Polaroid
Truyện Ngắn - Lửa Của Khoảnh Khắc

Truyện Ngắn - Lửa Của Khoảnh Khắc

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Lửa Của Khoảnh Khắc

Thằng Cọt ngồi trên chiếc ghế gỗ, đôi mắt trừng trừng ngó ra ngoài vườn. Trên đầu nó, mái hiên chùa im mát rợp bóng. Không gian im vắng thoang thoảng mùi nhang trầm tinh khiết. Tất cả sạch sẽ, tinh tươm, thanh tịnh. Trên cái nền ấy, thằng Cọt nổi bật lên như một vật kỳ dị, lạc lõng.
Đã hơn mấy mươi năm, nó vẫn ngồi đó. Khuôn mặt nó già đi mỗi ngày, mái tóc rậm, đôi tai vểnh và tròn. Chỉ có cơ thể và tay chân cứ hoài quắt queo, không nhỉnh ra thêm một tí nào, mãi mãi vẫn là thân thể một đứa trẻ bên dưới cái đầu của một người đàn ông không có tuổi.
Thằng Cọt không có tuổi. Nó hiện thân như nỗi ám ảnh của quá khứ. Dưới mái chùa này, vãi Thông sống với nó như sống với nghiệp chướng. Mỗi buổi sáng, vãi thức dậy từ sớm. Sau giờ trì tụng công phu, vãi lo nấu cơm, vực thằng Cọt dậy và lặng lẽ đút từng muỗng vào cái mồm xám xỉn. Cứ thế từng ngày, vãi sống lơ lửng giữa cõi tu và cõi tục. Sau những giờ trầm lắng trong hoa hương, kinh kệ và viễn cảnh siêu thoát mà vãi hằng khao khát, là những giờ đối diện với đứa con trì độn, với đôi mắt mở trừng nhìn vào khoảng không.

° ° °

Bao giờ cũng thế, đôi mắt ấy giữ trong đáy sâu của nó hình ảnh cái làng quê trên vùng bán sơn địa cằn khô. Vùng đất bốn mươi năm trước Niết đã về làm dâu. Đám cưới đi bộ qua cánh đồng cỏ úa. Đồng cỏ rộng và hoang vu như một cái truông dài. Để được an tâm, nhà chồng Niết cho Cu Dõng, lực điền giúp việc trong nhà vác ngọn lao đi đầu phòng khi gặp mãnh thú trong cỏ lau. ở vùng này, nước khan, người ta chỉ làm ruộng một mùa. Nghề phụ kiếm sống là săn bắn. Người ta sử dụng cung tên giáo mác và giỏi tài đặt bẫy hơn cả người tiền sử...
Hoài niệm về đám cưới quá xa mờ, chỉ còn hình ảnh đoàn người đi sau mũi giáo, băng qua con đường đất đỏ như mầu tiết đọng, giữa hai bên lau cỏ vượt quá đầu người. Niết cúi đầu đi dưới nắng, giữa các bà già đi quanh. Thoáng nghe tiếng xì xào: "Thằng Dõng đi đầu, vác ngọn giáo mà mũi lại hướng ngay về cô dâu chú rể, thật chẳng hay tí nào". Niết nghe nói nhìn lên. ánh mặt trời tụ lại trên mũi lao thành một chùm sáng lóe. Những bắp thịt của người tráng đinh cuộn lên dưới nắng. Gió thổi qua truông ào ào, cuốn theo tiếng lao xao của đoàn người.
