Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Truyện teen- Để Hôn Em Lần Nữa

Truyện teen- Để Hôn Em Lần Nữa

Tác giả: Internet

Truyện teen- Để Hôn Em Lần Nữa

lưu cữu từ năm này sang tháng nọ. Đăng nhấp một ngụm bia, lơ đãng nhìn về phía cô nhân viên có mái tóc tỉa nhuộm táo bạo như nhân vật trong truyện tranh Nhật đang nhàn hạ cầm điện thoại chơi game. Chiếc điện thoại không phải màu hồng nhưng có dây đeo lấp lánh trên tay cô gái này khiến anh nghĩ đến một cô gái khác, người đã xô đẩy cảm xúc của anh, bắt nó trải qua đủ mọi cung bậc, chỉ trong vài tiếng ngắn ngủi chiều tối nay.


Đầu tiên, anh bất ngờ và nghi hoặc với quyết định không ký hợp đồng chính thức cùng phản ứng theo kiểu “có tật giật mình” của cô. Sau đó, khi thấy tên mình được lưu trong danh bạ điện thoại cô theo cách hơi hơi đặc biệt, lòng anh ẩn ẩn một niềm vui êm, ngọt. Rồi đến ban nãy, nhìn cô nép vào Đức bước đi giữa phố, anh lại có cảm giác vừa thất vọng vừa tức giận. Dường như anh đã sai lầm khi quá lo lắng cho cảm xúc của cô mà không theo đuổi cô nhiệt tình, công khai ngay từ những ngày đầu gặp lại. Dường như anh đã sai lầm khi tin lời cô rằng Đức và cô không có gì ngoài tình bạn. Dường như anh đã sai lầm khi phán đoán rằng cô càng lúc càng quan tâm đến mình, thậm chí đã thực sự thích mình và quên được những thứ đáng quên…
Một nhân viên đến gần Đăng, vươn tay vặn công tắc trên tường. Ánh đèn halogen vốn đã yếu ớt lại trầm xuống thêm chút nữa. Tiếng nhạc thay đổi hẳn, to hơn, dồn dập hơn. Từng tốp khách kéo nhau vào quán mang theo thứ mùi hỗn hợp của nước hoa, thuốc lá và khói bụi trên đường phố. Chiếc bàn dài nơi anh ngồi cũng có thêm vài người khách lẻ khác. Chưa có ai ra nhảy nhưng hệ thống đèn màu đã bắt đầu chớp động ngoằn ngoèo. Không khí trong phòng dần nóng và ngột ngạt hơn. Đăng rút điện thoại nhìn giờ, tự nhiên nhếch mép cười chính mình. Mới ngồi đây hai tiếng và uống một chai bia mà anh đã thấy đau đầu, buồn ngủ. Có lẽ anh không còn chịu được những chỗ như thế này. Đăng nghĩ trong lúc rảo bước về phía cửa.
Ở đoạn sảnh ngắn nối lớp cửa thứ nhất và lớp cửa thứ hai, một vị khách nữ đang đứng nghe điện thoại. Theo đúng phép lịch sự, Đăng khẽ thốt ra câu “xin lỗi” rồi mới cúi đầu lách qua. Vừa chạm tay vào lớp kính lạnh lạnh, anh chợt thấy người đó lên tiếng, giọng nhỏ và khô đanh, vô cùng quen thuộc:
- Hold on!
Đăng quay lại, hơi nheo mắt để xác định rõ người đối diện và sau đó là để giấu sự sửng sốt. Giữa không gian eo hẹp, tranh tối tranh sáng, Điệp đứng đó, mặc chiếc váy liền áo ngắn đến mức khó thể ngắn hơn,

gương mặt phủ kín mỹ phẩm nghênh nghênh như một câu đố, ánh đèn xanh tím từ biển hiệu trên cao đổ xuống xuyên qua mái tóc phá cách (vẫn thường được miêu tả “chải mãi mớiđủ rối”) tạo nên những bóng khuất trên trán, hốc mắt và rìa má, thoạt nhìn có vẻ xa lạ, hư ảo. Chị úp điện thoại vào ngực, kéo anh đứng nép vào một bên tường để không cản trở lối đi rồi mới hỏi, câu hỏi nghe thân thiết như thể hai người nãy giờ vẫn đi cùng nhau:
- Sao Đăng về sớm thế?
