Polly po-cket
Vược

Vược

Tác giả: Sưu Tầm

Vược

gái của Mỵ, người ta thường nói kháy câu cửa miệng: "canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn". Kể ra, trong cái nông trường đầy rẫy những bà cô quá lứa lỡ thì này, không chỉ có con gái Mỵ mới là "con tập tàng". Điều khác biệt nhất, ấy là con của Mỵ, mỗi đứa một ông bố khác nhau. Mỵ cũng thường liếc xéo những chị em gái may mắn hơn mình, có chồng tử tế, xiên đằng nọ, chọc đằng kia cốt để cho gia đình họ cãi nhau. Nếu có vợ chồng nào đó bỏ nhau, ắt Mỵ vui mừng lắm.


Thế nên, chuyện bố mẹ Vông bỏ nhau cũng khiến Mỵ sung sướng âm ỉ. Nhà Mỵ ở trong khe, mỗi lần Vông cùng đám bạn vào rừng đều phải qua nhà Mỵ. Mỵ thường gọi Vông vào, hỏi han, nhưng cái chính là để chọc tức Vông đang phải sống với gì ghẻ. Nói cho cùng thì Vông là đứa trẻ ngoan, không cãi ai nửa lời. Vông đẹp trai, mắt sáng, môi đỏ, thích cười hơn thích khóc, nên dù ai nói gì cũng chỉ cười cho qua chuyện. Mỵ nói chán mà không làm Vông tức được thì Mỵ lại tức. Mỵ tống Vông ra ngoài, Vông lại chơi với Miền. Cứ thế, hai đứa trẻ lớn lên lúc nào không hay biết.


Hai mươi tuổi, Vông hỏi cưới Miền. Ai cũng đồng ý đó là một đôi rất đẹp.


Lẽ ra mọi chuyện đều đẹp, nếu không có một chuyến đi rừng cộng chai rượu khiến Vông ngà say. Ấy là một tháng sau ngày ăn hỏi, Vông quyết định làm một chuyến vào rừng kiếm ít gỗ dựng nhà, để cưới vợ về còn có chỗ ở riêng. Vông đi biệt một tháng, khi trở về thì người gầy tong teo, muỗi đốt thành từng nốt trên mặt. Vông buộc bè dưới khe, ghé lên thăm Miền, nhưng Miền đi vắng. Miền và Hưởng đi lấy măng chưa về, chỉ có Mỵ ở nhà. Mỵ thấy con rể tương lai có vẻ mệt mỏi, ốm yếu sau chuyến đi, cũng nhiệt tình nấu cơm cho Vông ăn, mua thêm chai rượu cho Vông nhấm nháp. Thế nào mà cuối cùng, Vông uống sạch cả chai rượu, men say bốc lên tận đỉnh đầu. Mỵ khép cửa. Tiếng cửa gỗ cọt kẹt khiến những nhà hàng xóm cách đó cả vài ba trăm mét cũng nghe thấy, lé mắt nhìn sang, và những tiếng xì xào lại truyền từ tai người này sang tai người khác.


Chẳng biết thực hư thế nào, chỉ biết từ hôm ấy, Vông vĩnh viễn không bước vào nhà Miền nữa, còn cái bụng Mỵ ngày càng lum lủm to dần. Chín tháng sau, Mỵ sinh đứa con gái thứ ba, đặt tên là Lạc. Người ta bảo, đứa trẻ này đúng ra phải gọi Mỵ bằng bà ngoại, nhưng vì nó "đi lạc mẹ" nên đặt tên là Lạc cũng là điều dễ hiểu. Miền khóc sưng cả mắt, còn Vông bỏ vào Nam với mẹ ruột. Vược than thở, coi như mình mất đi một thằng con trai.


Đàn ông con trai không ai bén mảng tới Miền nữa. Nước da trắng trẻo ngày nào giờ héo hon như ánh mắt vàng vọt của Miền, lúc nào cũng trông ngóng Vông quay về. Miền cứ mong thế thôi, chứ Miền biết Vông không quay về nữa. Lạc càng lớn lên càng giống hệt Vông, cũng dong dỏng cao, mắt sáng, da trắng, môi hồng. Và vì vậy, Vông làm sao về với Miền được nữa?


