Truyện teen- Để Hôn Em Lần Nữa
Tác giả: Internet
Truyện teen- Để Hôn Em Lần Nữa
đầu nhưng vẫn nán lại. Cô vặn mình và co duỗi chân như để ngầm thông báo với Đăng (phải, lại là anh ta) về nguyện vọng tập thể dục, hy vọng anh ta sẽ bỏ vào trong trước.
Nhưng có lẽ Đăng không muốn tỏ ra tôn trọng nguyện vọng của một sinh viên nữ ngông nghênh gàn dở. Thay vì bỏ vào trong như Quỳnh thầm kêu gọi, anh ta lại bước xuống khỏi hàng hiên, đến gần chỗ cô hơn.
- Muộn lắm rồi, bạn còn đứng đây làm gì? – Đăng hạ thấp giọng, và còn hạ thấp hơn nữa khi cố nói thật nhanh câu tiếp theo, một câu trống không – Đã hết sốt chưa?
- Thầy định đi đâu ạ? – Quỳnh trả lời Đăng bằng một câu hỏi khác, lễ phép không chê vào đâu được.
Câu hỏi tưởng như chỉ là một lời chào tầm thường bỗng làm Đăng đầu tiên thì ngắc ngứ, sau đó thì đâm quạu. Anh đã mở lời hỏi thăm tử tế thế rồi mà cô ta cứ bơ đi là sao?! Phải mất mấy giây sau, anh mới lấy lại bình tĩnh để đáp trả bằng một câu hỏi khác, hơi mát mẻ:
- Tôi có cần phải khai báo với bạn không nhỉ?
- Chắc là… không cần ạ – Quỳnh ngập ngừng, vẻ mặt lộ rõ là đang đề cao cảnh giác.
- Bạn biết vậy thì được rồi. Mau vào ngủ đi!
Quỳnh chẳng có lý do gì mà không “vâng” một tiếng rồi quay người đi vào. Đứng ì ra trước ánh nhìn soi mói của anh ta đã chả mấy dễ chịu, cô lại còn bị muỗi đốt cục cả chân nữa chứ. Nhưng không hiểu vì khung cảnh thanh vắng của đêm hay vì cảm giác nhớ nhà mà Đăng lại trở nên cởi mở hơn bình thường. Anh sải bước để đi lên song song với Quỳnh, biểu hiện lừng khừng như định nói thêm điều gì. Quỳnh nhìn sang, thoáng ngạc nhiên vì thái độ gần như thân thiện và có phần hơi lúng túng của Đăng. Cô dừng lại, hỏi nhẹ nhàng:
- Có chuyện gì nữa không ạ?
- Ừm… – Đăng gật đầu.
Kiểu ậm ừ của Đăng khiến cái đầu lắm liên tưởng của Quỳnh hoạt động thật nhanh. Có lẽ anh ta cắn rứt lương tâm đôi chút vì đã để cô xuống xe đi bộ dưới trời mưa, làm cô ốm thêm chăng… Chẳng kịp nghĩ gì sâu hơn, cô buột miệng:
- Thầy không phải áy náy vì chuyện lúc trưa đâu ạ. Em không sao.
- Tôi không định nhắc chuyện lúc trưa – Đăng đột nhiên gắt nhỏ.
- Ơ… vâng.
Quỳnh đi thật nhanh lên trước để giấu đôi tai đỏ lựng vì tẽn tò và tức tối. Cô chỉ định tỏ ra không hẹp hòi để anh ta đỡ phải ấp úng mãi, thêm khó xử thôi. Ai biết được tự dưng anh ta lại giãy nảy lên như thế chứ. Hừ, tốt nhất là cô đi ngủ! Dính dáng tới ông thầy dở người này thêm phút nào chắc cô chỉ bực mình thêm phút đó.
Nhưng “ông thầy dởngười” đang thật sự rất không bình thường. Thay vì để mặc cho cô chạy tót lên hiên, anh ta lại đuổi theo, túm lấy khuỷu tay cô. Cử chỉ có thể gọi là thân mật này đem đến tác dụng như một cú phanh gấp đối với Quỳnh, phanh gấp cả chân tay lẫn đầu óc. Cô cứ đứng đờ ra, trố mắt nhìn Đăng, thậm chí không kêu nổi tiếng nào chứ đừng nói đến việc huých cho anh ta một cái hay giằng tay ra. Ở phía đối diện, Đăng cũng không khá hơn Quỳnh là bao. Trong tích tắc, anh quên bẵng lý do dẫn đến hành động bạo dạn của mình, một hành động mà ngay cả trong mơ anh cũng chưa gặp bao giờ: túm lấy tay một cô gái mình không hề có cảm tình, lại đang coi mình là thầy…
Một người thì quên mất rằng mình giữ tay đối phương để làm gì, một người thì không nhớ là mình phải giật tay ra, cả hai chắc sẽ còn đứng giữa sân trường cho đến khi cùng hoá đá nếu như không có ai đó xuất hiện. Chẳng biết là may hay không may, người đóng vai nhân chứng của cái cảnh dễ gây hiểu lầm này không phải thầy trưởng đoàn xuề xoà nhưng cũng nhiều nguyên tắc đạo đức, cũng không phải một sinh viên nam to mồm vô tư hay một sinh viên nữ ưa bép xép đơm đặt, mà là Phương – cô bạn quan tâm lo lắng cho Quỳnh nhất và cũng là cô sinh viên được Đăng (dường như) ưu ái nhất trong suốt mấy ngày qua.
Dù Đăng và Quỳnh đã bừng tỉnh, đã nhanh chóng tạo một khoảng cách hợp lý hơn giữa bàn tay người này với cánh tay người kia, cử chỉ cũng như vẻ mặt không mấy tự nhiên của họ vẫn đưa đến cho Phương rất nhiều suy luận. Nụ cười luôn thường trực trên gương mặt bầu bĩnh tắt ngấm từ bao giờ, Phương cứ đứng ở hàng hiên, nhìn xuống chỗ hai người, cặp mắt ngỡ ngàng thấp thoáng cả những cảm xúc cô chưa từng gặp: tổn thương và ghen tị. Quỳnh không đọc được hết những gì hiện lên trong đôi mắt đã tối lại của Phương, cô chỉ biết rằng mình đang ở trong một tình huống hiểu lầm tai hại. Đến đứa thờ ơ nhất trong đám con gái cũng biết là Phương có cảm tình đặc biệt với thầy Đăng, huống chi cô, người mà nó vẫn coi như chị em, luôn tranh thủ kể lể tâm tình… Chẳng nghĩ thêm gì nữa,
Quỳnh chạy vội lên hiên, kéo bạn vào trong.
- Có chuyện gì thế? – Phương hỏi, mắt vẫn hơi liếc về phía sau, bối rối.
- Vào đã, rồi tớ kể sau – Quỳnh nói nhanh, cũng chẳng bình tĩnh gì hơn.
Rồi hai cánh cửa sơn xanh cũng đóng chặt lại. Ánh đèn sạc lờ mờ và những tiếng càu nhàu nho nhỏ bên trong phòng ngủ của đám sinh viên nữ cũng tắt ngấm. Giữa khoảng sân tối om, chỉ còn Đăng đứng im lặng cùng lũ muỗi và những ý nghĩ hỗn độn. Ở đâu đó phía trên thung lũng, tiếng chim đêm vút lên như một lời trách móc.
Thêm một tuần nữa trôi qua, những công việc giúp đỡ dân bản đã kết thúc, thời gian để đoàn sinh viên tình nguyên lưu lại Tin Tốc lẽ ra đã cạn, nếu như đợt mưa lũ bất ngờ không làm sạt lở mấy đoạn đường núi nối từ bản ra trung tâm xã và từ trung tâm xã ra tỉnh lộ. Mặc ọi nỗ lực thông đường của cả thanh niên địa phương lẫn sinh viên tình nguyện suốt mười mấy tiếng đồng hồ, khối bùn đất và những tảng đá hộc vẫn cao ngồn ngộn như một lời thách thức. Thầy trưởng đoàn nhìn bầu trời sũng nước đang tối sụp xuống, ngao ngán ra lệnh cho cả đoàn quay lại điểm trường Tin Tốc. Hai phòng học tưởng đã trở về đúng chức năng vốn có của chúng, giờ lại một lần nữa được thu dọn để biến thành phòng ngủ cho đám sinh viên.
Quỳnh ngồi dậy, mở ba lô, cố gắng không để tiếng sột soạt nhỏ nào phát ra. Mới chín giờ tối nhưng khắp phòng chỉ còn tiếng ngáy nho nhỏ, tiếng thở đều đều. Tất cả đã trải qua một ngày vất vả. Riêng Quỳnh, dù rất mệt sau sáu bảy tiếng đồng hồ liên tục khuân đất đá ở khu vực sạt lở, cô vẫn không tài nào ép mình vào giấc ngủ. Cô không đói, suất ăn lúc chiều gồm bát mì nấu suông và nửa bắp ngô tuy chẳng thịnh soạn gì nhưng cũng đủ để dạ dày ngừng sôi réo. Cô không bị muỗi hay bất cứ loại côn trùng nào khác tấn công, cũng không lạ chỗ ngủ. Thứ làm cô trằn trọc không yên lại chính là sự im lặng, sự im lặng của tất cả đám con gái, kể cả Phương.
Sáng nay, khi thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về, Hằng- người đem theo nhiều đồ đạc đắt tiền nhất- phát hiện ra mình bị mất hai trong ba chiếc thẻ nhớ. Sau một hồi lục lọi, hai miếng nhựa nhỏ mỏng dính buộc với nhau bằng chun ấy được tìm thấy ở một góc phòng, khuất sau chiếc ba lô của Quỳnh. Nếu suy luận một cách thiện chí, đây có thể chỉ là kết quả của chuỗi sự việc trùng hợp ngẫu nhiên, chẳng hạn như hai chiếc thẻ nhớ bị rơi rồi bị đá vào góc phòng trước, sau đó Quỳnh không để ý, quẳng ba lô đè lên… Nói chung, đồ thì đã trở về với chủ, mọi người thì đang bận dọn dẹp để rời bản cho sớm, chuyện thật ra chẳng có gì đáng nói. Thế nhưng, sẵn đã bằng mặt mà không bằng lòng với Quỳnh từ lâu, Hằng làm toáng lên, ầm ĩ đến nỗi đám con trai cũng phải ùa sang xem.
Đúng thời điểm tất cả mọi ánh mắt đều dồn vào một mình mình như vậy, Quỳnh sững sờ nhận ra rằng tình bạn giữa cô và Phương đã rạn nứt quá nhiều. Trước cảnh tình ngay lý gian của Quỳnh, Phương chẳng hé môi lấy nửa câu bênh vực, đến ánh mắt cũng không còn chút tin tưởng nào nữa. Ngay cả khi thầy trưởng đoàn vào phân xử và ra kết luận chấm dứt việc “đấu tố” Quỳnh, Phương cũng không biểu lộ sự mừng rỡ hay chia sẻ, chỉ hành động giống những người khác: im lặng, quay lại với đống hành lý chưa sắp xếp xong. Và đã mười hai tiếng trôi qua, bức tường im lặng vô hình mà Phương cùng mọi người dựng quanh Quỳnh vẫn sừng sững hệt như đống đất đá sạt lở đang án ngữ giữa đường, không cách gì lay chuyển.
Quỳnh lục ba lô lấy điện thoại, ngón tay cái nấn ná trên bàn phím mãi vẫn không biết phải nhắn gì cho Phương. Chuyện gẫu ư? Suốt một tuần nay, những tin nhắn nói chuyện tầm phào của Quỳnh chỉ được đáp lại một cách gượng gạo, miễn cưỡng. Tâm sự ư? Những câu tâm sự luôn bị tổng đài ngắt thành hai, ba tin nhắn liên tiếp của Phương và những lời quân sư quạt mo cũng lê thê không kém của Quỳnh đã ngừng bặt kể từ một tuần trước. Giải thích ư? Quỳnh biết giải thích sao nữa đây? Chuyện hai chiếc thẻ nhớ thì cô chẳng biết gì để phân bua, còn chuyện một tuần trước với Đăng thì cô đã mất cả đêm và non nửa tiền trong simđiện thoại để vừa kể tường tận vừa trấn an rồi mà Phương…
Nếu như không có sự cố thẻ nhớ vừa rồi, chắc Quỳnh vẫn đinh ninh là Phương đã hiểu và tin lời giải thích của cô, rằng cô và vị giảng viên tương lai đẹp trai mà nó hết sức ngưỡng mộ chẳng có chút cảm tình nào với nhau, rằng việc cô đứng sát bên anh ta, sát một cách bất thường, chỉ là một khoảnh khắc tình cờ. Mãi đến sáng nay, khi Phương im lặng vào đúng lúc cô cần nó lên tiếng nhất, Quỳnh mới vỡ lẽ, thì ra cô đã suy nghĩ quá đơn giản. Cô đã vô tư đến mức vô tâm, chẳng biết những lời giải thích quá thật thà của mình đã đưa đến cho bạn những cảm xúc ấm ức, hờn ghen. Cũng phải thôi, một đứa vẫn bị chê là tồ và hâm hấp như cô làm sao thấu hiểu được tâm trạng của Phương- một thiếu nữ giàu tình cảm đã bắt đầu biết thế nào là rung động.
Giờ thì mọi thứ đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Quỳnh. Sự im lặng, giống như lời kết tội nặng nề treo lơ lửng trên đầu chẳng biết bao giờ thì rơi xuống, làm ọi mạch máu trong đầu cô căng lên, mệt mỏi rã rời nhưng lại không thể ngủ, dù chỉ là một giấc ngắn chập chờn.
- Ngột ngạt quá! – Quỳnh nói một mình trong bóng tối.
Ngay sau đó, giống một kẻ mộng du, cô vùng dậy, đi như chạy ra khỏi phòng.
Đăng buông lỏng những ngón tay, chiếc điện thoại rơi xuống vạt cỏ ướt đẫm. Những âm thanh trả lời tự động đặc trưng của nhà mạng vẫn vọng lên rõ mồn một: Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được… Cúi đầu nhìn đám cỏ đang được màn hình điện thoại chiếu ánh sáng xanh yếu ớt, anh thở dài, cảm giác nhẹ nhõm dần dần dâng lên trong cái đầu vẫn còn đang chếnh choáng vì mấy chén rượu ngô “uống cho ấm người” của ông trưởng bản. Anh sẽ không “vui lòng gọi lại sau” theo sự chèo kéo của giọng nói vô cảm được cài đặt sẵn, thậm chí còn thấy biết ơn vì nó đã vang lên. Bởi nếu đầu bên kia có tín hiệu, có người thưa máy, Đăng cũng chẳng biết phải nói gì. Gần hai năm trôi qua, anh và chủ nhân số điện thoại ấy cũng đã xa nhau đủ lâu để trở thành hai kẻ lạ rồi.
Giữa lúc những kỷ niệm ngắn ngủi của mối tình đầu kết thúc không có hậu vẫn luẩn quẩn trong đầu, Đăng chợt nghe thấy tiếng chân càng lúc càng bước gần về phía mình. Trong khi anh còn đang phân vân không biết nên cúi xuống nhặt điện thoại và bật màn hình sáng lên hay lặng lẽ tránh ra chỗ khác, tiếng chân đã dừng lại, rồi nhanh chóng biến thành những tiếng thở dài, thật dài.
- Sao thế Quỳnh? – Đăng vừa cúi xuống nhặt điện thoại vừa hỏi độp một câu.
Không thể gọi là giật mình hay hoảng hốt, cảm xúc của Quỳnh lúc này phải diễn tả bằng từ “đứng tim” hoặc “khiếp đảm” mới chính xác. Cổ họng cô tắc nghẹn, đôi môi mấp máy mãi mới thốt ra được mấy lời rời rạc:
- Dạ… không… không có gì.
Đăng bật nút đèn pin trên điện thoại, chìa nó về phía gương mặt sợ-đến-đông-cứng của Quỳnh, chẳng hiểu ma xuy quỷ khiến hay rượu thúc ép, tự nhiên buột miệng hỏi thật ác:
- Ra đây giấu thẻ nhớ à?
Quỳnh lặng đi một lúc. Ban đầu, cô không hiểu câu nói, dù không gian im ắng của đêm miền núi không hề cản trở từng chữ đập vào màng nhĩ, rõ mồn một. Sau đó, khi đã chậm chạp xâu chuỗi xong cả câu, cô lại không hiểu lý do
để một người hơi kiêu ngạo nhưng chưa bao giờ cay độc có thể bật ra những lời tàn nhẫn ấy. Chẳng lẽ cô giống một đứa con gái có thói tắt mắt, ăn cắp vặt đến vậy ư? Chẳng lẽ trong mắt Đăng, cô đáng ghét đến mức anh ta phải trả đũa bằng cái cách hỏi móc nhọn hoắt này? Chẳng lẽ một người luôn nghiêm trang như anh ta lại đang đùa cợt, thậm chí đùa cợt quá trớn, không biết đến giới hạn? Những câu hỏi, những phỏng đoán, những giả định cứ ngoằng vào nhau, thít dần quanh cô như sợi dây thừng. Quỳnh thấy ngạt thở. Cô hít mạnh để hơi ẩm bên ngoài ùa vào ngăn những giọt nước đang rình rập trong khoé mắt. Không nói thêm lời nào, kể cả một câu chào lễ phép mà cô vẫn thường dặn mình phải nói để giữ đúng phép thầy-trò, Quỳnh quay người đi vào.
Đăng không nghĩ là cô nàng ngông nghênh này lại đầu hàng chóng vánh, rút lui vô điều kiện như thế. Khi đặt câu hỏi, anh đã chuẩn bị tinh thần ột cuộc đấu khẩu. Anh đang hơi say và cô đơn, những kỷ niệm mạnh mẽ nhao lên từ một vùng ký ức mờ khuất như muốn hạ knock out kẻ đang kìm giữ chúng. Đêm cuối cùng ở Tin Tốc mới mệt mỏi và tịch mịch làm sao. Hơn lúc nào hết, anh thèm được trò chuyện, cãi cọ cũng được, với một cô gái mười chín tuổi tinh nghịch, hồn nhiên, giống như cô gái ngày xưa mà anh từng theo đuổi. Ồ phải, tại sao anh không đuổi theo chứ? Cô ấy mới vừa ở đây thôi mà. Chẳng kịp trấn tĩnh lấy một giây để phân biệt đâu là hiện thực đâu là ảo giác, Đăng chạy vội về phía hàng hiên lớp học.
