Truyện Ngắn - Sứ Giả
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Ngắn - Sứ Giả
Người dân quê tôi năm nay lại rộn ràng chuẩn bị đón một cái tết đầy hoan hỉ. Một cái tết được mùa. Không khí tưng bừng từ đầu làng về mọi ngõ xóm. Nhà nhà đều tất bật. Cái nếp sinh hoạt dân dã của một vùng quê như chẳng mấy thay đổi so với rất nhiều năm trước. Có chăng là bây giờ đã có điện thì có đài, có tivi, có tiếng nhạc tiếng hát. Tôi đi một vòng quanh làng thăm họ hàng. Trước đây, mỗi năm tôi về thăm quê vài ba lần. Từ ngày bố mẹ tôi lên thành phố ở với tôi thì phải một năm, thậm chí hai năm mới về được một lần. Hình như không khí xô bồ của thời mở cửa, sự sôi động kinh doanh mua bán của thời kinh tế thị trường chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến quê tôi. Người ta vẫn đón cái tết cổ truyền theo kiểu rất cổ truyền. Họ ăn tết bằng những sản vật do chính họ sản xuất trong năm.
Loanh quanh chán tôi lại đi về nơi giếng làng. Cả làng tôi chỉ dùng chung một cái giếng. Đó là phong tục có từ bao đời nay. Giếng làng to như cái ao và sâu hoắm. Đến mùa khô phải bước xuống hơn chục bậc cấp mới gánh được nước. Cảnh tấp nập vào mỗi buổi sớm ở giếng làng cũng chẳng có gì thay đổi. Nơi ấy còn là nơi người ta gặp nhau để nói đủ thứ chuyện trên đời. Qua khỏi giếng làng, rồi qua một cánh đồng, tôi đến thăm mộ bác Phó. Điều tôi không quên mỗi khi về quê. Bác Phó không còn ai ruột thịt, song ngôi mộ của bác cứ ngày càng cao thêm. Quanh năm, dân cả làng đến thắp hương cho bác. Người làng tôi chẳng còn nhớ tên thật của bác. Bác làm nghề đóng cối. Ngày xưa bác là học trò của ông phó Tấn. Thời ấy ở các xã bên còn có các ông phó Quảng, phó Tài… nhưng cối của ông phó Tấn đóng vẫn được coi là nhất. Dần dần, mấy ông phó kia đi phiêu dạt đâu cả, chỉ còn thầy trò ông phó Tấn đóng cối cho một vùng rộng lớn quanh quê tôi. Mấy ông phó kia về sau chẳng có ai kế nghiệp. Ngày ông phó Tấn qua đời, bác Phó đã nổi tiếng trong nghề làm cối. Một mình bác đóng cối cho các xã trong huyện tôi. Thậm chí còn đi đóng cho các huyện bên cạnh. Có khi nhận lời mời của những nhà khá giả, bác còn sang cả tỉnh khác để làm. Bác Phó góa vợ từ khi đang còn trẻ, song bác cũng chẳng lấy vợ nữa. Mà bác cũng chẳng có con. Anh Nhân, hơn bọn tôi vài ba tuổi, là thợ phụ của bác. Anh vừa là học trò, vừa được bác nhận làm con nuôi. Nghe bảo ngày xưa bác Phó rất thích mẹ anh Nhân. Hai người đã có tình ý với nhau, song ông bà ngoại anh Nhân lại gả mẹ anh cho người làng bên. Bác Phó là người lầm lì ít nói. Anh Nhân còn lầm lì hơn. Bác chỉ thích nói chuyện với bọn trẻ con chúng tôi. Mà hình như bác chỉ thích làm bạn với lũ trẻ. Nghề của bác là phải luôn di chuyển. Mấy chục năm đi đóng cối cho thiên hạ, lang thang khắp chốn, đi qua nhiều vùng quê nên bác biết rất nhiều chuyện lạ. Mỗi khi mà bác kể ra, dân làng tôi cứ tròn xoe mắt vì ngạc nhiên. Ngày ấy, cứ mỗi lần bác Phó đi làm xa về, bọn tôi lại quấn quanh bác. Chúng tôi say mê bác, coi như một thần tượng. Bác Phó kể chuyện ly kì và hấp dẫn lắm. Chuyện gì bác kể cũng hay. Quanh năm bác chỉ mặc chiếc quần lửng, quá đầu gối một ít. Chẳng hiểu cái kiểu quần này bác lấy đâu ra, chứ cả làng tôi chẳng ai mặc thế. Da bác ngăm đen và bóng loáng. Mỗi khi ở nhà hoặc ngồi đóng cối cho họ là bác cởi trần. Bác Phó chịu rét rất giỏi. Những ngày gió bấc, lạnh căm căm, bác chỉ mặc một chiếc áo nâu vải mộc là đủ. Bác có nhiều điểm rất khác người thường. Bác có thể ăn một bữa hết gần hai đấu gạo, có nghĩa bằng sức ăn của bốn, năm nông dân khác cộng lại. Ăn xong một bữa như thế, phải đến ba ngày sau bác mới cần ăn tiếp. Cứ mỗi năm bác lại có một lần, ngủ một giấc dài đúng ba ngày ba đêm. Mà ngáy như sấm. Không ai có thể lay nổi bác dậy trong giấc ngủ ấy. Sau giấc ngủ, bác như người từ thế giới khác trở về.
Một hôm, buổi sớm ra giếng làng gánh nước, bác gọi bà Soạn lại – “Xuống dưới ấy tôi gặp thằng Cải đấy!”. “Ông nói cái gì khó nghe thế! Ông đi đâu mà gặp thằng Cải?”. “Thế mới hay chứ!” Bà Soạn chỉ có một người con duy nhất là anh Cải. Anh bị con trâu điên húc chết khi mới mười lăm tuổi. “Nó nói ngày trước nó có để dành được mấy chục đồng, nó giấu trong ống tre ở cái chái gần bếp. Lâu nay nó không biết làm cách nào để báo tin cho bà. Bà cứ về tìm thử xem”. Quả nhiên, bà Soạn tìm thấy một nắm tiền, được gói cẩn thận, giấu trong ống tre gần chái bếp. Bà chạy sang quỳ sụp lạy bác Phó – “Tôi lạy ông, tôi lạy ông, ông đúng là thần thánh chứ không phải người. Thế nó còn nhắn gì tôi nữa không?. “Bà ngồi dậy đi!” Bà Soạn vẫn lạy lục, khóc lóc – “Tôi có mắt cũng như mù. Lâu nay tôi đâu biết ông là thần thánh. Có gì không phải ông tha cho tôi…”. “Nó dặn bà rằm tháng tới cúng cho nó một con gà giò. Ở dưới ấy nó chẳng thiếu gì nhưng vẫn thèm thịt gà trên này. Còn năm nay giỗ nó, bà đừng làm gì. Nó không về được đâu. Nó bận việc phải đi xa lắm!”.
Chuyện giữa bác Phó với bà Soạn chẳng mấy mà trong làng rất nhiều người biết. Họ ào ào chạy đến bác, hỏi có gặp người thân của họ dưới ấy. Bác Phó bảo, không phải ai bác cũng gặp được. Và ai nhắn gì bác cũng đều nói lại. Thì ra trong cái giấc ngủ triền miên ba ngày ba đêm, bác Phó đi ngao du dưới âm phủ.
° ° °
Hôm ấy, đi học về, chúng tôi thấy hai dân quân xã đang giải bác Phó đi. Vẻ mặt hai anh dân quân có vẻ căng thẳng, nghiêm trọng. Bác Phó thì cứ lầm lỳ, bước đi khoan thai. Bọn tôi thấy thế sợ lắm. Mặt thằng nào cũng tái mét. Thần tượng của chúng tôi làm sao bị họ bắt đi thế kia? Chúng tôi ôm nguyên sách vở chạy theo xem. “Không khéo… không khéo…bác Phó làm gián điệp cho địch”. – Thằng bạn tôi thì thầm quan trọng. Ngày ấy ở làng tôi, họ cứ đồn đại, có những tên gián điệp thường giả làm ông thiến lợn, hay người ăn mày, lảng vảng khắp nơi dò la tin tức, rồi làm ám hiệu cho máy bay Mỹ ném bom xuống. Cho nên mỗi lần thấy người lạ, nhất là ông thiến lợn vào làng, bọn tôi lại bám theo quan sát, xem có gì mờ ám thì báo cho dân quân. Theo dõi mãi mà chúng tôi vẫn chưa phát hiện được tên gián điệp nào. Chẳng lẽ bác Phó của chúng tôi, một con người hiền hậu và đáng kính lại đi làm giám điệp. Không, không thể tin được! Gián điệp phải là những kẻ có khuôn mặt dữ tợn kia!
Họ giải bác Phó lên Ủy banxã. Anh Bình đang đứng chống nạnh giữa sân Ủy ban. Thấy bọn tôi láo nháo trước cổng, anh quát lớn: “Chúng mày biết gì mà đến đây, mấy thằng nhóc. Đi về nhà hết, tao nhốt lại bây giờ!”. Bọn tôi vội tản ra. Họ đưa bác Phó vào trong hội trường. Chúng tôi loanh quanh, rồi mon men đến bên các cửa sổ nhìn vào. Ủy ban giao việc này cho anh Bình giải quyết. Anh Bình bước qua bước lại, vừa nói anh vừa vung tay, dáng dấp của người lãnh đạo. Anh Bình cũng người làng tôi. Anh là ủy viên thư ký xã. Đấy là mãi sau này tôi mới biết, chứ hồi đó nghe người ta gọi là “anh ủy viên”, mà tôi chưa hiểu “ủy viên” là gì. Anh Bình là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác, nhưng anh cũng uy quyền lắm. Anh học hết lớp 8 thì đi bộ đội. Ngày ấy ở quê tôi, học lên đến cấp 3 đã được coi là trí thức rồi. Vào bộ đội, sau khóa huấn luyện tân binh, anh tiếp tục được đào tạo trở thành pháo thủ. Một chiến sĩ cao xạ pháo. Khẩu đội của anh, một trong những khẩu đội ra quân lần đầu đã bắn rơi máy bay ở miền Bắc. Với
thành tích chiến đấu dũng cảm, sau đó, anh Bình được kết nạp Đảng ngay bên mâm pháo. Đánh đến trận thứ ba thì anh bị trúng mảnh rốc-két. Khẩu đội của anh được tuyên dương là đơn vị anh hùng. Sau thời gian điều trị ở quân y viện rồi an dưỡng ở trại thương binh, anh được phục viên. Về quê, anh oai phong lẫm liệt. Bọn trẻ con chúng tôi cứ bám theo để nghe anh kể chuyện chiến đấu. Anh Bình là đảng viên trẻ, có học thức, đã kinh qua chiến đấu, lại là thương binh nên mọi người rất kính nể. Anh được bầu vào Đảng ủy xã.
Bác Phó bị anh Bình kết tội là đi tuyên truyền mê tín dị đoan trong nhân dân. Bác im lặng cứ cúi đầu nghe. Anh Bình thì thao thao bất tuyệt giảng giải. Phải một lúc lâu bác Phó mới lên tiếng. Bác nói, bác chẳng biết mê tín dị đoan là gì, mà chỉ kể lại cho mọi người nghe giấc mơ của mình. Không muốn kể cũng không được. Họ vừa năn nỉ, vừa nài ép phải kể… Anh Bình dứt khoát không tin. Anh khăng khăng bảo bác Phó bịa đặt xằng bậy, làm nhân dân hoang mang.
Dù có thanh minh kiểu gì, bác Phó vẫn bị phạt lao động công ích một tuần, gọi là “cải tạo lao động”, và cấm từ nay không được kể những chuyện nhảm nhí như thế. Vậy là ngày hôm sau, bác lên Ủy ban để lao động. Bác phải tu sửa lại mấy cái hầm tránh bom của Ủy ban. Người ta đã tính cho bác, công việc ấy vừa hết một tuần. Song, do bác Phó có sức khỏe, lại siêng năng và sáng ý, nên chỉ sau ba ngày đã hoàn tất. Bác tưởng làm xong thì được về. Nhưng anh Bình không cho. Mấy ngày tiếp theo, bác phải ở lại nấu nước, phục vụ cho Ủy ban. Trong khoảng thời gian đó, lại có ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ. Bác Phó cứ gọi là tất bật. Ủy ban mời tất cả thương binh, gia đình liệt sĩ trong xã lên gặp mặt, liên hoan trà thuốc, bánh kẹo. Có đội văn nghệ của xã đến biểu diễn. Gọi là đội văn nghệ cho oai, chứ có bao giờ thấy họ tập tành? Ủy ban chọn một số người hát tạm được trong xã, lâu lâu có ngày lễ thì triệu tập đến. Ai muốn hát gì cứ hát. Nếu đúng chủ đề buổi lễ càng tốt. Hôm đó, sau một số thủ tục chính như: tuyên bố lý do; phát biểu của đại diện Ủy ban; đại diện thương binh, đại diện gia đình liệt sĩ lên có đôi lời cảm tưởng với ngày lễ, hoặc ôn lại những kỷ niệm trong chiến đấu… thì đến chương trình văn nghệ. Năm ca sĩ của xã thay nhau lên hát mỗi người mỗi bài. Chẳng có bài nào nói về thương binh cả! Nhưng mà, có ca ngợi anh bộ đội. Thế là tốt lắm rồi. Hát xong một lượt, không ai chịu hát bài thứ hai. Họ đùn đẩy nhau. Chương trình bị gián đoạn. Anh Bình - Trưởng Ban tổ chức – thực sự lúng túng chưa tìm được cách gỡ bí. Khi đó bác Phó đã tạm xong nhiệm vụ nước nôi, cũng đamg đứng xem, và vỗ tay rất to động viên các ca sĩ. Chợt, anh Bình ngẫu hứng nảy ra sáng kiến. Anh bước lên sân khấu – “Giới thiệu với bà con và anh em thương binh, bác Phó… bác Phó của chúng ta sẽ góp vui một bài hát”. Cả hội trường vỗ tay cười ầm ỹ. Bác Phó đỏ mặt bừng vì thẹn. Người ta cười vì bảo, bác Phó – ông Phó cối lầm lỳ cục mịch biết gì mà hát. Người ta còn cười vì, anh Bình đem bác Phó ra mua vui, anh muốn nhạo báng bác. Nhiều người vẫn biết, lâu nay anh Bình thành kiến với bác Phó. Tất cả cũng tại cái cối. Nhiều năm nay, gia đình anh vốn không ưa nhà bà Đoan hàng xóm. Thỉnh thoảng vì chuyện con gà con qué, hai nhà lại tiếng bấc tiếng chì với nhau. Nhưng từ ngày anh Bình làm cán bộ xã, bà Đoan cũng nể sợ. Cái cối xay của nhà bà Đoan được coi là tốt nhất làng. Xay vừa nhẹ, hạt gạo cứ đều tăm tắp, chẳng hề bị vỡ. Rất nhiều nhà trong làng vẫn đến xay nhờ cối bà Đoan, vì không phải nhà ai cũng có cối, chỉ những nhà khá giả mới có. Trong khi cối nhà anh Bình thì chẳng ai hỏi. Bác Phó bảo, vẫn đất sét ấy, vẫn gỗ nêm ấy, và do tay một người đóng, nhưng trong một trăm cái cối, thế nào chẳng có một vài cái trội hơn chút ít. Khổ là cái “trội” ấy không rơi vào nhà anh Bình mà lạc sang nhà bà Đoan. Anh Bình cho bác Phó chơi xỏ anh.
Bác Phó đã hết đỏ mặt. Ơ kìa, hình như bác…có ý định lên sân khấu. Mà bác bước lên thật. Rất tự tin. Mọi người trong hội trường còn cười và vỗ tay to hơn nữa. Người ta chưa hiểu bác định giở trò gì. Bác lễ phép cúi đầu chào tất cả- “Kính thưa bà con và anh em thương binh. Tôi chưa hát cho ai nghe bao giờ. Nhưng hôm nay anh Bình bảo hát. Thì tôi cũng xin hát”. Cả hội trường im phăng phắc. Rồi òa lên những tiếng cười, tiếng vỗ tay rầm rầm cổ vũ bác Phó. Hai tay đang trước bụng, bác bắt đầu ngân nga:
“Thằng Nha có cái bánh đa, cái bánh đa to tướng bằng ba cái đình.Thằng Nha đem tặng thương binh, đi đến đầu đình thì gặp thằng Nhai.
Thằng Nhai có cái bánh gai, cái bánh to tướng bằng hai cái đình. Thằng Nhai đem tặng thương binh, đi đến đầu đình thì gặp thằng Nha.
Thằng Nha có cái bánh đa… đi đến đầu đình thì gặp thằng Nhai.
Thằng Nhai có cái bánh gai…đi đến đầu đình thì gặp thằng Nha.
Thằng Nha…
Thằng Nhai…”
Chỉ có một cái bánh đa và một cái bánh gai, nhưng tấm lòng thơm thảo của thằng Nha và thằng Nhai có thể to bằng hai, ba cái đình quá đi chứ! Bởi cùng có tấm lòng mộc mạc và chân thành nên chúng cứ liên tục gặp nhau ở đầu đình. Có lẽ chúng đều e dè, thẹn thùng nên cầm cái bánh đi mãi mà chưa tặng được ai. Bác Phó cứdẫn chúng đi loanh quanh rồi lại đến đầu đình. Không ngờ bác Phó hát hay thế! Say sưa lắm! Mắt bác cứ mơ màng chẳng nhìn ai. Giọng ca đầy quyến luyến, lúc bỗng lúc trầm. Sau này lớn lên, tôi được đi nhiều nơi, đã từng được xem các nghệ sĩ opera biểu diễn. Họ hát hay hơn bác Phó, điều đó đã hẳn, song khả năng say sưa với bài hát thì cũng chỉ ngang bác Phó là cùng.
Phải đến mấy chục lần thằng Nha và thằng Nhai đụng đầu nhau “lốp cốp” ở đầu đình mà bài ca vẫn chưa dứt. Anh Bình mặt tái dần, tái dần… rồi nhợt nhạt. Anh cứ hậm hực vò đầu, dậm chân. Trong lúc nghệ sĩ Phó cối mặc quần lửng vẫn mơ màng đắm đuối. “Thôi…ôi…ôi!” – anh Bình vung tay hét lớn. Bác Phó giật thót người. “Hát với chẳng hò. Lấy đâu ra cái kiểu hát lạ kỳ đấy? Nha nha với chẳng nhai nhai. Nhai gì nhai lắm thế! Nhai không chịu nuốt à?!” Bác Phó vẫn bình tĩnh – “Kính thưa bà con và anh em thương binh. Đã bảo tôi chưa hát cho ai nghe bao giờ. Vâng lời anh Bình mà hôm nay tôi hát. Dẫu có dở cũng là tấm lòng chân thành của tôi đối với các thương binh liệt sĩ. Giờ, anh Bình không cho hát nữa thì thôi, tôi xin xuống, mong bà con thông cảm”. Tiếng cười, tiếng vỗ tay lại nổi lên ầm ầm. Buổi gặp mặt cũng kết thúc. Sau chuyến đó, nhiều người phục bác Phó ra mặt. Thế mới biết con người lầm lỳ, cục mịch – “tẩm ngẩm mà đấm chết voi”.
