Truyện Ngắn - Sứ Giả

Truyện Ngắn - Sứ Giả

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Sứ Giả

chơi rất xa. Đã nhiều lần ông bị dân quân các xã khác bắt giam, nhưng chứng nào vẫn tật ấy. Hồi đó, làng tôi chỉ có vài ba nhà khá giả mới có xe đạp. Riêng ông Quảng thì cứ đổi xe xoành xoạch. Xe ở nhà quê cũng chẳng cần phải đăng ký. Vừa mới thấy ông cưỡi chiếc Phượng Hoàng mới toanh, thì tuần sau lại thấy ông đi bộ. Rồi ít bữa nữa lại thấy ông ngồi trên chiếc Fa vo rit, mặt đầy mãn nguyện. Sau đó ông lại đi bộ. Có lần ông nằm bò trên chiếc xe thể thao Liên Xô phóng về làng. Cả làng ra xem vì thấy ngộ quá. Thanh niên trong làng hay đặt vè trêu ông. Thấy ông từ xa họ đã đồng thanh: “Ông Quảng mồm ống thổi chân xòe bàn cuốc, mắt toét nhèm hay liếc đa dâm”. Mắt ông Quảng không toét nhưng lúc nào cũng đỏ hoe. Có lẽ là hậu quả của những đêm dài trên chiếu bạc. Của cải với ông chỉ là tạm bợ. Có lần đi đánh bạc về ông gánh theo một đàn lợn con. Nhưng đàn lợn ở chưa quen chuồng thì đã có người đến xúc đi. Lần khác, ông dắt về con trâu rất đẹp. Song con trâu này cũng không được ở lâu nhà ông. Hôm đó, ông cưỡi chiếc Diaman bóng loáng, hí hửng phóng vo vo về làng. Bác Phó gọi ông lại. Ông tưởng bác gọi để khen chiếc xe nên càng hứng chí. “Này, thằng Căn nó tức ông lắm!” Ông Quảng mặt cứ nghệt ra chưa hiểu gì. Căn là người con độc nhất của ông. Anh bị đau ruột thừa, cấp cứu không kịp mà chết. “Nó bảo sao ông tệ thế, có được ít tiền dành dụm

của mẹ nó, đã giấu dưới đáy bồ thóc, mà ông còn moi lên để đi đánh bạc”. Ông Quảng mặt mày tái nhợt, vã đầy mồ hôi, nói năng lập cập. Ông sợ lắm. Và ông tin quá đi chứ! Bởi việc ăn trộm tiền của ông, cho đến lúc ấy vợ ông còn chưa biết, thì làm sao người ngoài biết được. “Nó bảo ông mà không trả lại tiền cho mẹ nó, và còn cờ bạc, nó sẽ không bao giờ về ăn giỗ nữa, rồi ông cũng không yên với nó đâu”.

Ngày hôm sau thấy ông Quảng bưng một mâm cơm, đến sì sụp khấn vái bên mộ con trai. Từ đó vĩnh viễn ông bỏ cờ bạc. Thế mới thần kỳ.

° ° °

Ngày ấy chúng tôi cứ lớn dần theo những câu chuyện của bác Phó. Nhờ bác mà chúng tôi hiểu biết thêm rất nhiều điều mới lạ. Năm 18 tuổi tôi trúng tuyển vào bộ đội. Cùng nhập ngũ với tôi còn có gần chục đứa bạn trong làng. Dân làng bịn rịn tiễn chúng tôi. Bác Phó và anh Nhân còn theo chân chúng tôi một đoạn khá xa. Anh Nhân không đi bộ đội được, vì chân anh hơi bị thọt, mà lại còn lãng tai. Bác Phó vỗ vai từng đứa khích lệ - “Làm trai thời loạn mà! Phải thế mới được. Ta già rồi, không ai cho ta đi nữa, chứ ta cũng muốn lắm. Thôi, cứ đi, hết giặc lại về”.

Sau thời gian huấn luyện, trước khi vào Nam, tôi có được về thăm nhà mấy ngày. Về đến làng, tôi nghe nói bác Phó đi làm xa chưa về. Rồi tôi đi biền biệt. Giải phóng miền Nam, phải đến hai năm sau tôi mới được về phép. Về đến quê thì biết, bác Phó mới gồng gánh lên đường cách đó mấy ngày. Rồi tôi lại đi biền biệt. Về quê thêm một lần nữa, tôi hay tin bác Phó không còn. Dân làng vẫn đợi bác sau những giấc ngủ dài. Nhưng lần ấy bác ngủ luôn không dậy nữa, một sự ra đi nhẹ nhàng, chẳng phiền lụy ai. Làng tôi vĩnh viễn mất đi người sứ giả duy nhất với dưới ấy. Có lẽ bác đã tu luyện trọn một kiếp người, và đã trả hết nợ đời. Anh Nhân ngày xưa giờ đây đã là một thợ cối có tiếng tăm không kém gì bác Phó thuở trước. Người ta gọi anh là bác phó Nhân.

° ° °

Nắm hương đã gần tàn. Tôi cúi đầuchúc bác Phó ở dưới ấy năm nay ăn một cái tết vui vẻ.
2hi.us