Truyện ngắn - Ở nơi cuối con đường
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện ngắn - Ở nơi cuối con đường
Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
Đọc truyện ngắn tình yêu – Ở nơi cuối con đường:
Trí Bình và Hạnh Dung là hàng xóm, chơi rất thân với nhau. Ông Hữu Thiện – ba của Trí Bình buôn bán gỗ còn bà Minh Doanh – mẹ của Trí Bình là cò đất nên gia đình cậu tương đối khá giả. Có lẽ vì vậy mà nhiều khi Trí Bình ham chơi hơn ham học. Trong khi đó, gia đình Hạnh Dung chỉ đủ ăn chứ không dư dả nhiều.
Mẹ Hạnh Dung đã bỏ ba con cô khi cô bé mới hai tuổi để chạy theo một người đàn ông giàu có. Chú Đạt Thành, ba Hạnh Dung ngày ngày vẫn chạy xe ôm kiếm tiền lo cho cuộc sống của hai ba con. Thương ba, Hạnh Dung luôn cố gắng học hành và ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi của ông. Cô bé vẫn hay mơ rằng mình sẽ trở thành một luật sư có danh tiếng và xây một căn nhà thật đẹp và rộng rãi cho hai ba con cô vui vầy bên nhau.
Một buổi sáng như mọi ngày, Trí Bình (lấp ló):
- Hạnh Dung ơi, đá cầu không?
Đang học bài thì Hạnh Dung nghe tiếng Trí Bình í ới gọi, cô bé vội trả lời:
- Anh Trí Bình hả? Vô đây đi. Em đang học bài.
Trí Bình nhìn quanh ngôi nhà rồi hỏi:
- Ba em chạy xe rồi hả?
- Dạ.
Trí Bình nài nỉ:
- Chơi đá cầu với anh nha. Mấy đứa bạn anh, đứa thì đi học thêm, đứa thì sợ mẹ nên rủ hoài mà tụi nó chẳng chịu đi. Giờ còn mình em thôi đó.
- Để em giải xong hai bài tập Toán này nữa nha. Chút xíu à.
Vừa nói, Hạnh Dung vừa nhoẻn miệng cười nhìn Trí Bình như để lấy lòng cậu bé vì nhìn Trí Bình lúc này ra vẻ sốt ruột lắm!
Nhìn thấy cuốn sách Toán lớp 5 trên bàn học của Hạnh Dung, Trí Bình hỏi lại:
- Thiệt hông đó? Vậy anh chờ em nha. Mà nè, em phải giải cho đúng nha, mất công xíu nữa chú Thành về lại ca “bài ca con cá” là chỉ biết rủ em đi chơi mà hổng cho em học bài nữa là mệt à.
- Hổng có đâu, mà em giải gần xong rồi nè.
- Ừ. Anh chờ. Mà Dung nè (Trí Bình gãi đầu), trưa nay cho anh ăn cơm ké nữa nha. Ba mẹ anh trưa nay hổng có về, ăn cơm với người giúp việc thì chán chết, ăn cơm với ba con em vui hơn, Dung nhen!
- Dạ. Có hai ba con em cũng buồn mà. Vậy nên… Em đồng ý hai tay hai chân luôn nè. Hi hi…
- Ừ. Giờ mình đá cầu nha. Í, mà em làm xong bài chưa đó?
- Dạ, xong rồi nè.
Hai đứa nhỏ chạy vội ra khoảng sân trống trước nhà Hạnh Dung. Tiếng đá cầu cùng tiếng cười của Hạnh Dung và Trí Bình mỗi khi trái cầu bị rơi, vang lên nắc nẻ, lan tỏa cả khoảng trời xanh thẳm trên cao.
Cho đến một ngày… trong ngôi nhà của gia đình Trí Bình, ba mẹ cậu lớn tiếng với nhau. Trí Bình lúc ấy nấp ở cầu thang để theo dõi câu chuyện. Ông Hữu Thiện to tiếng:
- Tôi đã nói rồi mà bà có chịu nghe tôi đâu. Cứ nghe thấy mùi tiền là nhảy bổ vào. Đó, giờ nó lừa bà vố lớn rồi đó. Tới nước này chỉ có bán nhà mới có tiền mà trả cho người ta.
- Thì tôi có biết đâu, cứ nghĩ chuyến này lời to nên cứ đâm đầu vào. Ai mà biết trước lô đất đó lại thuộc diện quy hoạch để mở đường chứ.
Nói xong, bà Minh Doanh vừa khóc vừa ức lên tức tưởi.
- Dạo này kiểm lâm rà soát dữ lắm, nghề gỗ của tui cũng khó mà sống nổi. Thôi, giờ tui tính vầy, bà thấy được không? Tui với bà bán căn nhà ở thị xã này đi, gom hết tiền lên Sài Gòn làm lại từ đầu. Đất Sài Gòn nghe nói cũng dễ làm ăn lắm! Sẵn tiện chuyển trường cho thằng Bình luôn. Tui thấy dạo này nó mê chơi dữ lắm rồi, lên trên đó coi thử nó có chịu khó học hành không? Chứ ở đây, mấy tụi bạn cứ tới nhà rủ đá banh, chơi game riết rồi sinh đổ đốn.
- Ông nói vậy thì mẹ con tui theo vậy. Chứ giờ tui cũng rối trí lắm rồi.
Nghe đến đây, Trí Bình vụt chạy theo lối cửa sau qua nhà của Hạnh Dung. Hạnh Dung lúc này đang ngồi nhìn ba sửa xe. Chiếc xe cub 78 của chú Đạt Thành hôm nay lại dở chứng, đạp hoài mà chẳng thấy tăm hơi gì. Trông thấy vẻ mặt hốt hoảng của Trí Bình, Hạnh Dung rất ngạc nhiên. Cô bé liền đứng dậy, bước ra cửa nơi Trí Bình đang đứng đó.
- Có chuyện gì vậy anh Trí Bình?
- Nhà anh hổng ở đây nữa đâu. Ba mẹ anh chuẩn bị dọn lên Sài Gòn sống rồi.
Nét mặt Trí Bình thoáng chút ưu tư và buồn bã
- Sao lại vậy? Em hổng hiểu. Ba mẹ anh có chuyện gì hả?
Chú Đạt Thành nghe hai đứa nhỏ nói chuyện với nhau cũng vội buông tay, cất tiếng:
- Chuyện gì vậy Trí Bình? Mà hai cái đứa này ngộ thiệt nha. Có chuyện gì vào nhà nói chứ. Cứ đứng ngoài cửa như vậy. Vào đây kể cho chú nghe với, Trí Bình!
- Ừ, đúng đó anh. Mình vào nhà đi. Nhìn anh lo lắng chưa kìa, có chuyện gì vào nhà kể cho hai ba con em nghe với. Vào đi anh!
Vừa nói, Hạnh Dung vừa cầm tay Trí Bình kéo cậu vào nhà mình.
- Nào, bây giờ có chuyện gì, Trí Bình từ từ kể cho chú nghe coi.
- Phải đó anh, anh kể đi. Anh làm em cũng nóng ruột lắm rồi nè.
- Dạ, chuyện là vầy. Ba mẹ con làm ăn thua lỗ nên định bán căn nhà đi đó chú, rồi cả nhà con lên Sài Gòn lập nghiệp. Vậy là mai mốt con hổng được qua đây chơi với Hạnh Dung và ăn cơm với hai ba con chú nữa rồi.
Hạnh Dung ngỡ ngàng:
- Thiệt vậy hả anh? Vậy là em hổng được chơi đá cầu với anh nữa. Ba mẹ anh không còn cách nào khác hết hả anh?
- Ừ. Nhà anh phải lên Sài Gòn. Anh nghe ba mẹ bàn bạc với nhau vậy đó.
