Truyện Cổ Tích - Các Truyền Thuyết Về Vua Hùng
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Cổ Tích - Các Truyền Thuyết Về Vua Hùng
Các truyền thuyết về Vua Hùng
Truyền thuyết "Vua Hùng trồng kê ra lúa"
Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.
Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.
o O o
Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa"
Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.
Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống.
o O o
Truyền thuyết "hát Xoan"
Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.
o O o
Truyền thuyết "Bách nghệ khôi hài"
"Bách nghệ khôi hài", một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.
Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng...
Truyền thuyết "Vua Hùng trồng kê ra lúa"
Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.
Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.
o O o
Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa"
Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.
Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống.
o O o
Truyền thuyết "hát Xoan"
Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.
o O o
Truyền thuyết "Bách nghệ khôi hài"
"Bách nghệ khôi hài", một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.
Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng...