Truyện Ngắn - Tìm Chỗ Ngủ
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Ngắn - Tìm Chỗ Ngủ
Ti toe đơn giản lắm, có một thằng non choẹt tay cầm bao thuốc ba số vứt xuống bàn chỗ chúng đang ngồi uống nước, cộc lốc hất hàm về phía chúng: "anh em hút thuốc", trong khi cả bọn đang thưởng thức vina và trà đá. Như thế khác nào coi thường chúng nó?
***
1h đêm. Con đường đêm không đèn cao áp tối đen và tĩnh lặng. Chúng ngật ngưỡng bước đi. Trời lạnh, gió từng hồi, rít từng cơn và mưa phùn không ngớt.
Đường về nhà hôm nay bỗng dưng xa quá. Sau hàng tiếng đồng hồ tận hưởng mọi cảm giác đê mê của "thiên đường game", từ hấp dẫn, li kỳ đến mỏi mệt đờ đẫn. Chúng đói.
Người đói đương nhiên là thèm ăn. Nhưng với hai thằng lúc này, giữa ngủ và ăn có lẽ chúng chọn ngủ. Bởi thực ra cũng chẳng phải không còn tiền để ăn mà là không còn đủ tiền để ăn ngon, ăn cho thoả cơn cồn cào. Vả lại bây giờ cũng chẳng còn sức mà đi. Chi bằng về nhà trọ ngủ, mai họp anh em tổ chức vụ ăn sáng.
Anh em ở đây là mấy thằng cùng hội, cùng thuyền, nguyện thề sống thề chết rằng: “Sướng khổ có nhau, phúc hoạ cùng chịu”. Chúng gồm gần chục thằng bất trị ở một trường Cao đẳng trực thuộc một tỉnh nhỏ và có phần hẻo lánh. Tự cho mình cái quyền sinh, quyền sát, chúng là hung thần với những cậu bé khoá mới, chân ướt chân ráo bước vào cuộc đời sinh viên. Tự cho mình cái quyền làm chủ khu kí túc xá, chúng đập phá gây lộn, tổ chức tiệc tùng trước những lời nhắc nhở xã giao nhẹ nhàng và “rất là ân cần” của các bác bảo vệ. Nhắc nhở thế chứ nhắc nhở nữa chúng cũng chẳng sợ. Mà cho chúng vào khuôn khổ bằng biện pháp mạnh thì bảo vệ chẳng dám. Họ toàn những người làm công ăn lương, dây vào cái bọn choai choai liều lĩnh ấy chỉ thiệt thân, miễn sao mấy ông ban giám hiệu không biết là ổn.
Nhưng phạm vi hoạt động của bọn này đâu có bó hẹp trong khuôn viên kí túc xá. Chúng lê la khắp quán nước ở cổng trường, khắp các khu nhà trọ sinh viên. Ở đâu có thằng lính mới nào ti toe hoặc sống không biết điều, là chúng có mặt để dằn mặt.
Ti toe là như thế nào? Ti toe đơn giản lắm, có một thằng non choẹt tay cầm bao thuốc ba số vứt xuống bàn chỗ chúng đang ngồi uống nước, cộc lốc hất hàm về phía chúng: “anh em hút thuốc”, trong khi cả bọn đang thưởng thức vina và trà đá. Như thế khác nào coi thường chúng nó. Cả bọn nóng mặt lắm, chúng im lặng, và tất nhiên bên trọng sự im lặng ấy là những cay cú, tức giận. Cu cậu kia ngơ ngác chẳng hiểu tại sao? Sáng hôm sau, người ta thấy cậu đến trường với một bên mắt sưng húp cộng với cái mồm “ngậm quả ổi”. Tội nghiệp! Buổi trưa thấy cu cậu đi ăn cơm không chỉ một mình mà đi với gần chục thằng ngồi quán nước hôm qua
Tại sao phải thế? Tại sao chàng tân sinh viên kia sau khi đã bị một trận đòn nhừ tử rồi mà vẫn phải mời chúng đi ăn. Là bởi chàng trai trẻ ấy muốn được yên ổn hoặc cũng có thể anh ta cần có sự quen biết nhất định với các anh “bề trên” để có cái uy vênh mặt với chúng bạn chăng?
