XtGem Forum catalog
Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Chuyện Người Tổ Trưởng Máy Kéo

tình nghĩa là như thế đấy. Phải nhận rằng cô ấy là người tốt thật, chỉ phải cái ít gặp được may mắn.
- Tôi vẫn cứ nghĩ rằng một người con gái mà đã yêu đến hai bangười là thiếu trong trắng rồi.
Cừ xì một tiếng rất to, mắt trợn lên, anh đưa một ngón tay trỏ vào mặt Doãn:
- Xem cái mặt nào, thế mà họ nói với tôi rằng anh là một thanh niên rất mới, mới ở chỗ nào. Rõ là cái đồ phong kiến!
Có một điều rất lạ là mặc dù Doãn nói về cái cô Thoa (mà anh đã bắt đầu không thể dửng dưng được nữa) bằng những lời lẽ ruồng bỏ, tìm mọi cái xấu của cô ta để phơi bày ra, nhưng trong thâm tâm anh lại sợ cái lý của mình sẽ thắng. Nỗi vui sướng, lòng hy vọng của anh cứ nhóm lên dần dần từ trong những lời phản đối, từ những câu mạt sát của đồng chí chủ nhiệm đối với anh. Đồng chí ấy càng chê bai, trách móc anh, anh càng thấy nhẹ nhõm, càng thêm tin yêu và muốn tâm sự hết nỗi lòng của mình. Anh bắt đầu rụt rè kể lại buổi gặp gỡ sáng nay, kể rất tỉ mỉ đến từng câu đối đáp. Cừ nghe rất chăm chú, đến đoạn anh thắc mắc tại sao cô ấy lại ngoăn ngoắt bỏ đi trước lời khuyên rất thành thật của anh, thì Cừ cười rũ ra:
- Chao ôi... mày thật là một thằng ngốc, ngốc như con bò thiến ấy... Bao nhiêu thông minh của mày để đâu cả...
Mặt Doãn càng đỏ lên. Anh nhìn Cừ ngơ ngác, rồi khẽ cười ngượng nghịu.
- Chẳng nhẽ nó lại phải nói đến nơi là: anh ơi, em yêu anh lắm. Gái chưa chồng, họ có lòng tự tôn tự trọng của họ chứ. Người ta muốn được riêng anh an ủi, được riêng anh thông cảm và thương yêu, anh lại khuyên là nhờ... nhờ tập thể... Như chuyện tiếu lâm ấy!
Doãn nắm tay thụi vào lưng Cừ một cái, rồi bất chợt anh ôm choàng lấy người chỉ huy giàu hiểu biết, cắn vào một bên vai, mớ tóc óng mượt thơ trẻ của anh cứ dụi vào dưới cái cằm đầy râu của Cừ, anh nói như rên lên:
- Anh Cừ ơi!... khó nói quá anh ạ.

° ° °

Đã hơn một tuần Thoa xuống làm việc dưới bộ phận nấu cơm. Suốt ngày chị bận túi bụi vào cái việc do chị bày ra: nấu nước mắm cá. Đây là lần nấu thứ ba, lần đầu tiên chẳng ai tin chị có cái tài ấy, người ta chế giễu bằng cái câu bóng gió: "mắm cô Thoa". Quản lý vội vàng có ý kiến nên ngừng lại, vì nếu nấu chẳng ra gì số tiền cá sẽ biết tính vào đâu. Thoa phải nói cứng nếu nấu hỏng sẽ tự đền. Người ta chờ đợi, nhưng khi chấm ngọn rau cải xanh vào bát nước vàng sánh như mật loãng, ai cũng khen nước mắm Điện Biên phẩm chất không thua sút nước mắm mua ở Hà Nội là mấy.
Cũng từ một tuần nay Thoa không gặp

