đám lá cây chó đẻ héo đen vì sương muối, nói đủng đỉnh:
- Trước sau cũng phải phát thôi, mảnh này nằm trong chương trình khai hoang đầu năm nay đấy.
Doãn nhếch mép, môi bĩu ra:
- Thì ta cứ tranh thủ cho phát luôn bây giờ, được chút nào hay chút ấy, tôi sẽ đưa máy vào quần vài vòng cho nhừ đất đi thì ít nữa có dùng trâu cày cũng tốt chán.
- ấy việc nào vào việc ấy chứ,

đi gỡ rạ cho các anh còn chưa xong đây.
Doãn nhảy phắt từ trên đầu máy xuống:
- Tôi bàn với ông anh nhé, chỉ cần độ sáu cô phục vụ cho máy kéo thôi, còn năm người ta đi phát cũng được ối đất đấy!
- Trên có phân công đâu mà làm, bôi việc ra rồi các ông ấy lại cự cho.
Đôi mắt một mí hơi xếch của Doãn nhìn Tính gườm gườm:
- Anh máy móc bỏ mẹ, thì nhiệm vụ của tôi là cày đất thuộc chứ có khai hoang đâu mà tôi lại ngửa tay xin việc. Có cái mình ngồi trên máy cày cũng tiếc đất, giá phát lùi vào ít nữa thì trông cái mảnh đất nó vuông vắn, người ngoài họ có đến tham quan cũng dễ nhìn.
Tính ngắm nghía một lát rồi lặng lẽ quay đi, nói lúng búng:
- Vài người phát thì được mấy tí, bôi việc ra...
Doãn trèo lên đầu máy cày gắt to:
- Thì cũng xin mặc kệ các anh, đã làm cái anh lính nông trường mà chỉ sợ thêm việc. Lười bỏ bố!
Trưa về ăn cơm, nghỉ được độ nửa tiếng, cả tổ lại hấp tấp ra đồng. Ngồi nghe tiếng máy nổ đều đều mắt anh nào cũng nhíu lại vì buồn ngủ. Doãn đã nhìn thấy Tính và Thoa đang hì hục phát những bụi cây chó đẻ. Có lẽ họ làm cả buổi trưa, nên khu vực lấn vào đã khá rộng, những cây chó đẻ xếp lại thành từng đống lớn. Mặt Tính đen nhẫy vì mồ hôi, thấy Doãn, Tính ngừng tay e hè một cái:
- Không ngủ một chút à?
Doãn hơi ngượng nghịu vì câu gắt vội vàng của mình sáng, anh nói đùa:
- Thế ông anh không tự ái với tôi nữa chứ?
Giọng nói của Tính vẫn chậm chạp từng tiếng một:
- Phải tranh thủ làm vài buổi trưa thôi, chứ có mấy tiếng đồng hồ mà bôi ra nhiều việc thì chẳng bõ...
- Ngườiđâu cả, mà chỉ có một ông lão với một cô con gái?
Tính hơi cười, răng vàng khè vì ám khói thuốc lào:
- Việc tự giác, ai bắt được.
- Ngừng tay một lúc, có nước chè nóng mang ra đây.
Tính bỏ nóng xuống, đặt quay chuôi dao vào lòng nón, cởi chiếc khăn buộc ở cổ lau mặt, vừa lau vừa hừm hè, đằng hắng rõ ra một người có tuổi. Doãn cầm phích rót vào ca một ít nước chè đưa cho Tính. Tính uống một ngụm nhỏ, rút một đoạn cuống đu đủ nhét thuốc lào đánh diêm hút rồi ngửa cổ thở khói, một mảng gáy rất to đỏ ửng xếp lại trên cái cổ áo đen nhẫy mồ hôi và ghét.
- Đời các cậu thế mà sung sướng, chọn được cái nghề tối tân nên đỡ chân lấm tay bùn. Chúng mình thì thật khổ, mùa mưa bùn ngập đến gối, mùa rét thì da thịt cứ tím bầm lại một nửa ngày vì sương muối. ấy, mình đã viết thư bảo thằng Nhớn, sau này có chọn nghề thì chọn làm cái anh lái máy kéo cho nó vinh quang.