Thế còn sống không biết điều là sao? Là 1 anh cán bộ lớp tố cáo chúng bỏ tiết. Và hậu quả là anh nhận chọn cả viên gạch vào đầu ngay khi vừa đặt chân ra khỏi trường. Bọn này nói chuyện với nhau bằng rượu bởi vì là “trăm ngàn tình cảm đều đổ vào chén rượu”, chúng giải sầu bằng “karaoke bay” bởi vì rằng “âm nhạc thanh lọc tâm hồn” và rồi chúng lên mây bằng cỏ, đá để “hưởng thụ cuộc sống”.
Hôm nay lại là một ngày vất vả với hai thằng này. Tiệc rượu thịnh soạn trong nhà hàng lẩu dê được mở từ lúc sẩm tối đến tận nửa đêm. Rượu bao nhiêu cho xuể. Hơn chục thằng bâu nhâu. lốc rượu như nước lã. Hô hoán ồn ào cả một góc nhà hàng. Tan tiệc chúng rủ nhau lên sàn.
Gọi là sàn cho oai chứ thực ra là 1 bar nhỏ có khoảng sân rộng cùng những chiếc loa thùng thật to cộng với chút ít ruợu ngoại không rõ nguồn gốc. Thứ âm thanh inh tai của “sàn” có lẽ giúp chúng tỉnh táo để tiếp tục trận game bất phân thắng bại từ đêm qua với mấy thằng em khoá mới. Thực ra là do chúng không thể thua và đối phương cũng không dám thắng. Và đêm nay cũng vậy, chúng không thể thắng và mấy cu cậu kia cũng khôn ngoan không để thua.
Tiệc game kết thúc. Cả bọn mỗi thằng một ngả lặng lẽ lê bước về nơi ẩn láu, là chỗ chúng chui ra chui vào, là những khu ổ chuột hôi hám, bẩn thỉu, là những khu nhà trọ tạm bợ nợp ngói brô xi măng hè đến thì oi bức, đông về thì rét căm căm.
Hai thằng này cũng không phải ngoại lệ. Chúng tách ra thuê một căn, cách trường chưa đến cây số. Và vì gần trường nên người ta tha hồ chặt chém tiền thuê nhà của chúng. Năm đầu 800, năm thứ hai 1 triệu, đến năm nay tiền thuê nhà đã lên đến triệu rưỡi rồi. Đã quá hạn đóng tiền nhà gần một tháng rồi mà hai thằng vẫn chưa có động tĩnh gì, chủ nhà bực mình lắm.
Chủ nhà là một người đàn bà goá chồng chua ngoa và lọc lõi. Thị vốn là dân buôn bán nên thường không để bị thiệt bao giờ và trong 4 phòng mà thị cho thuê chẳng ai nợ thị tiền nhà được lâu. Mấy ngày nay thị lùng sục hai thằng mà chưa gặp được. Là vì hai thằng ma ranh hơn mụ tưởng. Sáng, chúng dậy thật sớm lúc mụ còn đang yên giấc, trưa đến chúng trú tạm đâu đó rồi chiều thong thả về tắm gội sạch sẽ trước khi mụ dọn hàng từ ngoài chợ về, đến tối đi đâu thì đi. 11h đêm về nhà là y như rằng gian phòng mụ ở đã tối om.
Thực ra như vậy lại thành ra quá ổn vì chúng luyện được cho mình thói quen không dậy cũng phải dậy nếu không muốn bị đập cửa đòi tiền. Như thế đi học thường xuyên đúng giờ và chăm chỉ.
Đêm nay cũng như mọi đêm. Hai thằng rón rén, nhẹ nhàng tra chìa mở cửa. Nhưng lạ thay tra mãi mà không tài nào mở được cửa. Hai thằng loay hoay một lúc lâu thì nhận ra rằng khoá nọ, chìa kia. Như thế có nghĩa là ai đó đã thay củ khoá khác vào. Còn ai khác vào đây ngoài mụ chủ nhà. Chúng nhìn nhau ngán ngẩm: “Đen thế không biết”.