lại Doãn, thời gian gấp rút, cánh đồng lại xa, anh em máy kéo không có thời giờ về ăn cơm nữa, ngày hai bữa đưa cơm ra đồng, nhiều đêm họ mang chăn, căng bạt ngủ tại chỗ để giảm bớt số dầu mỡ đi về. Cũng có tối thu dọn xong, xách ống nước về nhà ở, Thoa thấy thấp thoáng có ánh đèn và tiếng ồn ào dưới khu nhà trống, chị bỗng rạo rực lên vì nhớ nhung, chỉ thèm được gặp lại khuôn mặt yêu quý trong chốc lát, nhưng vì trời rét ngại tắm rửa, người chị nồng nặc toàn mùi mắm cá, chưa bước đến cửa, trong nhà Tám đã kêu ầm lên: "Sao người con Thoa nặng mùi thế!". Chị nằm trong màn, nhưng vẫn hết sức lắng nghe tiếng cười, nói từ tổ máy kéo vọng lại, tưởng tượng ra giọng nói của Doãn để phân biệt, và cái buổi trưa được gặp nhau, được nói chuyện với nhau lại hiện lên với mọi vẻ thi vị của nó.
Cho đến một tối chị được tổ anh nuôi cử đi mang xôi ăn đêm cho tổ máy kéo. Chị mặc cái áo cánh bông đã hơi cũ, nhưng không cài khuy, cốt để ló ra hai cái vạt áo phin trắng bên trong, và vuốt một ít dầu thơm lên tóc. Trăng cuối tháng chưa lên, đường tối mờ mờ vẫn trắng hơi sương. Gió về đêm, lẫn với hơi thở của khoảng đất rộng bát ngát lùa vào cổ mát lạnh, nhưng người chị vẫn nóng bừng, và tiếng tim đập nghe rất nặng, đau nhói cả một bên ngực. Mấy chiếc máy kéo vẫn gầm gừ từ xa, qua vệt sáng của đèn chiếu, bụi vẩn lên như khói. Nhìn cái đèn chiếu cứ xa lăng lắc, như đâm vào chân núi, cày mãi đến đâu thế, và đến lúc nào mới nghỉ. Chị đặt rá xôi xuống vừa gọi vừa đưa tay với ra phía trước: "Các anh máy kéo ơi! Anh Doãn ơi...". Tiếng gọi của chị vang đi yếu ớt và tắt ngay trong tiếng nổ đều đều. Từ xa chiếc đèn chiếu vẫn rạch bóng đêm mệt nhọc, le lói, vất vưởng. Khoảng cách giữa chị và vệt sáng còn xa, giữa đó là bãi đất cày đen ngòm như cái vực, tưởng như đã đặt chân xuống sẽ bị cái khoảng đen nuốt lấy, và không bao giờ người ta có thể tới cái nơi muốn đến cả. Chị lại gọi, nhưng gió thổi vẫn mạnh hơn, cuối cùng chị cắp rá xôi lao xuống nhằm phía có ánh sáng chạy đến. Gió thổi tung hai vạt cánh áo bông, đánh bạt cả hơi thở, chốc chốc chị lại kêu lên: "Anh Doãn ơi, các anh máy kéo ơi!". Nghe thấy tiếng của mình vọng bên tai, chị tưởng như tiếng của người khác, cảm thấy bớt trống trải và đỡ lo sợ. Nhưng khoảng cách không xa như bóng đêm đã lừa dối. Một vệt sáng chói chiếu thẳng vào mặt chị, một tiếng kêu, tiếng của Doãn:
- Cô nào đấy hử?
Chị nhảy bổ về phía trước hét to vì sung sướng:
- Em đây, Thoa đây, có xôi nóng đây!
Đầu máy ngừng lại, một bóng người nhảy xuống.
- Cô Thoa đấy à, lại cả xôi nữa, cám ơn nhé!
Ba chiếc máy kéo (một cái bị hỏng nằm nhà) mỗi cái cày một góc, cách xa nhau khoảng hơn trăm thước. Giọng Thoa vẫn đứt quãng vì mệt và cảm động.
- Để em đi gọi các anh ấy lại.
Doãn gạt lại:
- Để tôi chạy đi cho. Chân các cô...
Doãn chạy khỏi được một lát thì đèn chiếu hai đầu máy kia tắt, và chỉ mấy phút sau đã thấy thấp thoáng ba bóng người tiến đến. Đầu máy của Doãn vẫn để nổ lấy ánh sáng ăn xôi. Họ ngồi quây xít vào nhau, suýt xoa vì sương muối bắt đầu xuống nhiều. Thoa mở những mảng lá chuối đậy trên đã mềm ỉu đi vì hơi nóng, khói xôi đỗ thơm béo phảng phất bay lên, mới ngửi cũng đủ nhỏ nước miếng. Chợt Doãn hỏi:
- Đũa bát để đâu cả?
- Ăn xôi nắm tay càng ngon các anh ạ.
Doãn cười khanh khách chìa hai bàn tay ra:
- Tay này mà bốc xôi à?
Cả sáu bàn tay cùng đưa ra một lúc đen nhẫy như nhuộm than. Thoa lúc này mới chú ý nhìn mặt họ cũng đều nhem nhuốc như vừa ở một đám cháy chui ra.
- Làm gì mà tay để bẩn thế?
Giọng Doãn sừng sộ như người cãi nhau:
- Làm gì à, tổ thanh nữ các cô đốt rạ đấy, nham nham nhở nhở, chỉ làm khổ chúng tôi. Móc rạ một buổi là thành người châu Phi hết.
- Hay em ở lại đi gỡ rạ cho các anh nhé!
- Không dám, phụ nữ các cô thức đêm không chịu được đâu,ốm ngay.
- Sao các anh chịu được?
- à, bì sao được, chúng tôi là bộ đội, bộ đội thức đêm hàng tháng cũng chưa mùi mèn gì.
Nhưng rồi cả ba vẫn bốc tay ăn, nắm xôi đen lại như bằng gạo nếp cẩm. Ăn xong hút hết một điếu thuốc, trăng đã lên cao. Hai đồng chí lái máy kéo trở lại tiếp tục cày. Chỉ còn có Thoa và Doãn. Chị thu lại những mảnh lá chuối khẽ nói: "Hãy còn nhiều xôi hay em để lại đây lúc nào đói thì ăn". Doãn không trả lời, anh hỏi lại, giọng rất nhẹ và đầy trìu mến, như chưa bao giờ anh có cái giọng ấy.
- Về ngay bây giờ à, nửa đêm rồi...
Với linh tính lạ lùng của người con gái, Thoa cảm thấy như cái phút nghiêm trọng nhất của đời mình sắp đến, và chị lo sợ. Chị cúi đầu xuống, hai tay thu vào lòng, người đã nhũn ra như không còn một sức chống cự nào, chị đợi một bàn tay đỡ lấy là chị sẽ ngã theo. Một giọng nói rất xa xăm thoáng đưa đến:
- Hôm nọ Thoa giận tôi lắm phải không?
- Em chẳng giận anh bao giờ cả.
- Thoa nói dối.
- Em nói thực đấy.
- Thế tại sao không thấy Thoa đến chơi với chúng tôi?
Để thanh minh, không ngờ chị lại buột mồm nói ra cái câu mà hai người cùng chờ đợi:
- Em không ra chơi nhưng lúc nào em cũng nghĩ đến anh.
Người Doãn nóng ran vì cảm động, như do bản năng xui khiến, một bàn tay của anh đưa ra nắm lấy cổ tay Thoa:
- Tôi cũng thế, tôi vẫn nghĩ đến Thoa.
Người Thoa chợt nhẹ bỗng đi như không có thực, chị hơi nhắm mắt lại, toàn thân như tê dại, không cảm thấy gì, không nghĩ được gì... Trên đầu họ là vầng trăng rất trắng, chung quanh là nền mây xanh, xanh trong, ngoài cùng lại viền một vòng mây vàng sẫm y như cái miệng giếng, trong ấy nước trong văn vắt, và tận đáy giếng một cái hình mặt trăng vừa tròn vừa nhỏ in bóng vào đấy thăm thẳm, rất sâu và rất mát... Một cái giếng nào đó ở vùng Tiền Hải vào những đêm có trăng như đêm nay.