- Vậy biết bao giờ em mới gặp được anh đây?
Cô bé Hạnh Dung ra chiều tư lự.
Chú Đạt Thành ôn tồn:
- Trí Bình à, theo chú nghĩ ba mẹ con tính như vậy là cũng có lý do riêng của mình. Sài Gòn đất rộng người đông, có nhiều cơ hội hơn ở thị xã này. Lên đó rồi, con ráng học nha, nếu có dịp, nhớ về lại thị xã này thăm hai ba con chú nghen!
- Anh phải đi hả?
- Ừ. Phải vậy rồi. Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
- Dạ. Em nhớ rồi. Anh đi rồi phải giữ sức khỏe nha. Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn.
- Ừ. Mình giữ lời hứa đó nha Dung. Em ngoéo tay với anh đi.
- Dạ…
Ngày gia đình Trí Bình dọn đi là ngày trường Hạnh Dung phải học bù giờ. Tiếng trống tan học vang lên cũng đã hơn 5h chiều, cô bé dắt vội chiếc xe đạp ra cổng trường và đạp thiệt nhanh về nhà. Nhưng Trí Bình đã đi rồi. Căn nhà khang trang của gia đình cậu giờ đây trống huơ trống hoác, chờ người mới đến ở. Nhìn thấy thế, đôi mắt Hạnh Dung cứ rưng rưng. Trong đầu cô bé văng vẳng lời nói của Trí Bình: “Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh emmình gặp nhau trên Sài Gòn đó”.
Gạt vội những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má, Hạnh Dung cố gắng tự an ủi mình: “Đâu phải anh Bình đi luôn đâu! Nếu mình học tốt, mình đậu đại học là mình có thể gặp lại anh rồi”. Nhưng ý nghĩ khác cũng vội đến xâm chiếm lấy cô bé: “Mà Sài Gòn đông đúc như vậy, biết có còn cơ hội gặp lại nhau không anh Bình ơi!”. Dựng xe ở góc nhà, Hạnh Dung mặt buồn rười rượi. Chú Đạt Thành nhìn thấy thế, chỉ biết chậc lưỡi và lắc đầu ngao ngán: “Thiệt là… cái con bé này”.
***
Mới đó mà sắp đến ngày Hạnh Dung tốt nghiệp phổ thông, chú Thành càng siêng năng chạy xe ôm để kiếm thêm tiền cho con bé lên Sài Gòn thi đại học. Tối nay, trời bỗng nhiên trở gió, thêm vào đó, những hạt mưa đầu mùa lất phất rơi. Chiếc áo đã sờn vai nay lại thêm vài chỗ thủng khiến chú thấy lạnh ghê gớm:
- Ráng vậy, chạy thêm mấy cuốc, mua được hộp sữa cho con Dung bồi bổ. Dạo này con bé học nhiều, xanh
xao quá!
Đang mải suy nghĩ thì chú Thành nghe thấy tiếng khách gọi xe:
- Chú ơi, về Biên Hòa hết bao nhiêu tiền vậy?
- À, đường hơi xa, qua khúc Tân Lập vắng nữa, cháu cho chú xin 65 ngàn.
- Thôi, cũng tối rồi. Chú ráng chở con về. Con trả chú 100 ngàn luôn, miễn là chú chạy cẩn thận dùm con nghen!
- Ừ, Chú nhớ rồi. Lên xe đi cháu.
Vừa nói, chú Thành vừa gỡ nón bảo hiểm treo bên hông xe để đưa cho khách. Anh thanh niên vội đỡ lấy và leo lên xe. Chiếc xe đang chạy bon bon trên đoạn đường Tân Lập vắng vẻ để chuẩn bị rẽ trái tiến về trung tâm thành phố Biên Hòa thì chú Thành cảm giác lạnh lạnh nơi gáy cổ và nghe thấy tiếng gằn:
-Ông già, cho xe tấp vô vệ đường, nhanh lên.
Chưa kịp định thần, chú Thành cảm giác như anh thanh niên ngồi phía sau càng dí chặt hơn lưỡi dao vào cổ mình
- Nghe không, ông già?
Chú đành đáp ứng theo đúng yêu cầu của tên cướp.
-Có bao nhiêu tiền, móc ra ngay.
Nghĩ đến con gái ở nhà, chú Thành ra sức năn nỉ:
-Tui còn đứa con gái sắp thi đại học, anh thương tình tha cho.
Nhưng tên cướp nào quan tâm đến ân tình:
-Lão già khốn kiếp.
Vừa hét, hắn vừa móc cả túi áo và túi quần của chú lấy đi 132 ngàn, công sức của cả ngày dài chú Thành vất vả. Không chỉ vậy, tên cướp còn đạp chú ngã dúi vào gốc cây bên đường, cướp luôn chiếc xe cub 78 tồi tàn.
Sự việc xảy ra quá nhanh và bất ngờ, với lại lớn tuổi như chú thì làm sao có thể đọ lại sức với tên cướp vừa có dao, vừa thanh niên trai tráng như thế kia, chú Thành chỉ biết nhìn theo ánh đèn xe nhỏ xíu dần mất hút trên con đường vốn ít người qua lại. Sau một đêm phải ngủ ngoài trời lạnh, chú Thành may mắn gặp được cô bán rau chở hàng lên chợ thị xã nên chú quá giang được để về nhà. Vừa tới nhà, chú thấy ngay Hạnh Dung đang đứng đợi ở cửa.
Thoáng thấy ba, Hạnh Dung hỏi ngay:
- Ba đi đâu cả đêm làm con lo quá! Có chuyện gì đúng không ba? Xe mình đâu rồi hả ba? Sao ba lại đi bộ vậy?
- Ba bị cướp xe rồi con à. Chiếc 78 cùi như vậy mà nó cũng nỡ nào lấy của ba con mình. Giờ hổng biết ba con mình sống sao đây?
- Trời đất. Nghèo còn mắc cái eo mà. Nhưng không sao, ba về như vầy là con yên tâm rồi. Giờ hai ba con mình cố gắng nha ba. Làm lại từ đầu nha ba.
- Ừ. Phải vậy thôi. Chứ biết sao bây giờ.
- Rồi cả đêm qua ba ngủ ở đâu hả ba?
- Ba ngủ ngoài đường con à. Cũng may là sáng nay gặp được cô chở rau lên chợ thị xã nên ba mới về được tới nhà. Chứ không, giờ chắc ba ở trên khu Tân Lập đó luôn quá.
- Cô chở rau tốt bụng quá ba hen. À, mà ba ơi, con có nấu mỳ cho hai ba con mình nè, ba rửa mặt mũi tay chân rồi vô ăn với con nha. Để mỳ nguội, hổng ngon ba à. Thôi thì của đi thay người, ba về với con là con mừng rồi.
- Ừ. Để ba đi rửa mặt. Hên mà ba có sổ tiết kiệm gửi ở quỹ tín dụng được gần hai triệu đồng mấy năm qua. Chắc mai ba lên rút rồi hai ba con mình khăn gói lên Sài Gòn cho con thi đại học. Ba cũng lên trên nộp đơn vào công ty may đi làm công nhân với người ta coi thử. Ba sẽ mướn một chỗ trọ cho ba con mình. Chứ nhà này, mình cũng gần hết hạn thuê rồi con à. Con thấy sao hả Dung?
- Dạ. Con nghe ba, ba à.
Đêm ấy, Hạnh Dung nằm trên giường mà cứ trằn trọc mãi. Rồi đây chốn Sài Gòn xa lạ kia có cho ba con cô một cuộc sống mới no đủ và đầm ấm không? Nhưng cô cũng không quên lời hứa ngày xưa giữa cô và Trí Bình : “Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn gặp anh”.
- Khổng biết giờ này anh Trí Bình ra sao? Sao anh đi mấy năm rồi mà mãi chẳng thấy tin tức gì? Hay là anh đã quên thị xã này rồi. Anh quên mình và quên luôn lời hứa với mình sao?