- Giờ biết làm sao. - Một thằng lên tiếng
- Thì biết làm sao, đến chỗ bọn Huy Trâu ngủ nhờ một đêm.
- Đành vậy. Vô lại thật ...
Trong màn đêm lạnh lẽo, chúng lại lững thững bước đi. Những cơn gió mỗi lúc lại mạnh hơn, mưa mau hơn và nặng hạt hơn.
- Đời buồn và nhục thật mày nhở.
- Mày cứ hay nghĩ ngợi nhiều làm gì cho mệt óc. Mai tao cắm cái điện thoại lấy tạm mấy lít đóng tiền nhà là xong. Có thếthôi mà.
- Sao phải thế. Mai anh em mình lấy tạm thằng Nhì 5 củ. Sống cho ra sống...
- Thế có nhiều quá không. Thằng đó ăn lãi cao lắm mày ơi.
- Cùng lắm báo nhà. Lo mẹ gì, sống nhục sống khổ thế này mà chịu được à.
- Tuỳ. Tao cũng chán lắm rồi. Mà không biết giờ này bọn Huy Trâu còn thức không nhở?
- Chắc còn. Mà không còn thì gọi dậy. Mẹ nó chứ. Lạnh kinh. Mày đi sát vào ...
Cuối cùng chúng cũng đến được nhà thằng bạn chí cốt. Hai thằng cất tiếng gọi. Ban đầu nhỏ nhẹ, nhỏ nhẹ một lúc vẫn không thấy động tĩnh gì. To dần lên thì nghe thấy tiếng chó sủa. Đứng đợi lúc lâu nữa chỉ nghe thấy tiếng côn trùng. Tức mình chúng gọi to. Và thế là chủ nhà trọ thức giấc.
Một người đàn ông cỡ tầm trung niên, nhòm đầu qua cửa sổ bực tức tuôn ra một loạt những thứ từ ngữ thậm tệ. Trong khi, thằng bạn chí cốt thì vẫn im hơi lặng tiếng. Giờ thì nếu còn thức có lẽ nó cũng chẳng dám ra. Ra sao được? Có chí cốt, có vì anh em đến mấy cũng chẳng dám liều mình. Liều mình là mai ra đường.
Hai thằng này thì biết làm
sao? Chúng cứ đứng đó một lúc lâu nữa chờ đợi và hi vọng. Mưa mỗi lúc một nặng hạt hơn, màn sương dày đặc phủ kín cả con đường đi. Trong cái lạnh là cơn đói cồn cào. Chúng nhớ ra là giờ này ở cổng bệnh viện có các hàng ăn uống. Và với vài đồng lẻ còn sót lại hai thằng có thể ăn gì đó cho ấm bụng cái đã rồi tính tiếp. Thiếu gì chỗ ngủ, không thằng này thì thằng kia. Anh em đông thế thiếu gì thằng có thể nhờ vả. Nhưng trước hết làm ấm bụng cái đã. Rồi chúng thẳng hướng tiến về bệnh viện.
Cuộc đời trong cái rủi còn có cái may. Hàng phở trước cổng bệnh viện xưa nay vừa đắt, vừa không ra gì . Ấy vậy mà chúng ăn ngon lắm. Hai tô phở lõng bõng nước, lố nhố mấy miếng thịt bò, vài cọng hành héo nhanh chóng biến thành hai cái bát không. Có thực mới vực được đạo và cái khó ló cái khôn. Tưởng chừng vô vọng trong việc tìm kiếm một chỗ ngủ. Một thằng nhớ đến kí túc xá. Đó là chỗ chúng quá giang mỗi khi gặp nạn như hôm nay vậy. Chỉ mỗi tội phải trèo cổng vào cũng thật là nhọc nhằn. Nhưng không sao, còn hơn là tiếp tục lang thang thế này mãi, biết bao giờ mới được ngủ...
