Old school Swatch Watches
Truyện ngắn - Những người thầy của tôi

Truyện ngắn - Những người thầy của tôi

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện ngắn - Những người thầy của tôi

Tên truyện: Những người thầy của tôi
Tác giả : Rinka


"Cháu bị rối loạn tăng động, một chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến chúng phải liên tục vận động và giảm sự chú ý của não. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nghĩa là từ giờ cho đến lúc đó, gia đình phải quan tâm đến cháu nhiều hơn.” Vị bác sĩ già nâng gọng kính đen, từ tốn nói với mẹ tôi.

Khi đó, tôi thấy mẹ ôm chặt tôi vào lòng, xoa nhẹ lên đầu tôi. Còn bố tôi nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến. Nhưng phảng phất nỗi buồn.

Bố mẹ quyết định đặt tên tôi là Hạ An, những mong cuộc đời tôi trải qua êm đềm một chút. Lí do này là từ khi tôi còn nằm trong bụng mẹ, tôi đạp rất hăng. Và từ khi sinh ra đến giờ tôi rất hiếu động, theo một cách khác thường so với những đứa trẻ bình thường khác. Cụ thể là tôi sẵn sàng xé tan quyển vở ghi bài chỉ để gấp máy bay, ném đồ đạc lung tung,…ngay cả khi bị bố tôi đánh đòn tôi vẫn cười. Thấy tôi như vậy, bố chẳng bao giờ quá tay, sợ tôi bị đau. Còn tôi, từ "sợ” khi ấy, tôi chẳng thể định nghĩa được.

Bố mẹ tôi bắt đầu thấy tôi không bình thường từ khi tôi vào lớp Một. Những lời than phiền từ cô giáo chủ nhiệm, nào là tôi rất nghịch, trêu đùa với bạn quá mạnh tay, không chịu ghi bài. Khi đi học thì quần áo tôi gọn gàng, tinh tươm. Còn khi về, chúng chả khác gì một mớ giẻ lau. Đỉnh điểm là một hôm tôi về nhà với cái mặt sưng vêu lên,tay trầy xước còn mắt thì bầm tím, chân thì đi cà nhắc. Mẹ đón tôi ở cửa , giọng thảng thốt vừa nói vừa nắn cái tay của tôi như thể xem nó đã rụng ra khỏi cơ thể tôi chưa.

Họ quyết định đưa tôi đi bác sĩ, và nhận lại những lời trên. Điều đó càng chứng tỏ cái tên Hạ An cần cho tôi bao nhiêu dù nó chẳng hề một chút gì gọi là nam tính. Tôi khi ấy với trí óc của một đứa lớp Một thì bệnh đó có nghĩa là không biết sợ là gì, tôi còn tự hào đi khoe khắp, rằng mình chẳng sợ gì.
Cứ thế 10 năm cắp sách đến trường trôi qua dài đằng đẵng. Những vụ đánh nhau lùm xùm đến việc không ghi bài trong lớp đã khiến tôi trở thành thằng đầu gấu có tiếng, thằng học sinh cá biệt bất trị. Đòn roi của bố chẳng hề hấn gì với tôi, dù có đánh tôi mạnh bao nhiêu đi chăng nữa.Tôi cảm thấy họ đã mệt mỏi và bất lực với thằng này.

Ấy thế mà, thằng này vẫn đậu cấp 3 với số điểm suýt rớt.

2.

Tôi vào cấp 3 thì mẹ cũng sinh em bé. Một đứa trẻ trông yếu ớt và mỏng manh, ngược lại hoàn toàn với tôi, cũng may là nó không nghịch và quậy phá. Mẹ đặt tên nó là Đan( viết tắt của Dandelion: bồ công anh) vì nó mỏng manh như hoa bồ công anh, mẹ mong khi Đan lớn nó sẽ mạnh mẽ như loài hoa dại kia.

Tôi đỡ quậy phá đi nhiều từ khi có Đan. Cảm giác là một người anh thì phải luôn có trách nhiệm, tôi luôn trông chừng con bé, Đan cũng vậy, nó luôn lẽo đẽo theo tôi bất kể ở đâu, bất kể khi nào. Cả khi nó biết nói tiếng đầu tiên, không phải baba hay mama mà là An- tên tôi. Cũng phải, bố mẹ tôi đi làm cả ngày chỉ có tôi và cô trông trẻ ở nhà. Tôi không đăng kí mấy môn học thêm ở trường vì tôi không có hứng thú và cả vì Đan nữa. Nghe Đan gọi tên, tôi khoái chí lắm, còn sướng hơn cả việc tôi đánh nhau thắng bọn nó.

Lại nói về chuyện học hành, tôi được xếp vào học lớp A7. Cô giáo chủ nhiệm là cô giáo dạy Văn – cái môn mà tôi chúa ghét trên đời. Điểm Văn của tôi trong kì thi cấp Ba vừa rồi là 0,5 , chắc người chấm cũng thương tình không để cho tôi liệt. Những năm tháng học cấp 2, tôi ngồi góc trong cùng bàn cuối, nơi mà cô giáo hay thầy giáo cũng chẳng nhớ nổi tên, chẳng nhớ là tôi có trong lớp hay không và cũng để cách li với những đứa khác , vì thế tôi thường ngủ. Vào học : Ngủ . Ra chơi: kiếm vài đứa sinh chuyện đánh nhau. Mặc tôi ngồi bàn cuối, tất cả các thầy cô trong trường đều biết tên tôi.