Đêm cưới Niết, trong sân nhà chồng tụ lại đông như ngày hội. Đống lửa hồng trên sân. Mùi thịt nướng tỏa lan trong không khí. Niết nằm trong buồng nhìn qua khe cửa sổ. Tiếng ông trùm phường săn đang hát bài tế sơn quân trước xác con vật cách đấy mười tiếng đồng hồ còn thuộc về rừng núi: "Aaa...aa... sơn quân trong rừng sâu, sơn quân trên núi cao. Thú vào bẫy, người nhỏ máu. Rừng núi rộng lòng, người ta nương náu...". Trong tiếng hát, một tráng đinh lực lưỡng đang dọc ngang trên xác con heo rừng, tay cầm con dao sáng loáng. Lúc hắn quay mặt ra ánh lửa, Niết nhận ra người đàn ông vác mũi lao đi đầu đoàn người qua truông. Thịt đã chia xong cho mỗi nhà, theo đúng tục cưới trong vùng này. Ngọn lửa dần tàn, người tản đi bớt. Đêm dần lặng yên, trong lúc Niết mệt nhoài vì chuyến đi, vì những xúc cảm của ngày đầu xa nhà và những lạ lùng ở vùng đất mới. Nàng thiếp đi, trong giấc mơ ngọn lửa cứ bập bùng cho đến khi một bàn tay chạm vào cánh tay nàng. Niết giật mình. Bàn tay đầy mồ hôi, nhớp nháp lạnh. Nàng mở mắt. Thầy Thông, người chồng mà giờ phút này nàng mới nhìn rõ mặt. Niết nằm im lặng, mở to mắt, chờ đợi. Trong giờ phút lặng yên ấy nàng có cảm giác như vẫn nghe rất rõ tiếng lách tách của những mẩu than cuối cùng trên đống tro ngoài kia, và mùi lông, da thú cháy khét lẩn quất trong không khí.
Thầy Thông làm việc dưới thị trấn. Một viên chức, dù chỉ là viên chức ở một thị trấn nhỏ bé, cũng là một danh giá lớn. Mặc dù có tiền và thuộc loại "ăn trên ngồi trốc" trong làng, thầy Thông hiền như đất. Dự định của hai vợ chồng là khi nào ông bà cụ trăm tuổi sẽ cùng ra ở thị trấn, giao cơ ngơi ở quê lại cho ông Chánh Hội, trùm phường săn, chú ruột thầy Thông. Nhưng cho đến khi thầy Thông biến mất khỏi vùng đất khô cằn này, Niết vẫn chưa ra khỏi cuộc sống quanh quẩn trong ngôi nhà ba gian với cái sân gạch nơi đã có đống lửa hừng lên trong đêm nàng mới đến nhà chồng. Từng năm qua, nàng dần quen với phong tục kỳ lạ của vùng săn. Bài hát tế sơn quân hầu như cứ mười hôm một lần, được hát lên trong sân nhà nàng, cái sân gạch duy nhất trong ngôi làng đìu hiu khô cằn này. ở đây, nghề săn là một thu nhập chính. Bởi vậy nhà chồng Niết, vốn không có tráng đinh, phải nuôi cu Dõng để vừa giúp việc làm ruộng, vừa đi săn. Dõng lầm lì, ít nói. Hắn là tráng đầu phường, lúc nào mũi giáo đầu tiên xiên vào con thú cũng là của hắn.