Chúng lại tiếp tục cuộc hành trình tìm về với những giấc mơ. Trời đã ngớt mưa nhưng hình như gió thổi mạnh hơn. Có tiếng người gọi giật lại ở đằng sau. “Hai anh kia đứng lại…”. Ngoái lại nhìn, hoá là cơ động. Chẳng cần nói, gặp cơ động bây giờ, hai thằng chết chắc. Chứng minh thư, bằng lái xe, thẻ sinh viên đều đã mang ra để mà cầm cố hết cả. Thì còn biết làm sao nữa? Ale chạy là thượng sách. Mấy năm trời ở cái đất này, chúng thông thuộc từng con đường, góc phố. Nên việc thoát khỏi tầm ngắm của cảnh sát cơ động đối với chúng chẳng khó khăn gì. Hơn thế nữa, hai thằng phát hiện có cơ động từ đằng xa. Nhưng phải chạy thục mạng để thoát thân ngay lúc này đây là 1 cực hình. Bởi chân tay chúng tê dại lắm rồi, bởi đầu óc chúng chẳng còn minh mẫn để xác định nên chạy về đâu. Nhưng còn cách nào khác ngoài việc chạy. Hai thằng cứ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ngoái đầu lại chẳng thấy có ai nữa, ngẩng đầu lên đã thấy cổng trường xuất hiện trước mặt.
…
Vậy là sắp được ngủ rồi. Chúng sẽ gọi mấy thằng khoá mới dậy, bắt mấy thằng em phục tùng tìm chăn cho đắp, gối kê đầu và một giường ngủ ưng ý cho hai thằng. Tướng quá còn gì. Thế mà đầu óc mu muội mãi mới nghĩ ra. Chắc cũng tại bởi hôm nay chúng uống nhiều rượu quá không được sáng suốt như mọi khi. Nhưng trước mắt hai thằng là hai cửa ải phải vượt qua. Một là cổng trường và hai là cổng khu ký túc xá.
Cổng trường thì đơn giản lắm. Bởi cổng trường không cao mà cũng dễ chèo. Chỉ cần nhẹ nhàng để làm sao bảo vệ khỏi thức giấc là ổn. Còn cổng ký túc. Xưa nay với chúng chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng vừa mới chiều nay, người ta thay cổng mới. Nó vừa cao, vừa kín kẽ, lại vẫn chưa khô sơn. Nghĩ đến đấy, hai thẳng oải lắm. Nhưng làm gì còn sự lựa chọn nào khác hơn. Thôi thì cứ thử xem sao?
Và thế là chẳng thằng nào bảo thằng nào, chúng cởi giầy để nguyên tất, tay áo vén cao, chuẩn bị cho 1 cuộc đột kích với nhiệm vụ thiêng liêng lúc này là phải vuợt qua bằng được 2 chiếc cổng sắt kia. Nhưng nhiệm vụ thiêng liêng bỗng thành nhiệm vụ bất khả thi. Hai thằng vừa kịp quăng giầy sang phía bên kia cổng sắt để trèo lên cho khỏi vướng thì có tiếng xe máy rú ga, tiếng còi inh ỏi. Ngay lúc ấy, có mấy người mặc quân phục công an ập tới. Họ hỏi giấy tờ tuỳ thân, họ hỏi chúng sao ra đường vào lúc này. Và đương nhiên là chúng có đủ lí do để bao biện.
Nhưng cứ đúng luật mà thi hành, công an bảo: “nửa đêm hôm nay, vừa có vụ trộm cắp quanh khu vực này, dù các anh có là sinh viên thật hay giả, có liên quan hay không,nhưng các anh không có giấy tờ tuỳ thân…đề nghị các anh theo chúng tôi về trụ sở làm việc”.
Hai thằng có lẽ cũng chẳng còn sức để van xin, chúng gật đầu ngoan ngoãn theo họ về. Có khi như thế lại thành hay. Về đồn chắc chắn chúng sẽ được ngủ. Nhưng biết đâu đấy, công an họ tưởng chúng là ăn cắp thật. Tra hỏi, thẩm vấn có khi còn đánh đập tra tấn thì nhục. Chúng đã từng nghe bọn bạn kể nhiều trường hợp như thế lắm rồi. Và lại, nhìn bộ dạng hai thằng này lúc ấy cũng chẳng khác những thằng ăn cắp là mấy. Đầu tóc thì bơ phờ, áo xộc xệch, quần xắn đến gần đầu gối, chân đi tất không giầy. Cuộc đời lúc ấy khốn khổ làm sao?
