Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Truyện Ngắn - Mật Đắng

Truyện Ngắn - Mật Đắng

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Mật Đắng

Bác sĩ Phòng được lôi ra khỏi chuồng có con gấu ngựa, mình đầy thương tích, máu đỏ đầm đìa. Cơn giận bấy lâu đã làm con gấu thêm hung dữ, sự hung dữ của con thú rừng bị cầm tù và bị con người lợi dụng máu thịt. Một xe taxi cấp cứu nổ máy chờ sẵn, người ta đưa bác sĩ Phòng đến thẳng bệnh viện Trung tâm, nơi trước đây bác sĩ vốn quen thuộc bởi đã làm việc nhiều năm tháng.

Trong khi cả nhà ông Toàn hết sức hốt hoảng và lo sợ thì con gấu nằm lim dim mắt, nó chẳng cần biết đến tính mạng của con người.

Sau một giờ thì máy điện thoại reo lên, ông Toàn vội vã đến cầm ống nghe.

- A lô, a lô, bố đấy ư, không cứu được nữa bố ạ. Trái tim, cả phổi nữa bị móc, bị xé như cái giẻ rách.

Ông Toàn bỏ máy ngồi thừ, trông ông già xọp đi như vừa bị hành hạ, bỏ đói. Ông ngồi vậy, trên cái ghế trúc mà ông vốn ưa thích, những gì về con gấu, về quá khứ dần dần xuất hiện.

Trong một chuyến trở về thăm cơ sở kháng chiến 9 năm, ông Toàn được bà con bản Áng Tòng thuộc huyện Chợ Đồn đón tiếp như người nhà.

Vốn là công nhân của một xưởng quân giới, ông Toàn có đôi tay vàng, cái thời quân giới đóng sâu trong rừng già để chế tạo vũ khí cho quân đội thì nhà xưởng là lán trại mà người bảo vệ chắc chắn nhất là bà con dân tộc. Ở giữa rừng, có ngày nghỉ, ông Toàn và nhiều chiến sĩ quân giới tìm đến nhà dân, vừa thăm hỏi vừa tìm thêm bắp ngô, bụi sắn, mớ rau để cải thiện thêm đời sống kháng chiến quá ư thiếu thốn. Nhiều bữa, bà con thịt gà nấu xôi mời ông Toàn, do ông đã sửa cho họ cái bật lửa, rồi những dụng cụ từ cây dao đến khẩu súng kíp đi săn bị hỏng hóc. Chính trong bữa vui đó, ông Toàn được nghe các cụ già bản Tày kể cho nghe về thú rừng, từ con báo, con gấu ngựa, gấu chó, con lửng, giá trị của mật gấu, cao xương. Trong khi đó cái lưỡi con kỳ đà, cái dạ dày con nhím thì lại có giá trị đằng khác, dùng chữa một số bệnh mà Tây y bó tay. Dần dần ông Toàn học được qua truyền miệng của bà con dân tộc bao điều hay về thú rừng, về dược thảo. Bây giờ về hưu, ông có cuộc sống đàng hoàng nhờ áp dụng điều đã học được, biến thành ông lang chữa bệnh cho bà con. Tay nghề ông được nâng cao nhờ sách thuốc bây giờ được xuất bản rộng rãi, của các thầy thuốc giỏi có bằng cấp. Ông Toàn mua về từng pho, rồi báo “Thuốc và sức khỏe” cũng được ông đặt cả năm để học hỏi thêm những bài thuốc hay, những cây dược liệu quý.

Trong dịp về thăm lại bạn bè, bà con từng cưu mang mình, ông Toàn đã mua được con gấu ngựa của một gia đình người dân tộc Dao đỏ ở bắc hồ Ba Bể. Theo người phiên dịch (vì ông Toàn chỉ biết tiếng Tày Nùng, mà người Dao đỏ này lại không biết tiếng Kinh), sở dĩ họ bán con vật đã nuôi gần như thuần dưỡng trong nhà là vì phải chuyển vùng theo con vào một vùng xa trong Tây Nguyên, chở đi không được, chứ nó rất giá trị, hàng năm lấy được mật, tất nhiên không lấy hết, nó vẫn sống khỏe mạnh. Miễn là sau một lần lấy mật có chế độ bồi dưỡng mật ong đúng mức là gấu ta hồi phục nhanh chẳng khác gì lấy máu ở những người khỏe mạnh vậy.