Doãn cười khanh khách, hai cánh mũi rất to cứ phập phồng:
- Nếu trừ cái vinh quang ra, bố bảo chúng tôi có vất vả không?
- Vất vả đếch gì, nếu ngồi trên đệm da còn vất vả thì chỉ trùm chăm nằm nhà là an nhàn nhất.
Doãn vẫn mủm mỉm cười, hàm răng trắng đều của anh điểm một lỗ hà nhỏ ở giữa hai cái răng cửa trông rất hóm và thông minh.
- Nếu được như cái đất đồng Nam Bộ thì khỏi nói, chỉ việc cho nổ máy rồi ngủ luôn một giấc trên ghế cũng chưa chắc đã đến đầu bờ bên kia... Còn ở đây ấy ư? Bố xem, đất thì gồ ghề rắn bằng đá, đường vòng hẹp, cứ vòng luôn, không tinh mắt nhanh tay thì cho máy lao xuống suối có ngày. úi chao, cứ tưởng cách mặt đất có một cái ghế da đã là nhàn lắm đấy... Ông anh có biết chỉ tiêu của tổ cờ đỏ là thế nào không? (Doãn nhay nháy con mắt nhìn Tính)... Không ngon ăn lắm đâu. Một ngày bắt buộc phải mười tiếng cắm lưỡi cày xuống đất. Còn lúc phát động máy, chạy trên đường, chạy không trên ruộng, chăm sóc dầu mỡ, kiểm tra sửa chữa là anh không được tính vào đấy. Tổng cộng ra thì một ngày chỉ phải làm độ chừng mười lăm, mười sáu tiếng thôi... Nói chung thì vẫn là còn nhàn...
Rồi Doãn ôm lấy vai của Tính cười rầm rĩ. Khi anh nhìn lên chợt thấy bóng Thoa đã lùi lại xa tít ở gần đầu bờ bên kia, cô ấy bỏ cả một quãng giữa không phát. Chết, từ nãy hai anh em mải vui chuyện có cô con gái rượu của Đội lại quên không mời uống ngụm nước chè nóng. Anh đứng lên vòng tay làm loa miệng, gọi to:
- Cô Thoa!... Thoa!...
Cái nón trắng vẫn nổi lên giữa những ngọn cây chó đẻ, không thấy quay lại.
Tính nói thầm thì:
- Chẳng biết có ai trêu chọc gì nó không mà rấm rứt khóc cả buổi trưa.
Doãn không trả lời, anh cứ chăm chú nhìn cái bóng nón và lưỡi dao phát kiểu Đông Bắc mũi khoằm lại như mỏ chim đưa lên đưa xuống loang loáng. Lồng ngực anh chợt nổi gai lên vì thương xót, tội nghiệp cô ấy, thật là con người tốt, có điều gì làm cho cô ấy tủi thân đến thế... Hay vì mình?... chẳng có nhẽ... Anh cư xử vẫn niềm nở như đối với mọi người. Anh cho tắt máy rồi chạy lại phía Thoa. Thoa đang cắm cúi xếp lại những thân cây đã phát thành một bó. Anh nói khẽ:
- Sao không lại uống nước?
Thoa giật mình, quay lại: anh Doãn. Chị không biết mình nên trả lời như thế nào, cứ loay hoay bó đi bó lại, mặt gáy nóng ran vì sung sướng và cả vì hờn dỗi. Rồi bỗng nhiên Doãn cũng thấy mình lúng túng, ngượng nghịu, không còn cái thoải mái, tự nhiên như mọi khi vẫn nói chuyện với Thoa. Có lẽ hôm nay lần đầu tiên chỉ có hai người đứng nói chuyện với nhau và bản thân Doãn vừa trải qua một sự xúc động mà từ ngày lớn lên chưa hề có.
- Cô đưa tôi bó giúp cho, tay chân đàn bà có khác.