Mới thất thểu đi đến giữa sân, Quỳnh lơ mơ nghe thấy tiếng chân và tiếng gọi. À không, không phải là một tiếng gọi hẳn hoi, nó giống một tiếng kêu để gợi chú ý hơn. Cô dừng bước, ngoái lại. Bóng tối gần như đặc quánh và đôi mắt nhoà nước không cho phép cô nhìn rõ mọi thứ, cô chỉ đơn giản là cảm thấy có người đang lao đến. Còn ai vào đây, nếu không phải là Đăng? Chẳng lẽ anh ta vẫn chưa thoả mãn với câu nói có giá trị như một nhát dao đâm bồi vào người bị thương kia? Chẳng lẽ anh ta vẫn muốn căn vặn cô thêm điều gì nữa? Quỳnh xoay hẳn người lại, có lẽ đã đến lúc cô không nên và không thể tránh né nữa.
Tia lửa nhỏ bùng lên trong đôi mắt mở to long lanh nước của người đối diện khiến bước chân hăm hở của Đăng khựng lại. Có phải anh đã làm sai điều gì? Lắc mạnh đầu như muốn hất văng men rượu choáng váng và những kỷ niệm xao lòng ra khỏi tâm trí, anh cố gắng hướng suy nghĩ của mình về phía giới hạn tỉnh táo. Nhưng cú lắc đầu này dường như không đem lại kết quả, thậm chí là phản tác dụng. Những cảm xúc nồng ấm của một chàng trai hai mươi hai tuổi vốn bị vai trò giảng viên tương lai ép cho lắng xuống suốt nửa tháng nay bỗng nhiên được khuấy động, Đăng tiến thêm một bước về phía Quỳnh.
Sau mấy hôm mưa to, khoảng sân đất không được đầm kỹ đã trở nên lầy lội hơn bao giờ hết. Một đám bùn đang nằm im ở ngay trong tầm bước của Quỳnh, chỉ còn đợi cô gáicử động để hoàn thành nốt nhiệm vụ phá đám (hay tác hợp?!) của mình. Vừa lùi vừa xoay người tránh Đăng, Quỳnh bước ngay vào chỗ đất nhão, trượt chân, mất đà, chới với. Và lần này, Đăng đã vứt bỏ sự cảnh giác để làm theo phản xạ tự nhiên của một chàng trai bình thường: vươn tay đỡ. Thật tai hại, bóng đêm đen kịt đã biến hành động mang tính nhân đạo của anh thành một cử chỉ thân mật bất ngờ. Tay anh, thay vì nắm được tay hay vai Quỳnh, lại chộp vào eo cô, kéo giật lại. Tiếng kêu thảng thốt của Quỳnh chưa kịp rời khỏi môi đã bị ép ngược trở lại bằng đôi môi vẫn còn cay nồng vị rượu.
Như bất cứ cô gái biết tự vệ nào khác, Quỳnh vùng vẫy, cố gắng giằng mình ra khỏi nụ hôn đầu đời không mong muốn. Như bất cứ cô gái mới lớn nào khác, cô cũng từng mơ mộng về hành động này. Trong suy nghĩ của cô, nó là một dấu ấn nhỏ nhưng phải thật ngọt ngào. Nó phải diễn ra trong bối cảnh thật lãng mạn với hoa, nến và tiếng sột soạt của váy áo, phải bắt đầu thật từ tốn với những lời êm dịu. Quan trọng nhất, người chia sẻ nụ hôn đầu với cô phải là chàng trai mà cô yêu thực sự. Cô chưa bao giờ tưởng tượng ra cảnh mình, ăn mặc lôi thôi, đứng chôn chân giữa khoảng sân tối om lép nhép bùn đất, đón nhận một nụ hôn không chút gượng nhẹ của một người gần như căm ghét mình. Cô hẳn sẽ là con ngốc nếu cứ để yên cho anh ta tiếp tục!
Thật không may, cô không đủ kinh nghiệm để hiểu rằng, cử chỉ phản đối không yếu ớt nhưng cũng chưa đến mức quyết liệt sống còn như của cô sẽ chỉ càng góp phần trêu ngươi kẻ đang giữ vai trò chủ động. Đúng vậy, Đăng giờ đây không còn coi cô là đàn em cùng trường, là học trò tương lai nữa, mà là một người khác giới bướng bỉnh đầy hấp dẫn, một thử thách khó khăn cần chinh phục. Vòng tay anh siết chặt hơn quanh hông cô, đôi môi nóng nảy của anh áp vào đôi môi mím chặt cứng đờ của cô, chà xát…
Vài giây trôi qua trong sự im lặng tuyệt đối, thậm chí cả tiếng thở cũng không thấy đâu. Chàng trai vẫn miệt mài “tấn công”, cả vòng tay lẫn bờ môi đều không buông, không lỏng. Phản ứng kiên định ban đầu dần rời bỏ cô gái. Không biết vì ngạt thở hay vì quá căng mỏi, trong tích tắc, miệng cô hé ra một chút. Và chỉ chờ có vậy, như dòng nước lũ mạnh mẽ từ thượng nguồn đổ xuống cuốn phăng thân cây non nớt, một nụ hôn đúng nghĩa kéo cô vào một cơn say váng vất, một cơn say không phải do rượu, một cơn say cô chưa từng biết đến bao giờ.
Không biết lại bao nhiêu giây nữa trôi qua trong sự im lặng tuyệt đối, nụ hôn có thể gọi là đắm đuối dần dần xen vị mặn. Đăng nhấc một tay khỏi eo Quỳnh và chạm nhẹ lên mặt cô, gò má mà anh nhớ là lấm tấm tàn nhang của cô đã ướt đẫm từ lúc nào.
Ánh nắng gay gắt từ trên trút xuống, hơi nóng hầm hập từ dưới dâng lên, chúng gặp nhau ở một điểm, đó là gương mặt nhễ nhại mồ hôi của đám nhân viên mới bước ra khỏi những toà nhà văn phòng. Quỳnh cũng đang len giữa dòng người bị thiêu đốt ấy, hết quay trái lại quay phải, cố gắng xác định – giữa bao nhiêu hàng quán nhốn nháo – một địa chỉ khả dĩ để thưởng thức bữa trưa đầu tiên của cuộc đời đi làm.
Thực ra, cô cũng không có nhiều lựa chọn. Những nhà hàng Nhật hay pizza Ý đằng kia rõ ràng là quá xa vời đối với mức lương thử việc hơn hai triệu một tháng của cô. Những gánh miến ngan, bánh đa cua bán rong có vẻ hợp túi tiền nhất thì lại hơi kém trang trọng, nếu không muốn nói là nhếch nhác, ục đích mà cô đang hướng tới. Ừ thì bữa trưa đầu tiên cũng chẳng phải sự kiện trọng đại thiêng liêng cho lắm, nhưng sau một buổi sáng làm việc không mấy suôn sẻ, Quỳnh nghĩ mình xứng đáng được nếm món gì dễ chịu hơn là những thứ ít năng lượng nhiều mì chính giữa vỉa hè bụi mù không chút bóng râm này.
Nửa ngày cô vừa trải qua thật đáng đưa vào làm ví dụ điển hình trong cuốn Những kinh nghiệm bắt đầu công việc tồi tệ – nếu cuốn đó có tồn tại ở đâu đó trên đời. Chiếc máy quét cùng phần mềm nhận dạng văn bản xa lạ hoá ra lại là thứ khiến cô ít khổ sở nhất. Trừ vài trục trặc nhỏ ban đầu do nhầm lẫn về dây nguồn, nó hoạt động trơn tru, chỉ phát ra những âm thanh lè rè vô hại, khác hẳn với phần lớn những người chia sẻ chung bầu không khí mát lạnh ở
văn phòng với cô. Suốt gần bốn tiếng đồng hồ ngồi trong góc của mình, tất cả những gì cô nghe được từ mấy cabin bên cạnh là vài câu chào nhạt nhẽo, dăm câu trả lời nhát gừng về công việc và hàng tá những câu ám chỉ sỗ sàng về chuyện cô đã chạy chọt thế nào để nhảy vào được vị trí mà họ cho là ngon lành này.
Quỳnh đã quá quá quá quen với tình trạng mình ở trong một tập thể nếu không bị dèm pha nói xấu thì cũng bị đối xử kém thân thiện rồi. Ông nội lập lá số cho cô, nói rằng trong cung Nô Bộc của cô có một số sao gì đó chi phối việc này. Quỳnh không tin tử vi nhưng cô tin ông nội. Và nếu đó đã là số mệnh, cô buộc phải coi những phản ứng như vậy là chuyện thường rồi cố gắng quên chúng đi thật nhanh. Lần này, nỗ lực làm con cá Dori của cô dường như đã khá thành công nếu như lời đề nghị được mời mọi người trong phòng đi ăn trưa của cô không bị một nhân vật đáng gờm chẳng rõ vô tình hay vô tình thật sự ra tay ngăn cản.