Những câu hỏi cứ vây lấy Hạnh Dung và cuốn cô vào giấc ngủ lúc nào không biết. Trong giấc mơ, cô mơ thấy mình trở về là một cô bé học lớp 5 và chơi trò năm mười với Trí Bình. Vậy mà cô bé kêu hoài, kêu mãi mà anh Trí Bình trốn ở nơi nào chẳng ra để một mình cô bé bơ vơ, trơ trọi, nước mắt lã chã rơi giữa khoảng sân trống mênh mông.(kenhtruyen.pro)
Khi công an đưa bị cáo về trại. Hạnh Dung vội chạy về hướng Trí Bình và nói với theo anh: ‘Trí Bình, em chờ anh!’
Bến xe miền Đông đón hai ba con Hạnh Dung vào một ngày nắng đẹp như hứa hẹn cho cuộc sống mới ấm no ở đất Sài Gòn sôi động. Ba con cô đón xe ôm về đường Huỳnh Tịnh Của ở quận 3. Hai chiếc xe vòng vèo qua mấy con hẻm nhỏ rồi cũng đến được chỗ trọ mà ba con Hạnh Dung được người bà con giới thiệu. Ngày hôm sau, chú Đạt Thành đi nộp đơn vào công ty may Thành Công. May mắn cho hai ba con cô là cũng đúng dịp công ty Thành Công vào đợt tuyển dụng nhân công cho lô hàng quần áo xuất khẩu đã ký kết với nước ngoài nên chú Đạt Thành được nhận vào làm ở đây. Còn Hạnh Dung vừa ôn thi đại học, vừa phụ giữ em bé cho nhà cô hàng xóm cách chỗ trọ của mấy căn. Cuộc sống của hai ba con dần ổn định.
Kết thúc kỳ thi đại học, cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển vào đại học Luật, Hạnh Dung cứ ngỡ mình đang mơ. Ước muốn bấy lâu của cô giờ đã trở thành hiện thực: “Rồi đây, mình sẽ trở thành một luật sư chân chính. Mình sẽ đi làm, sẽ xây căn nhà thiệt đẹp cho ba nữa”. Cô như muốn hét thật to lên để thỏa lòng vui sướng. Khỏi phải nói, chú Đạt Thành mừng rỡ và tự hào về cô con gái như thế nào.
Ngay tối đó, hai ba con ăn mừng bằng đĩa heo quay thật ngon bằng tiền tăng ca mà ba Hạnh Dung vừa lãnh được. Chú Thành gặp ai cũng khoe về con gái mình, từ anh chị em trong nhàmáy may đến những người hàng xóm trong khu trọ. Đi tới đâu, chú cũng nở nụ cười tươi roi rói: “Con Dung nhà tui đậu đại học Luật rồi nè”.
Tuy vậy, cuộc sống 4 năm đại học của Hạnh Dung cũng khiến hai ba con cô nhiều phen phải khốn đốn vì tiền bạc. Chú Đạt Thành hay tăng ca hơn để kiếm thêm tiền lo học phí cho Dung. Còn Hạnh Dung, một buổi trên giảng đường, buổi còn lại cô ôm đồm nhiều công việc bán thời gian. Từ rửa chén ở quán phở, bưng bê trong tiệm trái cây gần nhà cho đến làm gia sư, phụ bếp cho những nhà hàng có đợt tuyển nhân viên thời vụ… cô đều gánh gồng. Những cố gắng, nỗ lực mà hai ba con cô cùng nhau phấn đấu cũng đến ngày cho trái ngọt. Hạnh Dung tốt nghiệp đại học Luật với tấm bằng khá đã có thể đi làm cho trung tâm Luật sư danh tiếng và có nhiều uy tín Sơn Hải.
Cũng như mọi ngày, hôm nay Hạnh Dung được giao thụ lý hồ sơ vụ án buôn bán ma túy và các chất kích thích khác mà bên công an vừa mới bắt được nhiều đối tượng trong đường dây do Tư Hùm cầm đầu. Trung tâm Luật sư Sơn Hải chịu trách nhiệm bào chữa theo yêu cầu và nguyện vọng từ phía gia đình của các bị cáo. Trong đó, Hạnh Dung đảm nhận nhiệm vụ bào chữa cho một trong số nhiều đối tượng thuộc đường dây này. Hạnh Dung sững người lại khi thấy dòng chữ trên tập hồ sơ mà cô được giao. Cái tên “Phan Trí Bình” khiến Dung dụi mắt đến 4, 5 lần như không tin vào mắt mình.
“Lẽ nào lại là anh Trí Bình? Không, không thể nào. Anh Trí Bình là người tốt, chẳng thể nào lại đi buôn bán ma túy đâu. Mình đa nghi quá, chắc chỉ trùng tên thôi mà”. Một phần là vậy, phần nữa là do một luật sư như cô không thể nào cho phép chuyện tình cảm riêng tư của mình lấn quá sâu vào công việc được.
Rồi cũng tới ngày những luật sư trong trung tâm Sơn Hải được sắp xếp cho vào trại giam gặp mặt các bị cáo để chuẩn bị cho phiên tòa một tuần tới. Hạnh Dung
rất hồi hộp. Cô mong gặp được con người mang tên Phan Trí Bình ấy. Và Hạnh Dung luôn thầm mong đó chỉ là một người trùng tên ngẫu nhiên với anh Trí Bình của cô ngày xưa mà thôi. Nếu đúng là Trí Bình thì không biết cô sẽ phải xử trí như thế nào đây?
Cánh cửa phòng giam vừa mở, Hạnh Dung bước vào thì thấy trên dãy ghế đối diện với cô có hai chiến sĩ công an đứng phía sau canh chừng cho một người trong bộ quần áo sọc của phạm nhân. Vết sẹo nhỏ gần dưới mi mắt của người phạm nhân ấy khiến cô chững bước. Cách đây 17 năm, khi còn là một cô bé học sinh lớp 3, Hạnh Dung vì hớn hở khi biết lái được xe đạp đã chở Trí Bình đi thử một vòng quanh xóm. Vì mới chở người ngồi phía sau trên xe lần đầu và một chút sơ sẩy, Hạnh Dung bóp thắng không kịp đã khiến cho chiếc xe đạp đâm thẳng vào gò mối nhà bà Năm. Lần ấy báo hại Trí Bình bị xước nặng ở dưới mi mắt phải, lâu ngày thành sẹo. May mà Hạnh Dung nhảy ra khỏi xe kịp nên chỉ bị trầy xước sơ sơ ở bàn tay trái.
Kỷ niệm thời thơ ấu ấy không ngờ đến bây giờ lại là đặc điểm để Hạnh Dung nhận ra ngay người đang ngồi đối diện với mình kia chính là Trí Bình chứ không phải là một người nào khác trùng tên với anh nữa. Tuy có thoáng chút bối rối nhưng Hạnh Dung nhanh chóng lấy lại được vẻ nghiêm nghị của một luật sư, vì cô biết rằng mình không thể nào để lộ tâm trạng trong buổi thẩm vấn này, bởi cô đang thực hiện công việc của mình và nhất là sự có mặt, theo dõi của hai chiến sĩ công an đang đứng ngay phía sau nơi Trí Bình ngồi.
Phần về Trí Bình, bảng tên trên ngực áo của cô luật sư giúp anh nhận ra cô bé Hạnh Dung hồn nhiên thuở nào giờ đã trưởng thành. Bởi vậy, Trí Bình luôn có chút lúng túng và ngượng ngập trong 60 phút của cuộc trao đổi và xác minh các thông tin liên quan đến vụ án.
- Anh bắt đầu tham gia vào đường dây buôn bán ma túy và các chất kích thích khác của Tư Hùm từ khi nào và hoạt động được bao lâu?