Đăng trả lời Điệp bằng một nụ cười bàng bạc. Anh khoát tay ra hiệu rằng mình sẽ đợi ở phía ngoài rồi mở cửa, bước nhanh xuống vỉa hè. Âm thanh huyên náo không theo nhịp điệu nào cùng hơi nóng ẩm ướt vừa phải của đường phố xua bớt cơn nhức đầu và buồn ngủ nhưng Đăng vẫn không cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Đôi lúc, anh thực sự khâm phục cái cách cư xử thản nhiên như chưa hề có cuộc chia ly của Điệp.
Hai năm trước, anh gặp lại Điệp khi chị đến HDA xin tài trợ ột cuộc thi viết. Lúc đó, anh vừa kết thúc một dự án ở tận Cà Mau, trở về Hà Nội với nước da đen cháy và tâm trạng không mấy lạc quan. Dự án kéo dài thêm gần ba tháng so với kế hoạch ban đầu nhưng kết quả thu được lại không như kỳ vọng, sức khoẻ của anh sau một thời gian xa nhà, sinh hoạt ăn uống tạm bợ, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, văn phòng thì xáo trộn về nhân sự do trưởng đại diện bị bệnh đột ngột, phải về nước trước thời hạn, Đăng bắt đầu có ý định nhảy việc. Và Điệp xuất hiện thật đúng lúc.
Bằng lối cư xử thản nhiên, chủ động, có khi còn sấn sổ lấn át một cách dịu dàng, khôn khéo, Điệp đã khiến Đăng có cảm giác bốn năm chia tay, ba năm không gặp mà chỉ như vài tuần, thậm chí vài ngày tạm xa cách. Chị thường mượn lý do công việc để hẹn anh, sau đó nhân lễ trao giải cuộc thi viết, giới thiệu anh với ban biên tập của Quan Sát. Mặc dù Đăng quyết định về Quan Sát phần lớn vì ông phó tổng biên tập thường trực bất ngờ đề nghị và vì thực sự hứng thú với công việc này sau hai năm vắt kiệt mình ở HDA, anh cũng không thể phủ nhận vai trò “môi giới” của Điệp.


Chính sự cảm kích không quá sâu sắc này đã ngăn cản anh từ chối thẳng thừng những lời thăm hỏi dường như rất vô tư, những cử chỉ săn sóc dường như rất tế nhị của chị. Trong các cuộc họp, anh cũng không lên tiếng phản đối công khai dù có thể thực sự không tán thành những ý kiến chị đưa ra. Mãi đến khi tình cờ nghe thấy mấy biên tập viên kỳ cựu nói chuyện, đoán già đoán non về mối quan hệ trên mức bình thường của anh và Điệp, Đăng mới giật mình vỡ lẽ. Anh bắt đầu tỏ thái độ kiên quyết hơn, nói không với chị nhiều hơn, chú ý giữ khoảng cách hơn. Dần dần, anh thoát khỏi vòng vây mập mờ mà chị cố tình tạo dựng quanh hai người, những lời đồn của mọi người ở toà soạn theo đó lắng xuống, Điệp cũng tạm thời không làm gì khiến anh khó xử, cho đến tối nay.
Hương thơm của loại nước hoa danh tiếng Điệp vẫn dùng quyện với thứ mùi khét ngấy đặc trưng của quán bar ập về phía Đăng. Anh quay lại, chẳng biết làm gì hơn là nhìn và chờ đợi. Điệp mấp máy môi:
- Đưa em về, được không?
Đầu giờ sáng, Cúc Anh lao vào phòng đem theo mùi khói xăng khét lẹt và một cái tin nóng như ống xả xe máy lúc tắc đường:
- Phòng mình chuẩn bị có nhân viên mới bà con nhé!
Trong lúc mọi người đều ngẩng lên, Quỳnh vẫn cúi đầu, vừa ăn nốt gói xôi ruốc vừa đọc mấy tin tiêu điểm trên Google News. Chị Hạnh – biên dịch viên giỏi nhất trong nhóm – xin nghỉ dài hạn vì việc gia đình, cô thì từ chối ký hợp đồng chính thức, việc toà soạn phải tìm nhân viên mới chẳng có gì bất ngờ. Một ai đó thắc mắc:
- Sao chưa thấy thông báo tuyển?
- Lần này không tuyển công khai, nhận theo reference thôi. – Cúc Anh nói bằng giọng am hiểu và tự tin, với chữ reference sai trọng âm be bét.
- Lại con ông cháu cha nữa à? – Một ai đó hỏi, nồng độ mỉa mai đậm đặc trong giọng nói vẫn còn một chút uể oải như ngái ngủ.