Mật gấu thì giá trị lắm, họ thỏa thuận mua bán với giá hai triệu đồng, đắt bằng tám con trâu khỏe mạnh ở vùng này. Trong bữa rượu thân tình gồm có ông Toàn, ông già bán gấu Triệu Sinh Lầu và chủ nhà người Tày là vợ chồng ông Nông Văn Lạ, ông Toàn mời bằng được vợ chồng ông Lạ cùng theo xe về thăm nhà một chuyến. Lẽ tất nhiên ông Triệu Sinh Lầu có trong chuyến đi, vì con gấu này rất mến chủ nuôi, có ông đi thì nó mới chịu lên xe về nhà ông Toàn.

Ông Lạ thuê mấy thanh niên trong bản vào rừng đẵn sẵn loại gỗ nghiến mọc trên núi đá, đóng cho ông Toàn một cái cũi chắc chắn để nhốt con gấu cho an toàn.

Ông Toàn lưu ông Lầu và ông Lạ ở lại nhà mình một tuần, ngày ba bữa cơm rượu vào loại thượng khách, có xe gắn máy chở đi chơi tùy thích. Nhưng chỉ sau ba ngày, hai ông nằng nặc đòi về.

- Đi xa cái rừng mình nhớ lắm lố… cho mình về thôi…

- Ông Toàn tốt bụng lắm, mình không biết cám ơn bằng miệng, nhưng mình không thể ở thêm được nữa, mình về để xuống con suối cho nó thích.

Ông Toàn nâng chén rượu nếp ngon sủi tăm:

- Thôi hai bác đã nói vậy thì vợ chồng em không giữ nữa, nhưng xin hai bác lưu lại cho em một ngày, em đang thuê làm cái chuồng bằng sắt ngày mai là họ đem tới, có bác Lầu để giúp em một tay, đưa con gấu vào chuồng sắt cho nó an toàn, để thay cái chuồng gỗ nó cồng kềnh lắm. Trưa mai hai bố con em hai xe, cơm nước xong là đưa hai bác ra tận ga Hà Nội lên tàu đi ngược ga Quán Triều, từ đó hai bác bắt xe lên chợ Đồn Ba Bể là đến nhà.

Hai ông già một Tày một Dao đỏ vui vẻ ở lại thêm một ngày. Trong một ngày đêm đó ông già Dao đỏ Triệu Sinh Lầu đã chỉ bảo cho ông Toàn từng ly từng tí cách chăm sóc con gấu, cách lấy mật đến độ nào thì dừng, trước khi lấy phải chuẩn bị những gì, nhất là túi đựng mật nhất thiết phải bằng bong bóng súc vật có họ hàng với gấu mới giá trị; sau khi lấy cho con gấu ăn bao nhiêu mật ong mỗi bữa, và mật ong tốt nhất là mật ong ở cái lèn núi Bắc Cạn, Tuyên Quang, quanh hồ Ba Bể.

Khi con gấu ngựa được đưa từ chiếc cũi gỗ sang cái cũi sắt được sơn phết đẹp đẽ an toàn thì mâm cỗ cũng được bày ra trên cái bàn bằng trúc có bốn ghế rất tao nhã.

Thịt gà được chặt đầy một đĩa sứ Trung Quốc chấm tiêu muối lá chanh, cá chép hấp, thịt bò nướng, trước khi nướng đã ướp mùi vị và đậu phộng rang. Chim sẻ chiên mà như nướng, bởi ông Toàn đã dặn con gái:

- Con làm nhiều món nướng vào, đặc điểm của người dân tộc miền núi là thích các món nướng hơn chiên xào.

Ông Toàn pha thêm mật ong vào rượu cho có mùi thơm và khi bà Toàn đã ngồi vào ghế thì ông Toàn cầm ly tuyên bố lý do:

- Thật là hạnh ngộ mà hai bác đến nhà em, vợ chồng em muốn hai bác ở chơi thêm, chả mấy khi từ miền núi xuống miền xuôi…nhưng…

Hai ông già dân tộc cũng nói chen vào: “Không được lố, vậy là lâu rồi mà”.

- Vậy xin mời hai bác…

- Xin mời ông già Toàn sức khỏe.