Những ngày mưa, hắn vừa vá lưới săn vừa kể cho mấy đứa tớ gái kinh nghiệm của hắn với các loại thú rừng. Con lợn lòi da dày, lông lởm chởm. Mũi giáo không đâm thủng. Muốn hạ nó phải bình tĩnh xiên mũi giáo vào dưới nách, hoặc nhắm vào chỗ khấu đuôi. Gấu càng nguy hiểm hơn, hễ thấy người là lao tới móc mắt. Phải đối diện với nó trong lúc nó lao tới, ở tư thế quỳ, mũi giáo cầm chắc, chếch mũi lên hướng phía trước. Con gấu theo đà phóng tới rơi gọn trên mũi thép, cổ bị xuyên thủng. Hoặc là mũi giáo đâm trúng cổ gấu, hoặc là xương thịt người đi săn sẽ bị cắn nát. Hai đứa tớ gái nghe say sưa đến há hốc miệng. Còn Niết, nàng chỉ nghe một cách lơ là. Nàng vẫn thế, dửng dưng và buồn nản với mọi người. Công việc trong nhà với những động tác giản đơn và lặp đi lặp lại biến cuộc sống của Niết thành một vòng tròn những bổn phận và những thói quen. Kể cả lúc thầy Thông thỉnh thoảng trở về, cái vòng tròn ấy cũng không hề bị phá tung, bởi Niết luôn sống trong cõi đời với tư thế một người chấp nhận, trước cả nỗi buồn và niềm vui, chia xa và hội ngộ. Mỗi lần về thăm, thầy Thông ăn cơm với ông bà Bá ở nhà trên. ăn xong, thầy xỉa răng rồi đi thăm đủ bà con trong làng, theo đúng phong tục ở nông thôn, không bỏ sót ai để khỏi bị phiền trách. Thường thầy trở về thì căn nhà đã vắng lặng, ai nấy ngủ yên, kể cả Niết. Nàng tỉnh giấc khi bàn tay chồng chạm vào người. Cảm giác nhờn và nhớp nháp lạnh làm nàng bất giác co người lại. Mọi điều sau đó, nàng lặng im chấp nhận một cách ngoan ngoãn, để mặc mọi chuyện xảy ra trên thân thể mình, như đang làm mộtcông việc cuối cùng trong ngày. Sau đó, nàng tự thắt lại dây lưng, gài lại nút áo và quay mặt vào vách ngủ tiếp. Vòng tròn lại khép kín. Bao giờ cũng thế, cho đến ngày cả làng xôn xao lên vì vụ án giết người ngay trong sân nhà ông bà Bá, cha mẹ chồng Niết.

° ° °

Thằng Cọt lại chắp chắp môi, ú ớ. Nó khát nước. Nó kêu. Vãi Thông lại gần. Trán nó nóng hầm hập. Nó ốm đã mấy hôm nay. Khi nó ra đời ai cũng tiên đoán nó chết non. Nhưng ngược với lời tiên tri, thằng Cọt vẫn sống, sống dai nhách một cách vô lý và oái ăm. Mặc dù chính vãi Thông, người sinh ra nó cũng mong cho nó được sớm giải thoát khỏi số phận còi cọc. Ba mươi năm qua, mưa nắng không chạm tới nó, chiến tranh không động tới nó. Nó sống để ám ảnh người còn sống.
Vãi Thông nghiêng chén nước vào miệng thằng Cọt. Người ta gọi nó là Cọt, tiếng vùng quê gọi là còi cọc, không lớn lên. Nhưng bọn trẻ con quanh chùa thường gọi nó là Gấu. Nom nó giống hệt một con gấu, với những nếp nhăn

hằn sâu trên trán, với đôi tai vểnh và cái mũi thỉnh thoảng khịt khịt đánh hơi. Khuôn mặt nó còn in những nét của cái đầu con gấu nằm ngửa bất động bên đống lửa cháy. Đến nửa khuya lửa tàn, phủ bụi tro lên cái xác thú bị bỏ rơi...
Trong mắt vãi Thông hiện lên muôn ngọn lửa. Lửa. Lửa. Lửa bừng bừng khắp nơi trong đêm đen. Những ngọn đuốc truy lùng khắp nơi trong đêm tối. Tiếng mõ khua lốc cốc. Tai biến đã xảy ra trong phút chốc, hết sức bất ngờ và vô lý, sau một cuộc cãi cọ trong lúc chia phần thịt giữa những người đi săn. Trên thân xác con gấu nằm kia, ai là người đâm giáo đầu? Vốn hững hờ với mọi việc, Niết chỉ nghe tiếng quát tháo của thằng con Chánh Hội, tiếng nó sỉ nhục lanh lảnh như giọng đàn bà vẳng vào trong nhà. Khi nàng nghe tiếng gầm của Dõng, nàng chợt giật mình nhìn ra, bởi tiếng gầm ấy rất giống tiếng gầm của loài thú dữ.