Ấy vậy mà cũng không đến nỗi khốn khổ như chúng tưởng...
Rạng sáng hôm ấy, ở phòng tạm giam của đồn công an phường, hai thằng trai trẻ đang ôm nhau ngủ ngon lành.
***
1h đêm. Con đường đêm không đèn cao áp tối đen và tĩnh lặng. Chúng ngật ngưỡng bước đi. Trời lạnh, gió từng hồi, rít từng cơn và mưa phùn không ngớt.
Đường về nhà hôm nay bỗng dưng xa quá. Sau hàng tiếng đồng hồ tận hưởng mọi cảm giác đê mê của "thiên đường game", từ hấp dẫn, li kỳ đến mỏi mệt đờ đẫn. Chúng đói.
Người đói đương nhiên là thèm ăn. Nhưng với hai thằng lúc này, giữa ngủ và ăn có lẽ chúng chọn ngủ. Bởi thực ra cũng chẳng phải không còn tiền để ăn mà là không còn đủ tiền để ăn ngon, ăn cho thoả cơn cồn cào. Vả lại bây giờ cũng chẳng còn sức mà đi. Chi bằng về nhà trọ ngủ, mai họp anh em tổ chức vụ ăn sáng.
Anh em ở đây là mấy thằng cùng hội, cùng thuyền, nguyện thề sống thề chết rằng: “Sướng khổ có nhau, phúc hoạ cùng chịu”. Chúng gồm gần chục thằng bất trị ở một trường Cao đẳng trực thuộc một tỉnh nhỏ và có phần hẻo lánh. Tự cho mình cái quyền sinh, quyền sát, chúng là hung thần với những cậu bé khoá mới, chân ướt chân ráo bước vào cuộc đời sinh viên. Tự cho mình cái quyền làm chủ khu kí túc xá, chúng đập phá gây lộn, tổ chức tiệc tùng trước những lời nhắc nhở xã giao nhẹ nhàng và “rất là ân cần” của các bác bảo vệ. Nhắc nhở thế chứ nhắc nhở nữa chúng cũng chẳng sợ. Mà cho chúng vào khuôn khổ bằng biện pháp mạnh thì bảo vệ chẳng dám. Họ toàn những người làm công ăn lương, dây vào cái bọn choai choai liều lĩnh ấy chỉ thiệt thân, miễn sao mấy ông ban giám hiệu không biết là ổn.
Nhưng phạm vi hoạt động của bọn này đâu có bó hẹp trong khuôn viên kí túc xá. Chúng lê la khắp quán nước ở cổng trường, khắp các khu nhà trọ sinh viên. Ở đâu có thằng lính mới nào ti toe hoặc sống không biết điều, là chúng có mặt để dằn mặt.
Ti toe là như thế nào? Ti toe đơn giản lắm, có một thằng non choẹt tay cầm bao thuốc ba số vứt xuống bàn chỗ chúng đang ngồi uống nước, cộc lốc hất hàm về phía chúng: “anh em hút thuốc”, trong khi cả bọn đang thưởng thức vina và trà đá. Như thế khác nào coi thường chúng nó. Cả bọn nóng mặt lắm, chúng im lặng, và tất nhiên bên trọng sự im lặng ấy là những cay cú, tức giận. Cu cậu kia ngơ ngác chẳng hiểu tại sao? Sáng hôm sau, người ta thấy cậu đến trường với một bên mắt sưng húp cộng với cái mồm “ngậm quả ổi”. Tội nghiệp! Buổi trưa thấy cu cậu đi ăn cơm không chỉ một mình mà đi với gần chục thằng ngồi quán nước hôm qua
Tại sao phải thế? Tại sao chàng tân sinh viên kia sau khi đã bị một trận đòn nhừ tử rồi mà vẫn phải mời chúng đi ăn. Là bởi chàng trai trẻ ấy muốn được yên ổn hoặc cũng có thể anh ta cần có sự quen biết nhất định với các anh “bề trên” để có cái uy vênh mặt với chúng bạn chăng?