° ° °

Tổ máy kéo đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn quy định là ba ngày. Buổi chiều họp tổ bầu cá nhân xuất sắc, đến tối Doãn lên báo cáo tình hình với đồng chí đội trưởng. Đang nói chuyện thì Khôi bước vào, da ủng cọ vào nhau soàn soạt, Doãn đứng dậy:
- Báo cáo đồng chí Khôi, sớm mai anh em chúng tôi lên đường sang đội "5" đấy!
Mặt Khôi vẫn đen bóng, anh cười rất khắc khổ:
- Không nghỉ một hai buổi cho khỏe rồi hãy đi, các cậu đi có thể lại kỷ niệm gì ở đây không?
Lâm nhìn Doãn cười rất hồn nhiên, đôi mắt bàng bạc của anh ánh lên vì vui sướng:
- Có đấy, có đấy đồng chí Khôi ạ, với cô Thoa nhà ta đấy. Đẹp đôi lắm!
Mặt Khôi cứng ngay lại, anh à khẽ một tiếng, rồi lại hơi cười:
- Con bé ấy vớ được ông lái máy kéo trẻ tuổi, đẹp trai như thế này còn phải nói. Mình cho cánh phụ nữ dưới xuôi lên Tây Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội đều lãi to cả, một vốn bốn lời.
Lâm trùm bàn tay của mình lên tay Doãn:
- Theo chúng tôi thì cô Thoa là người rất tốt, đồng chí định xây dựng với cô ấy chúng tôi rất đồng ý. Tôi coi cô ấy như em tôi. Nhớ viết thư cho em nó luôn nhé, chủ nhật có rỗi thì về đây chơi... Đừng thắc mắc gì cả.
Khôi hơi ngượng nghịu, anh ngồi xuống cạnh Lâm hỏi sang chuyện khác:
- Trước khi các cậu đi có phải giấy tờ gì không?
Doãn chợt nhớ:
- Có chứ, tôi cũng định nói đấy, một cái giấy chứng nhận tinh thần làm việc của anh em, có bảo đảm kỹ thuật cày bừa không, có đạt được yêu cầu của đội đề ra không... chẳng hạn như thế... à, còn một cái giấy chứng nhận là khi cày năm