Trí Bình khẽ lén nhìn Hạnh Dung:
- Tôi làm đàn em cho trùm Tư Hùm vào khoảng tháng 7 năm 2009 cho tới giờ thì bị bắt.
- Vậy là gần hai năm?
- Đúng.
- Lý do nào khiến anh có mặt trong đường dây của Tư Hùm?
Cô nhìn thẳng vào đôi mắt của Trí Bình, trái tim khẽ rung lên, chờ đợi câu trả lời của anh.
Ngước lên nhìn Hạnh Dung và Trí Bình chậm rãi cất lời:
- Trước kia, nhà tôi ở một thị xã. Vì ba mẹ làm ăn thua lỗ nên cả gia đình tôi phải dọn lên Sài Gòn để làm ăn, sinh sống. Ở đây, ba mẹ tôi mở một tiệm đồ gỗ trên đường Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5. Tháng 3 năm 2009, ba mẹ tôi có giao 200 bộ bàn ghế bằng gỗ giáng hương cho một ông khách người Đức. Toàn bộ gia sản của nhà tôi đổ vào chuyến hàng lần này. Có được khoản tiền gần 80.000 euro, mẹ tôi đem ra ngân hàng đổi sang tiền Việt thì bà té ngửa khi hay toàn bộ 80.000 euro đó là tiền giả. Số tiền đó gần hai tỷ tư chứ có ít ỏi gì. Ba mẹ tôi buộc phải rút hết các khoản tiền tiết kiệm, thậm chí, ông bà phải bán luôn căn nhà dùng để kinh doanh và để ở, trả tiền gỗ mộc và lương cho nhân công…
- Rồi sao nữa? Anh nói tiếp đi.
Khẽ quệt mồ hôi đang lấm tấm trên trán, anh tiếp tục:
- Lần làm ăn thất bại này làm cho gia đình tôi từ nhà cao cửa rộng phải ở nhà thuê và còn khiến mẹ tôi bị đột quỵ, thuốc thang toàn thứ đắt tiền nhưng không chạy chữa khỏi. Gia đình tôi lâm vào cảnh nợ nần. Vì buồn chuyện gia đình, có một lần, tôi đi nhậu với đám bạn trên Bình Tân. Thấy gia cảnh của tôi như vậy, thằng Nghĩa là bạn chơi chung trong đám, rủ rê tôi gia nhập băng hội của đại ca Tư Hùm. Biết là phạm pháp nhưng vì nhà đang nợ, mẹ tôi lại bệnh nên tôi quyết tâm kiếm tiền bằng cách làm sai trái này.
Sau lễ kết nạp, tôi được giao nhiệm vụ phân phối ma túy và thuốc lắc trên địa bàn quận 5. Doanh trại mà tôi và đàn em dưới cấp thường tụ tập là quán bar Sôi Động. Tháng 2 vừa rồi, bar Sôi Động bất ngờ có công an ập vào kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn khách sử dụng ma túy và thuốc lắc do đường dây của Tư Hùm cung cấp. Tôi và nhiều người khác trong đường dây bị bắt.
- Tư Hùm hiện vẫn còn lẩn trốn. Anh nghĩ hắn ta có thể ẩn nấp ở những nơi nào? Anh càng thành khẩn sẽ được nhiều khoan hồng.
- Theo tôi, Tư Hùm có thể trốn ở Bình Dương.
- Vì sao anh lại nghĩ như vậy?
- Trước khi làm ông trùm, Tư Hùm có buôn bán gạo ở thị xã Thủ Dầu Một nhưng vì làm ăn gian lận nên không tồn tại được lâu dài. Tuynhiên, đàn em của hắn ở đó không phải là ít. Tôi nghĩ có thể hắn trốn ở Bình Dương để ở ẩn một thời gian và liên kết đồng bọn thành lập một đường dây khác.
- Theo thỏa thuận từ trước, tôi sẽ làm luật sư bào chữa cho anh trong phiên tòa sắp tới. Hy vọng những thông tin mà anh cung cấp cho tôi hôm nay sẽ là yếu tố thuận lợi giúp anh giảm nhẹ tội trong khung hình phạt.
- Cảm ơn luật sư.
Hạnh Dung bước ra cửa mà nào có hay đằng sau cô là ánh nhìn thật dài của Trí Bình. Bao nhiêu kỷ niệm thuở ấu thơ vui tươi, rộn rã của hai đứa chợt ùa về trong anh và cả cái móc ngoéo tay khi gia đình anh chuẩn bị dọn đi khỏi thị xã:
- Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
- Dạ. Em nhớ rồi. Anh đi rồi phải giữ sức khỏe nha anh Bình. Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn gặp anh.
- Ừ, mình giữ lời hứa đó nha Dung. Em ngoéo tay với anh đi.
- Dạ.
Những lời nói cứ vang lên mồn một trong đầu anh. Và Hạnh Dung có biết, đằng sau cánh cửa trại giam, Trí Bình đang bật khóc.
Trên đường trở về trung tâm luật sư Sơn Hải, Hạnh Dung cứ suy nghĩ mãi. Vậy là cô đã có câu trả lời trọn vẹn vì sao Trí Bình phạm tội và vì sao trong ngần ấy năm, cô đã chẳng có một chút tin tức gì về anh. Nghĩ đến gia cảnh hiện giờ của nhà Trí Bình, Hạnh Dung không khỏi xót xa. “Nhà đang thiếu nợ, bác gái thì bị đột quỵ, anh Trí Bình lại mang tù tội như vậy, chắc hai bác ấy khổ tâm lắm! Mình phải đi thăm nhà anh Bình và giúp anh ấy trong phiên tòa. Đó cũng là điều mà một luật sư nên làm với thân chủ của mình”.
Suy nghĩ như vậy nên vừa về đến phòng làm việc, Hạnh Dung vội kiếm ngay hồ sơ có lưu lại địa chỉ thường trú của Trí Bình. Khó khăn lắm cô mới tìm ra căn nhà mà ba mẹ Trí Bình đang ở sau khi phải quẹo xe qua nhiều con hẻm nhỏ. Ngôi nhà thuê trọ đơn sơ, chỉ có tủ quần áo đã cũ, chiếc giường mà mẹ Trí Bình đang nằm cũng ọp ẹp lắm! Ngồi xuống ghế, Hạnh Dung nhìn thấy trên bàn nhựa ở cạnh cô có một tô cháo trắng đã vơi đi và vài vỉ thuốc tây vừa được bóc.
- Cháu chào hai bác. Cháu bên trung tâm luật sư Sơn Hải.
- À… Mà nhìn cháu, bác thấy có nét gì đó quen quen. Hình như bác đã gặp cháu ở đâu rồi thì phải.
- Dạ, cháu là Hạnh Dung nè bác. Hồi đó, nhà cháu và nhà bác ở cạnh nhau dưới thị xã Vĩnh Kim đó bác.
Bà Minh Doanh thều thào:
- Là Hạnh Dung hả con?
- Dạ, là con nè bác gái.
Ông Hữu Thiện hướng nhìn về bà Minh Doanh:
- Đúng là trái đất tròn mà bà. Ai dè đâu bây giờ mình gặp lại được con bé Hạnh Dung.
- Ngày xưa, thằng Bình nhà mình nó hay qua rủ con bé chơi đá cầu nè. Vậy mà giờ, thằng Bình… thằng Bình nhà bác, nó… nó…
Nói đến đây, bà Minh Doanh rơm rớm nước mắt…
Ông Hữu Thiện an ủi:
- Thôi mà bà. Khóc thì có ích gì.
Bước đến phía giường, Hạnh Dung cầm tay bà Minh Doanh:
- Bác đừng xúc động.