Thế còn sống không biết điều là sao? Là 1 anh cán bộ lớp tố cáo chúng bỏ tiết. Và hậu quả là anh nhận chọn cả viên gạch vào đầu ngay khi vừa đặt chân ra khỏi trường. Bọn này nói chuyện với nhau bằng rượu bởi vì là “trăm ngàn tình cảm đều đổ vào chén rượu”, chúng giải sầu bằng “karaoke bay” bởi vì rằng “âm nhạc thanh lọc tâm hồn” và rồi chúng lên mây bằng cỏ, đá để “hưởng thụ cuộc sống”.
Hôm nay lại là một ngày vất vả với hai thằng này. Tiệc rượu thịnh soạn trong nhà hàng lẩu dê được mở từ lúc sẩm tối đến tận nửa đêm. Rượu bao nhiêu cho xuể. Hơn chục thằng bâu nhâu. lốc rượu như nước lã. Hô hoán ồn ào cả một góc nhà hàng. Tan tiệc chúng rủ nhau lên sàn.
Gọi là sàn cho oai chứ thực ra là 1 bar nhỏ có khoảng sân rộng cùng những chiếc loa thùng thật to cộng với chút ít ruợu ngoại không rõ nguồn gốc. Thứ âm thanh inh tai của “sàn” có lẽ giúp chúng tỉnh táo để tiếp tục trận game bất phân thắng bại từ đêm qua với mấy thằng em khoá mới. Thực ra là do chúng không thể thua và đối phương cũng không dám thắng. Và đêm nay cũng vậy, chúng không thể thắng và mấy cu cậu kia cũng khôn ngoan không để thua.
Tiệc game kết thúc. Cả bọn mỗi thằng một ngả lặng lẽ lê bước về nơi ẩn láu, là chỗ chúng chui ra chui vào, là những khu ổ chuột hôi hám, bẩn thỉu, là những khu nhà trọ tạm bợ nợp ngói brô xi măng hè đến thì oi bức, đông về thì rét căm căm.
Hai thằng này cũng không phải ngoại lệ. Chúng tách ra thuê một căn, cách trường chưa đến cây số. Và vì gần trường nên người ta tha hồ chặt chém tiền thuê nhà của chúng. Năm đầu 800, năm thứ hai 1 triệu, đến năm nay tiền thuê nhà đã lên đến triệu rưỡi rồi. Đã quá hạn đóng tiền nhà gần một tháng rồi mà hai thằng vẫn chưa có động tĩnh gì, chủ nhà bực mình lắm.
Chủ nhà là một người đàn bà goá chồng chua ngoa và lọc lõi. Thị vốn là dân buôn bán nên thường không để bị thiệt bao giờ và trong 4 phòng mà thị cho thuê chẳng ai nợ thị tiền nhà được lâu. Mấy ngày nay thị lùng sục hai thằng mà chưa gặp được. Là vì hai thằng ma ranh hơn mụ tưởng. Sáng, chúng dậy thật sớm lúc mụ còn đang yên giấc, trưa đến chúng trú tạm đâu đó rồi chiều thong thả về tắm gội sạch sẽ trước khi mụ dọn hàng từ ngoài chợ về, đến tối đi đâu thì đi. 11h đêm về nhà là y như rằng gian phòng mụ ở đã tối om.
Thực ra như vậy lại thành ra quá ổn vì chúng luyện được cho mình thói quen không dậy cũng phải dậy nếu không muốn bị đập cửa đòi tiền. Như thế đi học thường xuyên đúng giờ và chăm chỉ.
Đêm nay cũng như mọi đêm. Hai thằng rón rén, nhẹ nhàng tra chìa mở cửa. Nhưng lạ thay tra mãi mà không tài nào mở được cửa. Hai thằng loay hoay một lúc lâu thì nhận ra rằng khoá nọ, chìa kia. Như thế có nghĩa là ai đó đã thay củ khoá khác vào. Còn ai khác vào đây ngoài mụ chủ nhà. Chúng nhìn nhau ngán ngẩm: “Đen thế không biết”.
- Giờ biết làm sao. - Một thằng lên tiếng
- Thì biết làm sao, đến chỗ bọn Huy Trâu ngủ nhờ một đêm.
- Đành vậy. Vô lại thật ...