Cái tên Hạ An hay ho và văn vẻ bao nhiêu thì văn tôi tệ hại bấy nhiêu. Thậm chí tôi còn chẳng phân biệt được chủ ngữ và vị ngữ. Ngay cả nói với người lớn, tôi chỉ nói với họ bằng câu không đầu không cuối. Ngược lại với cấp 2 ngồi bàn cuối thì nay tôi được ngồi bàn đầu. Tôi vô cùng ngạc nhiên, xét về ngoại hình tôi cũng thuộc loại đô con nhất lớp, tôi còn chẳng bị cận thị nữa là. Lí do đơn giản của cô : Tôi quậy. Quậy thì ngồi bàn đầu. Mà ngồi bàn đầu thì tôi càng quậy dữ hơn.

- An sao không ghi bài đi.

- Có bút đâu mà ghi .

Khi cầm cái bút của cô trên tay tôi vẫn chẳng ghi bài, vẫn quay ngang ngửa trêu chọc đứa bên cạnh.

- Có bút rồi sao em không ghi ?

- Không có vở. Tôi trả lời cụt lủn,giọng hằn học.Tôi cũng chúa ghét những người thích xen vào chuyện của người khác, dẫu cho nó là nhiệm vụ của người đó và người ta cũng chả có tí gì gọi là thích thú với nhiệm vụ.

Dù vậy, cô giáo chả có vẻ gì là giận tôi cả. Cô lấy một cuốn vở mới đặt lên bàn rồi tiếp tục bài giảng. Tôi cũng mệt mỏi khi cứ phải trả lời cô nên giả vờ cắm cúi ghi bài. Ngoài việc biết đọc, biết viết ra thì môn này tôi chẳng biết tí gì. Ra chơi tôi cũng chẳng thiết tha gì việc kiếm chuyện đánh nhau nữa. Ngoài tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm ra, các tiết còn lại tôi tự ý đổi chỗ xuống bàn cuối và đánh một giấc đến khi tan học.

Về nhà chơi với Đan, tôi mới cảm giác mình đang có sức sống. Tôi yêu quý nó vô cùng. Bố mẹ tôi cũng vậy. Đan giống như một thiên thần.

Hồi cấp 2, dù bài kiểm tra của tôi có nộp giấy trắng đi nữa thì các thầy cô vẫn chấm cho tôi đủ điểm để được lên lớp. Như việc có một con chuột trong nhà, hiển nhiên chủ nhà rất muốn tống cổ nó ra khỏi để nó đỡ phá hoại. Tôi giống con chuột đó. Họ luôn muốn tôi biến khỏi càng nhanh càng tốt. Thế nên tôi vẫn đang ngồi đúng chỗ trên ghế nhà trường.

Cầm trên tay bài văn 5 điểm , số điểm văn cao nhất từ trước đến bây giờ, tôi không khỏi ngạc nhiên. Cô phê: " Bài văn có sáng tạo, chú ý cách dùng câu cú.” Tôi cười nhạt, nghĩ rằng cô cũng như vậy. Nhiều lần kiểm tra sau, cô giao riêng cho tôi một đề khác hẳn với chúng bạn. Đề bài nào tôi cũng thấy hứng thú viết. Tôi có thể áp dụng tất tần tật những thứ tôi biết vào bài văn, dần dà tôi điểm văn của tôi cũng cao lên và tôi cũng có ý nghĩ tôi hoàn toàn có khả năng để đạt được số điểmđó.

Năm lớp 12, khi đó Đan đã nói sõng, nó bắt đầu đòi tôi dạy nó vẽ, dạy nó viết. Tôi thì bối rối vì tôi chưa dạy ai bao giờ, thử nhìn vào cách tôi nói chuyện là biết. Nhưng thấy nó nhanh nhảu và có vẻ thích thú tôi cũng suy nghĩ cách, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là cô giáo chủ nhiệm.

- Dạy… trẻ con thế nào? – Tôi ấp úng khi thấy cô đang ngồi một mình trong lớp.

Cô ngước lên tỏ vẻ ngạc nhiên, lần đầu tiên tôi bắt chuyện trước với cô. Rồi cô lấy lại vẻ điềm tĩnh thường ngày, bắt đầu dạy tôi. Sau hôm đó, buổi nào tôi cũng nán lại một chút để hỏi cô.

Đan là đứa bé thông minh, tôi dạy nó vài hôm Đan đã thuộc hết tất cả các mặt chữ. Nhưng dạo này tôi thấy Đan có vẻ yếu hơn, mặt xanh xao, đôi mắt không còn lanh lợi nữa. Hôm Đan mặc áo cộc, tôi thấy tay con bé chằng chịt những nốt. Hỏi Đan, nó chỉ cười bảo là muỗi độc cắn. Mẹ tôi cũng nói vậy, tôi cũng yên lòng không hỏi nữa. Nhiều bữa, đang chơi với tôi mà con bé lăn ra ngủ luôn. Đan ngủ ngày một nhiều.