Vông bỏ đi được một thời gian thì Vược nhận được tin báo từ Hải Phòng gửi vào, hình như đã tìm được tung tích của anh trai Vược. Vược vội thu xếp đi Hải Phòng, hai tuần sau thì mang về một người đàn ông cũng cao to, cũng nước da bã trầu như Vược, duy khác nhau ở chỗ là người đàn ông này có vẻ ngờ nghệch như người mất trí nhớ. Mà đúng thật, Đước – anh trai Vược được báo tin mất tích kể từ năm sáu chín, không có tin tức gì. Mãi tận năm 2000, người ta mới tìm thấy Đước ở tận một huyện biên giới giáp Camphuchia của tỉnh Tây Ninh. Người ta cũng tìm thấy giấy tờ tùy thân của Đước trong tay gia đình đã nuôi Đước. Họ xác định lại tên tuổi, quê quán rồi đưa Đước về lại Hải Phòng, chứ thực ra Đước không còn nhớ gì cả. Tại Hải Phòng, người ta lại xác định rằng Đước còn một người thân, tên là Vược, hiện sinh sống ở Nghệ An. Thế là người ta đánh tin cho Vược. Vược đón Đước về nuôi, cũng vui mừng vì mình còn sót lại một người thân tưởng đã hi sinh từ thời chiến. Vược dẫn anh trai đi khắp làng, giới thiệu từ người này sang người khác, nhưng Đước lúc nào cũng chỉ cười, thi thoảng lắm mới nói những từ rất ngắn để chào hỏi, xin nước hay trả lời điều gì đó. Thế nhưng, hầu như người làng đều quý Đước. Đước thật thà, ai nhờ gì cũng làm, ai cho gì cũng không lấy, trừ khi khát nước thì tự xin nước uống. Nhà Vược có ba con trâu, Đước hằng ngày cắt cỏ chăn trâu, chăm cho những con trâu béo núc ních.


Lần ấy, Đước dẫn trâu đi bên bờ đập, cho trâu xuống "đằm", còn mình tìm chỗ mát mẻ ngồi ngắm trâu. Chợt có tiếng khóc ri rỉ vong đến khiến Đước tò mò. Đước lần theo tiếng khóc, gặp Miền đang ngồi bên bụi nứa, chân thõng xuống nước, ánh mắt đỏ hoe. Đước chỉ dám đứng im, không động đậy. Chợt Miền lao xuống nước. Đước hoảng hốt giây lát rồi ú ớ lao theo, kéo Miền lên bờ. Miền dùng dằng trong tay Đước, người ướt đẫm, áo dính sát vào da. Miền khóc òa. Đước lo lắng khua tay trước mặt Miền, bảo "đừng chết, đừng chết". Miền nằm nhoài ra đất, rã rời. Đước nhìn bộ ngực con gái phập phồng sau làn áo mỏng dính bết nước, vội quay mặt đi trốn. Đột nhiên Miền ngồi dậy, níu lấy tay Đước, miệng líu ríu bảo "đừng đi, đừng đi". Miền ôm ghì lấy Đước, làn da nhợt nhạt bỗng chốc hồng lên trông thấy. Miền vẫn khóc. Thân thể Miền bấu chặt lấy Đước, khiến Đước càng trở nên lúng túng. Cả đời Đước chưa từng đụng đến đàn bà con gái, sau khi dính bom lại trở nên ngây ngây ngô ngô, đâu thể nghĩ có ngày rơi vào tình huống này. Đước đẩy Miền ra, nhưng tấm thân nóng rực của Miền đã đánh thức thằng đàn ông trong Đước. Đước vội đè Miền xuống, tới tấp vồ vập lên mặt Miền, ngực Miền. Miền khóc rưng rức, cho đến khi Đước cũng bật khóc. Đước rú lên một tiếng rồi sập cả người xuống thân thể Miền, không còn động đậy. Cứ thế một lúc sau, Miền mới bất chợt rùng mình, lay thử vào người Đước. Đước đã chết. Miền hốt hoảng hét lên, tiếng hét vọng từ chân núi này sang ngọn núi khác.