Đọc truyện ngắn tình yêu – Ở nơi cuối con đường:
Trí Bình và Hạnh Dung là hàng xóm, chơi rất thân với nhau. Ông Hữu Thiện – ba của Trí Bình buôn bán gỗ còn bà Minh Doanh – mẹ của Trí Bình là cò đất nên gia đình cậu tương đối khá giả. Có lẽ vì vậy mà nhiều khi Trí Bình ham chơi hơn ham học. Trong khi đó, gia đình Hạnh Dung chỉ đủ ăn chứ không dư dả nhiều.
Mẹ Hạnh Dung đã bỏ ba con cô khi cô bé mới hai tuổi để chạy theo một người đàn ông giàu có. Chú Đạt Thành, ba Hạnh Dung ngày ngày vẫn chạy xe ôm kiếm tiền lo cho cuộc sống của hai ba con. Thương ba, Hạnh Dung luôn cố gắng học hành và ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi của ông. Cô bé vẫn hay mơ rằng mình sẽ trở thành một luật sư có danh tiếng và xây một căn nhà thật đẹp và rộng rãi cho hai ba con cô vui vầy bên nhau.
Một buổi sáng như mọi ngày, Trí Bình (lấp ló):
- Hạnh Dung ơi, đá cầu không?
Đang học bài thì Hạnh Dung nghe tiếng Trí Bình í ới gọi, cô bé vội trả lời:
- Anh Trí Bình hả? Vô đây đi. Em đang học bài.
Trí Bình nhìn quanh ngôi nhà rồi hỏi:
- Ba em chạy xe rồi hả?
- Dạ.
Trí Bình nài nỉ:
- Chơi đá cầu với anh nha. Mấy đứa bạn anh, đứa thì đi học thêm, đứa thì sợ mẹ nên rủ hoài mà tụi nó chẳng chịu đi. Giờ còn mình em thôi đó.
- Để em giải xong hai bài tập Toán này nữa nha. Chút xíu à.
Vừa nói, Hạnh Dung vừa nhoẻn miệng cười nhìn Trí Bình như để lấy lòng cậu bé vì nhìn Trí Bình lúc này ra vẻ sốt ruột lắm!
Nhìn thấy cuốn sách Toán lớp 5 trên bàn học của Hạnh Dung, Trí Bình hỏi lại:
- Thiệt hông đó? Vậy anh chờ em nha. Mà nè, em phải giải cho đúng nha, mất công xíu nữa chú Thành về lại ca “bài ca con cá” là chỉ biết rủ em đi chơi mà hổng cho em học bài nữa là mệt à.
- Hổng có đâu, mà em giải gần xong rồi nè.
- Ừ. Anh chờ. Mà Dung nè (Trí Bình gãi đầu), trưa nay cho anh ăn cơm ké nữa nha. Ba mẹ anh trưa nay hổng có về, ăn cơm với người giúp việc thì chán chết, ăn cơm với ba con em vui hơn, Dung nhen!
- Dạ. Có hai ba con em cũng buồn mà. Vậy nên… Em đồng ý hai tay hai chân luôn nè. Hi hi…
- Ừ. Giờ mình đá cầu nha. Í, mà em làm xong bài chưa đó?
- Dạ, xong rồi nè.
Hai đứa nhỏ chạy vội ra khoảng sân trống trước nhà Hạnh Dung. Tiếng đá cầu cùng tiếng cười của Hạnh Dung và Trí Bình mỗi khi trái cầu bị rơi, vang lên nắc nẻ, lan tỏa cả khoảng trời xanh thẳm trên cao.
Cho đến một ngày… trong ngôi nhà của gia đình Trí Bình, ba mẹ cậu lớn tiếng với nhau. Trí Bình lúc ấy nấp ở cầu thang để theo dõi câu chuyện. Ông Hữu Thiện to tiếng:
- Tôi đã nói rồi mà bà có chịu nghe tôi đâu. Cứ nghe thấy mùi tiền là nhảy bổ vào. Đó, giờ nó lừa bà vố lớn rồi đó. Tới nước này chỉ có bán nhà mới có tiền mà trả cho người ta.
- Thì tôi có biết đâu, cứ nghĩ chuyến này lời to nên cứ đâm đầu vào. Ai mà biết trước lô đất đó lại thuộc diện quy hoạch để mở đường chứ.
Nói xong, bà Minh Doanh vừa khóc vừa ức lên tức tưởi.
- Dạo này kiểm lâm rà soát dữ lắm, nghề gỗ của tui cũng khó mà sống nổi. Thôi, giờ tui tính vầy, bà thấy được không? Tui với bà bán căn nhà ở thị xã này đi, gom hết tiền lên Sài Gòn làm lại từ đầu. Đất Sài Gòn nghe nói cũng dễ làm ăn lắm! Sẵn tiện chuyển trường cho thằng Bình luôn. Tui thấy dạo này nó mê chơi dữ lắm rồi, lên trên đó coi thử nó có chịu khó học hành không? Chứ ở đây, mấy tụi bạn cứ tới nhà rủ đá banh, chơi game riết rồi sinh đổ đốn.
- Ông nói vậy thì mẹ con tui theo vậy. Chứ giờ tui cũng rối trí lắm rồi.
Nghe đến đây, Trí Bình vụt chạy theo lối cửa sau qua nhà của Hạnh Dung. Hạnh Dung lúc này đang ngồi nhìn ba sửa xe. Chiếc xe cub 78 của chú Đạt Thành hôm nay lại dở chứng, đạp hoài mà chẳng thấy tăm hơi gì. Trông thấy vẻ mặt hốt hoảng của Trí Bình, Hạnh Dung rất ngạc nhiên. Cô bé liền đứng dậy, bước ra cửa nơi Trí Bình đang đứng đó.
- Có chuyện gì vậy anh Trí Bình?
- Nhà anh hổng ở đây nữa đâu. Ba mẹ anh chuẩn bị dọn lên Sài Gòn sống rồi.
Nét mặt Trí Bình thoáng chút ưu tư và buồn bã
- Sao lại vậy? Em hổng hiểu. Ba mẹ anh có chuyện gì hả?
Chú Đạt Thành nghe hai đứa nhỏ nói chuyện với nhau cũng vội buông tay, cất tiếng:
- Chuyện gì vậy Trí Bình? Mà hai cái đứa này ngộ thiệt nha. Có chuyện gì vào nhà nói chứ. Cứ đứng ngoài cửa như vậy. Vào đây kể cho chú nghe với, Trí Bình!
- Ừ, đúng đó anh. Mình vào nhà đi. Nhìn anh lo lắng chưa kìa, có chuyện gì vào nhà kể cho hai ba con em nghe với. Vào đi anh!
Vừa nói, Hạnh Dung vừa cầm tay Trí Bình kéo cậu vào nhà mình.
- Nào, bây giờ có chuyện gì, Trí Bình từ từ kể cho chú nghe coi.
- Phải đó anh, anh kể đi. Anh làm em cũng nóng ruột lắm rồi nè.
- Dạ, chuyện là vầy. Ba mẹ con làm ăn thua lỗ nên định bán căn nhà đi đó chú, rồi cả nhà con lên Sài Gòn lập nghiệp. Vậy là mai mốt con hổng được qua đây chơi với Hạnh Dung và ăn cơm với hai ba con chú nữa rồi.
Hạnh Dung ngỡ ngàng:
- Thiệt vậy hả anh? Vậy là em hổng được chơi đá cầu với anh nữa. Ba mẹ anh không còn cách nào khác hết hả anh?
- Ừ. Nhà anh phải lên Sài Gòn. Anh nghe ba mẹ bàn bạc với nhau vậy đó.
- Vậy biết bao giờ em mới gặp được anh đây?
Cô bé Hạnh Dung ra chiều tư lự.