Thằng bạn tôi bị bọn lớp bên dọa đánh chỉ vì nó lỡ ném quả bóng chuyền vào đầu thằng Nam. Nó cầu cứu tôi. Ngay chiều hôm đó, tôi cùng nó ra chỗ bọn hẹn. Bọn chúng phải trên 10 thằng , chúng còn đem thêm gậy.Vốn bản tính đã chẳng sợ gì, tôi lao vào như thiêu thân còn thằng bạn thì ở bên cạnh phụ tôi dẹp những thằng đánh trộm tôi sau lưng.

- AN! – Tiếng cô giáo hét lớn. Tôi giật mình quay lại, mặt cô đã tái mét đi.
- Em gái em … . Cô chưa nói hết câu, mắt cô đỏ hoe.

Tôi bị phân tán, thừa cơ một thằng cho tôi một gậy vào chân. Đau điếng. Tôi ngã khụy xuống. Tiếng hét của công an lấn át cả tiếng cô. Tai tôi ù đi. Đan làm sao cơ? Tôi lấy hết sức bật dậy gặng hỏi cô rồi lấy chiếc xe máy của cô phóng thẳng ra bệnh viện. Tôi không còn nghe thấy gì hết. Người tôi run lên từng đợt. Tôi đang sợ sao? Có phải tôi đang sợ không?

Những đường gấp khúc trên máy đo tim ngày một yếu dần, tiếng Đan yếu ớt:

- An… An …em rất quý anh, em rất quý bố mẹ…

Đường gấp khúc đó đã trở thành một đường thằng băng lạnh lùng kéo dài mãi ngay khi Đan vừa nói xong. Tiếng mẹ gào khóc nấc trên giường bệnh, bố trấn an mẹ trong khi nước mắt chảy không ngừng. Tay Đan lạnh dần trong bàn tay tôi. Chắc là tay tôi lạnh đấy, tôi vừa đi ngoài đường vào mà. Tay Đan ấm lắm, chứ không lạnh như tay tôi đâu. Trong vô thức tôi nói khẽ:

- Đan ơi , anh sợ … .

*

Tôi bị đuổi học một tháng. Chẳng sao, tôi cũng cần thời gian để vực lại tinh thần. Tôi chẳng nói một câu nào từ sau cái chết của Đan. Căn nhà trở nên u ám lạnh lẽo.

Cô giáo đến thăm tôi. Cô nói rằng mẹ tôi đã rất thương tôi khi thấy tôi thân thiết với Đan, nên không nỡ nói...
cho tôi biết sự thật . Đan bị bệnh hiểm nghèo. Những cái nốt trên tay Đan không phải do muỗi độc cắn mà là dấu vết xót lại khi cắm những ống truyền máu. Đan đã chịu đau đớn thế nào khi tôi đang đi học. Tôi bật khóc như một đứa trẻ. Tôi trách mình đã bỏ phí quãng thời gian qua, trong khi đối với Đan, nó vô giá đến nhường nào. Cô cầm lấy tay tôi nói :

- Khi nào bình tĩnh, em hãy trở lại trường. Mọi người luôn chào đón em.

Tôi đã biết sợ, đồng nghĩa với việc tôi sắp khỏi bệnh. Có lẽ tôi sẽ khỏi trước năm 20 tuổi – như bác sĩ đã nói.

Tôi quay trở lại trường. Đi học bình thường. Ghi bài bình thường. Ngồi học bình thường. NHƯ BAO BẠN KHÁC. Cô bảo tôi cần có ước mơ để vì nó mà phấn đấu, để vì nó mà thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tôi bắt đầu lao vào học, học nhiều đến nỗi một ngày tôi không còn biết tôi đã ngủ mấy tiếng. Tôi đã mất gốc các môn Tự nhiên nên tôi quyết định thi các môn Văn, Sử, Địa. Cô cung cấp tài liệu thêm cho tôi tham khảo.

*

Lớp tôi kéo nhau đến nhà cô khi vừa biết điểm thi đại học. Cô hỏi tôi :

- Đậu không An?

- Đậu, còn thừa điểm nữa là.

Tôi có 3 người thầy: bố mẹ dạy tôi cách yêu thương, Đan dạy tôi biết sợ hãi và cô giáo đã dạy tôi cách để hoàn thiện bản thân.

3.

Một ngày Chủ Nhật nắng đẹp.

Tại lớp học 10A3.

- Học sinh của cô đã trưởng thành rồi các em ạ. – Cô tỏ rõ niềm vui sướng.

Cô thao thao bất tuyệt về cái anh tên An. Nào là niềm vui khi cô đọc tin nhắn khi anh đi lính: " Ngày mai em đi lính: Thông báo cho cô biết” – So với một người trước đây chưa bao giờ dùng chủ ngữ thì như thế này đã là tiến bộ lắm rồi. Hôm nay anh gọi cho cô, giọng chững chạc ra dáng người lớn hẳn:

- Chào cô, em là An đây.
2hi.us