Cũng là lần đầu Thoa được đứng gần Doãn nhất, và chỉ có một mình chị, không còn sợ những con mắt tò mò, xói móc, những lời nói châm chọc. Anh ấy lại đang làm cái công việc của chị, nên chị có cảm giác rằng cái thân hình chắc nịch đầy sức trẻ đang vụt đi vụt lại trước mắt kia là của riêng mình, chị có quyền được ngắm nghía cho bõ những lúc nhớ trộm, yêu thầm. Nhưng thời gian đi nhanh quá, Doãn đã bó xong, anh phủi quần áo nhìn Thoa định cười, nhưng môi cứ méo đi vì mất tự nhiên. Anh đằng hắng mấy cái rồi chôn chân tại chỗ, còn Thoa vẫn cứ nhìn thẳng vào mặt anh như bị một sức hút kỳ lạ, không còn biết xấu hổ là gì. Mãi anh mới nói được một câu, mà tự mình cũng cảm thấy là nhạt nhẽo:
- Cô xem, đàn ông chúng tôi có được việc không?
Thoa cũng mỉm cười:
- Thế mà cũng có những việc các anh phải chịu chúng em đấy.
Doãn vụt nhớ lại hôm chạy lụt vào đầu mùa thu. Những bao lạc nặng trên dưới một tạ xếp đầy ở hội trường, cả một đại đội ùa vào, cứ hai người khênh một bao mang lên kho còn ì ạch. Doãn và đồng chí Lâm đang loay hoay bê một bao lên thì Thoa đã chít cái khăn vuông láng đen bịt lấy tóc, ghé vai vào: "Các anh đưa lên vai cho em". Lâm đang cuống quýt vì tiếng nước rép đã ào ào gần đến nơi mà các bao lạc còn bề bộn, nên gắt lên: "Không phải lúc đùa!". Thoa vẫn quỳ một gối xuống nói như cũ: "Để lên vai em mau lên!". Doãn vừa buông tay ra thì Thoa đã nhấc người đứng dậy, bao lạc nằm gọn ghẽ lên trên đầu và nửa lưng, mọi người chưa kịp ngạc nhiên thì Thoa đã nhon nhón chạy ra ngoài. Từ hội trường lên nhà kho dài hơn trăm thước, cô ta cứ chạy đi chạy về, mỗi lần một bao trên vai như thế, trông xa cứ tưởng là bao tải đựng vỏ bào chứ không phải là lạc mới dỡ.
Câu chuyện trở nên dễ dàng.
- Cái đầu cô chắc phải rắn bằng người luyện nội công ấy nhỉ?
- Cũng quen cả thôi anh ạ, em người vùng Tiền Hải, con gái đứa nào cũng đội được hàng tạ trên đầu ấy chứ.
- Con gái vùng ấy chắc bướng lắm.
- Cũng tùy với từng người.
Doãn hỏi thành thật:
- Sao tối hôm qua cô không ra chỗ chúng tôi chơi, có chuyện gì buồn thế?
- ở nhà vất vả

mới buồn, chứ ở nông trường với các anh vui suốt ngày có gì mà buồn.
Thoa ngừng lại, khẽ hư hứ trong cổ như khé giọng:
- Tính chúng em nó làm sao ấy, vui buồn thất thường, không gan được như các anh đâu.
Rồi giọng chị tự nhiên nhẹ bẫng đi, rung lên:
- Với lại số em nó cũng vất vả, chứ không được nhàn như các chị khác, em cũng hay nghĩ xa xôi lắm, lắm lúc tự bảo: nghĩ nhiều thì có ích gì, hại sức khỏe, ảnh hưởng đến công tác, nhưng rồi thế nào vẫn cứ phải nghĩ, nghĩ đây nghĩ đó, chẳng ra thế nào... Đời phụ nữ thế màkhổ, chẳng mấy khi được sướng.
Thoa cứ kể lung tung, chẳng ra đầu cuối gì, nhưng Doãn chắc rằng đấy là những tiếng nói thốt ra từ một tâm sự u uất, anh nghe rất lặng lẽ và luôn luôn quan sát người nói chuyện.
- Có khi lòng mình ngay thẳng, người khác lại hiểu là oeo, mình đối xử tốt với mọi người, người ta lại bảo là thiếu đứng đắn... ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê...
ở một nửa con mắt Thoa tự nhiên sáng bóng lên, óng ánh như có nước, chị cúi gằm mặt xuống, lấy lòng bàn tay dụi dụi mắt, mấy sợi tóc dính nước mắt bết chặt vào một bên má.
- Có điều gì thắc mắc sao cô không đưa ra tập thể, nhờ chị em góp ý kiến giải quyết có hơn không?