éc-ta đất ở Pa Pháy thì bị gãy hai lưỡi cày, mất hai mươi cái bù long, và hai cái lò-xo.
Khôi khẽ hất đầu:
- Lý do?
- Lý do ấy à, lý do là vì đất các anh rắn quá.
Lâm tán thành ý kiến của Doãn:
- Đất Pa Pháy rắn thật đấy. Năm ngoái cày cũng bị gãy mất năm, sáu cái lưỡi.
Đôi mắt Khôi vẫn đưa đi đưa lại, anh cảm thấy như có cái gì không đúng nguyên tắc nếu viết giấy chứng nhận bừa bãi như vậy.
- Đáng nhẽ ra khi các anh mới về đây là phải mời chúng tôi xuống kiểm tra máy móc lại một lượt, bộ phận nào tốt, bộ phận nào hư, bộ phận nào có thể bị hỏng. Khi làm xong chúng tôi lại xuống kiểm tra lại lượt nữa thì mới nhận xét được tinh thần bảo quản máy móc của các anh... Trong thời gian ở đây, các anh là người của chúng tôi, chúng tôi có trách nhiệm về các anh (Doãn thoáng nghĩ: nhưng hôm nọ đồng chí lại muốn bỏ mặc chúng tôi tự xoay xỏa lấy). Đằng này cứ như khách trọ, đi không ai biết, về không ai hay, bây giờ lại... gãy lưỡi cày, mất bù-loong. Tôi cứ giả dụ rằng các anh đánh gãy ở đâu chứ không phải ở đây thì các anh nghĩ sao.
Máu trong người Doãn bắt đầu dồn lên mặt.
- Chúng tôi không khi nào lừa dối đồng chí đâu, có gãy thật, mất thật mới báo cáo. Lưỡi gãy vẫn còn đây, may mà tôi tinh tai nghe rắc một cái, dừng ngay máy lại nhảy xuống, chứ nếu không biết, đất rạ vùi đi thì có giời tìm. Còn bù-loong thì tổ rèn rèn được, có hơn một hào một cái nếu đây không nhận thì chúng tôi sẽ góp tiền nhau đền cũng không sao.
- Đây không phải là chuyện ai sẽ đền, mà... mà là vấn đề giám sát chặt chẽ để chống lại cái thói vô trách nhiệm trong việc bảo quản máy móc... Thôi được, chúng tôi sẽ viết giấy chứng nhận nhưng như thế là vô nguyên tắc đấy anh tổ trưởng ạ. Rút kinh nghiệm lần sau vậy... Mình đi xuống tổ thanh nữ họp một chút Lâm nhé!
Còn hai người, câu chuyện trở lại thoải mái, tự nhiên như cũ:
- Này, anh Lâm này, hôm nọ anh em ở đây lên trạm lĩnh được mười phuy dầu, tôi đã ký nhận lấy ba phuy, còn bao nhiêu anh phải cho cất vào kho cẩn thận, lần sau chúng tôi về thiếu đâu anh chịu đấy!
Lâm cười cười:
- Thế là còn lại bảy phải không, được, được.
- à, anh còn phải ký nhận là bộ đội của anh đã lấy trộm của tổ máy kéo ba cân mỡ cho vào máy quạt thóc, không ký nhận không được đâu.
Lâm trợn mắt lên:
- Cái thằng này... mặc kệ các anh, các anh có của sao không giữ, mà có lấy đi chăng nữa thì làm gì đến ba cân.
- Thôi, xí xóa cho các anh, nhưng đúng là ba cân mỡ. Bốn cái trục quay, mỡ ướt suốt ngày ngấm sũng cả chân cột lại không đến ba cân à... Còn việc nữa, chúng tôi mới quây lại thành một gian nằm cho đỡ rét, anh đừng cho ai dỡ nhé. Ra giêng về cày, lại không có chỗ nằm tử tế chúng tôi sẽ đình công cho anh biết tay.
- Được, được, chú cứ yên tâm, tôi sẽ cho làm một gian nhà riêng cho tổ máy kéo. Sang năm cơ giới hóađến sáu mươi phần trăm kia mà.
- Thật tuyệt! Tin tưởng ở anh đấy!... Năm nay các anh được mùa lớn, có mấy thằng máy kéo cứ để chúng nó vác mồm không đi về, anh nghĩ có tội không?
- Muốn gì nào, có lạc, có ngô, có khoai, định lấy mỗi thứ mấy cân?
- Chỉ xin các anh một ít lạc, thỉnh thoảng rang chén với nhau một bữa thôi.
- Sáng mai tôi sẽ cho dỡ cái luống lạc trồng riêng cho các chú mấy cân.
Ngọn đèn để giữa, một bên là cái đầu húi ngắn của Doãn, hai cái bả vai rất rộng, bàn tay đưa lên đưa xuống, tiếng nói rầm rầm, cười ha hả. Còn một bên là mái tóc lờm xờm lấp loáng nhiều sợi bạc trắng, một nụ cười hồn nhiên, thơ trẻ, và đôi mắt cứ óng ánh lên cái vẻ trìu mến. Đồng chí đội trưởng đội sản xuất và anh tổ trưởng tổ máy kéo, một người giàu từng trải, rất dễ thông cảm và một người mới bước vào đời, háo hức, hăng hái, hai con người ấy thưởng thức rất thú vị những câu chuyện của nhau, ngắm nghía nhau cho mãi tới khi có kẻng ngủ.