Không, người đó không phải là Đăng. Sau khi dẫn cô đi chào mọi người trong văn phòng và ấn vào tay cô cái máy scan (với dây nguồn của một cái máy scan khác hẳn!) cùng mấy cuốn tạp chí buôn chuyện tào lao, anh ta hình như đã bị ánh mặt trời chói chang ngoài kia làm cho bốc hơi. Chiếc mũ bảo hiểm đặt trên mặt bàn cuối phòng là vật duy nhất chứng minh rằng cuộc chạm trán đau tim sáng nay ở thang bộ không phải do Quỳnh tưởng tượng ra, rằng anh ta thực sự đã đi làm và đang ở đâu đó quanh đây. Dù sao thì sự vắng mặt hơi bất thường này của Đăng cũng khiến cô bớt đi một mối bận tâm. Chỉ riêng việc hứng trọn những lời đầy gai móc của Điệp – thư ký toà soạn, người đã quay cô như quay dế trong buổi phỏng vấn, người đã không nở được một nụ cười xã giao khi cô đến chào lúc đầu buổi sáng – và tiếp theo là của những ma cũ trong phòng cũng đủ để cô thấy ong cả đầu rồi…
Mải nghĩ lan man về người phụ nữ có cái miệng nhỏ xinh như búp bêNhật và hàm răng sít chặt đến nỗi chỉ tơ nha khoa cũng chưa chắc đã lách được qua ấy, Quỳnh suýt nữa bỏ qua tấm bảng xanh đỏ của một hãng bán đồ ăn nhanh bên kia đường. BBQ Chicken chưa bao giờ là cái tên đầu tiên cô nghĩ đến mỗi khi thèm ăn gà rán hay hamburger, đơn giản vì nó đắt hơn hẳn KFC hay Lotteria. Nhưng lúc này, khi cô sắp kiệt sức vì sự lạnh lùng của công sở và sự nóng nực của đường phố mùa hè, không gian mát mẻ cùng những chiếc ghế đệm sọc xanh lá cây vui mắt của nó có vẻ là một chỗ trú ẩn lý tưởng. Phải, thực sự lý tưởng, nếu như không có người khách nam mang gương mặt suýt nữa thì giống hệt Hyun Bin ngồi trong góc!
May mắn thay, người suýt giống hệt Hyun Bin kia đang bận bịu với chiếc điện thoại và suất cơm gà đã vơi một nửa nên không nhận ra sự hiện diện của Quỳnh. Tuy vậy, như một phản ứng vô thức, cô vẫn quay người đi thật nhanh về chiếc bàn ở tận đầu bên kia, nơi khuất nhất, cách xa anh ta nhất. Cố thu mình lại sau chiếc ghế tựa lưng cao, cô chỉ nhanh vào một trang thực đơn in ảnh chiếc đùi gà óng mỡ mà thậm chí không thèm đọc xem giá của nó là bao nhiêu. Ánh mắt dò xét của anh chàng phục vụ khiến cô – dù không soi gương – cũng biết chắc lúc này mình trông hệt như một du khách ngớ ngẩn hay một diễn viên kịch câm vụng về. Du khách, diễn viên, người mộng du… ai cũng được, tất cả những gì cô cần bây giờ là chút thức ăn và khoảng thời gian yên tĩnh để sắp xếp những suy nghĩ bừa bộn trong đầu.
Quỳnh đã phạm phải một sai lầm to lớn khi đến làm tại toà soạn báo Quan Sát, sự thật này cũng như chữ ký và họ tên cô in đậm nét trên hợp đồng thử việc, rành rành, không thể chối cãi. Lẽ ra, cô nên dẹp thói anh hùng rơm để tiếp tục xin tiền bố mẹ thêm vài tháng rồi từ từ tìm việc khác. Làm như thế tuy có tổn thương tự ái đôi chút, hoặc mất hết cả tự trọng của tân cử nhân – như cô đã từng tuyên bố hùng hồn trước toàn thể gia đình, nhưng ít nhất cô cũng tránh được tình cảnh mà người Anh vẫn gọi là a fish out of water (1), hết sức ngột ngạt, sượng sùng này. Thậm chí, ngay cả khi cô nhắm mắt nhận công việc mà họ hàng đã ưu ái sắp xếp – tức là có gắn tên mình vào mấy chữ “chạy chọt” “con ông cháu cha” thật đi chăng nữa, đồng nghiệp của cô ở nơi đó chắc cũng không tỏ thái độ kỳ thị ra mặt như ở đây. Và cô cũng không cảm thấy oan ức, tủi thân đến mức phải dùng món gà BBQ sốt cay làm cớ để lau nước mắt như bây giờ.
Hơn nửa tiếng sau, khi trên bàn chỉ còn lại mấy tờ giấy ăn đã thấm ướt cùng hai khúc xương đùi gà, Quỳnh mới tạm thoát khỏi mớ bòng bong những ý nghĩ bi quan mù mờ. Tuy chưa vạch ra được kế hoạch cụ thể cho tương lai nhưng cô đã đủ bình tĩnh để suy xét mọi điều liên quan. Hoá ra tình cảnh của cô chưa đến nỗi quá bi đát. Công việc đúng chuyên ngành, mức lương thưởng không tệ, chỗ làm cách nhà có mười phút đi xe máy, tên cơ quan lại oai oai, khởi đầu như vậy đối với một sinh viên tốt nghiệp loại khá của một trường đại học thường thường bậc trung cũng là tốt lắm rồi. Tất nhiên, cô sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với đồng nghiệp, cả toà soạn đông như vậy chắc phải có ai đó dễ nói chuyện chứ! Trong phút chốc, Quỳnh thấy một niềm lạc quan dâng lên tận cằm. Cô bỗng quên bẵng tình trạng đang núp tránh ai đó của mình, vênh mặt ngồi thẳng dậy, gọi tính tiền.
- Bàn chị thanh toán rồi ạ – cô nhân viên vừa đi tới vừa nhìn vào kẹp bìa da trên tay, nói nhanh như máy.
- Có nhầm không bạn? Mình vừa…
- Không nhầm đâu ạ, lúc nãy anh gì bạn chị trả rồi mà.
(1) A fish out of water: Cá ở trên cạn, thành ngữ dùng để diễn tả tình cảnh không thoải mái của một người bị rơi vào hoàn cảnh không phù hợp.
***
“Anh gì là anh gì?”, vừa để đầu óc chậm chạp xử lý câu hỏi, Quỳnh vừa đẩy cửa kính bước ra. Lũ không khí nóng nực nhớp nháp bên ngoài đồng loạt xộc đến ép cô phải giao nộp một cái rùng mình. Cô cho chúng hẳn hai cái, dù nguyên nhân của cái rùng mình thứ hai không liên quan gì đến thời tiết mà xuất phát từ một người, nói rõ hơn chút nữa là từ hành động của anh ta.
Tại sao cô đã cố tránh mà anh ta vẫn nhìn thấy? Không phải lúc đó anh ta đang mải ăn và chúi mũi vào màn hình điện thoại hay sao? Chẳng lẽ anh ta mọc mắt trên trán, hay bên thái dương? Và anh ta có ý gì khi trả tiền cho cô? Trông bộ dạng của cô lúc đó thảm hại đến mức khiến anh ta phải động lòng trắc ẩn ư? Hay anh ta muốn dùng cách tỏ ra lịch sự và rộng rãi thế này để ngầm cảnh cáo cô vì thấy cấp trên mà không chào? Trong chốc lát, Quỳnh thấy mọi thứ mù mờ. Cô biết mình phải quay về văn phòng, đồng thời cũng biết mình đang ở trong tình trạng mất phương hướng tạm thời.
Đăng lắng nghe tiếng chân mình vang lên giữa dãy cabin vắng lặng. Mọi người, kể cả Quỳnh, có lẽ vẫn đang ngồi nán lại trong những quán hàng mát mẻ, đợi lòng can đảm dâng cao hơn chút nữa rồi mới dám đi ra ngoài trời, nơi nắng nóng đang muốn nung chảy từng cm đường nhựa. Anh vốn là người dễ thích nghi với nhiều mức nhiệt độ, và do đó không quan tâm lắm đến thời tiết, nhưng cũng phải thừa nhận mùa hè năm nay thật kinh khủng.
Mở trang quản lý tin bài, lướt chuột qua những gì nhóm anh đã dịch và đưa lên trong buổi sáng, Đăng hơi nhăn mặt. Các tin bài quan trọng đều được lấy về dịch rồi đẩy lên trang kịp thời, không có sai sót gì, trừ vài lỗi
đánh máy ẩu. Thế nhưng chẳng có bài nào vượt được con số ba ngàn lượt đọc, trừ một bài về ngôi sao truyền hình Hàn Quốc bất ngờ tuyên bố kết hôn (mà bài đó thì anh biết chắc là đã được “xào” lại từ các mục tin do thành viên tự dịch trên các diễn đàn phim ảnh chứ không phải do nhân lực trong nhóm thực hiện). Thật đáng xấu hổ! Những tin bài đầu tiên của tuần này đạt lượt đọc có thể coi là thảm hại, còn anh, người chịu một phần – phần khá to – trách nhiệm lại dành cả buổi sáng để đầu óc lang thang leo đèo vượt núi, vượt cả thời gian, rồi nhớ hay tưởng tượng về một nụ hôn trong bóng tối mơ hồ.