Rồi, một tuần lao động công ích của bác Phó cũng qua đi. Buổi chiều ấy về nhà, bác sai anh Nhân sửa soạn đồ nghề. Hôm sau trời còn mờ sương, hai thầy trò đã vội vã cơm đùm gạo bới, gồng gánh lên đường. Có lẽ bác sợ anh Bình thay đổi quyết định, phạt bác thêm một tuần nữa cũng nên. Chuyến ấy bác Phó đi biền biệt, đến cả nửa năm mới quay về. Bác về vào dịp giáp tết. Trên đường đi, bác sắm sẵn mọi thứ cho nồi bánh chưng. Năm đó cũng là năm được mùa, cả làng tôi náo nức chuẩn bị một cái tết tưng bừng. Những ngày giáp tết vui như hội. Cứ rảnh rỗi chúng tôi lại chạy về nhà bác Phó. Mới phải xa bác có nửa năm mà chúng tôi thấy dài đằng đẵng.
Cái đêm nhà bác Phó luộc bánh chưng, chúng tôi kéo đến ngồi quanh bếp lửa nghe bác kể chuyện. Chuyện đông chuyện tây, chuyện nửa năm qua bác gặp những gì, rồi bác lại kể chuyện dưới ấy. “Xuống đó ta gặp ông lý Cường, vui lắm! Ông lý rủ ta đi ngao du thiên hạ”. Ông lý Cường ngày xưa là lý trưởng làng tôi. Ông chết từ lâu rồi. Người già làng tôi kể lại, ông lý bị toét mắt. Mắt lúc nào cũng ướt lèm nhèm. Cha ông lý cũng bị bệnh ấy. Ông nội ông lý cũng thế. Thằng Sâm, cháu nội ông, học cùng bọn tôi, mắt cũng lèm nhèm. Mà bố nó cũng vậy. Về sau, thằng Sâm được trạm y tế xã nhỏ thuốc, mắt nó lại bình thường như mọi người. Làng tôi ngày xưa ai cũng sợ ông lý Cường. Chỉ trừ bác Phó là nghênh ngang không coi ông ra gì. Hồi đó bác Phó còn trai trẻ. Bác vẫn gọi ông lý Cường là lý toét. Tất nhiên chỉ gọi sau lưng ông lý. Nhưng rồi cũng đến tai ông. Ông lý sai tay chân điệu cổ bác Phó đến nhà. Rồi nọc ra nện cho hai chục roi vì tội hỗn láo. Đánh xong, thấy bác Phó cứ nằm ỳ giữa sân, ông quát: “Ngồi dậy! Tao nện cho nữa bây giờ”. Bác vẫn nằm im. Ông lý sợ, lỡ bác Phó bị đánh quá tay ,có chuyện gì thì ông cũng chết. Ông đến lay bác Phó – “Dậy, dậy đi!” Bác Phó ngoảnh mặt cười – “Không đánh nữa à?”. “Thôi, tao tha, lần sau còn hỗn thì biết tay tao”. Bác lồm cồm bò dậy – “Cán ơn ông lý toét. Nhờ có ông mà hôm nay con đỡ đau bụng. Lạy ông lý toét con về!” Ông lý tức điếng người, song chẳng lẽ lại nọc bác Phó xuống đánh tiếp?
“Ô! Ông lý dẫn ta vào tận Sài Gòn, Chợ Lớn chơi. Vào đó, ăn thịt cầy ở quán người Tàu, ngon tuyệt”. Bọn tôi cứ tròn xoe mắt – “Sài Gòn, Chợ Lớn ở đâu bác Phó?”. “Trong miền Nam ấy!”. “Nhưng mà, miền Nam có chiến tranh có thằng Mỹ mà?”. “Ở dưới đó không có chiến tranh, cũng chẳng có thằng Mỹ nào đánh ta cả”. Chuyện của bác Phó kể ly kỳ quá, cứ hút bọn tôi lại. Bọn tôi ngồi im lắng nghe không bỏ sót một câu. “Ông lý không thù bác nữa à?”. “Không, mọi hận thù đều vứt lại trên này. Ở dưới đó mọi người bình đẳng. Ông lý hẹn năm sau dẫn ta sang Trung Quốc chơi. Rồi có dịp sẽ sang Liên Xô. Chà chà! Khoái phải biết!”. Bọn tôi chẳng rõ thực hư ra sao, nhưng nghe bác Phó kể rành mạch quá, không thể không tin. Ở trên này làm sao bác biết được miền Nam với Sài Gòn, Chợ Lớn? “Nhưng mà, có ba ngày, sao bác đi nhiều thế?”. “Ba ngày trên này bằng mươi ngày dưới ấy, tha hồ mà đi”. Cuộc đời bác Phó kể cũng sướng. Một năm có 365 ngày, bác ở trần gian 362 ngày thêm 30 ngày ngao du dưới âm phủ. Chẳng có ai được như bác.
Bác Phó làm rể làng Đông Thành. Đông Thành ở sát làng tôi. Chỉ cách một cánh đồng cỏ, nhưng bên ấy có nhiều tập tục khác với bên này. Con gái Đông Thành vừa khỏe vừa gấu, rất thích gây gổ đánh nhau với con trai làng tôi. Nghe nói khi xưa, vào những ngày xuân, Đông Thành vẫn mở những sới vật dành cho nữ. Các đô vật nữ cũng vật nhau huỳnh huỵch chẳng khác gì nam. Lâu dần, những trò chơi ấy cũng bị phôi pha. Ngày còn nhỏ, bọn tôi vẫn thường thả trâu ở đồng cỏ nằm giữa hai làng. Hôm đó mải tát cá mà bọn tôi quên chuyện chăn trâu. Có hai con trâu làng tôi sang ăn lúa của Đông Thành. Bọn con gái bên ấy tóm được trâu ăn lúa đem về. Chúng tôi sang đòi lại. Cãi qua cãi về, cuối cùng là đánh nhau. Bọn con gái Đông Thanh xông vào đánh “giáp lá cà”. Chúng cũng đấm đá, vật bọn tôi như con trai. Bọn chúng khỏe quá chúng tôi địch không nổi. Mà chúng còn đông hơn, nên đuổi bọn tôi chạy về tận đầu làng bên này. Sau đó chúng lùa hết trâu làng tôi về giam và nói phải đem lúa sang chuộc. Bọn tôi về tìm người lớn. Đến giữa làng thì gặp bác Phó. Đành cầu cứu bác Phó. Bác Phó là người rể quý của Đông Thành. Bác đóng cối cho bên ấy thường cho họ nợ đến mùa trả lúa. Hôm đó khi dẫn trâu về, bác dặn chúng tôi đừng để bị một lần nữa. Họ sẽ phạt rất nặng. Và đừng dại đánh nhau với con gái Đông Thành. Chúng khỏe như trâu ấy! “Dân Đông Thành đàn bà làm chồng, đàn ông làm vợ”. Đàn bà Đông Thành khỏe hơn đàn ông. Họ toàn đi cày. Còn đàn ông ở nhà làm vườn. Làng Đông Thành chỉ có một lối vào và một lối ra, nhưng vào giữa làng thì ngõ xóm chằng chịt. Nếu ai không thuộc đường sẽ phải quanh co mãi giữa làng mà chẳng rađược. Nghe nói ông tổ khai canh Đông Thành là một ông quan bất mãn triều đình. Ông rất giỏi binh pháp. Làng được xây dựng theo thế phòng thủ. Bác Phó bảo, ngày xưa bọn Tây rất sợ làng Đông Thành. Có một lần, một tiểu đội lính Tây vào bắt gà bắt lợn, dân làng cứ để yên cho chúng bắt. Chúng vác chiến lợi phẩm quanh co mãi giữa làng. Lúc đấy mới bị ăn đạn của du kích. Chúng la hét om sòm, xả súng bắn bừa mà chẳng trúng ai. Làng Đông Thành mỗi bụi tre, mỗi đụn rơm đều trở thành chiến lũy, từ người già đến trẻ em đều tham gia đánh giặc. Bọn Tây khiêng vác nhau chạy bừa, may mắn thế nào cũng ra được. Hôm sau chúng đem lính đến báo thù. Chúng cứ đứng đầu làng mà bắn vào. Bắn cho hết đạn thì về.
Bác Phó gật gù – “Ở Việt Nam có vạn vạn ngôi làng không giống Đông Thành kiểu này thì giống kiểu khác. Có thế xưa kia ta mới đuổi được thằng Tàu, thằng Tây chứ! Mà, con gái Đông Thành có tinh nghịch cũng chưa thấm gì với gái Cầu Gỗ”. Theo bác Phó, làng quê Việt Nam mới nhìn qua thì ở đâu mà chẳng giống đâu, bởi ở đâu chẳng có những con đường ngoằn ngoèo, chẳng có bụi tre, bờ ao, có chum nước nơi góc sân. Nhưng, có ở lâu, có chịu khó tìm hiểu mới biết, mỗi đụn rơm, mỗi nếp nhà tranh, mỗi con đường làng, cả tiếng chó sủa đều tiềm tàng ẩn chứa những điều khác lạ, rất riêng biệt. Và cả sự linh thiêng cũng khác nhau. Hình như bác Phó có giác quan khác người, nên theo bác, tiếng gà gáy của mỗi làng đều có âm sắc riêng, nó phảng phất cốt cách của người dân làng ấy. Tài thật! Phân biệt được cả tiếng gà gáy của mỗi làng thì chỉ có mình bác Phó.