° ° °

Sáng hôm sau, tổ máy kéo chuẩn bị lên đường. Thu dọn xong bữa ăn lót dạ cho anh em, Thoa chạy về nhà ngủ đứng ở trong ngó ra chỗ sân phơi. Mấy cái đầu máy đã xếp thành một hàng dọc. Họ đang lúi húi tháo lưỡi cày cho vào một cái hòm nhỏ, và đổ số dầu còn lại vào cái bình chứa. Chiếc đệm Thái viền vải điều của Doãn cuộn lại ngất ngưởng sau lưng dựa, chiếc khăn mặt màu xanh Thoa tặng giắt vàomột bên ba-lô để cạnh chỗ ngồi. Người Thoa cứ bồn chồn, nôn nao, muốn chạy ra ngoài, nhưng lại ngại anh em chế giễu. Chị cứ quanh đi quanh lại bên cái khung cửa. Mấy anh ấy đã lên ngồi trên máy, đã bắt tay đồng chí Lâm, mấy cái đầu máy cùng gầm gừ, rồi rú lên từng đợt và tiếng nổ bắt đầu êm hẳn đi, đều đều. Cái đầu đội chiếc mũ xanh của Doãn nghiêng ngó sang hai bên như tìm kiếm ai. "Em đây kia mà! Em đứng chỗ này kia mà!" rồi Thoa chạy vụt ra. Doãn thấy Thoa, anh gật đầu hơi cười, một bàn tay đưa ra đỏ ửng vì rét. Thoa đặt bàn tay bé nhỏ run lên vì nhớ nhung trong lòng bàn tay to lớn, đầy hơi ấm.
- Em ở nhà đừng buồn... Nấu ăn cho anh em được ngon nhé. Nhớ cơm "xê 6" lắm đấy.
Thoa nghẹn ngào đến không nói được:
- Anh phải chú ý đến sức khỏe đấy... Cày trên ấy chắc đỡ vất vả hơn ở đây.
Đôi con mắt dài rất đen của Doãn óng ánh:
- Máy khỏe, lưỡi cày ngọt thì cày đất nào mà không được.
Đầu máy nhúc nhích, những chiếc bánh nhỏ lăn tròn lên vòng xích, Thoa cứ giữ lấy hai vạt áo bông chạy theo:
- Các anh nhớ viết thư cho chúng em nhé!
Mấy cái đầu máy đã đi xa, Doãn ngoái đầu lại đưa một cánh tay lên, rồi tất cả khuất vào cái bãi ngô rậm rịt. Thoa quay về đi rất chậm, vừa ngắm nghía những miếng đất in hình mắt xích bị cày bật lên trắng xốp, dấu vết còn lại của những người vừa đi, như ở đấy có hơi thở, có tiếng nói, một khuôn mặt, một nụ cười. Chị về nằm vật ra giường, nước mắt ứa ra ướt lạnh hai bên mang tai. Sao xung quanh im lặng đến thế, trống trải đến thế, những cái màn trắng, những chiếc đệm Thái lại cuốn đi rồi, còn trơ mấy cái mặt phản vàng bệch, lạnh lẽo, bụi mọt bắt đầu rơi lấm tấm. ở một góc nhà trống, chiếc đầu máy hỏng để lại nằm im lìm, bốc lên cái thứ mùi hôi khét của dầu máy đang khô lại dần dần ở các đầu trục. Nửa đêm tỉnh giấc không còn nghe thấy tiếng máy nổ êm đềm quen thuộc, tối trước khi đi ngủ nhìn qua kẽ liếp cũng không thấy ánh đèn le lói chiếu thành vệt trên hè nhà... Họ đã đi rồi! Đến mùa xuân họ mới trở lại. Những người thương mến! Các anh đi có còn nhớ đến khu đất vừa cày ở đây không, có còn nhớ đến những con người ở đây không... và anh sẽ có bao giờ quên em không, có bao giờ anh quên được cái đêm tâm tình của đôi ta ở giữa khoảnh đồng.
Khi tổ thanh nữ đập xong đống lúa xếp cao ngút sau lưng như vách hào thì trời vừa tối. Thời gian đi vào phần đêm nhẹ nhàng và rất rụt rè: một mảnh trăng mỏng mảnh như vành móng tay nhờn nhợt trắng, một ngôi sao hôm sáng rực rất lẻ loi, một màu xanh lơ lơ phảng phất như có khói, và dãy núi phía tây chợt nổi rõ lên trên cái đường viền màu mỡ gà.
Mấy chị em ôm néo, bàn cào, bàn trang vào cất ở một góc nhà trống vẫn thấy mấy chiếc phản nằm kê xộc xệch, lạnh lẽo phủ đầy bụi mọt như hàng tháng trước đây, và ở góc đằng kia bóng đen của bốn chiếc máy kéo làm tối cả một nửa gian nhà vẫn xông lên thứ mùi hôi khét của dầu mỡ đóng khô ở cái trục bánh. Tổ máy kéo ra đi từ vụ trồng ngô mùa thu, đến nay đã gặt hết lúa nương