Hành động bột phát chỉ kéo dài vài giây ngắn ngủi ấy đã thay đổi hoàn toàn tương lai Đăng (và cả tương lai của Quỳnh, như anh từng già non phỏng đoán). Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, Đăng quyết định không ở lại trường làm giảng viên như chính anh đã gần như tin chắc.Bố mẹ, thầy cô và bạn bè gạn hỏi tại sao, anh đều nói ra những lý do chính đáng đến nỗi không ai
Nhưng có lẽ Đăng không muốn tỏ ra tôn trọng nguyện vọng của một sinh viên nữ ngông nghênh gàn dở. Thay vì bỏ vào trong như Quỳnh thầm kêu gọi, anh ta lại bước xuống khỏi hàng hiên, đến gần chỗ cô hơn.
- Muộn lắm rồi, bạn còn đứng đây làm gì? – Đăng hạ thấp giọng, và còn hạ thấp hơn nữa khi cố nói thật nhanh câu tiếp theo, một câu trống không – Đã hết sốt chưa?
- Thầy định đi đâu ạ? – Quỳnh trả lời Đăng bằng một câu hỏi khác, lễ phép không chê vào đâu được.
Câu hỏi tưởng như chỉ là một lời chào tầm thường bỗng làm Đăng đầu tiên thì ngắc ngứ, sau đó thì đâm quạu. Anh đã mở lời hỏi thăm tử tế thế rồi mà cô ta cứ bơ đi là sao?! Phải mất mấy giây sau, anh mới lấy lại bình tĩnh để đáp trả bằng một câu hỏi khác, hơi mát mẻ:
- Tôi có cần phải khai báo với bạn không nhỉ?
- Chắc là… không cần ạ – Quỳnh ngập ngừng, vẻ mặt lộ rõ là đang đề cao cảnh giác.
- Bạn biết vậy thì được rồi. Mau vào ngủ đi!
Quỳnh chẳng có lý do gì mà không “vâng” một tiếng rồi quay người đi vào. Đứng ì ra trước ánh nhìn soi mói của anh ta đã chả mấy dễ chịu, cô lại còn bị muỗi đốt cục cả chân nữa chứ. Nhưng không hiểu vì khung cảnh thanh vắng của đêm hay vì cảm giác nhớ nhà mà Đăng lại trở nên cởi mở hơn bình thường. Anh sải bước để đi lên song song với Quỳnh, biểu hiện lừng khừng như định nói thêm điều gì. Quỳnh nhìn sang, thoáng ngạc nhiên vì thái độ gần như thân thiện và có phần hơi lúng túng của Đăng. Cô dừng lại, hỏi nhẹ nhàng:
- Có chuyện gì nữa không ạ?
- Ừm… – Đăng gật đầu.
Kiểu ậm ừ của Đăng khiến cái đầu lắm liên tưởng của Quỳnh hoạt động thật nhanh. Có lẽ anh ta cắn rứt lương tâm đôi chút vì đã để cô xuống xe đi bộ dưới trời mưa, làm cô ốm thêm chăng… Chẳng kịp nghĩ gì sâu hơn, cô buột miệng:
- Thầy không phải áy náy vì chuyện lúc trưa đâu ạ. Em không sao.
- Tôi không định nhắc chuyện lúc trưa – Đăng đột nhiên gắt nhỏ.
- Ơ… vâng.
Quỳnh đi thật nhanh lên trước để giấu đôi tai đỏ lựng vì tẽn tò và tức tối. Cô chỉ định tỏ ra không hẹp hòi để anh ta đỡ phải ấp úng mãi, thêm khó xử thôi. Ai biết được tự dưng anh ta lại giãy nảy lên như thế chứ. Hừ, tốt nhất là cô đi ngủ! Dính dáng tới ông thầy dở người này thêm phút nào chắc cô chỉ bực mình thêm phút đó.
Nhưng “ông thầy dởngười” đang thật sự rất không bình thường. Thay vì để mặc cho cô chạy tót lên hiên, anh ta lại đuổi theo, túm lấy khuỷu tay cô. Cử chỉ có thể gọi là thân mật này đem đến tác dụng như một cú phanh gấp đối với Quỳnh, phanh gấp cả chân tay lẫn đầu óc. Cô cứ đứng đờ ra, trố mắt nhìn Đăng, thậm chí không kêu nổi tiếng nào chứ đừng nói đến việc huých cho anh ta một cái hay giằng tay ra. Ở phía đối diện, Đăng cũng không khá hơn Quỳnh là bao. Trong tích tắc, anh quên bẵng lý do dẫn đến hành động bạo dạn của mình, một hành động mà ngay cả trong mơ anh cũng chưa gặp bao giờ: túm lấy tay một cô gái mình không hề có cảm tình, lại đang coi mình là thầy…
Một người thì quên mất rằng mình giữ tay đối phương để làm gì, một người thì không nhớ là mình phải giật tay ra, cả hai chắc sẽ còn đứng giữa sân trường cho đến khi cùng hoá đá nếu như không có ai đó xuất hiện. Chẳng biết là may hay không may, người đóng vai nhân chứng của cái cảnh dễ gây hiểu lầm này không phải thầy trưởng đoàn xuề xoà nhưng cũng nhiều nguyên tắc đạo đức, cũng không phải một sinh viên nam to mồm vô tư hay một sinh viên nữ ưa bép xép đơm đặt, mà là Phương – cô bạn quan tâm lo lắng cho Quỳnh nhất và cũng là cô sinh viên được Đăng (dường như) ưu ái nhất trong suốt mấy ngày qua.
Dù Đăng và Quỳnh đã bừng tỉnh, đã nhanh chóng tạo một khoảng cách hợp lý hơn giữa bàn tay người này với cánh tay người kia, cử chỉ cũng như vẻ mặt không mấy tự nhiên của họ vẫn đưa đến cho Phương rất nhiều suy luận. Nụ cười luôn thường trực trên gương mặt bầu bĩnh tắt ngấm từ bao giờ, Phương cứ đứng ở hàng hiên, nhìn xuống chỗ hai người, cặp mắt ngỡ ngàng thấp thoáng cả những cảm xúc cô chưa từng gặp: tổn thương và ghen tị. Quỳnh không đọc được hết những gì hiện lên trong đôi mắt đã tối lại của Phương, cô chỉ biết rằng mình đang ở trong một tình huống hiểu lầm tai hại. Đến đứa thờ ơ nhất trong đám con gái cũng biết là Phương có cảm tình đặc biệt với thầy Đăng, huống chi cô, người mà nó vẫn coi như chị em, luôn tranh thủ kể lể tâm tình… Chẳng nghĩ thêm gì nữa,
Quỳnh chạy vội lên hiên, kéo bạn vào trong.
- Có chuyện gì thế? – Phương hỏi, mắt vẫn hơi liếc về phía sau, bối rối.
- Vào đã, rồi tớ kể sau – Quỳnh nói nhanh, cũng chẳng bình tĩnh gì hơn.
Rồi hai cánh cửa sơn xanh cũng đóng chặt lại. Ánh đèn sạc lờ mờ và những tiếng càu nhàu nho nhỏ bên trong phòng ngủ của đám sinh viên nữ cũng tắt ngấm. Giữa khoảng sân tối om, chỉ còn Đăng đứng im lặng cùng lũ muỗi và những ý nghĩ hỗn độn. Ở đâu đó phía trên thung lũng, tiếng chim đêm vút lên như một lời trách móc.
Thêm một tuần nữa trôi qua, những công việc giúp đỡ dân bản đã kết thúc, thời gian để đoàn sinh viên tình nguyên lưu lại Tin Tốc lẽ ra đã cạn, nếu như đợt mưa lũ bất ngờ không làm sạt lở mấy đoạn đường núi nối từ bản ra trung tâm xã và từ trung tâm xã ra tỉnh lộ. Mặc ọi nỗ lực thông đường của cả thanh niên địa phương lẫn sinh viên tình nguyện suốt mười mấy tiếng đồng hồ, khối bùn đất và những tảng đá hộc vẫn cao ngồn ngộn như một lời thách thức. Thầy trưởng đoàn nhìn bầu trời sũng nước đang tối sụp xuống, ngao ngán ra lệnh cho cả đoàn quay lại điểm trường Tin Tốc. Hai phòng học tưởng đã trở về đúng chức năng vốn có của chúng, giờ lại một lần nữa được thu dọn để biến thành phòng ngủ cho đám sinh viên.
Quỳnh ngồi dậy, mở ba lô, cố gắng không để tiếng sột soạt nhỏ nào phát ra. Mới chín giờ tối nhưng khắp phòng chỉ còn tiếng ngáy nho nhỏ, tiếng thở đều đều. Tất cả đã trải qua một ngày vất vả. Riêng Quỳnh, dù rất mệt sau sáu bảy tiếng đồng hồ liên tục khuân đất đá ở khu vực sạt lở, cô vẫn không tài nào ép mình vào giấc ngủ. Cô không đói, suất ăn lúc chiều gồm bát mì nấu suông và nửa bắp ngô tuy chẳng thịnh soạn gì nhưng cũng đủ để dạ dày ngừng sôi réo. Cô không bị muỗi hay bất cứ loại côn trùng nào khác tấn công, cũng không lạ chỗ ngủ. Thứ làm cô trằn trọc không yên lại chính là sự im lặng, sự im lặng của tất cả đám con gái, kể cả Phương.