Ngày xưa, bác Phó từng có lần về đóng cối ở cạnh làng Cầu Gỗ. Hồi đó bác đang còn là anh thợ phụ. Tỷ mẩn vừa làm việc vừa hóng chuyện, bác nghe nói, con gái Cầu Gỗ mười sáu, mười bảy tuổi mà đi tắm sông giữa ban ngày toàn tắm truồng. Cứ hơ hớ. Nếu nói hay hơn, người ta gọi là tắm tiên. Lạ quá! Bác Phó nghe mà cứ ngẩn ra. Nhưng chẳng dám hỏi lại. Bác im lặng suy ngẫm. Mấy ngày sau bác lân la tìm hiểu. Con gái Cầu Gỗ đi tắm sông bao giờ cũng đi một đoàn cả chục người. Tắm vào buổi sáng. Họ chọn một khúc sông vắng, rất ít người qua lại. Tắm chán, họ lại lên nằm phơi nắng trên bờ. Thảng hoặc có người đi qua, họ sẽ nhảy xuống sông mà lặn. Bác Phó đã tìm được khúc sông ấy. Sáng sớm, bác bỏ việc, chui vào một bụi rậm gần đó ngồi đợi. Quả nhiên mặt trời vừa lên nửa ngọn tre, một đoàn con gái kéo nhau tới. Họ cởi quần áo, nhảy xuống sông. Họ lặn ngụp. Té nước đùa giỡn. Đuổi nhau dưới sóng. Chỉ một lúc sau đã có người lên nằm phơi nắng. Bác Phó cứ căng mắt mà nhìn. Nhìn hau háu. Ngày đó bác là chàng trai mới hai mươi tuổi, chưa hề thấy thân thể con gái bao giờ. Điều ấy càng làm bác háo hức và hiếu kỳ. Chao ơi, những thân thể trắng ngần, nuột nà như những nàng tiên. Chỉ còn mấy nàng đang ngụp lặn. Hầu hết họ đã lên bờ. Có mấy nàng đuổi nhau. Người ngồi, người nằm trên cỏ. Các nàng cứ lên lên xuống xuống nơi bờ sông. Bác Phó hoa cả mắt. Nhưng mà, ngồi trong bụi này thì xa quá. Chẳng
ăn thua gì. Bác chỉ được nhìn các nàng mờ mờ, lấp lóa trong ánh nắng. Từ đây đến đó chẳng còn cái bụi nào. Bác suy nghĩ cách tiếp cận. Chợt, nhìn thấy cái gậy tre vứt bên đường, bác nảy ra sáng kiến. Từ từ bò ra khỏi bụi, bác Phó cầm gậy chọc chọc xuống đất, dò dẫm từng bước tiến lên. Các nàng đã phát hiện có người đến. Họ nhảy hết xuống sông. Bác Phó đến tận nơi, đứng chọc chọc gậy – “Có ai đó, cho tôi hỏi đường với”. Các nàng vẫn bì bõm dưới nước, cười khúc khích. Bác Phó nhắc lại và vẫn giơ gậy chọc chọc, mò mẫm. Tiếng cười khúc khích dưới nước có vẻ to hơn. Họ đùn đẩy nhau – “Nói đi, nói đi mày, xem họ hỏi đường về đâu”. Bác Phó nhắc lại. Họ vẫn đùn đẩy nhau. Chợt bác Phó bước hụt vào cái hố, ngã chổng kềnh. Lồm cồm bò dậy, bác đưa tay mò mẫm tìm gậy. Mò mẫm mãi, mặc dù cái gậy ở ngay trước mặt. “Hình như người mù chúng mày ạ!”. “Đúng không”. “Đúng!”. “Phải không?”. Rõ ràng, không thấy họ đang mò mẫm tìm gậy à!”. Một nàng can đảm bước lên bờ. Rồi hai nàng. Đã là người mù thì sợ gì, họ kéo hết lên bờ. Họ cầm gậy đưa vào tay bác Phó. Bác cầm được gậy mừng rỡ lắm. “Anh này còn trẻ mà đã bị mù, tội thật”. “Anh ơi, đã có vợ chưa, có thích em không?”. Họ cầm tay bác Phó lay lay. “Anh có nhìn rõ em không? Em thích anh mà!”. “Suỵt, nhìn làm sao được. Đừng có trêu người mù, phải tội”. Bác Phó hỏi đường về ngay cái làng bác đang đóng cối. “Ô! Quay lại con đường anh vừa đi đấy thôi!”. Họ cầm tay bác Phó chỉ vẽ - “Còn xa lắm! Cứ ngược lại theo bờ sông sẽ có đường về làng. Gặp ai anh cứ hỏi”. Các nàng hồn nhiên đứng vây quanh bác Phó. Cố bình tĩnh mà môi bác cứ giật giật. Bác mở hé mắt nhìn. Những thân hình thiếu nữ trắng nõn lồ lộ giữa nắng sớm. Bác hé mắt thêm tý nữa. Toàn những thân hình nảy nở, căn tròn. Bác Phó run lập cập. Run lắm! Mắt bác nhấp nháy. Nhưng mà, cứ nhìn ty hý mắt thế này khó chịu quá. Rồi, chẳng đừng được, bác mở hẳn mắt ra. “Ơ kìa, người mù mở được mắt”. “Người mù mắt sáng rồi”. “Ơ… không phải…”. “Mù giả vờ đấy!”. “A, thằng này láo, thằng này láo!” – các nàng hét lên. Bác Phó vứt gậy, phá vòng vây tháo chạy. Song, chạy đâu cho thoát. Các nàng hậm hực đuổi theo – “Nện cho nó một trận”. Bác Phó hàng ngày ít chạy nhảy nên không nhanh bằng họ. Chỉ mấy chục bước chân họ đã đuổi kịp. Bác bị một nàng ngáng ngã, lăn mấy vòng trên cỏ. Cứ thế, các thân hình thiếu nữ còn loang loáng nước liên tiếp đổ ập lên người bác. Họ vật ngửa bác Phó ra. Người ngồi lên bụng, người ngồi lên ngực, người đè đầu, người giữ tay, hai người đè một chân, bác không còn cách gì cựa quậy nổi. Dẫu sức vóc cường tráng của anh phó cối tuổi hai mươi, cũng không thể địch lại hơn chục cô gái ở cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, ngày nào cũng bơi lội. Họ trật quần bác Phó, lôi “của quý” của bác ra. Một nàng chạy đi hái lá dứa. “Nào, cậu em thích đi xuôi hay đi ngược, các chị cho đi”. “Cho nó đi ngược luôn!”. “Khoan, cho nói đi xuôi đã!” Bác Phó vẫn nằm im, chưa hiểu “xuôi ngược” của họ là gì. Họ cầm lá dứa kéo xuôi. Bác Phó la toáng lên. “Bé bé mồm đi cậu em. Giữsức mà đi ngược”. Lá dứa được kéo ngược. Bác Phó đau đến tím tái mặt mày. Nhưng nào họ đã chịu buông tha. Cứ hai nàng cầm hai đầu lá dứa mà cò cưa kéo xẻ, hết xuôi lại ngược lên cái “của quý” của bác. Không còn chịu nổi, bác Phó la hét vang dội cả khúc sông. Đã bảo là khúc sông vắng, nên có hét to nữa cũng chẳng ai nghe mà đến cứu. Thôi thì làm được chịu được. Trót dại đành phải vậy thôi. Tiếng hét bác Phó cứ ằng ặc, rồi yếu dần, khản đặc. Sau này bác bảo, chỉ vì sự háo hức, tò mò, tinh nghịch; chỉ vì phút bồng bột của tuổi trẻ mà phải trả giá. Họ vẫn còn tiếp cò cưa kéo xẻ cho đến lúc giọng bác Phó tắc nghẹn, lịm đi, đau ngất. “Thôi nhé, cậu em cứ nằm đây mà nghỉ dưỡng sức”. “A… hay là xuống tắm với bọn chị cho vui”. “Này, lần sau còn thích nhìn bọn chị tắm thì cứ đến đây. Chịu khó đi xuôi đi ngược mấy vòng rồi tha hồ mà nhìn”. Họ lại nhảy ùm xuống sông tiếp tục đuổi nhau. Bác Phó nằm rên rỉ. Đau nhức. Phải cả giờ đồng hồ sau mới bò dậy nổi. Các nàng tiên quái quỷ đã “bay” hết. Bác nặng nhọc lê những bước chân ê hề. Rồi, còn nằm liệt cả tuần không làm nổi việc gì. Ngậm miệng vì xấu hổ, bác không thể than thở với ông phó Tấn. Nhiều năm sau, cứ nghe ai nhắc đến Cầu Gỗ bác lại rùng mình. Vừa sợ hãi, vừa thích thú. Bác bảo, có lần xuống dưới ấy bác gặp một cô gái Cầu Gỗ, bơi rất giỏi nhưng bị “chuột rút” mà chết đuối. Bác xấu hổ không dám kể với cô ta chuyện giả làm người mù của mình.
° ° °
Bác Phó luôn tỏ ra mãn nguyện khi mỗi năm được gặp vợ một lần trong giấc mơ. Bác nói, ở dưới ấy đầm ấm lắm! Có lần bọn tôi bảo, sao bác không ở luôn với bác gái. “Ồ, chưa đâu, họ chưa cho. Đâu phải mình muốn là được. Phải tu luyện cho trọn kiếp người. Phải trả hết nợ đời thì mới được đi. Khi nào thằng Nhân một mình có thể đóng được cối cho thiên hạ, ta mới được phép xuống”.