Cúc Anh dĩ nhiên vẫn “nói nhanh hơn nghĩ” nên trước khi nhận ra người khác đang ám chỉ mình thì đã kịp tuôn thêm một tràng thông tin nội gián nữa:
- Một cháu là đàn em khoá sau của chị Hạnh, hết hè này mới vào năm cuối nhưng làm cộng tác viên cho Hoa học đường với Thế giới học trò từ hồi lớp 10. Cháu kia là em họ chị Điệp, thấy bảo ra trường được một năm rồi nhưng chưa đi làm ở đâu, tự mở shop thời trang trên phố Hàng gì ý.
Mấy chữ “shop thời trang trên phố Hàng” kéo gần hết những người mang giới tính nữ trong phòng chụm lại một chỗ. Câu chuyện đầu giờ chuyển hẳn sang một hướng khác chẳng liên quan gì đến tình hình nhân sự của toà soạn. Không để ý đến những lời bình phẩm về váy áo của hiệu nọ nhãn kia, giá cả của shop này shop khác, Quỳnh lẳng lặng nhìn ra cửa sổ. Nắng sớm vàng dịu phủ trên những mái nhà nhắc cô nhớ lại ngày đầu tiên đi làm. Bốn tuần đã trôi qua, vậy mà mỗi lần nghĩ về thời điểm ấy, cô lại cảm thấy nao nao.
Rồi những câu chuyện phiếm đầu giờ cũng vãn, mọi người lục tục trở về chỗ của mình, tiếng râm ran trong phòng lắng hẳn, nhường chỗ cho tiếng bàn phím gõ lạch cạch và tiếng bánh xe ghế xoay cọt kẹt. Quỳnh quay vào lướt mắt một lượt qua dãy cabin, tự dưng thấy mũi cay cay. Hôm qua, cô đã nộp hồ sơ dự tuyển vị trí biên tập viên tiếng Anh ở một công ty sách. Dù cô có được đơn vị đó lựa chọn hay không, chắc chắn những hình ảnh và âm thanh mà cô vừa chớm quen này rồi sẽ nhanh chóng biến thành xa lạ. Cô không thuộc về nơi đây…
Giữa lúc Quỳnh còn đang chìm trong những suy nghĩ nhạt nhoà, ảm đạm, cửa phòng bật mở, Đăng dẫn theo hai người nữa bước vào.
- Mọi người tạm dừng lại đây để tôi giới thiệu một chút! – Đăng đến bên chiếc bàn họp của cả phòng, gõ nhẹ mấy tiếng.
Nhờ những “thông tin nội gián” mà Cúc Anh vừa cung cấp, không ai có biểu hiện ngạc nhiên hay khó hiểu, tất cả đứng dậy, đi về phía ba nhân vật chính. Sau phần thông báo lý do ban đầu theo đúng bài bản, Đăng bắt đầu giới thiệu từng người trong phòng để hai nhân viên mới làm quen. Dù đều không phải qua thi tuyển và đều có người đỡ đầu đáng nể, hai “ma mới” vẫn khá giữ kẽ, chào hỏi từng người một với vẻ lễ phép đến mức rụt rè. Nhưng khi trưởng nhóm chỉ đến chỗ Quỳnh thì Trang, “ma mới” số 2 lại nhanh nhảu cướp lời:
- Em biết bạn ý rồi ạ.Quỳnh lúc này mới thực sự chú ý đến những gì đang diễn ra trước mắt. Cô nhìn kỹ Trang, trên gương mặt hơi ngẩn ngơ bỗng có thêm nét nghi hoặc.
- Không nhận ra tớ đúng không? – Trang cười cười – Tớ học với cậu bên Quốc gia.
- Ơ, nhưng Quỳnh học Hà Nội ra cơ mà nhỉ? – Cúc Anh vội chứng minh danh tiếng lâu nay của mình quả là “bất hư truyền”.
Quỳnh không biết phải làm gì, nói gì. Giờ đây, ngay cả việc cười gượng gạo và đưa đẩy vài câu xã giao cũng trở thành nhiệm vụ quá gian nan với cô. Trang không nhận ra điều đó nên quay sang giải thích với Cúc Anh:
- Quỳnh học bên Quốc gia hết năm thứ nhất rồi mới chuyển trường thật đấy ạ.
Nhân vật đang được nói đến vẫn nín thinh. Trang hơi chựng lại một chút nhưng rồi tiếp tục, viên kim cương gắn trên răng loé lên theo nụ cười tươi rói hướng về Quỳnh:
- Hoá ra cậu sang bên Đại học Hà Nội à? Thế mà bọn cái Hằng chúng nó cứ kêu cậu vào Sài Gòn.