Chú Đạt Thành ôn tồn:
- Trí Bình à, theo chú nghĩ ba mẹ con tính như vậy là cũng có lý do riêng của mình. Sài Gòn đất rộng người đông, có nhiều cơ hội hơn ở thị xã này. Lên đó rồi, con ráng học nha, nếu có dịp, nhớ về lại thị xã này thăm hai ba con chú nghen!
- Anh phải đi hả?
- Ừ. Phải vậy rồi. Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
- Dạ. Em nhớ rồi. Anh đi rồi phải giữ sức khỏe nha. Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn.
- Ừ. Mình giữ lời hứa đó nha Dung. Em ngoéo tay với anh đi.
- Dạ…
Ngày gia đình Trí Bình dọn đi là ngày trường Hạnh Dung phải học bù giờ. Tiếng trống tan học vang lên cũng đã hơn 5h chiều, cô bé dắt vội chiếc xe đạp ra cổng trường và đạp thiệt nhanh về nhà. Nhưng Trí Bình đã đi rồi. Căn nhà khang trang của gia đình cậu giờ đây trống huơ trống hoác, chờ người mới đến ở. Nhìn thấy thế, đôi mắt Hạnh Dung cứ rưng rưng. Trong đầu cô bé văng vẳng lời nói của Trí Bình: “Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh emmình gặp nhau trên Sài Gòn đó”.
Gạt vội những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má, Hạnh Dung cố gắng tự an ủi mình: “Đâu phải anh Bình đi luôn đâu! Nếu mình học tốt, mình đậu đại học là mình có thể gặp lại anh rồi”. Nhưng ý nghĩ khác cũng vội đến xâm chiếm lấy cô bé: “Mà Sài Gòn đông đúc như vậy, biết có còn cơ hội gặp lại nhau không anh Bình ơi!”. Dựng xe ở góc nhà, Hạnh Dung mặt buồn rười rượi. Chú Đạt Thành nhìn thấy thế, chỉ biết chậc lưỡi và lắc đầu ngao ngán: “Thiệt là… cái con bé này”.
***
Mới đó mà sắp đến ngày Hạnh Dung tốt nghiệp phổ thông, chú Thành càng siêng năng chạy xe ôm để kiếm thêm tiền cho con bé lên Sài Gòn thi đại học. Tối nay, trời bỗng nhiên trở gió, thêm vào đó, những hạt mưa đầu mùa lất phất rơi. Chiếc áo đã sờn vai nay lại thêm vài chỗ thủng khiến chú thấy lạnh ghê gớm:
- Ráng vậy, chạy thêm mấy cuốc, mua được hộp sữa cho con Dung bồi bổ. Dạo này con bé học nhiều, xanh
xao quá!
Đang mải suy nghĩ thì chú Thành nghe thấy tiếng khách gọi xe:
- Chú ơi, về Biên Hòa hết bao nhiêu tiền vậy?
- À, đường hơi xa, qua khúc Tân Lập vắng nữa, cháu cho chú xin 65 ngàn.
- Thôi, cũng tối rồi. Chú ráng chở con về. Con trả chú 100 ngàn luôn, miễn là chú chạy cẩn thận dùm con nghen!
- Ừ, Chú nhớ rồi. Lên xe đi cháu.
Vừa nói, chú Thành vừa gỡ nón bảo hiểm treo bên hông xe để đưa cho khách. Anh thanh niên vội đỡ lấy và leo lên xe. Chiếc xe đang chạy bon bon trên đoạn đường Tân Lập vắng vẻ để chuẩn bị rẽ trái tiến về trung tâm thành phố Biên Hòa thì chú Thành cảm giác lạnh lạnh nơi gáy cổ và nghe thấy tiếng gằn:
-Ông già, cho xe tấp vô vệ đường, nhanh lên.
Chưa kịp định thần, chú Thành cảm giác như anh thanh niên ngồi phía sau càng dí chặt hơn lưỡi dao vào cổ mình
- Nghe không, ông già?
Chú đành đáp ứng theo đúng yêu cầu của tên cướp.
-Có bao nhiêu tiền, móc ra ngay.
Nghĩ đến con gái ở nhà, chú Thành ra sức năn nỉ:
-Tui còn đứa con gái sắp thi đại học, anh thương tình tha cho.
Nhưng tên cướp nào quan tâm đến ân tình:
-Lão già khốn kiếp.
Vừa hét, hắn vừa móc cả túi áo và túi quần của chú lấy đi 132 ngàn, công sức của cả ngày dài chú Thành vất vả. Không chỉ vậy, tên cướp còn đạp chú ngã dúi vào gốc cây bên đường, cướp luôn chiếc xe cub 78 tồi tàn.
Sự việc xảy ra quá nhanh và bất ngờ, với lại lớn tuổi như chú thì làm sao có thể đọ lại sức với tên cướp vừa có dao, vừa thanh niên trai tráng như thế kia, chú Thành chỉ biết nhìn theo ánh đèn xe nhỏ xíu dần mất hút trên con đường vốn ít người qua lại. Sau một đêm phải ngủ ngoài trời lạnh, chú Thành may mắn gặp được cô bán rau chở hàng lên chợ thị xã nên chú quá giang được để về nhà. Vừa tới nhà, chú thấy ngay Hạnh Dung đang đứng đợi ở cửa.
Thoáng thấy ba, Hạnh Dung hỏi ngay:
- Ba đi đâu cả đêm làm con lo quá! Có chuyện gì đúng không ba? Xe mình đâu rồi hả ba? Sao ba lại đi bộ vậy?
- Ba bị cướp xe rồi con à. Chiếc 78 cùi như vậy mà nó cũng nỡ nào lấy của ba con mình. Giờ hổng biết ba con mình sống sao đây?
- Trời đất. Nghèo còn mắc cái eo mà. Nhưng không sao, ba về như vầy là con yên tâm rồi. Giờ hai ba con mình cố gắng nha ba. Làm lại từ đầu nha ba.
- Ừ. Phải vậy thôi. Chứ biết sao bây giờ.
- Rồi cả đêm qua ba ngủ ở đâu hả ba?
- Ba ngủ ngoài đường con à. Cũng may là sáng nay gặp được cô chở rau lên chợ thị xã nên ba mới về được tới nhà. Chứ không, giờ chắc ba ở trên khu Tân Lập đó luôn quá.
- Cô chở rau tốt bụng quá ba hen. À, mà ba ơi, con có nấu mỳ cho hai ba con mình nè, ba rửa mặt mũi tay chân rồi vô ăn với con nha. Để mỳ nguội, hổng ngon ba à. Thôi thì của đi thay người, ba về với con là con mừng rồi.
- Ừ. Để ba đi rửa mặt. Hên mà ba có sổ tiết kiệm gửi ở quỹ tín dụng được gần hai triệu đồng mấy năm qua. Chắc mai ba lên rút rồi hai ba con mình khăn gói lên Sài Gòn cho con thi đại học. Ba cũng lên trên nộp đơn vào công ty may đi làm công nhân với người ta coi thử. Ba sẽ mướn một chỗ trọ cho ba con mình. Chứ nhà này, mình cũng gần hết hạn thuê rồi con à. Con thấy sao hả Dung?
- Dạ. Con nghe ba, ba à.
Đêm ấy, Hạnh Dung nằm trên giường mà cứ trằn trọc mãi. Rồi đây chốn Sài Gòn xa lạ kia có cho ba con cô một cuộc sống mới no đủ và đầm ấm không? Nhưng cô cũng không quên lời hứa ngày xưa giữa cô và Trí Bình : “Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn gặp anh”.
- Khổng biết giờ này anh Trí Bình ra sao? Sao anh đi mấy năm rồi mà mãi chẳng thấy tin tức gì? Hay là anh đã quên thị xã này rồi. Anh quên mình và quên luôn lời hứa với mình sao?
