Teya Salat
Truyện Ngắn Ý Nghĩa - Ai Là  Người Giàu Có?

Truyện Ngắn Ý Nghĩa - Ai Là Người Giàu Có?

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn Ý Nghĩa - Ai Là Người Giàu Có?

Truyện Ngắn Ý Nghĩa - Ai Là Người Giàu Có?

Không bao giờ tôi quên lễ Phục sinh năm ấy. Khi đó tôi lên 14 tuổi, em Ocy 12 tuổi, còn chị Darlene 16 tuổi. Bố tôi đã qua đời trước đó năm năm nên bảy anh chị em chúng tôi sống cùng với mẹ trong một ngôi nhà chật hẹp.

Năm trước, hai chị đầu của tôi đi lấy chồng còn hai anh kế tôi cũng thoát ly gia đình. Một tháng trước ở ngày lễ Phục sinh, ông mục sư ở xóm tôi thông báo năm nay sẽ có phong trào quyên góp đặc biệt giúp đỡ gia đìnhg nghèo nhất trong xóm. Ông kêu gọi mọi người nên dành dụm tiền để tham gia.

Tan lễ về nhà, chúng tôi bàn nhau làm cách nào để có tiền ủng hộ. Mẹ tôi quyết dịnh mua 20kg khoai tây để dành ăn cả tháng, nên có thể tiết kiệm được 10 đô la tiền chợ. Chúng tôi còn nhẩm tính nếu hạn chế sử dụng điện và nghe đài, sẽ được thêm một khoản tiền nữa. Chị Darlene tranh thủ thời gian rãnh để phụ giúp việc nhà cho những gia đình trong xóm. Còn tôi và Ocy nhận trông trẻ. Khi gom đủ 15 xu tiền công, chị em tôi mua bông gòn về may những miếng lót nhắc nồi, rồi đem bán cho cửa hàng bách hóa để nhận 1 đô la. Nhờ vậy, trong suốt một tháng, ba chị em tôi, mỗi người đã để dành được 20 đôla.

Vào đêm trước lễ Phục sinh, chúng tôi nôn nao không ngủ được. Chúng tôi không hề nghĩ rằng lễ Phục sinh năm nay mình sẽ không có quần áo mới, mà chỉ biết cả nhà đã dành dụm được 70 đôla để quyên góp giúp đỡ một gia đình nghèo khó nhất trong xóm. Chúng tôi hồi hộp chờ đến ngày mai và hình dung không biết gia đình nghèo khổ ấy sẽ vui mừng như thế nào và làm gì với số tiền được tặng đó.

Sáng chủ nhật hôm đó, trời mưa rất to những chúng tôi vẫn háo hức đến nhà thờ. Chúng tôi chẳng có chiếc dù nào, nhà lại cách nhà thờ gần 2 cây số. Nhưng mấy mẹ con tôi không ngần ngại gì cả. Chị Darlene nhét bìa cứng vào dày để bịt lỗ thủng ở đế. Tuy nhiên, một lúc sau nước mưa đã làm miếng bìa rã ra và bàn chân chị ướt sũng. Còn tôi và mẹ xắn quần lên đầu gối để không bị ướt.

Vừa bước vào nhà thờ, tôi chợt nghe tiếng xì xào bình phẩm về bộ quần áo mà chúng tôi đang mặc. Nhìn mọi người rạng rỡ trong những bộ quần áo mới, tôi vẫn tự hào thấy là mình giàu có.

Đến lúc ông mục sư tuyên bố quyên góp tiền ủng hộ, mẹ tôi liền đứng lên và cho vào thùng 10 dola, còn chị em tôi lần lượt mỗi người đóng góp 20 dola.

Trên đường về chúng tôi ca hát rất vui vẻ. Buổi trưa hôm ấy, mẹ dành một ngạc nhiên cho cả nhà bằng “bữa tiệc Phục sinh”. Chúng tôi thưởng thức ngon lành món trứng luộc ăn với khoai tây chiên ! Vào cuối buổi chiều, ông mục sư đến nhà chúng tôi. Mẹ ra cửa đón ông và hai người nói chuyện rất lâu. Rồi mẹ quay vào nhà với một chiếc phong bì trên tay. Mẹ lặng lẽ mở phong bì ra, một xấp tiền rơi xuống bàn. Tôi thấy tổng cộng có ba tời 20 đô la mới cứng, một tờ 10 đô la và mười bảy tời 1 đô la.

Mẹ lặng lẽ bỏ lại số tiền vào phong bì. Cả nhà lặng yên và ai nấy đuổi theo những suy nghĩ của riêng mình. Mới sáng nay tôi thấy gia đình mình rất giàu có. Còn bây giờ chúng tôi mới biết là mình nghèo nhất trong xóm. Ông mục sư đã đem số tiền trao cho chúng tôi, nên chắc chắn là như vậy.

Từ trước đên nay chúng tôi sống thật hạnh phúc và cảm thông với những ai không có bố mẹ tuyệt vời như mẹ và người bố đã mất của tôi. Chúng tôi tự hào vì gia đình mình đông anh chị em nhất và rất vui vẻ khi những đứa cháu về thăm bà và các gì. Chúng tôi cảm thấy thú vị khi mấy chị em cùng dùng chung cái đĩa và muỗng bạc vào bữa cơm tối mừng lễ Phục sinh. Nhà chỉ có hai con dao, nên khi ăn mọi người phải chuyền cho nhau để cắt bánh. Tôi biết gia đình mình không có nhiều thứ như những gia đình khác.

Tôi nhìn lại chiếc áo đầm cũ, đôi dày trơ gót của mình và bất giác cảm thấy xấu hổ. Tôi không muốn đi nhà thờ và đến trường nữa.

Suốt tuần ấy, chị em chúng tôi vẫn đến trường rồi về nhà mà không nói câu nào cả. Vào thứ 7, mẹ hỏi chúng tôi muốn làm gì với số tiền 87 đô la ấy. Chúng tôi cũng không biết sẽ làm gì với số tiền lớn đó. Sáng Chủ nhật tiếp theo, ba chị em không muốn đi nhà thờ, nhưng ánh mắt buồn của mẹ làm chúng tôi đổi ý.

Buổi lễ hôm ấy có một nhà truyền giáo đến nhà thờ xóm tôi nói chuyện với giáo dân. Ông kể về những nhà thờ ở châu phi được xây bằng gạch phơi nắng, nhưng đang thiếu tiền để mua vật liệu lợp mái nhà. Ông bảo cần khoảng 100 đô la là đủ để dựng một mái nhà thờ, và hi vọng mọi người ở đây ủng hộ để giúp họ. Mẹ coi tôi đưa mắt nhìn nhau và lần đầu tiên trong suốt một tuần lễ chúng tôi lấy lại nụ cười trên môi.

Mẹ lấy trong ví ra chiếc phong bì. Mẹ đưa cho chị Darlene. Chị ấy truyền qua tay tôi. Tôi lại đưa tiếp cho Ocy. Ocy để phong bì vào thùng quyên góp của nhà truyền giáo.

Sau buổi lễ, nhà truyền giáo đếm lại số tiền và tổng cộng có hơn 100 đô la. Khuôn mặt của ông rất vui vì ông không ngờ có được một số tiền lớn nhanh thế. Ông bảo: “Ở đây chắc hẳn có người rất giàu”. Đột nhiên tôi sửng sốt khi phát hiện ra một điều. Trong số tiền hơn 100 đô la ấy, gia đình mình đã đóng góp 87 đôla.
Từ đó trở đi, tôi không bao giờ thấy mình nghèo nữa.

Cù Lú ~ sưu tầm~
2hi.us