Chỉ có Đăng nhận ra

biểu hiện khác thường trong vẻ trầm lặng cố hữu của Quỳnh. Đôi mắt hoang mang mù mờ và sắc xanh trên gò má cô tiết lộ tâm trạng rối loạn, thậm chí là hoảng hốt. Những phản ứng đó không khác là bao so với những gì anh dự liệu, nhưng chúng cũng làm anh cảm thấy hối hận vì quyết định của mình trong chốc lát. Bất giác, Đăng nắm chặt tay, thầm ước toàn bộ đám nhân viên trong phòng biến hết thành tượng sáp, để anh có thể đến gần cô, cho cô một điểm tựa, một lời an ủi…
Nhưng dĩ nhiên, toà soạn của Quan Sát không phải bảo tàng của Madame Tussauds, nên mong ước của anh không thể thực hiện. Thay vào đó, anh lên tiếng, khéo léo đưa cuộc đối thoại trở về chủ đề chính là chào mừng nhân viên mới bằng cách giới thiệu nốt những người còn lại và tuyên bố bữa trưa hôm nay sẽ do quỹ chung của phòng tài trợ. Đợi những tiếng hỏi han bàn tán về địa điểm đánh chén lắng xuống, anh xua mọi người trở lại chỗ ngồi rồi bắt đầu giao nhiệm vụ và hướng dẫn những điểm cần lưu ý cho nhân viên mới. Tin tức thế giới ùn ùn như thác, chỉ cần có người động vào là theo nhau ập tới liên miên không dứt, Đăng chăm chú vào công việc nhưng vẫn biết chắc có một đôi mắt cảm kích nhưng buồn mênh mang đang dõi theo mình.
Vì nhà hàng buffet ngon bổ rẻ gần đó đã thông báo đóng cửa sửa chữa từ mấy hôm trước, cả phòng chọn phương án dự phòng là quán mì Hàn Quốc bình dân theo lời gợi ý của Tú, nhân viên mới còn lại. Nhà hàng nằm trong một ngõ cụt cũng không xa toà soạn lắm, khung cảnh đặc trưng với những chiếc bàn thấp, những đôi đũa kim loại và món kim chi cải thảo tẩm bột ớt đỏ ối gợi nhớ đến những bộ phim Hàn chiếu trên TV mỗi tối. Là bạn học cũ nên Quỳnh và Trang được mọi người ưu tiên cho ngồi cạnh nhau. Quỳnh không phản đối, cũng không tỏ vẻ vui mừng.
Trên thực tế thì từ sáng đến giờ, nói đúng hơn là từ lúc Trang xuất hiện đến giờ, Quỳnh phản ứng hoàn toàn theo quán tính. Cô vẫn làm việc và đáp lời mỗi khi có ai hỏi tới, nhưng trong đầu cô là một khoảng trống hoang vắng. Cô không chủ động nói gì, không biểu lộ cảm xúc gì, mọi cử chỉ và lời nói của cô đều trôi chảy bình thường nhưng chỉ cần để ý kỹ một chút sẽ nhận ra ngay vẻ vô hồn, như một con rối không dây vậy. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, Trang không phải là người có thể quan sát tinh tường đến mức ấy. Cô còn bận thể hiện tài giao tiếp khéo léo lấy lòng mọi người. Một lát sau, khi tất cả đã ăn xong món đầu tiên, cô mới quay sang phía Quỳnh, chỉ vào mấy chiếc đĩa con vốn đựng kim chi khai vị, tươi cười, gợi chuyện:
- Cậu càng ngày càng ăn cay giỏi!
- Cũng không cay lắm mà – Quỳnh đáp, giọng cô mà rời rạc thêm chút nữa thì người nghe hoàn toàn có thể tưởng là đang đối diện với một thứ gì đó như tổng đài tự động.


- Ừ, họ tẩm nhiều ớt trông sợ thôi chứ cũng không cay lắm thật. Tớ nhớ hồi lớp mình đi Sơn La còn có món gì cay hơn mà cậu vẫn ăn như không, món gì ý nhỉ… à đúng rồi, chẳm chéo và măng ngâm ớt.
- Ừ, chẳm chéo và măng ngâm ớt – Quỳnh gật gật đầu, giọng nói và thái độ không thể phẳng lặng, máy móc hơn.
Nụ cười của Trang hơi nhạt đi, dù có vô tâm đến mấy, cô cũng không thể không nhận ra vẻ bình thường một cách cực kỳ bất thường của Quỳnh. Đúng lúc đó món tiếp theo được bưng tới, mọi sự chú ý lại được dồn vào bàn ăn. Mãi một lúc sau Trang mới trở lại câu chuyện dang dở với Quỳnh. Cô cố gắng tìm thêm một chủ đề liên quan đến cả hai:
- Cậu nhớ thằng Trung lớp mình không? Nguyễn Trung ý. Nó học thêm một bằng quản trị kinh doanh bên trường cậu đấy, không biết cậu có gặp bao giờ không?