Sau đó khi tất cả tán loạn trong một nỗi khiếp hãi ghê gớm, khi tiếng khóc gào của người nhà Chánh Hội, tiếng hò hét truy đuổi trong đêm ầm ĩ vang lên, Niết mới hiểu là tai họa đã xảy đến. Trong cuộc ẩu đả, con Chánh Hội đã chết. Người ta tìm bắt Dõng. Còn thằng con trai Chánh Hội, hắn đã nằm mở mắt nhìn lên bầu trời đêm, hắn đã thoát ra ngoài mọi cuộc truy bắt. Niết không dám đến gần để nhìn vào đôi mắt hắn.
Mọi xôn xao rồi cũng dịu xuống dần. Nhà Chánh Hội treo giải: ai bắt được Dõng sẽ cho mười thúng thóc. Mười thúng thóc ở cái vùng vừa ven núi vừa ven biển ấy quý lắm. Bởi vậy người ta lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm còn quá hơn con thú trên rừng lùng sục kiếm ăn. Nhưng vô hiệu. Người ta phải nhắn thầy Thông về để dàn xếp mọi việc, vì bên nhà Chánh Hội đòi kiện tụng. Cũng may vì hai nhà vốn là chỗ thân thuộc, và cả vì sự trọng nể đối với thầy Thông, câu chuyện được thu xếp êm xuôi và dần dần đi vào quên lãng.
Lần thầy Thông về thăm nhà ấy, từ ngày cưới, tính đã sáu năm. Đêm đó Niết tỉnh giấc khi bàn tay lạnh và nhờn mồ hôi của chồng chạm vào người. Im lặng. Một lát, Niết nhận ra trùm lên căn chái nhỏ không còn ánh lửa tàn, không còn mùi lông da cháy khét. Một cảm giác nguội lạnh chợt nhắc đến điều lâu nay vẫn lởn vởn trong tâm trí: Sự muộn màng của một đứa con. Chồng nàng yên lặng không trả lời. Thêm một lần, Niết im lặng chấp nhận cái công việc cuối cùng của một ngày, trước khi quay mình vào vách chờ giấc ngủ.
Không bao giờ Niết tưởng tượng được con người thường ngày điềm đạm và gần như lạnh giá ấy lại có lúc cầm con dao kề vào ngực nàng, với khuôn mặt điên cuồng vì ghen tuông. Người đàn ông ghen, khủng khiếp gấp mấy trăm lần người đàn bà, bởi vì ngoài lòng căm thù man rợ họ còn có quyền lực và sức mạnh. Hai hàm răng nghiến ken két trong lúc hạch hỏi, rất nhỏ, để khỏi làm kinh động những người đang ngủ bên ngoài căn chái: "Khai ra không thì tao cho mày chết". Niết nằm rũ liệt, mồ hôi lạnh vã ra khắp người. Hôm nay chồng nàng đã nhìn thấy dấu hiệu thai nghén nơi hai bầu ngực đầy vun, hai núm vú sưng lên, đen thẫm.
Nàng tự biết mình mở miệng nói thì tất cả sẽ sụp xuống như ngàn cân đá. "Tôi xin chết. Cậu đừng hỏi, tôi không nói đâu, đằng nào tôi cũng chịu chết". Mũi thép ấn xuống. Bất chợt, cả sức nặng đe dọa tan biến... Niết mở mắt, thấy chồng đã quăng dao, ôm mặt khóc như đứa trẻ.
