Con cá sông yêu thương
Con cá sông yêu thương
Anh Hai kể Trung nghe chuyện nhà trong làn khói bếp nghi ngút của nồi bánh tét đêm 30.
***
Khi xưa nhà anh nghèo, nghèo tới nỗi cái con đường lên phố huyện rộng xanh nhường thế mà anh Hai chỉ thèm thuồng in sâu vào đôi mắt vàng vọt nổi lên từng gân máu . Ba má cày bùng quanh năm cũng chỉ đủ cho ngoại bồi tiền thầy thuốc, thêm là trả hết nợ đất cho người ta mà mua ruộng cày.
Thời ấy nước ta còn khổ nên làm gì có chính sách cho vợ liệt sĩ như bây giờ, khó khăn chung nên ngoại cũng chả than vãn, chỉ an ủi con cháu và cố vui vẻ cho qua bệnh tật tuổi già đang liếm đi từng giờ phút viên mãn cuối đời. Anh Hai khi ấy học lớp 5 trường quốc doanh 9 lớp. Năm anh thi tốt nghiệp lên lớp 6 thì ngoại mất, mẹ lại vì lực kiệt mà cũng lại bệnh. Anh học một buổi còn buổi phụ cha, cha càng ngày càng xanh đi, ít nói năng hơn. Năm ấy bão lớn, những cơn bão miền Trung ghê gớm phá tan hoang căn nhà nhỏ, cha cõng mẹ chạy ở nhờ hàng xóm, anh Hai đứng che bao lúa mà khóc như gửi thêm nổi tủi hờn vào những cơn gió rít rát. Rồi thì lúa cũng ướt mà anh Hai trông như con chuột nhỏ thoi thóp trong giá lạnh và sợ hãi. Dũng cảm lắm cũng chỉ có thể đứng đợi ba chừng nửa tiếng trong cái tối tăm đáng sợ kia. Ba đến thì lúa cũng ướt hết rồi.
Nước lên... đục ngầu... con sông hiền hòa bao ngày trở nên thật rùng rợn. Anh Hai nép mình bên vai má, anh nghĩ tới cái tết kề cận, anh nghĩ tới ngôi nhà đã chìm trong biển nước, anh nghĩ tới mùi ngai ngái của ẩm mốc, và nghĩ tới cái đói. Đâu phải con người không cố mà trời hại nó hư. Nhà đã nghèo nay còn khổ, mới tí tuổi đầu mà anh đã phải sống trong cảnh ngột ngạt bị đói bao trùm. Sức người có hạng, ba má ráng bao nhiêu thì giờ đổ sông đổ biển.
Tết năm ấy là cái tết trống trải nhất. Buồn thì năm nào nhà anh cũng thoáng buồn, chỉ vì không đầy đủ sung túc và vì cái cảnh thê lương ấy cứ đeo bám ba má anh hoài. Nghèo khó đâu phải là lí do làm con người ta không vui. Nhưng sao cái cái ánh mắt má làm anh suy nghĩ cho đến tận khi lớn. Quay lại chuyện tết năm ấy, căn nhà dựng lại thiếu ván thiếu tranh nhìn hốc hác đến thương, bàn thờ ngoại được lên hương đèn tươm tất- như một điều kính tạ với người đã mất- bữa cơm cuối năm lu mờ đèn dầu sặc khói và đâu đó vài tiếng hô hò cúng tất niên nhà bên vọng sang. Tết nhà anh chỉ hơn ngày thường chỗ cơm thôi độn khoai lát, tiền đâu má sắm cá rau nên bữa cơm chỉ ăn cùng mè rang trộn muối. Ba treo con cá gỗ ba đục đẽo cả chiều lên vách nhà, ngay trước bàn cơm rồi dỗ dành anh cho bữa cơm thêm vị Tết. Ba bừng bừng má, còn má thì lặng thing cười cuối nhẹ. Ba nhìn một cái rồi và một lua cơm, chỉ cho anh Hai cách ăn như thế. Má cũng làm theo ba, nhà bỗng vang lên tiếng cười, nhưng sao xa lạ vô chừng, kiểu như lâu ngày không dừng lại không khí ấy. Anh nhìn má, má nhìn sững con cá gỗ như thầm mang ơn. Anh cúi mặt:
- Má ăn mặn ghê ba ơi!
Ba điếng người nhận ra má khóc. Má ôm anh, ba ôm má. Má nghèo nên chỉ cho anh được vậy thôi. Nhưng cái tết ấy là điều đẹp đẽ thiêng liêng nhất mà anh từng trải qua.
Anh sẽ chẳng bao giờ xấu hổ khi ba má mình nghèo mà anh xấu hổ vì 3 cái tết rồi chưa từng về ăn cơm với ba má. Vì cứ tết là anh lại nghe trong lòng nhoi nhói. Anh không đủ cam đảm về nhà và nhìn má. Lúc anh lí giải được vì sao Tết năm nào má cũng buồn thì cũng là lúc má trút hơi thở cuối cùng mệt nhọc vì phải cất giữ bí mật bao nhiêu năm. Ba năm nay anh đi cho nguôi ngoai sự thật, tết năm nay về thăm má với bó hoa huệ trắng miên man.
Trung đủ 18 tuổi, anh Hai kể cho Trung nghe câu chuyện này. Tết của Trung có hoa quả bánh mứt, có lì xì, thế nhưng anh Hai nói tết của anh Hai sung túc hơn tết của Trung nhiều. Trung cự lại thì anh Hai gạt phắt:
- Thử xem có đâu ra một người cha dượng tuyệt vời như thế, cưu mang anh Hai suốt mấy chục năm trời thế kia, lại còn cho anh Hai ăn cả con Cá Sông Yêu Thương ngỡ chừng chỉ có trong cổ tích...