Những câu chuyện của bác Phó chẳng hiểu thực hư ra sao, nhưng dân làng tôi tin lắm. Bác trở thành cầu nối cho họ với người thân dưới ấy. Giấc ngủ triền miên của bác được mọi người ngóng đợi. Vẫn mỗi năm một lần nhưng chẳng cố định vào tháng nào. Bao giờ bác cũng linh cảm trước được ngày ấy để không ra khỏi nhà. Mỗi lần thức dậy sau giấc ngủ dài, bác lại có nhiều thông tin mới cho mọi người. Toàn những lời khuyên can tốt đẹp. Người nhận được lời khuyên như có thêm đức tin để sống. Dân làng tôi đối xử với nhau ngày càng độ lượng. Người ta cân nhắc, đắn đo trong mọi việc làm, chỉ sợ không vừa lòng với người thân dưới ấy. Trường hợp ông Quảng là một điển hình. Ông có đủ ruộng, vườn, ao thả cá nhưng ông chẳng chịu làm gì. Bà vợ của ông hình như lớn tuổi hơn ông nên trông già lắm. Ông Quảng sống bằng nghề cờ bạc. Làng tôi chẳng có ai đánh bạc với ông, nên ông phải đi
12
Loanh quanh chán tôi lại đi về nơi giếng làng. Cả làng tôi chỉ dùng chung một cái giếng. Đó là phong tục có từ bao đời nay. Giếng làng to như cái ao và sâu hoắm. Đến mùa khô phải bước xuống hơn chục bậc cấp mới gánh được nước. Cảnh tấp nập vào mỗi buổi sớm ở giếng làng cũng chẳng có gì thay đổi. Nơi ấy còn là nơi người ta gặp nhau để nói đủ thứ chuyện trên đời. Qua khỏi giếng làng, rồi qua một cánh đồng, tôi đến thăm mộ bác Phó. Điều tôi không quên mỗi khi về quê. Bác Phó không còn ai ruột thịt, song ngôi mộ của bác cứ ngày càng cao thêm. Quanh năm, dân cả làng đến thắp hương cho bác. Người làng tôi chẳng còn nhớ tên thật của bác. Bác làm nghề đóng cối. Ngày xưa bác là học trò của ông phó Tấn. Thời ấy ở các xã bên còn có các ông phó Quảng, phó Tài… nhưng cối của ông phó Tấn đóng vẫn được coi là nhất. Dần dần, mấy ông phó kia đi phiêu dạt đâu cả, chỉ còn thầy trò ông phó Tấn đóng cối cho một vùng rộng lớn quanh quê tôi. Mấy ông phó kia về sau chẳng có ai kế nghiệp. Ngày ông phó Tấn qua đời, bác Phó đã nổi tiếng trong nghề làm cối. Một mình bác đóng cối cho các xã trong huyện tôi. Thậm chí còn đi đóng cho các huyện bên cạnh. Có khi nhận lời mời của những nhà khá giả, bác còn sang cả tỉnh khác để làm. Bác Phó góa vợ từ khi đang còn trẻ, song bác cũng chẳng lấy vợ nữa. Mà bác cũng chẳng có con. Anh Nhân, hơn bọn tôi vài ba tuổi, là thợ phụ của bác. Anh vừa là học trò, vừa được bác nhận làm con nuôi. Nghe bảo ngày xưa bác Phó rất thích mẹ anh Nhân. Hai người đã có tình ý với nhau, song ông bà ngoại anh Nhân lại gả mẹ anh cho người làng bên. Bác Phó là người lầm lì ít nói. Anh Nhân còn lầm lì hơn. Bác chỉ thích nói chuyện với bọn trẻ con chúng tôi. Mà hình như bác chỉ thích làm bạn với lũ trẻ. Nghề của bác là phải luôn di chuyển. Mấy chục năm đi đóng cối cho thiên hạ, lang thang khắp chốn, đi qua nhiều vùng quê nên bác biết rất nhiều chuyện lạ. Mỗi khi mà bác kể ra, dân làng tôi cứ tròn xoe mắt vì ngạc nhiên. Ngày ấy, cứ mỗi lần bác Phó đi làm xa về, bọn tôi lại quấn quanh bác. Chúng tôi say mê bác, coi như một thần tượng. Bác Phó kể chuyện ly kì và hấp dẫn lắm. Chuyện gì bác kể cũng hay. Quanh năm bác chỉ mặc chiếc quần lửng, quá đầu gối một ít. Chẳng hiểu cái kiểu quần này bác lấy đâu ra, chứ cả làng tôi chẳng ai mặc thế. Da bác ngăm đen và bóng loáng. Mỗi khi ở nhà hoặc ngồi đóng cối cho họ là bác cởi trần. Bác Phó chịu rét rất giỏi. Những ngày gió bấc, lạnh căm căm, bác chỉ mặc một chiếc áo nâu vải mộc là đủ. Bác có nhiều điểm rất khác người thường. Bác có thể ăn một bữa hết gần hai đấu gạo, có nghĩa bằng sức ăn của bốn, năm nông dân khác cộng lại. Ăn xong một bữa như thế, phải đến ba ngày sau bác mới cần ăn tiếp. Cứ mỗi năm bác lại có một lần, ngủ một giấc dài đúng ba ngày ba đêm. Mà ngáy như sấm. Không ai có thể lay nổi bác dậy trong giấc ngủ ấy. Sau giấc ngủ, bác như người từ thế giới khác trở về.
Một hôm, buổi sớm ra giếng làng gánh nước, bác gọi bà Soạn lại – “Xuống dưới ấy tôi gặp thằng Cải đấy!”. “Ông nói cái gì khó nghe thế! Ông đi đâu mà gặp thằng Cải?”. “Thế mới hay chứ!” Bà Soạn chỉ có một người con duy nhất là anh Cải. Anh bị con trâu điên húc chết khi mới mười lăm tuổi. “Nó nói ngày trước nó có để dành được mấy chục đồng, nó giấu trong ống tre ở cái chái gần bếp. Lâu nay nó không biết làm cách nào để báo tin cho bà. Bà cứ về tìm thử xem”. Quả nhiên, bà Soạn tìm thấy một nắm tiền, được gói cẩn thận, giấu trong ống tre gần chái bếp. Bà chạy sang quỳ sụp lạy bác Phó – “Tôi lạy ông, tôi lạy ông, ông đúng là thần thánh chứ không phải người. Thế nó còn nhắn gì tôi nữa không?. “Bà ngồi dậy đi!” Bà Soạn vẫn lạy lục, khóc lóc – “Tôi có mắt cũng như mù. Lâu nay tôi đâu biết ông là thần thánh. Có gì không phải ông tha cho tôi…”. “Nó dặn bà rằm tháng tới cúng cho nó một con gà giò. Ở dưới ấy nó chẳng thiếu gì nhưng vẫn thèm thịt gà trên này. Còn năm nay giỗ nó, bà đừng làm gì. Nó không về được đâu. Nó bận việc phải đi xa lắm!”.
Chuyện giữa bác Phó với bà Soạn chẳng mấy mà trong làng rất nhiều người biết. Họ ào ào chạy đến bác, hỏi có gặp người thân của họ dưới ấy. Bác Phó bảo, không phải ai bác cũng gặp được. Và ai nhắn gì bác cũng đều nói lại. Thì ra trong cái giấc ngủ triền miên ba ngày ba đêm, bác Phó đi ngao du dưới âm phủ.
° ° °
Hôm ấy, đi học về, chúng tôi thấy hai dân quân xã đang giải bác Phó đi. Vẻ mặt hai anh dân quân có vẻ căng thẳng, nghiêm trọng. Bác Phó thì cứ lầm lỳ, bước đi khoan thai. Bọn tôi thấy thế sợ lắm. Mặt thằng nào cũng tái mét. Thần tượng của chúng tôi làm sao bị họ bắt đi thế kia? Chúng tôi ôm nguyên sách vở chạy theo xem. “Không khéo… không khéo…bác Phó làm gián điệp cho địch”. – Thằng bạn tôi thì thầm quan trọng. Ngày ấy ở làng tôi, họ cứ đồn đại, có những tên gián điệp thường giả làm ông thiến lợn, hay người ăn mày, lảng vảng khắp nơi dò la tin tức, rồi làm ám hiệu cho máy bay Mỹ ném bom xuống. Cho nên mỗi lần thấy người lạ, nhất là ông thiến lợn vào làng, bọn tôi lại bám theo quan sát, xem có gì mờ ám thì báo cho dân quân. Theo dõi mãi mà chúng tôi vẫn chưa phát hiện được tên gián điệp nào. Chẳng lẽ bác Phó của chúng tôi, một con người hiền hậu và đáng kính lại đi làm giám điệp. Không, không thể tin được! Gián điệp phải là những kẻ có khuôn mặt dữ tợn kia!
Họ giải bác Phó lên Ủy banxã. Anh Bình đang đứng chống nạnh giữa sân Ủy ban. Thấy bọn tôi láo nháo trước cổng, anh quát lớn: “Chúng mày biết gì mà đến đây, mấy thằng nhóc. Đi về nhà hết, tao nhốt lại bây giờ!”. Bọn tôi vội tản ra. Họ đưa bác Phó vào trong hội trường. Chúng tôi loanh quanh, rồi mon men đến bên các cửa sổ nhìn vào. Ủy ban giao việc này cho anh Bình giải quyết. Anh Bình bước qua bước lại, vừa nói anh vừa vung tay, dáng dấp của người lãnh đạo. Anh Bình cũng người làng tôi. Anh là ủy viên thư ký xã. Đấy là mãi sau này tôi mới biết, chứ hồi đó nghe người ta gọi là “anh ủy viên”, mà tôi chưa hiểu “ủy viên” là gì. Anh Bình là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác, nhưng anh cũng uy quyền lắm. Anh học hết lớp 8 thì đi bộ đội. Ngày ấy ở quê tôi, học lên đến cấp 3 đã được coi là trí thức rồi. Vào bộ đội, sau khóa huấn luyện tân binh, anh tiếp tục được đào tạo trở thành pháo thủ. Một chiến sĩ cao xạ pháo. Khẩu đội của anh, một trong những khẩu đội ra quân lần đầu đã bắn rơi máy bay ở miền Bắc. Với
thành tích chiến đấu dũng cảm, sau đó, anh Bình được kết nạp Đảng ngay bên mâm pháo. Đánh đến trận thứ ba thì anh bị trúng mảnh rốc-két. Khẩu đội của anh được tuyên dương là đơn vị anh hùng. Sau thời gian điều trị ở quân y viện rồi an dưỡng ở trại thương binh, anh được phục viên. Về quê, anh oai phong lẫm liệt. Bọn trẻ con chúng tôi cứ bám theo để nghe anh kể chuyện chiến đấu. Anh Bình là đảng viên trẻ, có học thức, đã kinh qua chiến đấu, lại là thương binh nên mọi người rất kính nể. Anh được bầu vào Đảng ủy xã.