Thoa đưa mắt đỏ lừ lườm Doãn một cái, chị nói giận dữ:
- Tập thể, có phải cái gì tập thể cũng giải quyết được cả đâu... Các anh thì chẳng biết thông cảm gì với phụ nữ cả.
Rồi chị đứng dậy, cầm lấy dao ngoăn ngoắt quay đi.

° ° °

Cừ ở lại đội sản xuất số "6" cả ngày hôm thứ hai để nghe ban chi ủy và cá tổ trưởng Đảng báo cáo về tình hình kết quả chỉnh đốn chi bộ. Ăn cơm tối xong anh đi xuống tổ máy kéo định hỏi về tình hình cày bừa, vì hôm nay họ không cày đêm. Anh em trong tổ đi chơi hết, còn lại có một mình Doãn đang hí hoáy viết thư. Cừ đứng nhìn lơ láo chung quanh, rồi đằng hắng hỏi:
- Đi đâu cả hở ông tổ trưởng?
Doãn quay ra mắt hấp háy nhìn người hỏi, khi biết là đồng chí chủ nhiệm, anh đặt bút xuống trả lời vui vẻ:
- Họ đi làm công tác phụ vận cả đồng chí ạ. Mời đồng chí vào chơi.
Cừ ngồi xuống cạnh phản, lấy bao thuốc mời Doãn một điếu. Doãn cầm điếu thuốc, nhìn Cừ mủm mỉm cười:
- Việc nước sao anh hăng hái thế, mà việc nhà lại uể oải vậy.
- Uể oải thế nào, anh thử lấy vợ đi xem có yêu vợ được bằng tôi không?
- Đã đành, nhưng chị ấy cứ xuống phàn nàn với bọn máy kéo là chung quanh họ chửa đẻ nhiều quá, mà mình thì cứ như cây cau đực.
Cái môi dưới của Cừ nhệch ra:
- à, việc ấy đâu có phải cứ tích cực mà được.
Anh nháy mắt hỏi Doãn:
- Thế còn anh, sao cứ lửng lơ như con cá vàng mãi thế. Xem chừng con bé say anh chàng tổ trưởng lắm rồi đấy.
Mặt Doãn đờ ra, hai mang tai đã nóng ran:
- Họ say mặc họ chứ, nhưng... nhưng tôi thì chưa thấy yêu cô ta.
Đôi mắt thô lố của Cừ nhìn Doãn chòng chọc:
- Chê xấu hả? Đấy, đấy, anh đếch nào mà không thích gái đẹp. Cứ nói thánh mãi đến lúc vận vào thân mới trật khấc ra.
- Không đâu, không đâu... cái xấu đẹp không quan hệ lắm, nhưng mà là cái đức kia.
Cách nói của Cừ vốn sỗ sàng, câu chuyện tình duyên đáng lý chỉ nên nói với nhau rất thầm kín, nhưng giọng anh cứ oang oang khiến người Doãn nhủn ra vì xấu hổ và lo sợ. Anh luôn luôn đưa mắt nhìn trộm ra ngoài.
- Thế nó phản đối xây dựng chủ nghĩa xã hội aà? Trây lười lắm hải? Hay là... phần tử phản cách mạng?
- Đâu đến nỗi thế, là người tốt thôi, làm ăn chăm ra phết, nhưng... tôi muốn nói là cô ta yêu nhiều người quá, tôi là người thứ ba đấy đồng chí ạ... Yêu nhau cũng đứng đắn thôi. Đầu tiên là cậu Diễm y tá, rồi đến Lưu, vợ tay Lưu đánh ghen một trận ầm ĩ cả lên.
Cừ đưa tay lên gãi gãi bộ râu rậm đen:
- Mình là con gái cũng đến phải lòng hai cái thằng cha ấy. Toàn là những tay tốt cả. Cô ấy có con mắt tinh đời đấy chứ.
- Nhưng người ta vợ con cả rồi, lại lăn vào.
- Thế mới nên chuyện, vì thế mới phải đau khổ, nhưng xem ra Thoa nó vẫn đối đãi với hai gia đình ấy rất tốt, đi lại vẫn đầm thắm, coi như anh chị nuôi. Người có thủy chung, có tình nghĩa là như thế đấy. Phải nhận rằng cô ấy là người tốt thật, chỉ phải cái ít gặp được may mắn.