Sáng nay, khi thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về, Hằng- người đem theo nhiều đồ đạc đắt tiền nhất- phát hiện ra mình bị mất hai trong ba chiếc thẻ nhớ. Sau một hồi lục lọi, hai miếng nhựa nhỏ mỏng dính buộc với nhau bằng chun ấy được tìm thấy ở một góc phòng, khuất sau chiếc ba lô của Quỳnh. Nếu suy luận một cách thiện chí, đây có thể chỉ là kết quả của chuỗi sự việc trùng hợp ngẫu nhiên, chẳng hạn như hai chiếc thẻ nhớ bị rơi rồi bị đá vào góc phòng trước, sau đó Quỳnh không để ý, quẳng ba lô đè lên… Nói chung, đồ thì đã trở về với chủ, mọi người thì đang bận dọn dẹp để rời bản cho sớm, chuyện thật ra chẳng có gì đáng nói. Thế nhưng, sẵn đã bằng mặt mà không bằng lòng với Quỳnh từ lâu, Hằng làm toáng lên, ầm ĩ đến nỗi đám con trai cũng phải ùa sang xem.
Đúng thời điểm tất cả mọi ánh mắt đều dồn vào một mình mình như vậy, Quỳnh sững sờ nhận ra rằng tình bạn giữa cô và Phương đã rạn nứt quá nhiều. Trước cảnh tình ngay lý gian của Quỳnh, Phương chẳng hé môi lấy nửa câu bênh vực, đến ánh mắt cũng không còn chút tin tưởng nào nữa. Ngay cả khi thầy trưởng đoàn vào phân xử và ra kết luận chấm dứt việc “đấu tố” Quỳnh, Phương cũng không biểu lộ sự mừng rỡ hay chia sẻ, chỉ hành động giống những người khác: im lặng, quay lại với đống hành lý chưa sắp xếp xong. Và đã mười hai tiếng trôi qua, bức tường im lặng vô hình mà Phương cùng mọi người dựng quanh Quỳnh vẫn sừng sững hệt như đống đất đá sạt lở đang án ngữ giữa đường, không cách gì lay chuyển.
Quỳnh lục ba lô lấy điện thoại, ngón tay cái nấn ná trên bàn phím mãi vẫn không biết phải nhắn gì cho Phương. Chuyện gẫu ư? Suốt một tuần nay, những tin nhắn nói chuyện tầm phào của Quỳnh chỉ được đáp lại một cách gượng gạo, miễn cưỡng. Tâm sự ư? Những câu tâm sự luôn bị tổng đài ngắt thành hai, ba tin nhắn liên tiếp của Phương và những lời quân sư quạt mo cũng lê thê không kém của Quỳnh đã ngừng bặt kể từ một tuần trước. Giải thích ư? Quỳnh biết giải thích sao nữa đây? Chuyện hai chiếc thẻ nhớ thì cô chẳng biết gì để phân bua, còn chuyện một tuần trước với Đăng thì cô đã mất cả đêm và non nửa tiền trong simđiện thoại để vừa kể tường tận vừa trấn an rồi mà Phương…
Nếu như không có sự cố thẻ nhớ vừa rồi, chắc Quỳnh vẫn đinh ninh là Phương đã hiểu và tin lời giải thích của cô, rằng cô và vị giảng viên tương lai đẹp trai mà nó hết sức ngưỡng mộ chẳng có chút cảm tình nào với nhau, rằng việc cô đứng sát bên anh ta, sát một cách bất thường, chỉ là một khoảnh khắc tình cờ. Mãi đến sáng nay, khi Phương im lặng vào đúng lúc cô cần nó lên tiếng nhất, Quỳnh mới vỡ lẽ, thì ra cô đã suy nghĩ quá đơn giản. Cô đã vô tư đến mức vô tâm, chẳng biết những lời giải thích quá thật thà của mình đã đưa đến cho bạn những cảm xúc ấm ức, hờn ghen. Cũng phải thôi, một đứa vẫn bị chê là tồ và hâm hấp như cô làm sao thấu hiểu được tâm trạng của Phương- một thiếu nữ giàu tình cảm đã bắt đầu biết thế nào là rung động.
Giờ thì mọi thứ đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Quỳnh. Sự im lặng, giống như lời kết tội nặng nề treo lơ lửng trên đầu chẳng biết bao giờ thì rơi xuống, làm ọi mạch máu trong đầu cô căng lên, mệt mỏi rã rời nhưng lại không thể ngủ, dù chỉ là một giấc ngắn chập chờn.
- Ngột ngạt quá! – Quỳnh nói một mình trong bóng tối.
Ngay sau đó, giống một kẻ mộng du, cô vùng dậy, đi như chạy ra khỏi phòng.
Đăng buông lỏng những ngón tay, chiếc điện thoại rơi xuống vạt cỏ ướt đẫm. Những âm thanh trả lời tự động đặc trưng của nhà mạng vẫn vọng lên rõ mồn một: Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được… Cúi đầu nhìn đám cỏ đang được màn hình điện thoại chiếu ánh sáng xanh yếu ớt, anh thở dài, cảm giác nhẹ nhõm dần dần dâng lên trong cái đầu vẫn còn đang chếnh choáng vì mấy chén rượu ngô “uống cho ấm người” của ông trưởng bản. Anh sẽ không “vui lòng gọi lại sau” theo sự chèo kéo của giọng nói vô cảm được cài đặt sẵn, thậm chí còn thấy biết ơn vì nó đã vang lên. Bởi nếu đầu bên kia có tín hiệu, có người thưa máy, Đăng cũng chẳng biết phải nói gì. Gần hai năm trôi qua, anh và chủ nhân số điện thoại ấy cũng đã xa nhau đủ lâu để trở thành hai kẻ lạ rồi.
Giữa lúc những kỷ niệm ngắn ngủi của mối tình đầu kết thúc không có hậu vẫn luẩn quẩn trong đầu, Đăng chợt nghe thấy tiếng chân càng lúc càng bước gần về phía mình. Trong khi anh còn đang phân vân không biết nên cúi xuống nhặt điện thoại và bật màn hình sáng lên hay lặng lẽ tránh ra chỗ khác, tiếng chân đã dừng lại, rồi nhanh chóng biến thành những tiếng thở dài, thật dài.
- Sao thế Quỳnh? – Đăng vừa cúi xuống nhặt điện thoại vừa hỏi độp một câu.
Không thể gọi là giật mình hay hoảng hốt, cảm xúc của Quỳnh lúc này phải diễn tả bằng từ “đứng tim” hoặc “khiếp đảm” mới chính xác. Cổ họng cô tắc nghẹn, đôi môi mấp máy mãi mới thốt ra được mấy lời rời rạc:
- Dạ… không… không có gì.
Đăng bật nút đèn pin trên điện thoại, chìa nó về phía gương mặt sợ-đến-đông-cứng của Quỳnh, chẳng hiểu ma xuy quỷ khiến hay rượu thúc ép, tự nhiên buột miệng hỏi thật ác:
- Ra đây giấu thẻ nhớ à?
Quỳnh lặng đi một lúc. Ban đầu, cô không hiểu câu nói, dù không gian im ắng của đêm miền núi không hề cản trở từng chữ đập vào màng nhĩ, rõ mồn một. Sau đó, khi đã chậm chạp xâu chuỗi xong cả câu, cô lại không hiểu lý do
để một người hơi kiêu ngạo nhưng chưa bao giờ cay độc có thể bật ra những lời tàn nhẫn ấy. Chẳng lẽ cô giống một đứa con gái có thói tắt mắt, ăn cắp vặt đến vậy ư? Chẳng lẽ trong mắt Đăng, cô đáng ghét đến mức anh ta phải trả đũa bằng cái cách hỏi móc nhọn hoắt này? Chẳng lẽ một người luôn nghiêm trang như anh ta lại đang đùa cợt, thậm chí đùa cợt quá trớn, không biết đến giới hạn? Những câu hỏi, những phỏng đoán, những giả định cứ ngoằng vào nhau, thít dần quanh cô như sợi dây thừng. Quỳnh thấy ngạt thở. Cô hít mạnh để hơi ẩm bên ngoài ùa vào ngăn những giọt nước đang rình rập trong khoé mắt. Không nói thêm lời nào, kể cả một câu chào lễ phép mà cô vẫn thường dặn mình phải nói để giữ đúng phép thầy-trò, Quỳnh quay người đi vào.
Đăng không nghĩ là cô nàng ngông nghênh này lại đầu hàng chóng vánh, rút lui vô điều kiện như thế. Khi đặt câu hỏi, anh đã chuẩn bị tinh thần ột cuộc đấu khẩu. Anh đang hơi say và cô đơn, những kỷ niệm mạnh mẽ nhao lên từ một vùng ký ức mờ khuất như muốn hạ knock out kẻ đang kìm giữ chúng. Đêm cuối cùng ở Tin Tốc mới mệt mỏi và tịch mịch làm sao. Hơn lúc nào hết, anh thèm được trò chuyện, cãi cọ cũng được, với một cô gái mười chín tuổi tinh nghịch, hồn nhiên, giống như cô gái ngày xưa mà anh từng theo đuổi. Ồ phải, tại sao anh không đuổi theo chứ? Cô ấy mới vừa ở đây thôi mà. Chẳng kịp trấn tĩnh lấy một giây để phân biệt đâu là hiện thực đâu là ảo giác, Đăng chạy vội về phía hàng hiên lớp học.