Trong bữa vui chia tay, ông Toàn kể lại những kỷ niệm một thời ở rừng, những thiếu thốn gian khổ mà vui. Hai ông già dân tộc than phiền về rừng về gỗ, bây giờ đã quá cạn kiệt, sợ rằng con cháu họ lấy đâu ra gỗ mà làm nhà sàn. Còn thú rừng, chim muôngcũng không tránh khỏi bị tiêu diệt. Gà lôi ngày trước ở quanh Ba Bể nhiều lắm, nay đi đâu hết. Chợ Đồn là huyện An Toàn Khu được bảo vệ và cấm vào rất nghiêm ngặt, vậy mà gỗ cũng bị đốn, còn thú rừng cũng chẳng có bao nhiêu. Rồi quay lại chuyện con gấu ngựa đang được ông Toàn nuôi, theo ông già Lầu, con gấu chẳng khác gì kho của, mỗi lần lấy mật bán được bạc triệu, mà nuôi nó không tốn kém là mấy. Cho nó ăn lá, ăn củ… có khi quen rồi cho nó cơm nó cũng ăn như con chó con mèo. Tại cửa ga, ông Toàn còn dặn dò hai ông già miền núi cố gắng tìm mua cho ông một con nữa để nó có đôi có bạn, và thế nào hai ông cũng về chơi khi tiến hành lấy mật lần đầu.

Từ ngày có con gấu ngựa nuôi trong nhà, ông Toàn ít đi đâu xa và ở lại qua đêm. Ngày ngày ông thăm bệnh cho ai đến nhà nhờ ông xem mạch, nhưng số lượng mỗi ngày chỉ hạn chế từ 7 đến 8 người, thường buổi sáng đông hơn, buổi chiều chỉ có một hai người, họ ở xa nên ông không nỡ hẹn ngày mai. Vốn là người thợ máy rồi do tự học mà thành ông lang, ông Toàn không hề

giấu diếm kiến thức y học của mình. Người nào bệnh nặng là ông khuyên tìm đến bệnh viện, hoặc thầy lang khác giỏi hơn. Ông xem con người là một cỗ máy đặc biệt. Tuy con người có thể nói ra chỗ đau trong mình để cho ông thầy dễ dàng hơn trong lúc thăm bệnh, nhưng thật oái oăm người bị bệnh mấy ai khai đúng căn bệnh của mình. Nếu họ khai đúng, tức hiểu đúng bệnh của mình thì họ cũng có thể chữa được cho chính bản thân. Ông dành nhiều thì giờ cho con gấu. Sau ông Lầu đi rồi con gấu bỏ ăn, nó không thấy con người ông Lầu với bộ quần áo chàm và cái mũ nồi đen mà nó từng quen mùi mỗi lần cho nó ăn uống. Cái thứ lá rừng, củ ở nương rẫy nó quen ăn bây giờ không còn nữa. Mùi lạ từ mấy người con, cháu, người thân của ông Toàn đứng quanh cái chuồng sắt cũng làm nó khó chịu. Con gấu liếm vào cái cũi nhốt mình, những thanh sắt hôi mùi sơn cũng khác mùi gỗ quen thuộc càng làm nó bực mình, hơn nữa nhiệt độ ở đây sao mà nó khó chịu hơn ở hồ Ba Bể con gấu đã quen sống.

Ông Toàn cũng nhận ra điều đó và để mua chuộc, dụ dỗ con gấu ông tăng phần ăn bằng những chén mật ong thứ thiệt đắt tiền. Ngửi mùi mật ong, gấu ta tươi tỉnh đến liếm cái máng nhôm ông Toàn dùng cho khẩu phần đặc biệt này. Thấy nó ăn ngon lành ông Toàn vui lắm.

- À thì ra mày cũng thích ăn ngon gấu ơi! Được, ông sẽ cho mày quen dần và đưa mày vào qui củ. Miễn là mày khỏe mạnh, mỗi năm cho ta cái mật quý giá, thì ông chả tiếc gì với mày hết.

Ăn hết mật ong, con gấu lại nằm, những thứ rau, quả, củ khác vất vào cho nó, nó từ chối. Ông Toàn hỏi các nhà sinh vật học, các vị dạy đại học về sinh vật, mỗi người nói với ông theo cách hiểu của mình về loài gấu. Vị giáo sư diễn giải:

- Ông yên tâm, loài gấu chỉ cần một ít mật ong là lăn ra nằm ngủ quên trời quên đất, hết say thì nó dậy. Bác cứ để sẵn các loại củ nó hay ăn ở rừng và nước uống, đói là gấu mò dậy ăn. Tuy nhiên, khi con người đã nuôi thì tìm cách thuần dưỡng cho nó hiền đi, bằng cách cho nó ăn thức ăn lạ hơn như mít chín, cho uống nước mía…, nếu nó hung dữ thì nhờ bên cảnh sát có roi điện dí cho nó vài bận là cu cậu hoảng sợ.