- Tớ không để ý lắm. – Quỳnh nghĩ mấy giây rồi mới trả lời. Hình như nhờ món cơm trộn nóng hổi tiếp thêm một chút sức sống, cô đã có thể ngẩng lên nhìn Trang – Cậu thì sao?
- Ôi, chuyện của tớ thì chán chết…
- Nghe giang hồ đồn – Lân đột nhiên xen vào, nháy nháy mắt về phía Cúc Anh – Trang mở shop hàng xách tay trên phố hả?
- Em ra trường chẳng biết xin việc chỗ nào, lại sẵn tí tiếng Trung ngoại ngữ hai, nên vay tiền bố mẹ mở cái shop bán đồ Quảng Châu thôi ạ. May mà chị dâu em đợt đấy chịu khó up lên Muare nên sau nửa năm cũng hoàn được vốn.
Câu chuyện thời trang lúc đầu giờ sáng bắt đầu được phe phụ nữ tua lại, với những lời kể của người trong cuộc. Mấy đại diện phái mạnh thì bắt đầu nói chuyện về mùa bóng mới ở châu Âu. Không khí bữa ăn mừng nhân viên mới thật hài hoà, vui vẻ. Quỳnh vươn tay vét nốt mấy miếng cháy cơm trộn dưới đáy chiếc nồi gang. Lẽ ra, cô phải thấy chạnh lòng đôi chút vì thái độ của mọi người dành cho hai nhân viên mới lần này thân thiện hơn hẳn so với khi cô vừa vào làm và tự hỏi tại sao lại thế. Nhưng hiện tại, tất cả những gì cô cảm nhận được chỉ là hơi nóng và vị mặn của cơm. Dù sao thì hai cảm giác ít ỏi này cũng khiến đầu óc trống rỗng của cô có cái cớ hợp lý để chậm rãi vận hành.
Thật tiếc, đúng lúc Quỳnh bắt đầu nghĩ rằng bữa ăn này và cả khoảng thời gian gần một tháng phía trước sẽ cứ trôi qua lững lờ và có thể gọi là bình yên như thế, thì Trang lại sực nhớ ra một chuyện mà cô nghĩ là cực kỳ liên quan và có thể khiến cô bạn cùng lớp cũ trở nên cởi mở hơn. Trang khẽ chạm vào người Quỳnh, nóikhông to không nhỏ:
- À, hôm trước mẹ cái Phương đến mua hàng của shop tớ đấy. Bác ý bây giờ trông khác lắm, béo hơn, bác ý cứ đòi thử mấy cái áo size M rồi cuối cùng…
Quỳnh nắm chặt cán thìa, gần như bất động. Cô nhìn Trang nhưng không còn nghe thấy lời nào nữa. Giữa quán ăn đông người, cô lại cảm thấy mình rơi vào một khoảng không gian hoang vắng im lìm.
Cả phòng vừa ăn vừa trò chuyện nhẩn nha nhưng cũng chỉ hơn một tiếng là xong bữa trưa. Ai đó đề nghị sang bên đường uống cà phê nhưng không được mọi người tán thành, tất cả quay về toà soạn, tranh thủ chợp mắt hoặc vào Facebook thu hoạch rau củ hay mua đồ cho pet. Quỳnh không ngủ trưa, cũng chẳng chơi game, thậm chí cũng không tựa vào lưng ghế, cứ ngồi thẳng đơ như tượng, thẫn thờ nhìn ảnh nền Windows trên màn hình. Chợt điện thoại của cô rung lên một nhịp ngắn. Quỳnh cầm nó lên, ngó đăm đăm vào dấu hiệu báo tin nhắn như thể nó là của ai đó để quên.
Một lúc sau, khi màn hình máy tính trước mặt đã chuyển sang chạy screensaver và người ngồi chếch phía sau cô đã bị một cuộc điện thoại nội bộ gọi đi, cô mới chậm rãi cầm lấy máy. “Em ra cho cauthang, toi hoi mot chut”, tin nhắn không dấu mà hầu như ai cũng có thể luận được một cách dễ dàng này bỗng nhiên biến thành một thứ ngôn ngữ xa lạ với Quỳnh. Cô không chọn reply hay delete, chỉ mân mê dãy phím bấm một cách vô thức.