Mới thất thểu đi đến giữa sân, Quỳnh lơ mơ nghe thấy tiếng chân và tiếng gọi. À không, không phải là một tiếng gọi hẳn hoi, nó giống một tiếng kêu để gợi chú ý hơn. Cô dừng bước, ngoái lại. Bóng tối gần như đặc quánh và đôi mắt nhoà nước không cho phép cô nhìn rõ mọi thứ, cô chỉ đơn giản là cảm thấy có người đang lao đến. Còn ai vào đây, nếu không phải là Đăng? Chẳng lẽ anh ta vẫn chưa thoả mãn với câu nói có giá trị như một nhát dao đâm bồi vào người bị thương kia? Chẳng lẽ anh ta vẫn muốn căn vặn cô thêm điều gì nữa? Quỳnh xoay hẳn người lại, có lẽ đã đến lúc cô không nên và không thể tránh né nữa.
Tia lửa nhỏ bùng lên trong đôi mắt mở to long lanh nước của người đối diện khiến bước chân hăm hở của Đăng khựng lại. Có phải anh đã làm sai điều gì? Lắc mạnh đầu như muốn hất văng men rượu choáng váng và những kỷ niệm xao lòng ra khỏi tâm trí, anh cố gắng hướng suy nghĩ của mình về phía giới hạn tỉnh táo. Nhưng cú lắc đầu này dường như không đem lại kết quả, thậm chí là phản tác dụng. Những cảm xúc nồng ấm của một chàng trai hai mươi hai tuổi vốn bị vai trò giảng viên tương lai ép cho lắng xuống suốt nửa tháng nay bỗng nhiên được khuấy động, Đăng tiến thêm một bước về phía Quỳnh.
Sau mấy hôm mưa to, khoảng sân đất không được đầm kỹ đã trở nên lầy lội hơn bao giờ hết. Một đám bùn đang nằm im ở ngay trong tầm bước của Quỳnh, chỉ còn đợi cô gáicử động để hoàn thành nốt nhiệm vụ phá đám (hay tác hợp?!) của mình. Vừa lùi vừa xoay người tránh Đăng, Quỳnh bước ngay vào chỗ đất nhão, trượt chân, mất đà, chới với. Và lần này, Đăng đã vứt bỏ sự cảnh giác để làm theo phản xạ tự nhiên của một chàng trai bình thường: vươn tay đỡ. Thật tai hại, bóng đêm đen kịt đã biến hành động mang tính nhân đạo của anh thành một cử chỉ thân mật bất ngờ. Tay anh, thay vì nắm được tay hay vai Quỳnh, lại chộp vào eo cô, kéo giật lại. Tiếng kêu thảng thốt của Quỳnh chưa kịp rời khỏi môi đã bị ép ngược trở lại bằng đôi môi vẫn còn cay nồng vị rượu.
Như bất cứ cô gái biết tự vệ nào khác, Quỳnh vùng vẫy, cố gắng giằng mình ra khỏi nụ hôn đầu đời không mong muốn. Như bất cứ cô gái mới lớn nào khác, cô cũng từng mơ mộng về hành động này. Trong suy nghĩ của cô, nó là một dấu ấn nhỏ nhưng phải thật ngọt ngào. Nó phải diễn ra trong bối cảnh thật lãng mạn với hoa, nến và tiếng sột soạt của váy áo, phải bắt đầu thật từ tốn với những lời êm dịu. Quan trọng nhất, người chia sẻ nụ hôn đầu với cô phải là chàng trai mà cô yêu thực sự. Cô chưa bao giờ tưởng tượng ra cảnh mình, ăn mặc lôi thôi, đứng chôn chân giữa khoảng sân tối om lép nhép bùn đất, đón nhận một nụ hôn không chút gượng nhẹ của một người gần như căm ghét mình. Cô hẳn sẽ là con ngốc nếu cứ để yên cho anh ta tiếp tục!
Thật không may, cô không đủ kinh nghiệm để hiểu rằng, cử chỉ phản đối không yếu ớt nhưng cũng chưa đến mức quyết liệt sống còn như của cô sẽ chỉ càng góp phần trêu ngươi kẻ đang giữ vai trò chủ động. Đúng vậy, Đăng giờ đây không còn coi cô là đàn em cùng trường, là học trò tương lai nữa, mà là một người khác giới bướng bỉnh đầy hấp dẫn, một thử thách khó khăn cần chinh phục. Vòng tay anh siết chặt hơn quanh hông cô, đôi môi nóng nảy của anh áp vào đôi môi mím chặt cứng đờ của cô, chà xát…
Vài giây trôi qua trong sự im lặng tuyệt đối, thậm chí cả tiếng thở cũng không thấy đâu. Chàng trai vẫn miệt mài “tấn công”, cả vòng tay lẫn bờ môi đều không buông, không lỏng. Phản ứng kiên định ban đầu dần rời bỏ cô gái. Không biết vì ngạt thở hay vì quá căng mỏi, trong tích tắc, miệng cô hé ra một chút. Và chỉ chờ có vậy, như dòng nước lũ mạnh mẽ từ thượng nguồn đổ xuống cuốn phăng thân cây non nớt, một nụ hôn đúng nghĩa kéo cô vào một cơn say váng vất, một cơn say không phải do rượu, một cơn say cô chưa từng biết đến bao giờ.
Không biết lại bao nhiêu giây nữa trôi qua trong sự im lặng tuyệt đối, nụ hôn có thể gọi là đắm đuối dần dần xen vị mặn. Đăng nhấc một tay khỏi eo Quỳnh và chạm nhẹ lên mặt cô, gò má mà anh nhớ là lấm tấm tàn nhang của cô đã ướt đẫm từ lúc nào.
Ánh nắng gay gắt từ trên trút xuống, hơi nóng hầm hập từ dưới dâng lên, chúng gặp nhau ở một điểm, đó là gương mặt nhễ nhại mồ hôi của đám nhân viên mới bước ra khỏi những toà nhà văn phòng. Quỳnh cũng đang len giữa dòng người bị thiêu đốt ấy, hết quay trái lại quay phải, cố gắng xác định – giữa bao nhiêu hàng quán nhốn nháo – một địa chỉ khả dĩ để thưởng thức bữa trưa đầu tiên của cuộc đời đi làm.
Thực ra, cô cũng không có nhiều lựa chọn. Những nhà hàng Nhật hay pizza Ý đằng kia rõ ràng là quá xa vời đối với mức lương thử việc hơn hai triệu một tháng của cô. Những gánh miến ngan, bánh đa cua bán rong có vẻ hợp túi tiền nhất thì lại hơi kém trang trọng, nếu không muốn nói là nhếch nhác, ục đích mà cô đang hướng tới. Ừ thì bữa trưa đầu tiên cũng chẳng phải sự kiện trọng đại thiêng liêng cho lắm, nhưng sau một buổi sáng làm việc không mấy suôn sẻ, Quỳnh nghĩ mình xứng đáng được nếm món gì dễ chịu hơn là những thứ ít năng lượng nhiều mì chính giữa vỉa hè bụi mù không chút bóng râm này.
Nửa ngày cô vừa trải qua thật đáng đưa vào làm ví dụ điển hình trong cuốn Những kinh nghiệm bắt đầu công việc tồi tệ – nếu cuốn đó có tồn tại ở đâu đó trên đời. Chiếc máy quét cùng phần mềm nhận dạng văn bản xa lạ hoá ra lại là thứ khiến cô ít khổ sở nhất. Trừ vài trục trặc nhỏ ban đầu do nhầm lẫn về dây nguồn, nó hoạt động trơn tru, chỉ phát ra những âm thanh lè rè vô hại, khác hẳn với phần lớn những người chia sẻ chung bầu không khí mát lạnh ở
văn phòng với cô. Suốt gần bốn tiếng đồng hồ ngồi trong góc của mình, tất cả những gì cô nghe được từ mấy cabin bên cạnh là vài câu chào nhạt nhẽo, dăm câu trả lời nhát gừng về công việc và hàng tá những câu ám chỉ sỗ sàng về chuyện cô đã chạy chọt thế nào để nhảy vào được vị trí mà họ cho là ngon lành này.
Quỳnh đã quá quá quá quen với tình trạng mình ở trong một tập thể nếu không bị dèm pha nói xấu thì cũng bị đối xử kém thân thiện rồi. Ông nội lập lá số cho cô, nói rằng trong cung Nô Bộc của cô có một số sao gì đó chi phối việc này. Quỳnh không tin tử vi nhưng cô tin ông nội. Và nếu đó đã là số mệnh, cô buộc phải coi những phản ứng như vậy là chuyện thường rồi cố gắng quên chúng đi thật nhanh. Lần này, nỗ lực làm con cá Dori của cô dường như đã khá thành công nếu như lời đề nghị được mời mọi người trong phòng đi ăn trưa của cô không bị một nhân vật đáng gờm chẳng rõ vô tình hay vô tình thật sự ra tay ngăn cản.