Nàng ngồi dậy, định đến nâng chồng lên nhưng thầy Thông đẩy nàng ra. Niết ngồi yên, một phút sau nàng bảo: "Cậu tha lỗi cho tôi. Tôi có tội. Ngày mai tôi xin đi khỏi nhà này". Thầy Thông lắc đầu: "Mày ra khỏi nhà, mày chết đói. Tao nuôi mày, mày cứ ở đây. Tao không bỏ mày đâu nhưng từ đây tao không đụng đến mày nữa".
Niết gãy gập xuống như cái cây bị bão. Lòng quảng đại bất ngờ của chồng làm nàng bị hành hạ đau đớn hơn mọi lời rủa sả. Hình như hình phạt lớn nhất không phải là roi đòn mà là sự bao dung.
Về sau này, nghĩ lại, đôi khi Niết tiếc tại sao lúc đó mình lại không chết thì nhẹ nhàng biết bao. Nhưng nàng đã sống; mà cả thầy Thông cũng muốn cho nàng sống, bởi dù gì, cả gia đình cũng đang cần một đứa con... Chồng nàng đã được an ủi bởi ý nghĩ, dù sao khi đứa bé ra đời thì cái cộng đồng quanh nó cũng sẽ xem nó như một sự chứng nhận: chứng nhận cho một điều gì đấy không hề có, nhưng lại rất cần...
Nhưng chín tháng sau, khi đứa trẻ ra đời, mọi hy vọng cuối cùng đã sụp đổ. Thầy Thông bỏ đi. Phía trước là con đường đất đỏ mòn lấp giữa truông lau. Gió lạnh quất buốt rát. Niết chạy theo hổn hển khóc: "Tôi lạy cậu, cậu quay lại với ông bà..." Thầy Thông hất mạnh, nàng ngã vật ra đất. Hai đứa tớ gái chạy theo, khóc lóc, níu lấy chủ. Thầy Thông đành quay lại, mắt đỏ au nhìn trừng trừng khoảng không. Đêm hôm ấy, thầy lẳng lặng ra đi. Và không bao giờ về nữa.
Bất hạnh chồng chất làm Niết muốn ngã gục. Nhưng phải sống. Vì đứa con không thành người. Vì cha mẹ chồng đang trong cảnh già tuyệt vọng. Không ai biết điều gì để phiền trách nàng. Ai cũng tưởng nàng là nạn nhân của bất hạnh như họ. Chỉ có nàng biết mình là thủ phạm. Niết xuống tóc và ăn chay từ ngày đó. Nàng chỉ còn một mong mỏi, được quên.

° ° °

Sau khi ông bà Bá mất, Niết bán hết nhà cửa rồi lưu lạc theo những cơn lốc của thời cuộc vào phía nam. ở đó, trên mảnh đất ngoại ô, Niết đem hết lưng vốn thu gom xây một ngôi chùa tư nhonhỏ. Hơn năm mươi, Niết được chung quanh gọi là vãi. Vãi tu hành và nuôi con. Đứa con mà vãi đã đẻ ra với khuôn mặt dị dạng, đôi tai vểnh to, đôi mắt lệch lạc ngay khi nhìn tia sáng đầu tiên. Không hiểu tại sao vãi lại không chết ngay khi nhìn thấy nó lần đầu. Nó đã từ chối sự lừa dối mà một người lớn quảng đại nhất đã dành cho nó. Tại sao ? Sao tôi lại sinh ra một con thú nhỏ trong lúc đã thai nghén nó trong một khoảnh khắc rất người?
Vãi Thông cúi đầu, một giọt nước mắt lăn tăn trên mí mắt đã khô nhăn. Mãi mãi, dù sớm chiều kinh kệ, vãi biết mình chưa thật đi vào giải thoát, chừng nào còn nhìn thấy trong đôi mắt trừng trừng vô cảm của thằng Cọt cái khoảnh khắc xa xưa ấy. Một khoảnh khắc vang dội và mãnh liệt trong một đời người dài, rất dài. Không biết do sự tình cờ nào chiều hôm ấy khi đi củi về Niết ghé vào hang Cổ Gà ngồi nghỉ. Cảm giác của người bị nhìn từ sau lưng làm nàng quay lại: Dõng, con người bị truy lùng đang ở sau lưng nàng. Lẽ ra nàng đã hét to lên và bỏ chạy, nếu nàng không kịp nhớ rằng hồi còn ở nhà, hắn rất hiền, và bây giờ nom hắn tiều tụy thảm thương quá.