Có lẽ Quỳnh sẽ vẫn cứ ngồi như thế cho đến lúc vào giờ làm việc nếu như Đức không xuất hiện. Đứng ở cửa phòng vẫy mãi mà cô không quay ra, Đức mò vào sát bàn, huơ tay trước tầm mắt cô. Quỳnh ngước lên, ánh mắt dường như vẫn còn chăm chú vào một điểm nhìn vô định nào đó nhưng miệng đã mấp máy ra một câu tạm gọi là có nghĩa:
- Là anh ạ.
- Thế em tưởng là ai? – Đức thì thào, chỉ ra ngoài hành lang – Ra kia nói chuyện cho to.
Quỳnh phải mất một lát mới xử lý xong thông tin đơn giản đó. Cô đứng dậy,

vừa bước sau Đức vừa cố ép đầu óc đang ở tình trạng treo máy của mình tìm ra một câu có nghĩa hơn câu trước. Khi hai người dừng lại bên ô cửa sổ duy nhất ngoài ngách hành lang, câu ấy vẫn chưa xuất hiện. Nhưng người đối diện với cô là Đức nên câu chuyện không đến nỗi bế tắc. Anh không đợi cô mở lời mà chủ động hỏi luôn:
- Hôm nay em gặp chuyện gì à?
- Dạ?
- Trông hơi đơ! – Đức nhìn cô từ đầu đến chân rồi buông một câu gọn lỏn.
Quỳnh còn ngẩn người, chưa nghĩ ra được câu nào đáp lại lời nhận xét thẳng ruột ngựa của Đức thì anh đã vội vàng “đính chính”:
- À không, không phải hơi đơ, rất đơ mới đúng.
Ngay cả câu pha trò này cũng không gọi được nụ cười xuất hiện trên gương mặt trắng xanh của Quỳnh. Cô chỉ lắc đầu, trả lời bằng một câu lí nhí, chẳng có một tẹo sức thuyết phục nào. Đức cũng không bắt bẻ thêm, chỉ hỏi tiếp:
- Chân em đỡ chưa?
- Đỡ nhiều rồi ạ. – Quỳnh đáp qua loa, cô không định doạ Đức bằng một danh sách những thủ thuật y tế mà hai đầu gối cô đã và sẽ nhận.
- Nhưng túm lại là làm sao hả em, viêm khớp à? – Đức biết gia đình Quỳnh theo nghề y nên cũng cố gắng tỏ vẻ muốn bàn sâu vào chuyên môn – Em có phải uống thuốc gì không? Hay để anh về trộm của ông già anh ít cao hổ cho em dùng, nhé!
Nếu là bình thường, có lẽ Quỳnh đã giãy nảy lên rồi thuyết cho Đức một tràng về đa dạng sinh học, về bảo tồn thiên nhiên, về mức độ sai trái của việc sử dụng sản phẩm có được nhờ giết hại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hôm nay, cô chỉ im lặng lắc đầu. Cô ngoái lại định ngó chiếc đồng hồ treo gần đó để xem đã đến giờ làm việc chưa, bỗng giật thót mình vì Điệp và Đăng đã đứng đấy từ lúc nào. Điệp nhìn hai người rồi liếc sang Đăng, nói bằng một giọng nửa trêu chọc nửa mỉa mai:
- Nhân viên phòng Đăng chủ động và tích cực giao lưu nhỉ!
- Là em chủ động tích cực giao lưu chị ơi! – Đức cười hì hì.
Điệp tiếp tục đóng vai một người cấp trên thân tình và hài hước bằng cách buông ra vài câu gán ghép ỡm ờ. Thỉnh thoảng chị liếc sang bên cạnh, cố nói thêm vào trong câu những chữ như “Đăng cũng thế nhỉ”, “phải không Đăng”… để lôi kéo anh vào câu chuyện, đuôi mắt chị lúng liếng ý nhị, nụ cười ngọt ngào thoắt lại nở trên khuôn miệng nhỏ xinh như những nàng geisha trong tranh.
Quỳnh nhìn điệu bộ không thể không gọi là nũng nịu mà Điệp đang trình diễn, cảm thấy càng lúc khó thở với kiểu nhả chữ bắt chước theo nhà thiết kế Minh Hạnh của chị. Cô cúi đầu nhìn bóng của bốn người chiếu xuống nền gạch granite sáng bóng, cố hít sâu và đếm từng giây trôi. Thật may cho cô, có một người nữa cũng không thích thú gì với màn thăm hỏi ân cần (hay diễu võ dương oai?) của Điệp. Anh im lặng đợi cho chị tung hứng nốt một câu rồi nói trống không:
- Về phòng làm việc thôi!