Còn ông kiểm lâm thì tư vấn là tuy ta nuôi nhưng đừng làm gì trái với quy luật của rừng, để cho nó thích nghi dần.

Ông Toàn cám ơn, tiếp thu và áp dụng. Ông đọc đi đọc lại cái chuyện của ông nhà văn Nga cũng có nói về con gấu của địa chủ giàu có nuôi, nhưng tiếc rằng nhà văn không cho biết cách nuôi mà chỉ cho biết cuối cùng con gấu bị một gia sư rút súng bắn chết tươi trong cái chuồng nuôi nó, khi ông ta bị tên địa chủ xúc phạm. Ông Toàn chăm sóc gấu còn hơn chăm sóc cháu nội. Con gấu ngựa từ chỗ nằm lỳ, rồi dậy phá phách, cuối cùng nó cũng chịu đi vào quy củ. Có lẽ nó cũng suy nghĩ chẳng làm gì được trước cái chuồng với những thanh sắt rắn chắc, bằng trực giác của đôi tay, nó cũng biết là rất cứng.

Vả lại ngày ngày được liếm mật ong, thức ăn mà họ hàng tiên tổ loài gấu ngựa gấu chó rất thích, như một thứ đặc ân của rừng, con gấu ngựa ngày một lớn lên và thích nghi dần trong cơ chế bắt buộc phải thích nghi. Ngoài mật ong, ông Toàn còn cho nó ăn những thứ mà ở rừng không thể có, chẳng hạn như một cái kẹo, rồi ông phết mật ong vào bánh mì, nó ăn cũng ngon lành. Nhưng nó thật sự thích thú là khi được ăn củ sắn củ mài, những loại củ mà khi còn tự do ở rừng hay thời kỳ ở nhà ông Lầu nó đã ăn. Ăn xong nó nằm thừ người mơ màng như con hổ trong Nhớ rừng của cố thi sĩ Thế Lữ, cái hương vị rừng trỗi dậy trở về trong con người của nó. Thế là nó nằm dài mấy ngày bỏ ăn, cho dù là mật ong Bắc Cạn thứ thiệt mà chủ nó dỗ dành:

- Gấu ngựa ơi… con ngoan nào dậy ăn đi con, ta cho mật ong đây.

Nó nằm im lặng, sự im lặng đáng sợ cho ông Toàn. Nó mà làm sao thì đi tong mấy triệu bạc, xót xa biết chừng nào, ai mất tiền mất của mà chẳng xót chẳng đau! Có giỏi thì cũng thu lại được tấm da, bộ xương rồi một ít thịt.

Nhưng không thể thế được, phải cứu lấy nó, để nó sống mà nhả ra mật, hay nói đúng hơn là đè ngửa nó ra, dùng roi điện dí vào cho nó ngất đi rồi dùng thuốc tê chích ngất, lấy xi ranh loại đặc biệt đâm vào tận mật để rút ra một loại nước đặc biệt màu mật ong hay màu thuốc phiện pha loãng. Ai bị đánh đập hành hạ mà có tí mật gấu xoa vào, hoặc cho vào loại rượu ngon để uống là đỡ ngay, mau lành lắm.

Ông Toàn đâu biết con gấu ngựa chẳng đau bệnh gì, hay nói đúng hơn nó mắc bệnh nhớ rừng. Nhớ những bữa đi ăn trộm sắn trên rẫy của đồng bào dân tộc, những chẹn nếp trên nương khi mùa lúa chín, nhớ những lần phát hiện ra tổ mật ong cao trên cành cây đại thụ, gấu ta ung dung trèo lên, trèo lên cho đến khi đàn ong hàng ngàn con bị vỡ tổ bay ra rào rào nhảy vào mục tiêu tấn công. Mặc, gấu ta cứ ngồi vậy mà liếm mật, liếm đến say mê khoái chí cho đến khi không tự chủ được như kẻ say rượu, gấu ta rơi cái bịch từ độ cao tổ mật ong xuống mặt đất từ 15 đến 20 mét hoặc hơn nữa mà vẫn vô tư. Nếu là con người thì thịt nát xương tan, ai thoát chết thì quả phúc của anh ta to bằng quả núi. Nhưng gấu thì không, nó rơi xuống đất và cứ vậy mà nằm nguyên trạng. Cho đến khi nó tỉnh dậy, cũng như con người ngủ dậy thôi. Các cụ giàmiền núi nghĩ rằng: mỗi con vật sống giữa rừng được trời cho một đặc ân để tồn tại. Nếu con người không tàn phá rừng, rừng càng ngày tươi xanh, cây cối đại ngàn thì thú rừng cứ thế mà phát triển sinh sôi nảy nở gấp nhiều lần. Không dễ dầu gì mà tiêu diệt lẫn nhau. Hổ có vương quốc riêng, tuy là chúa Sơn lâm nhưng làm gì được heo một (lợn độc) cũng như mang nai là loại dễ bị săn đuổi cũng có đất sống. Chỉ có con người khi đã tàn phá rừng thì cũng tiêu diệt luôn thú rừng.