Hắn không trốn về xã Quảng Thụ, quê hương hắn, hay đi giật dọc như lời đồn đoán của dân làng, mà lặn theo dòng sông trong đêm tối ngược lên khe rồi trốn trong hang Cổ Gà, ăn trái cây và dơi để sống. Không có gì tùy thân, nên hắn không thể đi xa. Hắn thèm gặp người, nhưng không dám. Chỉ qua Niết hắn mới dám nối lại mối dây liên hệ với cộng đồng của mình - cái cộng đồng lúc này đang muốn tìm hắn để nạp cho lưỡi dao chém sắc lẻm của người đao phủ.
Niết nhìn hắn và chợt nhớ đến hình ảnh chùm lửa trên mũi giáo hắn vác ngược sau lưng trong ngày cưới của mình. Hôm sau, nàng quay lại hang Cổ Gà, đem cho hắn thịt khô, lưỡi dao để cạo râu tóc, và cả một bộ quần áo cũ để chống chọi với cái rét lúc về đêm. Một tuần sau, nàng bắt đầu ít sợ hãi hơn, đã có thể ngồi lại trong hang một chút. Lúc đó lần đầu tiên nàng thấy ánh

mắt hắn khẩn cầu. Một bàn tay hắn đặt lên chân nàng. Niết sợ, vội vàng đứng dậy, hấp tấp ra khỏi hang. Những con dơi chờn vờn đập cánh trên trần động. Niết đi như chạy vì sợ Dõng đuổi theo, nhưng lúc đến bên khe nước mặn, ngoái đầu lại, nàng chỉ thấy một bóng mình trong hoàng hôn.
Trong bóng chiều, cảnh hoang vu của khe núi làm nàng chợt thấy trơ trọi. Nàng đã trơ trọi như thế bao lâu mà không nhận ra. Nàng thấy hình ảnh Dõng nằm trong cái túi đá kia, cô độc và bị bỏ rơi. Hắn trơ trọi giữa rừng núi, cũng như nàng trơ trọi giữa những vòng tròn khép kín.
Niết run chân. Nàng đứng sững trước khe cho đến khi hòn đá lớn giữa dòng bị nước dâng lên ngập đến hai phần ba - mặt nước lúc hoàng hôn đã dâng cao, chắn đường về. Hoặc là liều lội qua khe. Hoặc quay trở lại... Lần đầu tiên nàng đứng trước một lựa chọn. Cả cuộc đời nàng dửng dưng, chấp nhận, bây giờ nàng phải tự quyết lấy cho mình.
Nửa giờ sau, trong lòng hang, Niết thấy Dõng dựa lưng vào vách đá. Hắn không hấp tấp khi thấy Niết. Hình như hắn đã tiên liệu rằng Niết sẽ trở lại, với cái linh khiếu thông tuệ của người luôn luôn ước lượng được chỗ hiểm chính xác của các loài dã thú.
Niết thì thầm: "Nước ngập hòn Ông rồi". Dõng gật đầu và một giây sau nàng cảm thấy hơi nóng rừng rực từ thân thể người đàn ông. Nàng thấy đầu hắn ở trên hai gò ngực mình, khát khao như đứa bé rúc tìm mẹ. Hắn không hung bạo như nàng thoáng lo sợ, trái lại hắn xúc động như đứa trẻ được quà, mắt đỏ au và rạng rỡ. Hai cánh tay to và thô vừa ôm siết vừa lót quanh lưng Niết như để giữ cho nàng khỏi bị nghiến vào nền đá. "Lát nữa anh sẽ cõng em sang sông. Đừng sợ". "Nhưng anh không thể..."