Vừa nghe thấy thế, Quỳnh như nhận được lệnh đặc xá, vội vàng gật đầu với Điệp và Đức thay lời chào rồi lách ra khỏi ngách hành lang. Đăng cũng nhanh chóng theo sau cô. Điệp có vẻ hơi chưng hửng, chị sững lại một giây rồi mới cao giọng gọi Đăng. Đợi anh dừng lại, chị mới đủng đỉnh rút trong túi ra một chiếc thắt lưng da, đi tới ấn vào tay anh. Trước vẻ háo hức tọc mạch của Đức và vẻ cứng nhắc của bóng lưng của Quỳnh, chị mỉm cười, nói bằng vẻ bâng quơ cứ như đang nói chuyện thời tiết:
- Hôm trước Đăng quên cái này, lúc đấy muộn quá nên chẳng gọi Đăng quay lại lấy nữa.

Quỳnh không đi làm, không xin phép, điện thoại cũng ở trạng thái “tạm thời không liên lạc được”. Cả một ngày, Đăng luôn ở trong tình cảnh cố gắng ra lệnh cho bản thân tập trung làm việc. Nhưng xem ra, tâm trí anh hôm nay thật sự chẳng coi chủ nhân của nó ra gì. Ngay cả những tin tức từ những hãng thông tấn danh giá nhất, nói về sự kiện gây xúc động nhất hay quyết định có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, cũng không khiến anh mảy may quan tâm. Anh đọc duyệt chậm chạp hơn nhưng lại dễ tính hơn với những câu tiếng Việt lủng củng mang giọng văn Google Translate đậm đặc của Lân và những bài dịch độn hàng tấn ảnh sao Hàn của Cúc Anh. Thỉnh thoảng, anh lại đưa mắt về phía cabin trống, tự hỏi người vẫn thường ngồi đó giờ đang ở đâu, làm gì, nghĩ gì…
Rồi một ngày làm việc như mơ ngủ cũng kết thúc, Đăng quyết địnhđến thẳng nhà của thủ phạm đã tra tấn tinh thần anh suốt hơn mười tiếng đồng hồ qua. Dù chỉ liếc qua địa chỉ của cô đúng một lần khi đọc hồ sơ xin việc, dù đã qua hơn một tháng, anh vẫn nhớ như in. Đó là một khu tập thể cũ nằm trên một trục đường chính nối từ quận này sang quận khác. Khi Đăng vượt qua một rừng người, một biển xe cộ và một đại dương tiếng ồn lẫn khói bụi để rẽ được vào cổng của khu tập thể, trời đã nhá nhem tối. Hơi nước oi nồng trong không khí và những dải mây vần vũ như lời đe doạ về một cơn mưa sắp đổ xuống khiến các bà các cụ đứng tuổi vẫn thường tụ tập la liệt ở sân các khu tập thể mỗi chiều tản đi gần hết, chỉ còn lác đác vài chị giúp việc đang vừa dỗ trẻ con ăn vừa buôn chuyện với nhau.
Phải mất vài lượt hỏi thăm, Đăng mới tới được chân cầu thang nhà Quỳnh. Anh chần chừ một lát rồi quyết định không đi lên ngay mà gọi thêm một cuộc điện thoại nữa, cuộc điện thoại thứ n cho đúng một số máy, chỉ trong buổi chiều hôm nay. Dường như chủ nhân của số điện thoại nghĩ rằng hết giờ làm việc thì sẽ không còn ai thèm hỏi han gì cô nữa, nên tín hiệu thông. Và tình hình không đến nỗi bế tắc như anh lường trước, vì tiếng “a lô” đã ngập ngừng vang lên sau có mỗi tám hồi chuông.
- Tôi đang ở dưới sân – Phải mất mấy giây, Đăng mới bình ổn được nhịp thở để mở miệng – Em xuống hay để tôi lên?
- Anh… đến đây làm gì ạ?
- Thế em nghĩ tôi đến đây làm gì? – Đăng cau mày, anh không có ý định lao qua đám ùn tắc khổng lồ ở phố Chùa Bộc để tham gia phần hỏi đáp vô vị thế này.
- Em đang bị cúm, không tiện gặp ai đâu ạ.
- Để tôi dạy cho em một tip lừa sếp. Đấy là nếu em nói dối rằng bị cúm bị sốt, thì ít nhất cũng phải ép giọng xuống sao cho yếu xìu, hoặc giả vờ sụt sịt hắt hơi liên tục. Còn nếu không thể làm thế thì hãy nói là bị dị ứng.
Người ở đầu dây (à mà điện thoại di động không có dây, thôi kệ, cứ viết thế cho nhiều chữ) bên kia im lặng. Có lẽ cô còn bận chiêm nghiệm lời khuyên của anh. Đăng tranh thủ ngay biểu hiện của sự phân tâm đó để hỏi dồn luôn:
- Thế nào, em xuống hay tôi lên?