Nhờ có mật mà gấu có ngã cao đến đâu cũng tự lành nơi phần da thịt trực tiếp đụng vào đất đá, nghĩa là gấu tự chữa bệnh cho gấu bằng loại mật của mình. Vì lẽ đó mật gấu vô cùng hấp dẫn con người. Mật gấu chữa bệnh, xương gấu nấu cao cũng chữa bệnh làm cho con người khỏe mạnh hơn, da gấu thuộc lên may túi, may áo, may mũ tốt lắm, chống lạnh tuyệt vời. Các bác sĩ thú y, các nhà động vật học, được ông Toàn mời đến, họ có nhận xét giống nhau rằng con gấu này không đau ốm gì đâu.

Riêng bác sĩ Đào nói nửa đùa nửa thật: con gì mà ở có một mình thì vui làm sao được, con gấu này nhớ rừng xanh núi đỏ, nhớ gấu cái nên nó buồn nó nằm vậy thôi.

Đêm nằm ông Toàn nghiệm ra lời nói của tay thầy thuốc chữa trâu bò có lý. Cái thuở ông ở rừng, tuy không cách ly hẳn với bên ngoài, mỗi lần cũng có dịp tiếp xúc với đồng loại, nhưng người dân tộc ở địa phương ngôn ngữ bất đồng, buồn thúi ruột. Sau này quen dần và nhờ biết được tiếng của nhau, ông Toàn học tiếng dân tộc, ông dạy cho họ nói tiếng phổ thông, từ đó mới đỡ nhớ nhà.

Ông Toàn yên tâm hơn: nỗi buồn của một con vật rồi cũng qua đi, miễn là chăm sóc cho nó tốt. Con chó con mới xin về còn kêu cả đêm ăng ẳng, một tuần rồi quen dần và khi được cho ăn cơm có chút thức ăn, nó lớn lên và trung thành với chủ. Quả nhiên con gấu trở lại bình thường, không còn cái cảnh đi lui đi tới trong cái chuồng sắt hẹp rồi phá phách hay bất lực nằm dài ngao ngán. Với thời gian nó mỗi ngày mỗi lớn lên, lông mượt một màu đen như con sâu róm vĩ đại. Chỉ đôi mắt là của cầm

thú, nhìn kỹ chẳng khác gì mắt con mèo hoang được phóng to. Vì nó đi lại không thoải mái nên như một người gù không ra gù. Nó béo lên cũng một phần do nó nằm nhiều hơn hoạt động.

Những người khách, người bạn đến thăm nhà, ai cũng bảo ông Toàn lấy mật được rồi đấy. Ông Toàn cũng muốn lắm. Hơn một năm rồi, và điều quan trọng là nó đã đến tuổi cho mật. Nhưng bằng cách nào thì ông còn do dự. Ông viết thư lên chợ Đồn mời ông Nông Văn Lạ về chơi, ông cũng làm như thế với ông Triệu Sinh Lầu, chả là hai ông có hứa khi lấy được mật thì hai ông về chơi thăm nhà.