Những câu hỏi cứ vây lấy Hạnh Dung và cuốn cô vào giấc ngủ lúc nào không biết. Trong giấc mơ, cô mơ thấy mình trở về là một cô bé học lớp 5 và chơi trò năm mười với Trí Bình. Vậy mà cô bé kêu hoài, kêu mãi mà anh Trí Bình trốn ở nơi nào chẳng ra để một mình cô bé bơ vơ, trơ trọi, nước mắt lã chã rơi giữa khoảng sân trống mênh mông.(kenhtruyen.pro)
Khi công an đưa bị cáo về trại. Hạnh Dung vội chạy về hướng Trí Bình và nói với theo anh: ‘Trí Bình, em chờ anh!’
Bến xe miền Đông đón hai ba con Hạnh Dung vào một ngày nắng đẹp như hứa hẹn cho cuộc sống mới ấm no ở đất Sài Gòn sôi động. Ba con cô đón xe ôm về đường Huỳnh Tịnh Của ở quận 3. Hai chiếc xe vòng vèo qua mấy con hẻm nhỏ rồi cũng đến được chỗ trọ mà ba con Hạnh Dung được người bà con giới thiệu. Ngày hôm sau, chú Đạt Thành đi nộp đơn vào công ty may Thành Công. May mắn cho hai ba con cô là cũng đúng dịp công ty Thành Công vào đợt tuyển dụng nhân công cho lô hàng quần áo xuất khẩu đã ký kết với nước ngoài nên chú Đạt Thành được nhận vào làm ở đây. Còn Hạnh Dung vừa ôn thi đại học, vừa phụ giữ em bé cho nhà cô hàng xóm cách chỗ trọ của mấy căn. Cuộc sống của hai ba con dần ổn định.
Kết thúc kỳ thi đại học, cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển vào đại học Luật, Hạnh Dung cứ ngỡ mình đang mơ. Ước muốn bấy lâu của cô giờ đã trở thành hiện thực: “Rồi đây, mình sẽ trở thành một luật sư chân chính. Mình sẽ đi làm, sẽ xây căn nhà thiệt đẹp cho ba nữa”. Cô như muốn hét thật to lên để thỏa lòng vui sướng. Khỏi phải nói, chú Đạt Thành mừng rỡ và tự hào về cô con gái như thế nào.
Ngay tối đó, hai ba con ăn mừng bằng đĩa heo quay thật ngon bằng tiền tăng ca mà ba Hạnh Dung vừa lãnh được. Chú Thành gặp ai cũng khoe về con gái mình, từ anh chị em trong nhàmáy may đến những người hàng xóm trong khu trọ. Đi tới đâu, chú cũng nở nụ cười tươi roi rói: “Con Dung nhà tui đậu đại học Luật rồi nè”.
Tuy vậy, cuộc sống 4 năm đại học của Hạnh Dung cũng khiến hai ba con cô nhiều phen phải khốn đốn vì tiền bạc. Chú Đạt Thành hay tăng ca hơn để kiếm thêm tiền lo học phí cho Dung. Còn Hạnh Dung, một buổi trên giảng đường, buổi còn lại cô ôm đồm nhiều công việc bán thời gian. Từ rửa chén ở quán phở, bưng bê trong tiệm trái cây gần nhà cho đến làm gia sư, phụ bếp cho những nhà hàng có đợt tuyển nhân viên thời vụ… cô đều gánh gồng. Những cố gắng, nỗ lực mà hai ba con cô cùng nhau phấn đấu cũng đến ngày cho trái ngọt. Hạnh Dung tốt nghiệp đại học Luật với tấm bằng khá đã có thể đi làm cho trung tâm Luật sư danh tiếng và có nhiều uy tín Sơn Hải.
Cũng như mọi ngày, hôm nay Hạnh Dung được giao thụ lý hồ sơ vụ án buôn bán ma túy và các chất kích thích khác mà bên công an vừa mới bắt được nhiều đối tượng trong đường dây do Tư Hùm cầm đầu. Trung tâm Luật sư Sơn Hải chịu trách nhiệm bào chữa theo yêu cầu và nguyện vọng từ phía gia đình của các bị cáo. Trong đó, Hạnh Dung đảm nhận nhiệm vụ bào chữa cho một trong số nhiều đối tượng thuộc đường dây này. Hạnh Dung sững người lại khi thấy dòng chữ trên tập hồ sơ mà cô được giao. Cái tên “Phan Trí Bình” khiến Dung dụi mắt đến 4, 5 lần như không tin vào mắt mình.
“Lẽ nào lại là anh Trí Bình? Không, không thể nào. Anh Trí Bình là người tốt, chẳng thể nào lại đi buôn bán ma túy đâu. Mình đa nghi quá, chắc chỉ trùng tên thôi mà”. Một phần là vậy, phần nữa là do một luật sư như cô không thể nào cho phép chuyện tình cảm riêng tư của mình lấn quá sâu vào công việc được.
Rồi cũng tới ngày những luật sư trong trung tâm Sơn Hải được sắp xếp cho vào trại giam gặp mặt các bị cáo để chuẩn bị cho phiên tòa một tuần tới. Hạnh Dung
rất hồi hộp. Cô mong gặp được con người mang tên Phan Trí Bình ấy. Và Hạnh Dung luôn thầm mong đó chỉ là một người trùng tên ngẫu nhiên với anh Trí Bình của cô ngày xưa mà thôi. Nếu đúng là Trí Bình thì không biết cô sẽ phải xử trí như thế nào đây?
Cánh cửa phòng giam vừa mở, Hạnh Dung bước vào thì thấy trên dãy ghế đối diện với cô có hai chiến sĩ công an đứng phía sau canh chừng cho một người trong bộ quần áo sọc của phạm nhân. Vết sẹo nhỏ gần dưới mi mắt của người phạm nhân ấy khiến cô chững bước. Cách đây 17 năm, khi còn là một cô bé học sinh lớp 3, Hạnh Dung vì hớn hở khi biết lái được xe đạp đã chở Trí Bình đi thử một vòng quanh xóm. Vì mới chở người ngồi phía sau trên xe lần đầu và một chút sơ sẩy, Hạnh Dung bóp thắng không kịp đã khiến cho chiếc xe đạp đâm thẳng vào gò mối nhà bà Năm. Lần ấy báo hại Trí Bình bị xước nặng ở dưới mi mắt phải, lâu ngày thành sẹo. May mà Hạnh Dung nhảy ra khỏi xe kịp nên chỉ bị trầy xước sơ sơ ở bàn tay trái.
Kỷ niệm thời thơ ấu ấy không ngờ đến bây giờ lại là đặc điểm để Hạnh Dung nhận ra ngay người đang ngồi đối diện với mình kia chính là Trí Bình chứ không phải là một người nào khác trùng tên với anh nữa. Tuy có thoáng chút bối rối nhưng Hạnh Dung nhanh chóng lấy lại được vẻ nghiêm nghị của một luật sư, vì cô biết rằng mình không thể nào để lộ tâm trạng trong buổi thẩm vấn này, bởi cô đang thực hiện công việc của mình và nhất là sự có mặt, theo dõi của hai chiến sĩ công an đang đứng ngay phía sau nơi Trí Bình ngồi.
Phần về Trí Bình, bảng tên trên ngực áo của cô luật sư giúp anh nhận ra cô bé Hạnh Dung hồn nhiên thuở nào giờ đã trưởng thành. Bởi vậy, Trí Bình luôn có chút lúng túng và ngượng ngập trong 60 phút của cuộc trao đổi và xác minh các thông tin liên quan đến vụ án.
- Anh bắt đầu tham gia vào đường dây buôn bán ma túy và các chất kích thích khác của Tư Hùm từ khi nào và hoạt động được bao lâu?