Khi Quỳnh xuống đến nơi, trời đã tối hẳn, đèn đường đã bật, khoảng sân giữa hai khối nhà tập thể đã vắng hẳn, những người hóng mát, tập thể dục hay dong trẻ con đi ăn đều đã về nhà hết cả. Chiếc xe hầm hố của Đăng dựng chơ vơ dưới một cây dâu da còn anh thì ở cách đó một quãng, quay lung về phía cô, vừa nói chuyện điện thoại vừa thong thả đi đi lại lại. Tuy khoảng cách không xa nhưng cô chỉ có thể nghe loáng thoáng anh dặn mẹ anh nhớ tra thuốc nhỏ mắt cho ai đó.


Quỳnh vươn tay nhặt chiếc lá dâu da rụng trên yên xe, chợt thấy bản thân cũng giống một chiếc lá lìa cành, nhỏ bé, rã rời. Người không thể tự tra thuốc nhỏ mắt hẳn phải là trẻ con. Phải rồi, chắc đó là thằng bé tên Tin mà ngay ngày đầu tiên đi làm cô đã nghe Đức nhắc đến. Đăng không phải là người thích đề cập đến các vấn đề riêng tư, cũng không thích nhân

viên làm như vậy. Trong hơn một tháng làm việc chung, cô không nghe anh nhắc về gia đình lần nào. Đến người ưa hóng hớt đưa chuyện và có ô to nhất phòng là Cúc Anh cũng không dám đem anh ra làm “con mồi”, nghe nói cô nàng đã từng phải dịch tới chục tin bài khó trong cùng một ngày, vì ai đó vô tình nghe được tên cơ quan của bố mình bay ra từ cái miệng thóc mách của cô nàng.
Khi Quỳnh vẫn còn đang cố ghép nối những câu nói không đầu không đuôi của Đức hay Cúc Anh, thì Đăng đã nói chuyện xong. Anh quay lại chỗ chiếc xe, lẳng lặng nhìn vẻ mặt mơ hồ của cô, mãi sau mới buông một câu cũng không đầu không đuôi:
- Đừng tin lời chị Điệp!
Dĩ nhiên, Quỳnh không thể hiểu là Đăng đang có ý gì. Cô hơi ngẩng lên nhìn anh. Đèn đường và bóng lá cây làm gương mặt anh có vẻ thâm trầm. Khoảng cách giữa hai người vừa đủ gần để cô thoáng ngửi được mùi khói xăng và mồ hôi trên áo anh. Bất giác, cô cảm thấy có cái gì đó gần giống với bốn năm trước sắp ập đến và hốt hoảng lùi ngay lại, gần như tì hẳn vào chiếc xe. May mà nó đủ nặng nên vẫn đứng vững dù chỉ dựng chân chống bên. Thấy phản ứng của cô, Đăng thở dài. Anh xoay người để không đối diện với cô nữa và nhìn vu vơ lên những chùm dâu da lúc lỉu trên cao, cố nói bằng một giọng đều đều bình thản:
- Tối hôm trước, tôi gặp Điệp ở bar. Chị ấy uống rượu nên không muốn lái xe, nhờ tôi đưa về. Tôi chở Điệp về. Chỉ vậy thôi. Cái thắt lưng đấy đúng là của tôi, nhưng tôi chỉ để trong ngăn kéo đựng quần áo dự phòng ở bàn làm việc chứ ít dùng. Tôi không biết Điệp lấy nó lúc nào.
Giờ thì Quỳnh đã hiểu là Đăng đang giải thích về chuyện cái thắt lưng chiều qua. Cô im lặng tự hỏi, chẳng lẽ anh mất công đến tận đây chỉ để giải thích với cô chuyện này? Cô thì có liên quan gì đâu? Phải, cô là người chứng kiến cảnh Điệp trả nó lại cho anh, với vẻ mặt và giọng nói mà cô chỉ biết dùng đúng một từ tiếng Anh là flirty để miêu tả. Phải, sự kiện này giống chiếc áo vắt lên lưng con la đang oằn mình thồ nặng, giống cơn gió giật cuối cùng đánh vào tinh thần vốn đã xơ xác như chiếc lều trong bão của cô, khiến cả buổi chiều hôm qua cô như bị mộng du. Phải, cô không thể không thừa nhận, hôm nay cô không thể đi làm, cũng không thể làm được việc gì vì những suy nghĩ đầy xáo trộn và bất an cứ liên
2hi.us