Vược xách dao vào nhà Miền, chửi toáng lên, nói Mỵ hại thằng Vông, còn Miền giết chết Đước. Mỵ bước ra đuổi Vược về đi, rằng lẽ ra nhà Vược nên cảm ơn Miền mới phải, bởi dù sao Đước cũng đã được nếm mùi đàn ông trước khi chết. Vược đang hăng máu, lại vấp phải con bé Lạc lon ton chơi trước sân, gương mặt giống hệt Vông. Vược khụy xuống, giơ tay lên trời than hai tiếng "oan nghiệt" rồi xách dao về. Bản và Phóng cũng thôi chơi với lũ bạn, bỏ vào Nam ở cùng mẹ Nhình và các chị trong đó.Miền nằm bẹp trên giường, khóc suốt ba ngày. Đến ngày thứ ba thì Mỵ bảo Miền im đi, việc gì phải khóc. Miền bảo con thấy nhục. Mỵ bảo, đến tau còn không thấy nhục thì mi nhục cái chi, đằng nào cũng thấy rồi, chết được thì ra ăn nắm lá ngón, không chết được thì dậy lên đồi mà hái chè. Miền sụt sùi chống tay ngồi dậy, đi lên đồi. Miền hái lá ngón, chứ còn sống sao được nữa. Cái Hưởng đi theo chị, khóc toáng lên, nói chị đừng chết. Miền ôm em, nước mắt lã chã rơi, rồi bảo em đi về nhà lấy sọt đựng chè. Chín tháng sau, Miền sinh một đứa con trai, giống hệt Lạc, đặt tên là Khổ.


Lại nói một chút về Vông. Sau khi bỏ vào Nam được đâu vài năm, thì Vông lấy vợ. Vợ Vông sinh được hai đứa, con gái tên là Như, con trai tên là Ý. Hai vợ chồng sống với nhau được bảy năm thì ly hôn. Vông đi lấy người khác. Vợ Vông đưa hai con về Nghệ An tìm Vược, gửi cháu cho ông rồi cô sang Đài Loan làm thuê kiếm tiền. Nếu có lúc nào đó Như, Ý, Lạc, Khổ gặp nhau, hẳn người ta nghĩ chúng cùng một bố một mẹ sinh ra, vì chúng giống nhau như đúc, nhưng hình như chúng chưa bao giờ gặp nhau.Năm nay, Vược sáu mươi tuổi, đã trở thành hội trưởng hội cựu chiến binh của xóm. Vược cười khà khà, ngày ngày đưa đón Như và Ý đi học, tự hào vì có hai đứa cháu học hành giỏi giang. Tháng trước, thằng Phóng gọi điện về, nói nó muốn cưới vợ, một cô Vũng Tàu hẳn hoi. Nó kêu bố vào hỏi vợ cho nó. Vược để Toan và hai cháu ở nhà, một mình vào Vũng Tàu. Gặp lại Nhình, Vược trêu Nhình vẫn cười duyên thế. Nhình không thèm trả lời Vược lấy một câu, nhưng tụi con cháu vẫn ghép hai ông bà lại với nhau, chụp chung kiểu ảnh. Chúng nó bảo, bố mẹ bây giờ già cả rồi, ghen tuông giận hờn gì nữa. Thế là Vược đồng ý, Nhình cũng đồng ý. Chuyện đến tai hai đứa cháu, hai đứa cháu lại bi bô với Toan, Toan chỉ thở dài, vẻ hơi buồn. Thế nhưng, Toan mới nghe kể chuyện hôm trước thì hôm sau đã thấy Vược về. Toan ngạc nhiên, làng xóm cũng ngạc nhiên. Vược đét tay sau mông, nói: "Bố khỉ nó chứ, chúng nó mất dạy, ông không thèm hỏi nữa, ông về". Hóa ra, trong lễ ăn hỏi, bố cô dâu có nói câu gì đó đại khái nhắc đến truyền thống lăng nhăng của nhà Vược. Vược tức quả, đỏ mặt tía tai, phủi mông, về thẳng, mà về hẳn Nghệ An luôn. Thằng Phóng chạy theo nhíu bố lại. Vược bảo: "Chúng mày muốn cưới thì tự đi mà cưới, tao không hỏi han gì hết, nhá".


Vân Anh

2hi.us