Bác Phó bị anh Bình kết tội là đi tuyên truyền mê tín dị đoan trong nhân dân. Bác im lặng cứ cúi đầu nghe. Anh Bình thì thao thao bất tuyệt giảng giải. Phải một lúc lâu bác Phó mới lên tiếng. Bác nói, bác chẳng biết mê tín dị đoan là gì, mà chỉ kể lại cho mọi người nghe giấc mơ của mình. Không muốn kể cũng không được. Họ vừa năn nỉ, vừa nài ép phải kể… Anh Bình dứt khoát không tin. Anh khăng khăng bảo bác Phó bịa đặt xằng bậy, làm nhân dân hoang mang.
Dù có thanh minh kiểu gì, bác Phó vẫn bị phạt lao động công ích một tuần, gọi là “cải tạo lao động”, và cấm từ nay không được kể những chuyện nhảm nhí như thế. Vậy là ngày hôm sau, bác lên Ủy ban để lao động. Bác phải tu sửa lại mấy cái hầm tránh bom của Ủy ban. Người ta đã tính cho bác, công việc ấy vừa hết một tuần. Song, do bác Phó có sức khỏe, lại siêng năng và sáng ý, nên chỉ sau ba ngày đã hoàn tất. Bác tưởng làm xong thì được về. Nhưng anh Bình không cho. Mấy ngày tiếp theo, bác phải ở lại nấu nước, phục vụ cho Ủy ban. Trong khoảng thời gian đó, lại có ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ. Bác Phó cứ gọi là tất bật. Ủy ban mời tất cả thương binh, gia đình liệt sĩ trong xã lên gặp mặt, liên hoan trà thuốc, bánh kẹo. Có đội văn nghệ của xã đến biểu diễn. Gọi là đội văn nghệ cho oai, chứ có bao giờ thấy họ tập tành? Ủy ban chọn một số người hát tạm được trong xã, lâu lâu có ngày lễ thì triệu tập đến. Ai muốn hát gì cứ hát. Nếu đúng chủ đề buổi lễ càng tốt. Hôm đó, sau một số thủ tục chính như: tuyên bố lý do; phát biểu của đại diện Ủy ban; đại diện thương binh, đại diện gia đình liệt sĩ lên có đôi lời cảm tưởng với ngày lễ, hoặc ôn lại những kỷ niệm trong chiến đấu… thì đến chương trình văn nghệ. Năm ca sĩ của xã thay nhau lên hát mỗi người mỗi bài. Chẳng có bài nào nói về thương binh cả! Nhưng mà, có ca ngợi anh bộ đội. Thế là tốt lắm rồi. Hát xong một lượt, không ai chịu hát bài thứ hai. Họ đùn đẩy nhau. Chương trình bị gián đoạn. Anh Bình - Trưởng Ban tổ chức – thực sự lúng túng chưa tìm được cách gỡ bí. Khi đó bác Phó đã tạm xong nhiệm vụ nước nôi, cũng đamg đứng xem, và vỗ tay rất to động viên các ca sĩ. Chợt, anh Bình ngẫu hứng nảy ra sáng kiến. Anh bước lên sân khấu – “Giới thiệu với bà con và anh em thương binh, bác Phó… bác Phó của chúng ta sẽ góp vui một bài hát”. Cả hội trường vỗ tay cười ầm ỹ. Bác Phó đỏ mặt bừng vì thẹn. Người ta cười vì bảo, bác Phó – ông Phó cối lầm lỳ cục mịch biết gì mà hát. Người ta còn cười vì, anh Bình đem bác Phó ra mua vui, anh muốn nhạo báng bác. Nhiều người vẫn biết, lâu nay anh Bình thành kiến với bác Phó. Tất cả cũng tại cái cối. Nhiều năm nay, gia đình anh vốn không ưa nhà bà Đoan hàng xóm. Thỉnh thoảng vì chuyện con gà con qué, hai nhà lại tiếng bấc tiếng chì với nhau. Nhưng từ ngày anh Bình làm cán bộ xã, bà Đoan cũng nể sợ. Cái cối xay của nhà bà Đoan được coi là tốt nhất làng. Xay vừa nhẹ, hạt gạo cứ đều tăm tắp, chẳng hề bị vỡ. Rất nhiều nhà trong làng vẫn đến xay nhờ cối bà Đoan, vì không phải nhà ai cũng có cối, chỉ những nhà khá giả mới có. Trong khi cối nhà anh Bình thì chẳng ai hỏi. Bác Phó bảo, vẫn đất sét ấy, vẫn gỗ nêm ấy, và do tay một người đóng, nhưng trong một trăm cái cối, thế nào chẳng có một vài cái trội hơn chút ít. Khổ là cái “trội” ấy không rơi vào nhà anh Bình mà lạc sang nhà bà Đoan. Anh Bình cho bác Phó chơi xỏ anh.
Bác Phó đã hết đỏ mặt. Ơ kìa, hình như bác…có ý định lên sân khấu. Mà bác bước lên thật. Rất tự tin. Mọi người trong hội trường còn cười và vỗ tay to hơn nữa. Người ta chưa hiểu bác định giở trò gì. Bác lễ phép cúi đầu chào tất cả- “Kính thưa bà con và anh em thương binh. Tôi chưa hát cho ai nghe bao giờ. Nhưng hôm nay anh Bình bảo hát. Thì tôi cũng xin hát”. Cả hội trường im phăng phắc. Rồi òa lên những tiếng cười, tiếng vỗ tay rầm rầm cổ vũ bác Phó. Hai tay đang trước bụng, bác bắt đầu ngân nga:
“Thằng Nha có cái bánh đa, cái bánh đa to tướng bằng ba cái đình.Thằng Nha đem tặng thương binh, đi đến đầu đình thì gặp thằng Nhai.
Thằng Nhai có cái bánh gai, cái bánh to tướng bằng hai cái đình. Thằng Nhai đem tặng thương binh, đi đến đầu đình thì gặp thằng Nha.
Thằng Nha có cái bánh đa… đi đến đầu đình thì gặp thằng Nhai.
Thằng Nhai có cái bánh gai…đi đến đầu đình thì gặp thằng Nha.
Thằng Nha…
Thằng Nhai…”
Chỉ có một cái bánh đa và một cái bánh gai, nhưng tấm lòng thơm thảo của thằng Nha và thằng Nhai có thể to bằng hai, ba cái đình quá đi chứ! Bởi cùng có tấm lòng mộc mạc và chân thành nên chúng cứ liên tục gặp nhau ở đầu đình. Có lẽ chúng đều e dè, thẹn thùng nên cầm cái bánh đi mãi mà chưa tặng được ai. Bác Phó cứdẫn chúng đi loanh quanh rồi lại đến đầu đình. Không ngờ bác Phó hát hay thế! Say sưa lắm! Mắt bác cứ mơ màng chẳng nhìn ai. Giọng ca đầy quyến luyến, lúc bỗng lúc trầm. Sau này lớn lên, tôi được đi nhiều nơi, đã từng được xem các nghệ sĩ opera biểu diễn. Họ hát hay hơn bác Phó, điều đó đã hẳn, song khả năng say sưa với bài hát thì cũng chỉ ngang bác Phó là cùng.
Phải đến mấy chục lần thằng Nha và thằng Nhai đụng đầu nhau “lốp cốp” ở đầu đình mà bài ca vẫn chưa dứt. Anh Bình mặt tái dần, tái dần… rồi nhợt nhạt. Anh cứ hậm hực vò đầu, dậm chân. Trong lúc nghệ sĩ Phó cối mặc quần lửng vẫn mơ màng đắm đuối. “Thôi…ôi…ôi!” – anh Bình vung tay hét lớn. Bác Phó giật thót người. “Hát với chẳng hò. Lấy đâu ra cái kiểu hát lạ kỳ đấy? Nha nha với chẳng nhai nhai. Nhai gì nhai lắm thế! Nhai không chịu nuốt à?!” Bác Phó vẫn bình tĩnh – “Kính thưa bà con và anh em thương binh. Đã bảo tôi chưa hát cho ai nghe bao giờ. Vâng lời anh Bình mà hôm nay tôi hát. Dẫu có dở cũng là tấm lòng chân thành của tôi đối với các thương binh liệt sĩ. Giờ, anh Bình không cho hát nữa thì thôi, tôi xin xuống, mong bà con thông cảm”. Tiếng cười, tiếng vỗ tay lại nổi lên ầm ầm. Buổi gặp mặt cũng kết thúc. Sau chuyến đó, nhiều người phục bác Phó ra mặt. Thế mới biết con người lầm lỳ, cục mịch – “tẩm ngẩm mà đấm chết voi”.
Rồi, một tuần lao động công ích của bác Phó cũng qua đi. Buổi chiều ấy về nhà, bác sai anh Nhân sửa soạn đồ nghề. Hôm sau trời còn mờ sương, hai thầy trò đã vội vã cơm đùm gạo bới, gồng gánh lên đường. Có lẽ bác sợ anh Bình thay đổi quyết định, phạt bác thêm một tuần nữa cũng nên. Chuyến ấy bác Phó đi biền biệt, đến cả nửa năm mới quay về. Bác về vào dịp giáp tết. Trên đường đi, bác sắm sẵn mọi thứ cho nồi bánh chưng. Năm đó cũng là năm được mùa, cả làng tôi náo nức chuẩn bị một cái tết tưng bừng. Những ngày giáp tết vui như hội. Cứ rảnh rỗi chúng tôi lại chạy về nhà bác Phó. Mới phải xa bác có nửa năm mà chúng tôi thấy dài đằng đẵng.