- Tôi vẫn cứ nghĩ rằng một người con gái mà đã yêu đến hai ba người là thiếu trong trắng rồi.
Cừ xì một tiếng rất to, mắt trợn lên, anh đưa một ngón tay trỏ vào mặt Doãn:
- Xem cái mặt nào, thế mà họ nói với tôi rằng anh là một thanh niên rất mới, mới ở chỗ nào. Rõ là cái đồ phong kiến!
Có một điều rất lạ là mặc dù Doãn nói về cái cô Thoa (mà anh đã bắt đầu không thể dửng dưng được nữa) bằng những lời lẽ ruồng bỏ, tìm mọi cái xấu của cô ta để phơi bày ra, nhưng trong thâm tâm anh lại sợ cái lý của mình sẽ thắng. Nỗi vui sướng, lòng hy vọng của anh cứ nhóm lên dần dần từ trong những lời phản đối, từ những câu mạt sát của đồng chí chủ nhiệm đối với anh. Đồng chí ấy càng chê bai, trách móc anh, anh càng thấy nhẹ nhõm, càng thêm tin yêu và muốn tâm sự hết nỗi lòng của mình. Anh bắt đầu rụt rè kể lại buổi gặp gỡ sáng nay, kể rất tỉ mỉ đến từng câu đối đáp. Cừ nghe rất chăm chú, đến đoạn anh thắc mắc tại sao cô ấy lại ngoăn ngoắt bỏ đi trước lời khuyên rất thành thật của anh, thì Cừ cười rũ ra:
- Chao ôi... mày thật là một thằng ngốc, ngốc như con bò thiến ấy... Bao nhiêu thông minh của mày để đâu cả...
Mặt Doãn càng đỏ lên. Anh nhìn Cừ ngơ ngác, rồi khẽ cười ngượng nghịu.
- Chẳng nhẽ nó lại phải nói đến nơi là: anh ơi, em yêu anh lắm. Gái chưa chồng, họ có lòng tự tôn tự trọng của họ chứ. Người ta muốn được riêng anh an ủi, được riêng anh thông cảm và thương yêu, anh lại khuyên là nhờ... nhờ tập thể... Như chuyện tiếu lâm ấy!
Doãn nắm tay thụi vào lưng Cừ một cái, rồi bất chợt anh ôm choàng lấy người chỉ huy giàu hiểu biết, cắn vào một bên vai, mớ tóc óng mượt thơ trẻ của anh cứ dụi vào dưới cái cằm đầy râu của Cừ, anh nói như rên lên:
- Anh Cừ ơi!... khó nói quá anh ạ.

° ° °

Đã hơn một tuần Thoa xuống làm việc dưới bộ phận nấu cơm. Suốt ngày chị bận túi bụi vào cái việc do chị bày ra: nấu nước mắm cá. Đây là lần nấu thứ ba, lần đầu tiên chẳng ai tin chị có cái tài ấy, người ta chế giễu bằng cái câu bóng gió: "mắm cô Thoa". Quản lý vội vàng có ý kiến nên ngừng lại, vì nếu nấu chẳng ra gì số tiền cá sẽ biết tính vào đâu. Thoa phải nói cứng nếu nấu hỏng sẽ tự đền. Người ta chờ đợi, nhưng khi chấm ngọn rau cải xanh vào bát nước vàng sánh như mật loãng, ai cũng khen nước mắm Điện Biên phẩm chất không thua sút nước mắm mua ở Hà Nội là mấy.
Cũng từ một tuần nay Thoa không gặp lại Doãn, thời gian gấp rút, cánh đồng lại xa, anh em máy kéo không có thời giờ về ăn cơm nữa, ngày hai bữa đưa cơm ra đồng, nhiều đêm họ mang chăn, căng bạt ngủ tại chỗ để giảm bớt số dầu mỡđi về. Cũng có tối thu dọn xong, xách ống nước về nhà ở, Thoa thấy thấp thoáng có ánh đèn và tiếng ồn ào dưới khu nhà trống, chị bỗng rạo rực lên vì nhớ nhung, chỉ thèm được gặp lại khuôn mặt yêu quý trong chốc lát, nhưng vì trời rét ngại tắm rửa, người chị nồng nặc toàn mùi mắm cá, chưa bước đến cửa, trong nhà Tám đã kêu ầm lên: "Sao người con Thoa nặng mùi thế!". Chị nằm trong màn, nhưng vẫn hết sức lắng nghe tiếng cười, nói từ tổ máy kéo vọng lại, tưởng tượng ra giọng nói của Doãn để phân biệt, và cái buổi trưa được gặp nhau,

được nói chuyện với nhau lại hiện lên với mọi vẻ thi vị của nó.