Trong màn đêm lạnh lẽo, chúng lại lững thững bước đi. Những cơn gió mỗi lúc lại mạnh hơn, mưa mau hơn và nặng hạt hơn.
- Đời buồn và nhục thật mày nhở.
- Mày cứ hay nghĩ ngợi nhiều làm gì cho mệt óc. Mai tao cắm cái điện thoại lấy tạm mấy lít đóng tiền nhà là xong. Có thếthôi mà.
- Sao phải thế. Mai anh em mình lấy tạm thằng Nhì 5 củ. Sống cho ra sống...
- Thế có nhiều quá không. Thằng đó ăn lãi cao lắm mày ơi.
- Cùng lắm báo nhà. Lo mẹ gì, sống nhục sống khổ thế này mà chịu được à.
- Tuỳ. Tao cũng chán lắm rồi. Mà không biết giờ này bọn Huy Trâu còn thức không nhở?
- Chắc còn. Mà không còn thì gọi dậy. Mẹ nó chứ. Lạnh kinh. Mày đi sát vào ...
Cuối cùng chúng cũng đến được nhà thằng bạn chí cốt. Hai thằng cất tiếng gọi. Ban đầu nhỏ nhẹ, nhỏ nhẹ một lúc vẫn không thấy động tĩnh gì. To dần lên thì nghe thấy tiếng chó sủa. Đứng đợi lúc lâu nữa chỉ nghe thấy tiếng côn trùng. Tức mình chúng gọi to. Và thế là chủ nhà trọ thức giấc.
Một người đàn ông cỡ tầm trung niên, nhòm đầu qua cửa sổ bực tức tuôn ra một loạt những thứ từ ngữ thậm tệ. Trong khi, thằng bạn chí cốt thì vẫn im hơi lặng tiếng. Giờ thì nếu còn thức có lẽ nó cũng chẳng dám ra. Ra sao được? Có chí cốt, có vì anh em đến mấy cũng chẳng dám liều mình. Liều mình là mai ra đường.
Hai thằng này thì biết làm
sao? Chúng cứ đứng đó một lúc lâu nữa chờ đợi và hi vọng. Mưa mỗi lúc một nặng hạt hơn, màn sương dày đặc phủ kín cả con đường đi. Trong cái lạnh là cơn đói cồn cào. Chúng nhớ ra là giờ này ở cổng bệnh viện có các hàng ăn uống. Và với vài đồng lẻ còn sót lại hai thằng có thể ăn gì đó cho ấm bụng cái đã rồi tính tiếp. Thiếu gì chỗ ngủ, không thằng này thì thằng kia. Anh em đông thế thiếu gì thằng có thể nhờ vả. Nhưng trước hết làm ấm bụng cái đã. Rồi chúng thẳng hướng tiến về bệnh viện.
Cuộc đời trong cái rủi còn có cái may. Hàng phở trước cổng bệnh viện xưa nay vừa đắt, vừa không ra gì . Ấy vậy mà chúng ăn ngon lắm. Hai tô phở lõng bõng nước, lố nhố mấy miếng thịt bò, vài cọng hành héo nhanh chóng biến thành hai cái bát không. Có thực mới vực được đạo và cái khó ló cái khôn. Tưởng chừng vô vọng trong việc tìm kiếm một chỗ ngủ. Một thằng nhớ đến kí túc xá. Đó là chỗ chúng quá giang mỗi khi gặp nạn như hôm nay vậy. Chỉ mỗi tội phải trèo cổng vào cũng thật là nhọc nhằn. Nhưng không sao, còn hơn là tiếp tục lang thang thế này mãi, biết bao giờ mới được ngủ...