vẫn chưa trở lại. Những gương mặt, những câu chuyện, và cả cái không khí tưng bừng của khói thuốc lá, bình trà nóng, ngọn đèn khêu to bỗng chốc trở nên xa xôi, đầy nhớ nhung. Và riêng đối với Thoa thì còn cả những kỷ niệm êm đềm, chỉ mới thoáng nghĩ đến người đã nóng rực vì sung sướng và cả vì lo sợ.
Đêm ngủ một giấc dài chợt tỉnh dậy, Thoa nhìn qua khe cửa thấy trời nhàn nhạt trắng, tưởng như sương muối của đầu đông lọt theo hơi gió đến rắc bụi trên chiếc chăn bông nóng rực hơi người, giữa lúc ấy một tiếng nổ quen thuộc, đều đều, vừa nghe rất rõ, vừa mênh mang như không có thực, như là một tiếng động gì đó trong giấc mơ, cứ rủ rỉ, lênh bênh, khiến người chị như chìm sâu mãi xuống, và giấc ngủ say sưa nửa đêm về sáng xóa mờ đi tất cả. Tờ mờ sáng hôm sau, kẻng báo thức vừa dứt, sương còn đang xuống nhiều như mưa bám trắng cả lông mày, gió châm vào mặt tê buốt, tổ thanh nữ đã mang đòn xóc ra đồng gánh lúa. Khi đi qua nhà trống cả bọn đều ngạc nhiên, không ngờ đêm qua ở đó có người ở, và họ đã đi đâu sớm hơn cả tổ thanh nữ, chỉ còn lại bốn chiếc màn trắng căng trên bốn cái phản đã kê ngay ngắn, những chiếc đệm Thái viền vải đỏ, những cuộn chăn bông lớn ở đầu giường, và những chiếc gối hoa màu sặc sỡ. Có hơi người, khu nhà trống như hẹp lại, ấm cúng hẳn, và ở góc đằng kia bốn chiếc đầu máy kéo cũng mất hút. Thoa không thể nén nổi sự sung sướng, chị kêu to:
- Các anh ấy về đêm qua rồi, thảo nào gần sáng mình nghe thấy tiếng nổ máy!
Tám đi trước ngoảnh ngay lại, mặt tím bầm trong vành khăn len vì rét:
- Thế ông tổ trưởng đã đến trình diện với cô chưa?