Niết muốn nói Dõng không thể sang bên kia khe mà không bị nguy hiểm đe dọa. Nhưng nàng không nói được hết câu. Nàng nhìn vào mắt Dõng, ánh mắt của lửa chớp trong cơn giông và biết trong giờ phút này, với hắn và cả với Niết nữa, cái chết chẳng có ý nghĩa gì hết.
Sau khoảnh khắc đó, Dõng lại nhớ đến lưỡi gươm treo lơ lửng trên đầu. Hắn cõng Niết qua khe nước mặn. Phút giây đó hắn chợt trở nên can đảm. Hắn nói đến ý định trốn đi, nhân chuyến vượt khe này.
Niết ứa nước mắt nhìn theo bóng người đàn ông biến mất trong đêm tối. Nàng biết, hắn không thể sống suốt đời trong hang Cổ Gà. Hắn đi rồi, Niết quỳ sụp xuống đất, úp mặt trên đám cỏ. Nàng thầm thì cầu nguyện cho hắn được sống và có ngày trở lại.
Đúng một năm sau khi thầy Thông bỏ nhà ra đi, Niết bế thằng Cọt đi tìm chồng. Khi đi ngang cầu Đa Lý, trước ngã rẽ về Quảng Thụ, nơi vốn là quê cũ của Dõng, Niết bất giác ngừng lại. Không biết một sức mạnh nào đưa đẩy chân nàng đi về hướng đó. Để làm gì? Không, chẳng để làm gì cả. Nàng không thể và cũng không muốn đòi lại những gì nàng đã cho. Nhưng trái tim nàng bỏng rát ê chề, cứ muốn tìm một giọt nước mát. Dù chỉ một giọt chia sẻ mà thôi!
Đến Quảng Thụ, hỏi tung tích Dõng, nàng nghe kể một chuyện vừa xảy ra chưa đầy ba tháng. Dõng đã trốn về làng và lại làm lực điền cho một ông xã. Nhưng có lẽ biết mình không thể sống yên, Dõng đã trốn đi. Lần này hắn không đi một mình. Cùng trốn theo hắn là cô con gái ông xã với nhiều tư trang của nả. Người ta đồn hai đứa đi lên mạn ngược. Có người lại bảo cả hai cùng vào nam... Chẳng rõ hư thực ra sao.
Niết lủi thủi bế con ra đi. Nàng nghĩ tới những cơn lửa trời trong truông vắng. Giữa sấm sét, lửa bùng lên, mãnh liệt, thiêu đốt dữ dội rồi tàn lụi. Bây giờ nàng tin người ta chỉ có mặt trên đời này như những ảo ảnh. Những ảo ảnh hiện ra, di động, gặp nhau rồi dang xa. Rồi tan biến, như bọt đầu sóng nước.
Nhưng thằng Cọt vẫn còn. Nó không phải là ảo ảnh. Nó sống thực, lì lợm và gớm ghiếc. Giờ đây nó nằm thoi thóp, y hệt con gấu bị xiên thủng họng nằm trước đống lửa. Hơn ba mươi năm rồi. Những đớn đau đã chìm vào năm tháng. Lưng vãi Thông đã còng. Tóc bạc hết. Vãi ngồi khom bên con thú người đang nằm chênh vênh giữa hai bờ sống chết. Con thú người ấy là hình ảnh của quá khứ. Quá khứ không buông tha, đeo riết, trì kéo linh hồn bà.
Xin hãy buông tha tôi. Xin ngủ yên, những gì trong lầm lỡ một đời. Vãi Thông một tay đặt lên trán thằng Cọt, một tay lần tràng hạt. Ba mươi năm nay, nhắm mắt niệm Phật, vãi thấy
2hi.us