Chúng lại tiếp tục cuộc hành trình tìm về với những giấc mơ. Trời đã ngớt mưa nhưng hình như gió thổi mạnh hơn. Có tiếng người gọi giật lại ở đằng sau. “Hai anh kia đứng lại…”. Ngoái lại nhìn, hoá là cơ động. Chẳng cần nói, gặp cơ động bây giờ, hai thằng chết chắc. Chứng minh thư, bằng lái xe, thẻ sinh viên đều đã mang ra để mà cầm cố hết cả. Thì còn biết làm sao nữa? Ale chạy là thượng sách. Mấy năm trời ở cái đất này, chúng thông thuộc từng con đường, góc phố. Nên việc thoát khỏi tầm ngắm của cảnh sát cơ động đối với chúng chẳng khó khăn gì. Hơn thế nữa, hai thằng phát hiện có cơ động từ đằng xa. Nhưng phải chạy thục mạng để thoát thân ngay lúc này đây là 1 cực hình. Bởi chân tay chúng tê dại lắm rồi, bởi đầu óc chúng chẳng còn minh mẫn để xác định nên chạy về đâu. Nhưng còn cách nào khác ngoài việc chạy. Hai thằng cứ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ngoái đầu lại chẳng thấy có ai nữa, ngẩng đầu lên đã thấy cổng trường xuất hiện trước mặt.
…
Vậy là sắp được ngủ rồi. Chúng sẽ gọi mấy thằng khoá mới dậy, bắt mấy thằng em phục tùng tìm chăn cho đắp, gối kê đầu và một giường ngủ ưng ý cho hai thằng. Tướng quá còn gì. Thế mà đầu óc mu muội mãi mới nghĩ ra. Chắc cũng tại bởi hôm nay chúng uống nhiều rượu quá không được sáng suốt như mọi khi. Nhưng trước mắt hai thằng là hai cửa ải phải vượt qua. Một là cổng trường và hai là cổng khu ký túc xá.
Cổng trường thì đơn giản lắm. Bởi cổng trường không cao mà cũng dễ chèo. Chỉ cần nhẹ nhàng để làm sao bảo vệ khỏi thức giấc là ổn. Còn cổng ký túc. Xưa nay với chúng chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng vừa mới chiều nay, người ta thay cổng mới. Nó vừa cao, vừa kín kẽ, lại vẫn chưa khô sơn. Nghĩ đến đấy, hai thẳng oải lắm. Nhưng làm gì còn sự lựa chọn nào khác hơn. Thôi thì cứ thử xem sao?
Và thế là chẳng thằng nào bảo thằng nào, chúng cởi giầy để nguyên tất, tay áo vén cao, chuẩn bị cho 1 cuộc đột kích với nhiệm vụ thiêng liêng lúc này là phải vuợt qua bằng được 2 chiếc cổng sắt kia. Nhưng nhiệm vụ thiêng liêng bỗng thành nhiệm vụ bất khả thi. Hai thằng vừa kịp quăng giầy sang phía bên kia cổng sắt để trèo lên cho khỏi vướng thì có tiếng xe máy rú ga, tiếng còi inh ỏi. Ngay lúc ấy, có mấy người mặc quân phục công an ập tới. Họ hỏi giấy tờ tuỳ thân, họ hỏi chúng sao ra đường vào lúc này. Và đương nhiên là chúng có đủ lí do để bao biện.
Nhưng cứ đúng luật mà thi hành, công an bảo: “nửa đêm hôm nay, vừa có vụ trộm cắp quanh khu vực này, dù các anh có là sinh viên thật hay giả, có liên quan hay không,nhưng các anh không có giấy tờ tuỳ thân…đề nghị các anh theo chúng tôi về trụ sở làm việc”.
Hai thằng có lẽ cũng chẳng còn sức để van xin, chúng gật đầu ngoan ngoãn theo họ về. Có khi như thế lại thành hay. Về đồn chắc chắn chúng sẽ được ngủ. Nhưng biết đâu đấy, công an họ tưởng chúng là ăn cắp thật. Tra hỏi, thẩm vấn có khi còn đánh đập tra tấn thì nhục. Chúng đã từng nghe bọn bạn kể nhiều trường hợp như thế lắm rồi. Và lại, nhìn bộ dạng hai thằng này lúc ấy cũng chẳng khác những thằng ăn cắp là mấy. Đầu tóc thì bơ phờ, áo xộc xệch, quần xắn đến gần đầu gối, chân đi tất không giầy. Cuộc đời lúc ấy khốn khổ làm sao?
Ấy vậy mà cũng không đến nỗi khốn khổ như chúng tưởng...
Rạng sáng hôm ấy, ở phòng tạm giam của đồn công an phường, hai thằng trai trẻ đang ôm nhau ngủ ngon lành.