Cái đêm nhà bác Phó luộc bánh chưng, chúng tôi kéo đến ngồi quanh bếp lửa nghe bác kể chuyện. Chuyện đông chuyện tây, chuyện nửa năm qua bác gặp những gì, rồi bác lại kể chuyện dưới ấy. “Xuống đó ta gặp ông lý Cường, vui lắm! Ông lý rủ ta đi ngao du thiên hạ”. Ông lý Cường ngày xưa là lý trưởng làng tôi. Ông chết từ lâu rồi. Người già làng tôi kể lại, ông lý bị toét mắt. Mắt lúc nào cũng ướt lèm nhèm. Cha ông lý cũng bị bệnh ấy. Ông nội ông lý cũng thế. Thằng Sâm, cháu nội ông, học cùng bọn tôi, mắt cũng lèm nhèm. Mà bố nó cũng vậy. Về sau, thằng Sâm được trạm y tế xã nhỏ thuốc, mắt nó lại bình thường như mọi người. Làng tôi ngày xưa ai cũng sợ ông lý Cường. Chỉ trừ bác Phó là nghênh ngang không coi ông ra gì. Hồi đó bác Phó còn trai trẻ. Bác vẫn gọi ông lý Cường là lý toét. Tất nhiên chỉ gọi sau lưng ông lý. Nhưng rồi cũng đến tai ông. Ông lý sai tay chân điệu cổ bác Phó đến nhà. Rồi nọc ra nện cho hai chục roi vì tội hỗn láo. Đánh xong, thấy bác Phó cứ nằm ỳ giữa sân, ông quát: “Ngồi dậy! Tao nện cho nữa bây giờ”. Bác vẫn nằm im. Ông lý sợ, lỡ bác Phó bị đánh quá tay ,có chuyện gì thì ông cũng chết. Ông đến lay bác Phó – “Dậy, dậy đi!” Bác Phó ngoảnh mặt cười – “Không đánh nữa à?”. “Thôi, tao tha, lần sau còn hỗn thì biết tay tao”. Bác lồm cồm bò dậy – “Cán ơn ông lý toét. Nhờ có ông mà hôm nay con đỡ đau bụng. Lạy ông lý toét con về!” Ông lý tức điếng người, song chẳng lẽ lại nọc bác Phó xuống đánh tiếp?
“Ô! Ông lý dẫn ta vào tận Sài Gòn, Chợ Lớn chơi. Vào đó, ăn thịt cầy ở quán người Tàu, ngon tuyệt”. Bọn tôi cứ tròn xoe mắt – “Sài Gòn, Chợ Lớn ở đâu bác Phó?”. “Trong miền Nam ấy!”. “Nhưng mà, miền Nam có chiến tranh có thằng Mỹ mà?”. “Ở dưới đó không có chiến tranh, cũng chẳng có thằng Mỹ nào đánh ta cả”. Chuyện của bác Phó kể ly kỳ quá, cứ hút bọn tôi lại. Bọn tôi ngồi im lắng nghe không bỏ sót một câu. “Ông lý không thù bác nữa à?”. “Không, mọi hận thù đều vứt lại trên này. Ở dưới đó mọi người bình đẳng. Ông lý hẹn năm sau dẫn ta sang Trung Quốc chơi. Rồi có dịp sẽ sang Liên Xô. Chà chà! Khoái phải biết!”. Bọn tôi chẳng rõ thực hư ra sao, nhưng nghe bác Phó kể rành mạch quá, không thể không tin. Ở trên này làm sao bác biết được miền Nam với Sài Gòn, Chợ Lớn? “Nhưng mà, có ba ngày, sao bác đi nhiều thế?”. “Ba ngày trên này bằng mươi ngày dưới ấy, tha hồ mà đi”. Cuộc đời bác Phó kể cũng sướng. Một năm có 365 ngày, bác ở trần gian 362 ngày thêm 30 ngày ngao du dưới âm phủ. Chẳng có ai được như bác.
Bác Phó làm rể làng Đông Thành. Đông Thành ở sát làng tôi. Chỉ cách một cánh đồng cỏ, nhưng bên ấy có nhiều tập tục khác với bên này. Con gái Đông Thành vừa khỏe vừa gấu, rất thích gây gổ đánh nhau với con trai làng tôi. Nghe nói khi xưa, vào những ngày xuân, Đông Thành vẫn mở những sới vật dành cho nữ. Các đô vật nữ cũng vật nhau huỳnh huỵch chẳng khác gì nam. Lâu dần, những trò chơi ấy cũng bị phôi pha. Ngày còn nhỏ, bọn tôi vẫn thường thả trâu ở đồng cỏ nằm giữa hai làng. Hôm đó mải tát cá mà bọn tôi quên chuyện chăn trâu. Có hai con trâu làng tôi sang ăn lúa của Đông Thành. Bọn con gái bên ấy tóm được trâu ăn lúa đem về. Chúng tôi sang đòi lại. Cãi qua cãi về, cuối cùng là đánh nhau. Bọn con gái Đông Thanh xông vào đánh “giáp lá cà”. Chúng cũng đấm đá, vật bọn tôi như con trai. Bọn chúng khỏe quá chúng tôi địch không nổi. Mà chúng còn đông hơn, nên đuổi bọn tôi chạy về tận đầu làng bên này. Sau đó chúng lùa hết trâu làng tôi về giam và nói phải đem lúa sang chuộc. Bọn tôi về tìm người lớn. Đến giữa làng thì gặp bác Phó. Đành cầu cứu bác Phó. Bác Phó là người rể quý của Đông Thành. Bác đóng cối cho bên ấy thường cho họ nợ đến mùa trả lúa. Hôm đó khi dẫn trâu về, bác dặn chúng tôi đừng để bị một lần nữa. Họ sẽ phạt rất nặng. Và đừng dại đánh nhau với con gái Đông Thành. Chúng khỏe như trâu ấy! “Dân Đông Thành đàn bà làm chồng, đàn ông làm vợ”. Đàn bà Đông Thành khỏe hơn đàn ông. Họ toàn đi cày. Còn đàn ông ở nhà làm vườn. Làng Đông Thành chỉ có một lối vào và một lối ra, nhưng vào giữa làng thì ngõ xóm chằng chịt. Nếu ai không thuộc đường sẽ phải quanh co mãi giữa làng mà chẳng rađược. Nghe nói ông tổ khai canh Đông Thành là một ông quan bất mãn triều đình. Ông rất giỏi binh pháp. Làng được xây dựng theo thế phòng thủ. Bác Phó bảo, ngày xưa bọn Tây rất sợ làng Đông Thành. Có một lần, một tiểu đội lính Tây vào bắt gà bắt lợn, dân làng cứ để yên cho chúng bắt. Chúng vác chiến lợi phẩm quanh co mãi giữa làng. Lúc đấy mới bị ăn đạn của du kích. Chúng la hét om sòm, xả súng bắn bừa mà chẳng trúng ai. Làng Đông Thành mỗi bụi tre, mỗi đụn rơm đều trở thành chiến lũy, từ người già đến trẻ em đều tham gia đánh giặc. Bọn Tây khiêng vác nhau chạy bừa, may mắn thế nào cũng ra được. Hôm sau chúng đem lính đến báo thù. Chúng cứ đứng đầu làng mà bắn vào. Bắn cho hết đạn thì về.
Bác Phó gật gù – “Ở Việt Nam có vạn vạn ngôi làng không giống Đông Thành kiểu này thì giống kiểu khác. Có thế xưa kia ta mới đuổi được thằng Tàu, thằng Tây chứ! Mà, con gái Đông Thành có tinh nghịch cũng chưa thấm gì với gái Cầu Gỗ”. Theo bác Phó, làng quê Việt Nam mới nhìn qua thì ở đâu mà chẳng giống đâu, bởi ở đâu chẳng có những con đường ngoằn ngoèo, chẳng có bụi tre, bờ ao, có chum nước nơi góc sân. Nhưng, có ở lâu, có chịu khó tìm hiểu mới biết, mỗi đụn rơm, mỗi nếp nhà tranh, mỗi con đường làng, cả tiếng chó sủa đều tiềm tàng ẩn chứa những điều khác lạ, rất riêng biệt. Và cả sự linh thiêng cũng khác nhau. Hình như bác Phó có giác quan khác người, nên theo bác, tiếng gà gáy của mỗi làng đều có âm sắc riêng, nó phảng phất cốt cách của người dân làng ấy. Tài thật! Phân biệt được cả tiếng gà gáy của mỗi làng thì chỉ có mình bác Phó.