Cho đến một tối chị được tổ anh nuôi cử đi mang xôi ăn đêm cho tổ máy kéo. Chị mặc cái áo cánh bông đã hơi cũ, nhưng không cài khuy, cốt để ló ra hai cái vạt áo phin trắng bên trong, và vuốt một ít dầu thơm lên tóc. Trăng cuối tháng chưa lên, đường tối mờ mờ vẫn trắng hơi sương. Gió về đêm, lẫn với hơi thở của khoảng đất rộng bát ngát lùa vào cổ mát lạnh, nhưng người chị vẫn nóng bừng, và tiếng tim đập nghe rất nặng, đau nhói cả một bên ngực. Mấy chiếc máy kéo vẫn gầm gừ từ xa, qua vệt sáng của đèn chiếu, bụi vẩn lên như khói. Nhìn cái đèn chiếu cứ xa lăng lắc, như đâm vào chân núi, cày mãi đến đâu thế, và đến lúc nào mới nghỉ. Chị đặt rá xôi xuống vừa gọi vừa đưa tay với ra phía trước: "Các anh máy kéo ơi! Anh Doãn ơi...". Tiếng gọi của chị vang đi yếu ớt và tắt ngay trong tiếng nổ đều đều. Từ xa chiếc đèn chiếu vẫn rạch bóng đêm mệt nhọc, le lói, vất vưởng. Khoảng cách giữa chị và vệt sáng còn xa, giữa đó là bãi đất cày đen ngòm như cái vực, tưởng như đã đặt chân xuống sẽ bị cái khoảng đen nuốt lấy, và không bao giờ người ta có thể tới cái nơi muốn đến cả. Chị lại gọi, nhưng gió thổi vẫn mạnh hơn, cuối cùng chị cắp rá xôi lao xuống nhằm phía có ánh sáng chạy đến. Gió thổi tung hai vạt cánh áo bông, đánh bạt cả hơi thở, chốc chốc chị lại kêu lên: "Anh Doãn ơi, các anh máy kéo ơi!". Nghe thấy tiếng của mình vọng bên tai, chị tưởng như tiếng của người khác, cảm thấy bớt trống trải và đỡ lo sợ. Nhưng khoảng cách không xa như bóng đêm đã lừa dối. Một vệt sáng chói chiếu thẳng vào mặt chị, một tiếng kêu, tiếng của Doãn:
- Cô nào đấy hử?
Chị nhảy bổ về phía trước hét to vì sung sướng:
- Em đây, Thoa đây, có xôi nóng đây!
Đầu máy ngừng lại, một bóng người nhảy xuống.
- Cô Thoa đấy à, lại cả xôi nữa, cám ơn nhé!
Ba chiếc máy kéo (một cái bị hỏng nằm nhà) mỗi cái cày một góc, cách xa nhau khoảng hơn trăm thước. Giọng Thoa vẫn đứt quãng vì mệt và cảm động.
- Để em đi gọi các anh ấy lại.
Doãn gạt lại:
- Để tôi chạy đi cho. Chân các cô...
Doãn chạy khỏi được một lát thì đèn chiếu hai đầu máy kia tắt, và chỉ mấy phút sau đã thấy thấp thoáng ba bóng người tiến đến. Đầu máy của Doãn vẫn để nổ lấy ánh sáng ăn xôi. Họ ngồi quây xít vào nhau, suýt xoa vì sương muối bắt đầu xuống nhiều. Thoa mở những mảng lá chuối đậy trên đã mềm ỉu đi vì hơi nóng, khói xôi đỗ thơm béo phảng phất bay lên, mới ngửi cũng đủ nhỏ nước miếng. Chợt Doãn hỏi:
- Đũa bát để đâu cả?