° ° °

Tổ máy kéo cờ đỏ của trạm máy kéo nông trường Điện Biên có bốn người, do Doãn làm tổ trưởng. Bốn con người rất trẻ ấy hơnmột năm nay được cả mọi người yêu mến, hơn nữa ở đây còn lấy làm hãnh diện với các đội sản xuất bạn vì lẽ tổ máy kéo cừ khôi đó ở đội sản xuất số "6" nhiều ngày hơn cả. Hơn một năm éc-ta cày, bừa, gieo cho bốn năm vụ vừa lúa, vừa màu, quanh đi quẩn lại cũng đã mất già nửa năm. Anh em máy kéo coi đội sản xuất số "6" là gia đình của họ, còn ở đây thì quý mến, nuông chiều họ như con cưng. Họ đi cày nơi khác chưa đầy một tháng đã hàng chục lá thư gửi đến. Ngày chủ nhật các cô chưa chồng gói vào những chiếc khăn len nào lạc, nào mía, ớt, cả rau thơm lặn lội một con suối, và bốn năm cây số đường lầy đi thăm những người yêu quý. Thời gian xa cách vừa qua mới hơn hai tháng, nhưng mỗi lần qua lại gian nhà trống, nhìn những miếng đất đóng khuôn vào vành xích khô trắng, ai cũng nghĩ như đã lâu lắm, như từ ngày mới về đây khai hoang, mấy chiếc đầu máy kia chưa hề dời khỏi chỗ đứng cũ kỹ này. Nhưng đêm qua họ đã trở lại cái gian nhà hoang vắng, và sáng nay đã mang lưỡi cày đến cắm xuống dải đất khô nẻ vì chờ mong ở tận cuối bản ón. Dải đất cày nằm dìa con đường chuyển lúa, nhưng mấy cái đầu máy vẫn lượn lờ trong đám sương dày đặc, tiếng nổ theo hơi gió bay lại, nghe rất tròn và êm ái.
Đến lượt chuyển lúa thứ ba sương mới bắt đầu trong, rạng dần. Thoa đã nhìn thấy thấp thoáng cái đầu máy quen thuộc cách đường có hơn chục thước. Khi chị vác đòn xóc quay trở lại gánh lượt thứ tư thì đầu máy đã kề ngay cạnh đường, chưa kịp nhận ra người lái là ai một giọng nói rất trẻ đã hỏi trước:
- Chào cô Thoa, cô vẫn khỏe chứ!
Chao ôi, anh ấy đây rồi, anh Doãn, con người mà từ hơn hai tháng nay chị chưa gặp mặt, nhưng không lúc nào không nhớ tới. Doãn quấn miếng vải dù trắng quanh cổ, bộ quần áo xanh và chiếc áo trấn thủ mặc ngoài loang lổ những vết đen của dầu máy giặt không sạch, đang nghiêng đầu nhe hàm răng nhỏ và đều nhìn khắp lượt cả mấy chị em.
- Cám ơn anh, em thì bao giờ cũng khỏe. Các anh mới về đêm qua?
Thoa trả lời nhỏ nhẻ, chăm chú đến từng lời nói của mình, nhưng Doãn hình như không chú ý nghe lắm, anh đã bắt đầu nói huyên thiên những chuyện đâu đâu với mấy cô khác. Tám nhảy xuống ruộng bước lại phía đầu máy, một tay ve vảy ra phía sau, tiếng nói rất chua:
- Tưởng các anh vui phố vui phường bỏ chúng em rồi... Cho em lên ngồi một lát nhé!
Doãn đưa tay ra phía Tám:
- Nào, ra đây tôi kéo lên.
Tám liêng liếng con mắt nhìn sang Thoa, một bên má đầy lên rất đanh đá, rồi quay ngoắt trở lại:
- Cám ơn ông anh có lòng tốt, tôi đâu được vinh dự ngồi cạnh ông tổ trưởng máy kéo.
Thoa vẫn nhìn Doãn khao khát, nhưng anh ta không hề nhìn lại một chút nào, vẫn hồn nhiên một cách đáng ghét:
- Các cô đi làm nhé. Tối mời xuống chỗ chúng tôi uống nước chè.
Những vòng bánh bắt đầu lăn trên vành xích, đầu máy nghiêng hẳn về một bên, hai cái vai rộng của Doãn lắc lư rất đáng yêu, một dải khói đen nâu từ ống khói bay cao lên, pha vào bụi sương một màu tím ngan ngát. Nỗi vui sướng rạo rực ở trong Thoa từ lúc sớm, khi đi ngang qua gian nhà trống lại thấy mấy cái màn căng quen thuộc, bị hẫng đi như rơi vào khoảng trống.
Suốt mấy tiếng đồng hồ chị cứ tin một cách vô lý rằng vì chị, chỉ vì riêng có chị nên tổ máy kéo đã trở lại, và gặp được chị, anh tổ trưởng trẻ tuổi sẽ nhảy từ trên đầu máy xuống, lúng túng vì cảm động, sẽ bắt chị dừng lại để hỏi han về sức khỏe, về công tác bằng giọng nói rất ấm áp, bằng cái nhìn rất trìu mến, và tất cả cái thái độ chân thành ấy đều biểu lộ bằng suốt trong thời gian vừa qua anh ta luôn luôn nghĩ đến chị, cũng như chị luôn luôn nghĩ đến anh. Nhưng những điều tưởng tượng thơ mộng ấy đã hoàn toàn không đúng, anh ấy coi chị cũng bình thường như mọi người con gái chưa chồng khác ở tổ thanh nữ, hầu như anh ấy chẳng có lúc nào nghĩ đến một cô Thoa nào đó ở đội sản xuất số "6", may mà còn chưa quên đấy. Một cái gì tấm tức, thù ghét, đau xót cứ lan ra khiến cổ họng chị se lại, và trong lồng ngực buốt nhói.
Nhưng Doãn không hẳn hoàn toàn không nghĩ đến người con gái mà anh chào đầu tiên. Trong tiếng máy mổ đều đều và hơi khói ma-dút thơm khét, một khuôn mặt hiện lên cùng với những mẩu chuyện thú vị. Cô ta quả không được xinh, chỉ được hàm răng đều và tươi, còn khuôn mặt hơn ngắn quá, cặp mắt cũng nhỏ quá. Chỉ vì cô ta năng đến với anh, chịu khó hỏi chuyện, suốt ngày bóng dáng cô ấy cứ thấp thoáng bên cạnh như buộc chặt vào với tổ máy kéo nên anh em trong tổ thường phải nghĩ đến cô ấy nhiều hơn, tìm hiểu về cô ấy kỹ hơn. Hơn nữa về đường tình duyên cô ấy lại gặp nhiều trắc trở. Lần thứ nhất cô yêu anh y tá của Đội, có lẽ vì anh chàng tài hoa và đẹp trai. Lần thứ hai lại yêu một anh ở trung đội 3, tay bóng đá chân giầy xuất sắc của nông trường. Cả hai đều đã có vợ, có con, cô ta tuy biết vậy nhưng vẫn yêu, yêu điên cuồng, cuối cùng không những cô ấy phải chịu đau khổ mà còn làm cho cả hai anh đàn ông cũng bị buồn phiền lây. Còn lần thứ ba này, cô ấy sẽ để ý đến ai? Mấy cô hay có tính thóc mách đã đến nói nhỏ với tổ máy kéo là "con bé thèm đàn ông" ấy đã yêu thầm anh tổ trưởng của họ rồi. Nghĩ đến đấy, Doãn lại thấy mình trở lại cái cảm giác vừa khó chịu vừa êm ái như những lần trước khi thoáng đoán biết người ta đang chăng bẫy đòn anh. Những cô ấy thì không thể yêu được, không thể có cảm tình ngay được, vừa xấu người vừa xấu nết. Anh vẫn ao ước được là người yêu đầu tiên của người khác, được tận hưởng sự rung động trong