Không, người đó không phải là Đăng. Sau khi dẫn cô đi chào mọi người trong văn phòng và ấn vào tay cô cái máy scan (với dây nguồn của một cái máy scan khác hẳn!) cùng mấy cuốn tạp chí buôn chuyện tào lao, anh ta hình như đã bị ánh mặt trời chói chang ngoài kia làm cho bốc hơi. Chiếc mũ bảo hiểm đặt trên mặt bàn cuối phòng là vật duy nhất chứng minh rằng cuộc chạm trán đau tim sáng nay ở thang bộ không phải do Quỳnh tưởng tượng ra, rằng anh ta thực sự đã đi làm và đang ở đâu đó quanh đây. Dù sao thì sự vắng mặt hơi bất thường này của Đăng cũng khiến cô bớt đi một mối bận tâm. Chỉ riêng việc hứng trọn những lời đầy gai móc của Điệp – thư ký toà soạn, người đã quay cô như quay dế trong buổi phỏng vấn, người đã không nở được một nụ cười xã giao khi cô đến chào lúc đầu buổi sáng – và tiếp theo là của những ma cũ trong phòng cũng đủ để cô thấy ong cả đầu rồi…
Mải nghĩ lan man về người phụ nữ có cái miệng nhỏ xinh như búp bêNhật và hàm răng sít chặt đến nỗi chỉ tơ nha khoa cũng chưa chắc đã lách được qua ấy, Quỳnh suýt nữa bỏ qua tấm bảng xanh đỏ của một hãng bán đồ ăn nhanh bên kia đường. BBQ Chicken chưa bao giờ là cái tên đầu tiên cô nghĩ đến mỗi khi thèm ăn gà rán hay hamburger, đơn giản vì nó đắt hơn hẳn KFC hay Lotteria. Nhưng lúc này, khi cô sắp kiệt sức vì sự lạnh lùng của công sở và sự nóng nực của đường phố mùa hè, không gian mát mẻ cùng những chiếc ghế đệm sọc xanh lá cây vui mắt của nó có vẻ là một chỗ trú ẩn lý tưởng. Phải, thực sự lý tưởng, nếu như không có người khách nam mang gương mặt suýt nữa thì giống hệt Hyun Bin ngồi trong góc!
May mắn thay, người suýt giống hệt Hyun Bin kia đang bận bịu với chiếc điện thoại và suất cơm gà đã vơi một nửa nên không nhận ra sự hiện diện của Quỳnh. Tuy vậy, như một phản ứng vô thức, cô vẫn quay người đi thật nhanh về chiếc bàn ở tận đầu bên kia, nơi khuất nhất, cách xa anh ta nhất. Cố thu mình lại sau chiếc ghế tựa lưng cao, cô chỉ nhanh vào một trang thực đơn in ảnh chiếc đùi gà óng mỡ mà thậm chí không thèm đọc xem giá của nó là bao nhiêu. Ánh mắt dò xét của anh chàng phục vụ khiến cô – dù không soi gương – cũng biết chắc lúc này mình trông hệt như một du khách ngớ ngẩn hay một diễn viên kịch câm vụng về. Du khách, diễn viên, người mộng du… ai cũng được, tất cả những gì cô cần bây giờ là chút thức ăn và khoảng thời gian yên tĩnh để sắp xếp những suy nghĩ bừa bộn trong đầu.
Quỳnh đã phạm phải một sai lầm to lớn khi đến làm tại toà soạn báo Quan Sát, sự thật này cũng như chữ ký và họ tên cô in đậm nét trên hợp đồng thử việc, rành rành, không thể chối cãi. Lẽ ra, cô nên dẹp thói anh hùng rơm để tiếp tục xin tiền bố mẹ thêm vài tháng rồi từ từ tìm việc khác. Làm như thế tuy có tổn thương tự ái đôi chút, hoặc mất hết cả tự trọng của tân cử nhân – như cô đã từng tuyên bố hùng hồn trước toàn thể gia đình, nhưng ít nhất cô cũng tránh được tình cảnh mà người Anh vẫn gọi là a fish out of water (1), hết sức ngột ngạt, sượng sùng này. Thậm chí, ngay cả khi cô nhắm mắt nhận công việc mà họ hàng đã ưu ái sắp xếp – tức là có gắn tên mình vào mấy chữ “chạy chọt” “con ông cháu cha” thật đi chăng nữa, đồng nghiệp của cô ở nơi đó chắc cũng không tỏ thái độ kỳ thị ra mặt như ở đây. Và cô cũng không cảm thấy oan ức, tủi thân đến mức phải dùng món gà BBQ sốt cay làm cớ để lau nước mắt như bây giờ.
Hơn nửa tiếng sau, khi trên bàn chỉ còn lại mấy tờ giấy ăn đã thấm ướt cùng hai khúc xương đùi gà, Quỳnh mới tạm thoát khỏi mớ bòng bong những ý nghĩ bi quan mù mờ. Tuy chưa vạch ra được kế hoạch cụ thể cho tương lai nhưng cô đã đủ bình tĩnh để suy xét mọi điều liên quan. Hoá ra tình cảnh của cô chưa đến nỗi quá bi đát. Công việc đúng chuyên ngành, mức lương thưởng không tệ, chỗ làm cách nhà có mười phút đi xe máy, tên cơ quan lại oai oai, khởi đầu như vậy đối với một sinh viên tốt nghiệp loại khá của một trường đại học thường thường bậc trung cũng là tốt lắm rồi. Tất nhiên, cô sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với đồng nghiệp, cả toà soạn đông như vậy chắc phải có ai đó dễ nói chuyện chứ! Trong phút chốc, Quỳnh thấy một niềm lạc quan dâng lên tận cằm. Cô bỗng quên bẵng tình trạng đang núp tránh ai đó của mình, vênh mặt ngồi thẳng dậy, gọi tính tiền.
- Bàn chị thanh toán rồi ạ – cô nhân viên vừa đi tới vừa nhìn vào kẹp bìa da trên tay, nói nhanh như máy.
- Có nhầm không bạn? Mình vừa…
- Không nhầm đâu ạ, lúc nãy anh gì bạn chị trả rồi mà.
(1) A fish out of water: Cá ở trên cạn, thành ngữ dùng để diễn tả tình cảnh không thoải mái của một người bị rơi vào hoàn cảnh không phù hợp.
***
“Anh gì là anh gì?”, vừa để đầu óc chậm chạp xử lý câu hỏi, Quỳnh vừa đẩy cửa kính bước ra. Lũ không khí nóng nực nhớp nháp bên ngoài đồng loạt xộc đến ép cô phải giao nộp một cái rùng mình. Cô cho chúng hẳn hai cái, dù nguyên nhân của cái rùng mình thứ hai không liên quan gì đến thời tiết mà xuất phát từ một người, nói rõ hơn chút nữa là từ hành động của anh ta.
Tại sao cô đã cố tránh mà anh ta vẫn nhìn thấy? Không phải lúc đó anh ta đang mải ăn và chúi mũi vào màn hình điện thoại hay sao? Chẳng lẽ anh ta mọc mắt trên trán, hay bên thái dương? Và anh ta có ý gì khi trả tiền cho cô? Trông bộ dạng của cô lúc đó thảm hại đến mức khiến anh ta phải động lòng trắc ẩn ư? Hay anh ta muốn dùng cách tỏ ra lịch sự và rộng rãi thế này để ngầm cảnh cáo cô vì thấy cấp trên mà không chào? Trong chốc lát, Quỳnh thấy mọi thứ mù mờ. Cô biết mình phải quay về văn phòng, đồng thời cũng biết mình đang ở trong tình trạng mất phương hướng tạm thời.
Đăng lắng nghe tiếng chân mình vang lên giữa dãy cabin vắng lặng. Mọi người, kể cả Quỳnh, có lẽ vẫn đang ngồi nán lại trong những quán hàng mát mẻ, đợi lòng can đảm dâng cao hơn chút nữa rồi mới dám đi ra ngoài trời, nơi nắng nóng đang muốn nung chảy từng cm đường nhựa. Anh vốn là người dễ thích nghi với nhiều mức nhiệt độ, và do đó không quan tâm lắm đến thời tiết, nhưng cũng phải thừa nhận mùa hè năm nay thật kinh khủng.
Mở trang quản lý tin bài, lướt chuột qua những gì nhóm anh đã dịch và đưa lên trong buổi sáng, Đăng hơi nhăn mặt. Các tin bài quan trọng đều được lấy về dịch rồi đẩy lên trang kịp thời, không có sai sót gì, trừ vài lỗi
đánh máy ẩu. Thế nhưng chẳng có bài nào vượt được con số ba ngàn lượt đọc, trừ một bài về ngôi sao truyền hình Hàn Quốc bất ngờ tuyên bố kết hôn (mà bài đó thì anh biết chắc là đã được “xào” lại từ các mục tin do thành viên tự dịch trên các diễn đàn phim ảnh chứ không phải do nhân lực trong nhóm thực hiện). Thật đáng xấu hổ! Những tin bài đầu tiên của tuần này đạt lượt đọc có thể coi là thảm hại, còn anh, người chịu một phần – phần khá to – trách nhiệm lại dành cả buổi sáng để đầu óc lang thang leo đèo vượt núi, vượt cả thời gian, rồi nhớ hay tưởng tượng về một nụ hôn trong bóng tối mơ hồ.
Hành động bột phát chỉ kéo dài vài giây ngắn ngủi ấy đã thay đổi hoàn toàn tương lai Đăng (và cả tương lai của Quỳnh, như anh từng già non phỏng đoán). Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, Đăng quyết định không ở lại trường làm giảng viên như chính anh đã gần như tin chắc.Bố mẹ, thầy cô và bạn bè gạn hỏi tại sao, anh đều nói ra những lý do chính đáng đến nỗi không ai