- Ăn xôi nắm tay càng ngon các anh ạ.
Doãn cười khanh khách chìa hai bàn tay ra:
- Tay này mà bốc xôi à?
Cả sáu bàn tay cùng đưa ra một lúc đen nhẫy như nhuộm than. Thoa lúc này mới chú ý nhìn mặt họ cũng đều nhem nhuốc như vừa ở một đám cháy chui ra.
- Làm gì mà tay để bẩn thế?
Giọng Doãn sừng sộ như người cãi nhau:
- Làm gì à, tổ thanh nữ các cô đốt rạ đấy, nham nham nhở nhở, chỉ làm khổ chúng tôi. Móc rạ một buổi là thành người châu Phi hết.
- Hay em ở lại đi gỡ rạ cho các anh nhé!
- Không dám, phụ nữ các cô thức đêm không chịu được đâu, ốm ngay.
- Sao các anh chịu được?
- à, bì sao được, chúng tôi là bộ đội, bộ đội thức đêm hàng tháng cũng chưa mùi mèn gì.
Nhưng rồi cả ba vẫn bốc tay ăn, nắm xôi đen lại như bằng gạo nếp cẩm. Ăn xong hút hết một điếu thuốc, trăng đã lên cao. Hai đồng chí lái máy kéo trở lại tiếp tục cày. Chỉ còn có Thoa và Doãn. Chị thu lại những mảnh lá chuối khẽ nói: "Hãy còn nhiều xôi hay em để lại đây lúc nào đói thì ăn". Doãn không trả lời, anh hỏi lại, giọng rất nhẹ và đầy trìu mến, như chưa bao giờ anh có cái giọng ấy.
- Về ngay bây giờ à, nửa đêm rồi...
Với linh tính lạ lùng của người con gái, Thoa cảm thấy như cái phút nghiêm trọng nhất của đời mình sắp đến, và chị lo sợ. Chị cúi đầu xuống, hai tay thu vào lòng, người đã nhũn ra như không còn một sức chống cự nào, chị đợi một bàn tay đỡ lấy là chị sẽ ngã theo. Một giọng nói rất xa xăm thoáng đưa đến:
- Hôm nọ Thoa giận tôi lắm phải không?
- Em chẳng giận anh bao giờ cả.
- Thoa nói dối.
- Em nói thực đấy.
- Thế tại sao không thấy Thoa đến chơi với chúng tôi?
Để thanh minh, không ngờ chị lại buột mồm nói ra cái câu mà hai người cùng chờ đợi:
- Em không ra chơi nhưng lúc nào em cũng nghĩ đến anh.
Người Doãn nóng ran vì cảm động, như do bản năng xui khiến, một bàn tay của anh đưa ra nắm lấy cổ tay Thoa:
- Tôi cũng thế, tôi vẫn nghĩ đến Thoa.
Người Thoa chợt nhẹ bỗng đi như không có thực, chị hơi nhắm mắt lại, toàn thân như tê dại, không cảm thấy gì, không nghĩ được gì... Trên đầu họ là vầng trăng rất trắng, chung quanh là nền mây xanh, xanh trong, ngoài cùng lại viền một vòng mây vàng sẫm y như cái miệng giếng, trong ấy nước trong văn vắt, và tận đáy giếng một cái hình mặt trăng vừa tròn vừa nhỏ in bóng vào đấy thăm thẳm, rất sâu và rất mát... Một cái giếng nào đó ở vùng Tiền Hải vào những đêm có trăng như đêm nay.

° ° °

Tổ máy kéo đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn quy định là ba ngày. Buổi chiều họp tổ bầu cá nhân xuất sắc, đến tối Doãn lên báo cáo tình hình với đồng chí đội trưởng. Đang nói chuyện thì Khôi bước vào, da ủng cọ vào nhau soàn soạt, Doãn đứng dậy:
- Báo cáo đồng chí Khôi, sớm mai anh em chúng tôi lên đường sang đội "5" đấy!
Mặt Khôi vẫn đen bóng, anh cười rất khắc khổ:
- Không nghỉ một hai buổi cho khỏe rồi hãy đi, các cậu đi có thể lại kỷ niệm gì ở đây không?