Thư đi được nửa tháng thì có hồi âm. Anh Nông Văn Lành báo tin cho ông Toàn biết bố anh đã chết trong khi đi săn ở bắc hồ Ba Bể. Người bắn ông Lạ chết cũng là người trong bản. Đêm ấy hai ông đi săn, chừng nửa đêm họ phát hiện vết chân thú rừng còn mới lội qua suối cạn, họ bàn với nhau một người ngồi đón lõng, một người đi theo vết chân. Họ quy ước với ông Lạ chỉ ngồi yên nơi phía sau hòn đá mồ côi. Ngồi được gần một giờ ông Lạ thèm thuốc đến gốc cây kín gió bật máy lửa, điếu thuốc cháy được nửa chừng thì có tiếng súng nổ. Những mảnh chì ria của kíp mạnh bắn không xa, ông Lạ lãnh đủ. Máu chảy quá nhiều, khi ông Ma Văn Tin vác về tới bản thì ông Lạ đã giã từ dương thế. Công an xã giải Ma Văn Tin lên công an huyện, ông đi như kẻ mộng du. Ông khai với công an mình chỉ biết đó là con gấu, mà quả thật giống gấu bởi súng thì đặt xuống đất, với bộ áo chàm ban đêm đen nhẻm, cái mũ nồi cũng đen. Ông Tin có thể ngộ nhận mà nhầm. Nhưng lại có người bảo là ma gấu hại ông Lạ đó, bởi ông đã bắn quá nhiều gấu, nay ma gấu trả thù, đó cũng là LUẬT CỦA RỪNG. Người ngư phủ chết vì sông nước, vì kình ngư, thì ông đi săn có thể chết vì thú rừng, vì đạn, vì tên độc…, sinh nghề tử nghiệp mà lại...!

Ông Toàn choáng váng thương cho ông bạn dân tộc già gắn bó từ thời trai trẻ cho đến nay. Không lên thăm được, ông đốt một bó hương hướng mặt về trời bắc mà khấn:

“Bác Nông Văn Lạ ơi! Tôi đau đớn khi nhận thư con trai bác cho biết hung tin. Bác sống khôn chết thiêng phù hộ cho con cháu bạn bầu ăn ra làm được…”

Ông lạy mấy lạy bâng quơ giữa trời và đổ xuống đất một cút rượu thật ngon, thứ rượu mà có dịp hai ông gặp nhau là uống… Ông còn nhớ, có lần ông Lạ vân vê cái chén sành rất đẹp:

- Cái lẩu này hợp với bụng miềng lắm lố…

Mươi ngày sau cái tin ông Lạ chết, ông nhận được chính cái thư ông gởi cho ông Triệu Sinh Lầu, phong bì đã nhàu nhừ: “Người nhận không có ở xã”. Vậy là ông già Lầu đã di cư tự do vào một mảnh rừng nào đó ở Tây Nguyên rồi.

Nghe nói ở trên Hòa Bình có những gia đình giàu lên nhờ nuôi hươu, nuôi gấu lấy mật, ông Toàn lại đi ngược lên đường số 6. Là một người đầy quyết tâm, ông đi như vậy gần tuần lễ, bà vợ than phiền: “Để số tiền ấy đi mua vài cái mật gấu mà nằm cho khỏe xác ông ạ”. Ông cười và trách vợ cạn nghĩ.

Nhưng người bày cho ông lấy mật từ con gấu lại là một bệnh nhân đến tìm ông chữa bệnh, đúng là ở đời có những ngẫu nhiên đầy thú vị. Người bệnh sau khi thấy con gấu và biết được băn khoăn của ông lang đã mách cho ông có một bác sĩ làm được việc này khá thành thạo, anh ta đã lấy mật nhiều con gấu. Nhưng cái giá ban đầu thì có đắt, còn lần sau thì giảm dần. Anh ta cho rằng vì lấy lần đầu vừa công phu, vừa nguy hiểm cho tính mạng. Ông ta mời anh bác sĩ ấy đến giúp, còn giá cả thì tùy hai bên, nhưng anh ta nói lại lần nữa là giá có đắt.

- Cũng được, ông cứ mời anh bác sĩ đến cho tôi, miễn là anh ta làm được việc.

Ông Toàn nói như vậy với người bệnh, mà cũng là người ông ít nhiều biết ơn như cái chuyện ơn huệ mối lái vậy.

Bác sĩ Phòng đi xe máy chở người giới thiệu đến nhà ông Toàn vào buổi chiều chủ nhật. Họ làm quen nhau bằng cái bắt tay và nụ cười thân thiện. Ông Toàn mời cả hai người ra ngoài vườn, đã có sẵn bộ sa lông trúc Bắc Cạn mà ông dùng để tiếp những khách biết giá trị gỗ, tre đồng nội, không ưa những đệm mút ni lông nóng bức, không có quạt thì vã mồ hôi.

Bác sĩ Phòng trắng trẻo và chuyên về phẫu thuật, mới nhìn dễ có cảm tình bởi mang
2hi.us