Ngày xưa, bác Phó từng có lần về đóng cối ở cạnh làng Cầu Gỗ. Hồi đó bác đang còn là anh thợ phụ. Tỷ mẩn vừa làm việc vừa hóng chuyện, bác nghe nói, con gái Cầu Gỗ mười sáu, mười bảy tuổi mà đi tắm sông giữa ban ngày toàn tắm truồng. Cứ hơ hớ. Nếu nói hay hơn, người ta gọi là tắm tiên. Lạ quá! Bác Phó nghe mà cứ ngẩn ra. Nhưng chẳng dám hỏi lại. Bác im lặng suy ngẫm. Mấy ngày sau bác lân la tìm hiểu. Con gái Cầu Gỗ đi tắm sông bao giờ cũng đi một đoàn cả chục người. Tắm vào buổi sáng. Họ chọn một khúc sông vắng, rất ít người qua lại. Tắm chán, họ lại lên nằm phơi nắng trên bờ. Thảng hoặc có người đi qua, họ sẽ nhảy xuống sông mà lặn. Bác Phó đã tìm được khúc sông ấy. Sáng sớm, bác bỏ việc, chui vào một bụi rậm gần đó ngồi đợi. Quả nhiên mặt trời vừa lên nửa ngọn tre, một đoàn con gái kéo nhau tới. Họ cởi quần áo, nhảy xuống sông. Họ lặn ngụp. Té nước đùa giỡn. Đuổi nhau dưới sóng. Chỉ một lúc sau đã có người lên nằm phơi nắng. Bác Phó cứ căng mắt mà nhìn. Nhìn hau háu. Ngày đó bác là chàng trai mới hai mươi tuổi, chưa hề thấy thân thể con gái bao giờ. Điều ấy càng làm bác háo hức và hiếu kỳ. Chao ơi, những thân thể trắng ngần, nuột nà như những nàng tiên. Chỉ còn mấy nàng đang ngụp lặn. Hầu hết họ đã lên bờ. Có mấy nàng đuổi nhau. Người ngồi, người nằm trên cỏ. Các nàng cứ lên lên xuống xuống nơi bờ sông. Bác Phó hoa cả mắt. Nhưng mà, ngồi trong bụi này thì xa quá. Chẳng
ăn thua gì. Bác chỉ được nhìn các nàng mờ mờ, lấp lóa trong ánh nắng. Từ đây đến đó chẳng còn cái bụi nào. Bác suy nghĩ cách tiếp cận. Chợt, nhìn thấy cái gậy tre vứt bên đường, bác nảy ra sáng kiến. Từ từ bò ra khỏi bụi, bác Phó cầm gậy chọc chọc xuống đất, dò dẫm từng bước tiến lên. Các nàng đã phát hiện có người đến. Họ nhảy hết xuống sông. Bác Phó đến tận nơi, đứng chọc chọc gậy – “Có ai đó, cho tôi hỏi đường với”. Các nàng vẫn bì bõm dưới nước, cười khúc khích. Bác Phó nhắc lại và vẫn giơ gậy chọc chọc, mò mẫm. Tiếng cười khúc khích dưới nước có vẻ to hơn. Họ đùn đẩy nhau – “Nói đi, nói đi mày, xem họ hỏi đường về đâu”. Bác Phó nhắc lại. Họ vẫn đùn đẩy nhau. Chợt bác Phó bước hụt vào cái hố, ngã chổng kềnh. Lồm cồm bò dậy, bác đưa tay mò mẫm tìm gậy. Mò mẫm mãi, mặc dù cái gậy ở ngay trước mặt. “Hình như người mù chúng mày ạ!”. “Đúng không”. “Đúng!”. “Phải không?”. Rõ ràng, không thấy họ đang mò mẫm tìm gậy à!”. Một nàng can đảm bước lên bờ. Rồi hai nàng. Đã là người mù thì sợ gì, họ kéo hết lên bờ. Họ cầm gậy đưa vào tay bác Phó. Bác cầm được gậy mừng rỡ lắm. “Anh này còn trẻ mà đã bị mù, tội thật”. “Anh ơi, đã có vợ chưa, có thích em không?”. Họ cầm tay bác Phó lay lay. “Anh có nhìn rõ em không? Em thích anh mà!”. “Suỵt, nhìn làm sao được. Đừng có trêu người mù, phải tội”. Bác Phó hỏi đường về ngay cái làng bác đang đóng cối. “Ô! Quay lại con đường anh vừa đi đấy thôi!”. Họ cầm tay bác Phó chỉ vẽ - “Còn xa lắm! Cứ ngược lại theo bờ sông sẽ có đường về làng. Gặp ai anh cứ hỏi”. Các nàng hồn nhiên đứng vây quanh bác Phó. Cố bình tĩnh mà môi bác cứ giật giật. Bác mở hé mắt nhìn. Những thân hình thiếu nữ trắng nõn lồ lộ giữa nắng sớm. Bác hé mắt thêm tý nữa. Toàn những thân hình nảy nở, căn tròn. Bác Phó run lập cập. Run lắm! Mắt bác nhấp nháy. Nhưng mà, cứ nhìn ty hý mắt thế này khó chịu quá. Rồi, chẳng đừng được, bác mở hẳn mắt ra. “Ơ kìa, người mù mở được mắt”. “Người mù mắt sáng rồi”. “Ơ… không phải…”. “Mù giả vờ đấy!”. “A, thằng này láo, thằng này láo!” – các nàng hét lên. Bác Phó vứt gậy, phá vòng vây tháo chạy. Song, chạy đâu cho thoát. Các nàng hậm hực đuổi theo – “Nện cho nó một trận”. Bác Phó hàng ngày ít chạy nhảy nên không nhanh bằng họ. Chỉ mấy chục bước chân họ đã đuổi kịp. Bác bị một nàng ngáng ngã, lăn mấy vòng trên cỏ. Cứ thế, các thân hình thiếu nữ còn loang loáng nước liên tiếp đổ ập lên người bác. Họ vật ngửa bác Phó ra. Người ngồi lên bụng, người ngồi lên ngực, người đè đầu, người giữ tay, hai người đè một chân, bác không còn cách gì cựa quậy nổi. Dẫu sức vóc cường tráng của anh phó cối tuổi hai mươi, cũng không thể địch lại hơn chục cô gái ở cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, ngày nào cũng bơi lội. Họ trật quần bác Phó, lôi “của quý” của bác ra. Một nàng chạy đi hái lá dứa. “Nào, cậu em thích đi xuôi hay đi ngược, các chị cho đi”. “Cho nó đi ngược luôn!”. “Khoan, cho nói đi xuôi đã!” Bác Phó vẫn nằm im, chưa hiểu “xuôi ngược” của họ là gì. Họ cầm lá dứa kéo xuôi. Bác Phó la toáng lên. “Bé bé mồm đi cậu em. Giữsức mà đi ngược”. Lá dứa được kéo ngược. Bác Phó đau đến tím tái mặt mày. Nhưng nào họ đã chịu buông tha. Cứ hai nàng cầm hai đầu lá dứa mà cò cưa kéo xẻ, hết xuôi lại ngược lên cái “của quý” của bác. Không còn chịu nổi, bác Phó la hét vang dội cả khúc sông. Đã bảo là khúc sông vắng, nên có hét to nữa cũng chẳng ai nghe mà đến cứu. Thôi thì làm được chịu được. Trót dại đành phải vậy thôi. Tiếng hét bác Phó cứ ằng ặc, rồi yếu dần, khản đặc. Sau này bác bảo, chỉ vì sự háo hức, tò mò, tinh nghịch; chỉ vì phút bồng bột của tuổi trẻ mà phải trả giá. Họ vẫn còn tiếp cò cưa kéo xẻ cho đến lúc giọng bác Phó tắc nghẹn, lịm đi, đau ngất. “Thôi nhé, cậu em cứ nằm đây mà nghỉ dưỡng sức”. “A… hay là xuống tắm với bọn chị cho vui”. “Này, lần sau còn thích nhìn bọn chị tắm thì cứ đến đây. Chịu khó đi xuôi đi ngược mấy vòng rồi tha hồ mà nhìn”. Họ lại nhảy ùm xuống sông tiếp tục đuổi nhau. Bác Phó nằm rên rỉ. Đau nhức. Phải cả giờ đồng hồ sau mới bò dậy nổi. Các nàng tiên quái quỷ đã “bay” hết. Bác nặng nhọc lê những bước chân ê hề. Rồi, còn nằm liệt cả tuần không làm nổi việc gì. Ngậm miệng vì xấu hổ, bác không thể than thở với ông phó Tấn. Nhiều năm sau, cứ nghe ai nhắc đến Cầu Gỗ bác lại rùng mình. Vừa sợ hãi, vừa thích thú. Bác bảo, có lần xuống dưới ấy bác gặp một cô gái Cầu Gỗ, bơi rất giỏi nhưng bị “chuột rút” mà chết đuối. Bác xấu hổ không dám kể với cô ta chuyện giả làm người mù của mình.
° ° °
Bác Phó luôn tỏ ra mãn nguyện khi mỗi năm được gặp vợ một lần trong giấc mơ. Bác nói, ở dưới ấy đầm ấm lắm! Có lần bọn tôi bảo, sao bác không ở luôn với bác gái. “Ồ, chưa đâu, họ chưa cho. Đâu phải mình muốn là được. Phải tu luyện cho trọn kiếp người. Phải trả hết nợ đời thì mới được đi. Khi nào thằng Nhân một mình có thể đóng được cối cho thiên hạ, ta mới được phép xuống”.
Những câu chuyện của bác Phó chẳng hiểu thực hư ra sao, nhưng dân làng tôi tin lắm. Bác trở thành cầu nối cho họ với người thân dưới ấy. Giấc ngủ triền miên của bác được mọi người ngóng đợi. Vẫn mỗi năm một lần nhưng chẳng cố định vào tháng nào. Bao giờ bác cũng linh cảm trước được ngày ấy để không ra khỏi nhà. Mỗi lần thức dậy sau giấc ngủ dài, bác lại có nhiều thông tin mới cho mọi người. Toàn những lời khuyên can tốt đẹp. Người nhận được lời khuyên như có thêm đức tin để sống. Dân làng tôi đối xử với nhau ngày càng độ lượng. Người ta cân nhắc, đắn đo trong mọi việc làm, chỉ sợ không vừa lòng với người thân dưới ấy. Trường hợp ông Quảng là một điển hình. Ông có đủ ruộng, vườn, ao thả cá nhưng ông chẳng chịu làm gì. Bà vợ của ông hình như lớn tuổi hơn ông nên trông già lắm. Ông Quảng sống bằng nghề cờ bạc. Làng tôi chẳng có ai đánh bạc với ông, nên ông phải đi