Lâm nhìn Doãn cười rất hồn nhiên, đôi mắt bàng bạc của anh ánh lên vì vui sướng:
- Có đấy, có đấy đồng chí Khôi ạ, với cô Thoa nhà ta đấy. Đẹp đôi lắm!
Mặt Khôi cứng ngay lại, anh à khẽ một tiếng, rồi lại hơicười:
- Con bé ấy vớ được ông lái máy kéo trẻ tuổi, đẹp trai như thế này còn phải nói. Mình cho cánh phụ nữ dưới xuôi lên Tây Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội đều lãi to cả, một vốn bốn lời.
Lâm trùm bàn tay của mình lên tay Doãn:
- Theo chúng tôi thì cô Thoa là người rất tốt, đồng chí định xây dựng với cô ấy chúng tôi rất đồng ý. Tôi coi cô ấy như em tôi. Nhớ viết thư cho em nó luôn nhé, chủ nhật có rỗi thì về đây chơi... Đừng thắc mắc gì cả.
Khôi hơi ngượng nghịu, anh ngồi xuống cạnh Lâm hỏi sang chuyện khác:
- Trước khi các cậu đi có phải giấy tờ gì không?
Doãn chợt nhớ:
- Có chứ, tôi cũng định nói đấy, một cái giấy chứng nhận tinh thần làm việc của anh em, có bảo đảm kỹ thuật cày bừa không, có đạt được yêu cầu của đội đề ra không... chẳng hạn như thế... à, còn một cái giấy chứng nhận là khi cày năm éc-ta đất ở Pa Pháy thì bị gãy hai lưỡi cày, mất hai mươi cái bù long, và hai cái lò-xo.
Khôi khẽ hất đầu:
- Lý do?
- Lý do ấy à, lý do là vì đất các anh rắn quá.
Lâm tán thành ý kiến của Doãn:
- Đất Pa Pháy rắn thật đấy. Năm ngoái cày cũng bị gãy mất năm, sáu cái lưỡi.
Đôi mắt Khôi vẫn đưa đi đưa lại, anh cảm thấy như có cái gì không đúng nguyên tắc nếu viết giấy chứng nhận bừa bãi như vậy.
- Đáng nhẽ ra khi các anh mới về đây là phải mời chúng tôi xuống kiểm tra máy móc lại một lượt, bộ phận nào tốt, bộ phận nào hư, bộ phận nào có thể bị hỏng. Khi làm xong chúng tôi lại xuống kiểm tra lại lượt nữa thì mới nhận xét được tinh thần bảo quản máy móc của các anh... Trong thời gian ở đây, các anh là người của chúng tôi,

chúng tôi có trách nhiệm về các anh (Doãn thoáng nghĩ: nhưng hôm nọ đồng chí lại muốn bỏ mặc chúng tôi tự xoay xỏa lấy). Đằng này cứ như khách trọ, đi không ai biết, về không ai hay, bây giờ lại... gãy lưỡi cày, mất bù-loong. Tôi cứ giả dụ rằng các anh đánh gãy ở đâu chứ không phải ở đây thì các anh nghĩ sao.
Máu trong người Doãn bắt đầu dồn lên mặt.
- Chúng tôi không khi nào lừa dối đồng chí đâu, có gãy thật, mất thật mới báo cáo. Lưỡi gãy vẫn còn đây, may mà tôi tinh tai nghe rắc một cái, dừng ngay máy lại nhảy xuống, chứ nếu không biết, đất rạ vùi đi thì có giời tìm. Còn bù-loong thì tổ rèn rèn được, có hơn một hào một cái nếu đây không nhận thì chúng tôi sẽ góp tiền nhau đền cũng không sao.
- Đây không phải là chuyện ai sẽ đền, mà... mà là vấn đề giám sát chặt chẽ để chống lại cái thói vô trách nhiệm trong việc bảo quản máy móc... Thôi được, chúng tôi sẽ viết giấy chứng nhận nhưng như thế là vô nguyên tắc đấy anh tổ trưởng ạ. Rút kinh nghiệm lần sau vậy... Mình đi xuống tổ thanh nữ họp một chút Lâm nhé!
Còn hai người, câu chuyện trở lại thoải mái, tự nhiên như cũ:
- Này, anh Lâm này, hôm nọ anh em
2hi.us