Trí Bình khẽ lén nhìn Hạnh Dung:
- Tôi làm đàn em cho trùm Tư Hùm vào khoảng tháng 7 năm 2009 cho tới giờ thì bị bắt.
- Vậy là gần hai năm?
- Đúng.
- Lý do nào khiến anh có mặt trong đường dây của Tư Hùm?
Cô nhìn thẳng vào đôi mắt của Trí Bình, trái tim khẽ rung lên, chờ đợi câu trả lời của anh.
Ngước lên nhìn Hạnh Dung và Trí Bình chậm rãi cất lời:
- Trước kia, nhà tôi ở một thị xã. Vì ba mẹ làm ăn thua lỗ nên cả gia đình tôi phải dọn lên Sài Gòn để làm ăn, sinh sống. Ở đây, ba mẹ tôi mở một tiệm đồ gỗ trên đường Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5. Tháng 3 năm 2009, ba mẹ tôi có giao 200 bộ bàn ghế bằng gỗ giáng hương cho một ông khách người Đức. Toàn bộ gia sản của nhà tôi đổ vào chuyến hàng lần này. Có được khoản tiền gần 80.000 euro, mẹ tôi đem ra ngân hàng đổi sang tiền Việt thì bà té ngửa khi hay toàn bộ 80.000 euro đó là tiền giả. Số tiền đó gần hai tỷ tư chứ có ít ỏi gì. Ba mẹ tôi buộc phải rút hết các khoản tiền tiết kiệm, thậm chí, ông bà phải bán luôn căn nhà dùng để kinh doanh và để ở, trả tiền gỗ mộc và lương cho nhân công…
- Rồi sao nữa? Anh nói tiếp đi.
Khẽ quệt mồ hôi đang lấm tấm trên trán, anh tiếp tục:
- Lần làm ăn thất bại này làm cho gia đình tôi từ nhà cao cửa rộng phải ở nhà thuê và còn khiến mẹ tôi bị đột quỵ, thuốc thang toàn thứ đắt tiền nhưng không chạy chữa khỏi. Gia đình tôi lâm vào cảnh nợ nần. Vì buồn chuyện gia đình, có một lần, tôi đi nhậu với đám bạn trên Bình Tân. Thấy gia cảnh của tôi như vậy, thằng Nghĩa là bạn chơi chung trong đám, rủ rê tôi gia nhập băng hội của đại ca Tư Hùm. Biết là phạm pháp nhưng vì nhà đang nợ, mẹ tôi lại bệnh nên tôi quyết tâm kiếm tiền bằng cách làm sai trái này.
Sau lễ kết nạp, tôi được giao nhiệm vụ phân phối ma túy và thuốc lắc trên địa bàn quận 5. Doanh trại mà tôi và đàn em dưới cấp thường tụ tập là quán bar Sôi Động. Tháng 2 vừa rồi, bar Sôi Động bất ngờ có công an ập vào kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn khách sử dụng ma túy và thuốc lắc do đường dây của Tư Hùm cung cấp. Tôi và nhiều người khác trong đường dây bị bắt.
- Tư Hùm hiện vẫn còn lẩn trốn. Anh nghĩ hắn ta có thể ẩn nấp ở những nơi nào? Anh càng thành khẩn sẽ được nhiều khoan hồng.
- Theo tôi, Tư Hùm có thể trốn ở Bình Dương.
- Vì sao anh lại nghĩ như vậy?
- Trước khi làm ông trùm, Tư Hùm có buôn bán gạo ở thị xã Thủ Dầu Một nhưng vì làm ăn gian lận nên không tồn tại được lâu dài. Tuynhiên, đàn em của hắn ở đó không phải là ít. Tôi nghĩ có thể hắn trốn ở Bình Dương để ở ẩn một thời gian và liên kết đồng bọn thành lập một đường dây khác.
- Theo thỏa thuận từ trước, tôi sẽ làm luật sư bào chữa cho anh trong phiên tòa sắp tới. Hy vọng những thông tin mà anh cung cấp cho tôi hôm nay sẽ là yếu tố thuận lợi giúp anh giảm nhẹ tội trong khung hình phạt.
- Cảm ơn luật sư.
Hạnh Dung bước ra cửa mà nào có hay đằng sau cô là ánh nhìn thật dài của Trí Bình. Bao nhiêu kỷ niệm thuở ấu thơ vui tươi, rộn rã của hai đứa chợt ùa về trong anh và cả cái móc ngoéo tay khi gia đình anh chuẩn bị dọn đi khỏi thị xã:
- Em ở lại học giỏi nha, mai mốt ráng thi đậu đại học Luật. Biết đâu sau này hai anh em mình gặp nhau trên Sài Gòn đó.
- Dạ. Em nhớ rồi. Anh đi rồi phải giữ sức khỏe nha anh Bình. Mai mốt em lớn, em đậu đại học, em lên Sài Gòn gặp anh.
- Ừ, mình giữ lời hứa đó nha Dung. Em ngoéo tay với anh đi.
- Dạ.
Những lời nói cứ vang lên mồn một trong đầu anh. Và Hạnh Dung có biết, đằng sau cánh cửa trại giam, Trí Bình đang bật khóc.
Trên đường trở về trung tâm luật sư Sơn Hải, Hạnh Dung cứ suy nghĩ mãi. Vậy là cô đã có câu trả lời trọn vẹn vì sao Trí Bình phạm tội và vì sao trong ngần ấy năm, cô đã chẳng có một chút tin tức gì về anh. Nghĩ đến gia cảnh hiện giờ của nhà Trí Bình, Hạnh Dung không khỏi xót xa. “Nhà đang thiếu nợ, bác gái thì bị đột quỵ, anh Trí Bình lại mang tù tội như vậy, chắc hai bác ấy khổ tâm lắm! Mình phải đi thăm nhà anh Bình và giúp anh ấy trong phiên tòa. Đó cũng là điều mà một luật sư nên làm với thân chủ của mình”.
Suy nghĩ như vậy nên vừa về đến phòng làm việc, Hạnh Dung vội kiếm ngay hồ sơ có lưu lại địa chỉ thường trú của Trí Bình. Khó khăn lắm cô mới tìm ra căn nhà mà ba mẹ Trí Bình đang ở sau khi phải quẹo xe qua nhiều con hẻm nhỏ. Ngôi nhà thuê trọ đơn sơ, chỉ có tủ quần áo đã cũ, chiếc giường mà mẹ Trí Bình đang nằm cũng ọp ẹp lắm! Ngồi xuống ghế, Hạnh Dung nhìn thấy trên bàn nhựa ở cạnh cô có một tô cháo trắng đã vơi đi và vài vỉ thuốc tây vừa được bóc.
- Cháu chào hai bác. Cháu bên trung tâm luật sư Sơn Hải.
- À… Mà nhìn cháu, bác thấy có nét gì đó quen quen. Hình như bác đã gặp cháu ở đâu rồi thì phải.
- Dạ, cháu là Hạnh Dung nè bác. Hồi đó, nhà cháu và nhà bác ở cạnh nhau dưới thị xã Vĩnh Kim đó bác.
Bà Minh Doanh thều thào:
- Là Hạnh Dung hả con?
- Dạ, là con nè bác gái.
Ông Hữu Thiện hướng nhìn về bà Minh Doanh:
- Đúng là trái đất tròn mà bà. Ai dè đâu bây giờ mình gặp lại được con bé Hạnh Dung.
- Ngày xưa, thằng Bình nhà mình nó hay qua rủ con bé chơi đá cầu nè. Vậy mà giờ, thằng Bình… thằng Bình nhà bác, nó… nó…
Nói đến đây, bà Minh Doanh rơm rớm nước mắt…
Ông Hữu Thiện an ủi:
- Thôi mà bà. Khóc thì có ích gì.
Bước đến phía giường, Hạnh Dung cầm tay bà Minh Doanh:
- Bác đừng xúc động.