trắng không một vết nhơ. Trong mọi việc khác anh có thể rộng lượng, nhưng trong tình yêu anh phải tự thú nhận là mình rất ích kỷ, tuy vậy cũng chỉ là thứ ích kỷ không bị lên án, thích hợp với quan niệm của nhiều người.
Tiếng máy vẫn thầm thì trò chuyện với đất, và Doãn vẫn tiếp tục tâm sự với riêng mình. Đến đầu bờ anh cho vòng máy sang luống mới và ngắm lại những đường cày thẳng tít tắp lẫn vào trong sương. Từ giữa những rãnh đất bở tung, nâu xốp, những sợi khói màu tím nhạt ngút ngát bay lên. Những con quạ đen thui như đã bị đốt thành than đứng run rẩy trên các mô đất, chốc chốc lại kêu lên não ruột. Đằng đông cái bàu sương rộng lớn cứ trong mãi và trở nên tím mênh mang, trong cái bóng tím mơ hồấy như có cả màu xanh nhạt của nền trời. Ôi, buổi sáng mùa đông ở Điện Biên sao đẹp thế, tâm hồn người ta sao dễ thơ mộng thế. Mỗi lúc được thưởng thức vẻ đẹp kỳ lạ luôn luôn biến đổi của thiên nhiên, Doãn lại thấy công việc của mình tràn đầy thi vị, cuộc đời sao mà đáng yêu, tấm lòng cởi mở như không còn biết đến những tính toán nhơ bẩn, nhỏ nhen thường ngày. Cũng do thói quen thích chú ý đến cái đẹp của chung quanh, một buổi Doãn đã khám phá ra vẻ đẹp rất đột ngột của Thoa, nhưng có lẽ chỉ có một lần ấy, đã xa xôi rồi nhưng vẫn còn in đậm nét.
Lần ấy vào buổi chiều, anh đã bừa xong một vạt đất rộng gần hai éc-ta liền rẽ máy qua khoảng ruộng gieo lạc để về khu nhà trống. Kẻng nghỉ việc từ lâu nhưng ở cuối bãi vẫn thấp thoáng còn một bóng người, một cô nào ở tổ thanh nữ, nhưng trông xa không rõ ai. Cô ta gieo hết luống cuối, quay lại gieo nốt vạt bỏ dở ở đầu bãi đằng này. Doãn chợt nhận ra gọi to:
- Cô Thoa sao về muộn thế?
Thoa nhìn anh mỉm cười:
- Em gieo gọn khoảnh này để mai làm việc khác.
- Tích cực nhỉ?
- Đâu bằng bộ đội được!
ấy, tuy xấu người, nhưng ăn nói bao giờ cũng nhẹ nhõm, dễ nghe. Trời đã xâm xẩm tối, màu đất sẫm lại mênh mông. Phía tây một vầng sáng xanh nhạt pha lẫn với màu vàng của ráng chiều viền lấy dãy núi màu tím sẫm trông rõ như một đường khắc nổi. Trên cái nền cảnh lặng lẽ và dịu dàng ấy bóng dáng Thoa là cái khối duy nhất sinh động. Không biết có phải vì có anh chàng tổ trưởng máy kéo đang chăm chú ngắm mình mà cô ta làm duyên làm dáng thêm lên không. Chiếc khăn len mỏng bịt chặt lấy tóc, một cái áo vải hoa hơi sặc sỡ bó lấy thân mình thon nhỏ thắt lại bằng sợi dây đeo giỏ đựng nhân lạc, quần lụa chấm gót, cô ấy vừa đi rất uyển chuyển vừa đưa tay ra ngang thân người vung vẩy rất nhịp nhàng, những hạt lạc đỏ tươi đầy hai lòng bàn tay lần lượt theo kẽ ngón lọt thứ tự trên rãnh đất. Máy vẫn để nổ, nhưng Doãn thì còn đang say mê theo dõi những động tác đã trở nên tinh thục như một môn nghệ thuật. Chỉ một loáng Thoa đã đi đến rãnh cuối, khi chị cởi giỏ, rũ khăn, bước lại phía Doãn hỏi: "Anh chưa về kia à?" anh mới ngượng nghịu vì thấy mình đã làm một việc dại dột, dễ sinh hiểu lầm. Từ đó mỗi lần có những ý nghĩ khó chịu bực bội về sự săn đón quá lộ liễu của Thoa, cái hình ảnh đẹp đẽ, lạ lùng của buổi chiều hôm nào lại phảng phất len đến như một hơi thở ấm áp làm tê dại mọi tức giận, lại thấy tấm lòng cởi mở, dễ rộng lượng và tha thứ.

° ° °

Tổ máy kéo cày được hai buổi thì vấp phải một trở ngại. Chân rạ lúa nương tốt quá, vừa cao, vừa dày, lưỡi cày vướng phải gốc rạ cứ nổi lên trên đất nhảy tưng tưng, hoặc có cày được cũng chỉ đi chừng một phần ba luống rạ đã quấn chặt lấy lưỡi, lại phải cho máy giật lùi nhảy xuống gỡ. Ăn cơm được
2hi.us