Pair of Vintage Old School Fru
Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Nổi Loạn

có khả năng gì đặc biệt.


Ông giám đốc cất hồ sơ vô ngăn kéo, xoay người với tay lên cái giá sách lấy ra một con sóc bằng gỗ, to như thật.


– Cháu thấy con sóc này như thế nào?


Tôi hoảng hồn trước vẻ sinh động của tác phẩm điêu khắc lạ lùng ấy. Tại sao gỗ lại diễn tả được sự óng ả và mềm nại của lông thú? Gỗ mà có thể xù lên thành cái đuôi kiêu hãnh và thướt tha dường ấy sao? Tôi đặt nó giữa lòng bàn tay, nó như muốn nhảy lên vai tôi.


Giám đốc nói:


– Phan nó làm đấy. Không hề qua

một trường lớp nào cả. Tự nghĩ ra mà làm. Bữa đó gặp nó ở căntin, chú với nó ngồi ở bàn ăn, trao đổi qua lại về chuyện trong trại. Nó vừa nói chuyện vừa lấy cái dao nhỏ xíu đẽo gọt gì đó trên đầu chiếc đũa. Lúc chú đứng dậy bỏ đi, nó đưa chiếc đũa cho chú. Cái gì đây? Chú hỏi. Nó nói: Chú về lấy kính lúp soi sẽ biết. Chú về văn phòng, làm theo lời nó. Cháu biết nó khắc gì trên đầu đũa không? Một cái tượng bán thân của chú, chỉ lớn hơn hạt đậu xanh một chút. Mà nó làm có hơn mười lăm phút. Thế mới lạ chứ.


Tôi nói:


– Chú ơi, chú nghĩ thế nào về quyết định của đồng chí quản giáo với anh Phan?


– Chẳng qua vì mái tóc dài của nó thôi.


Giám đốc quay máy điện thoại, rồi lấy tờ giấy nhỏ viết nguyệch ngoạc mấy chữ. Lát sau một người lính xuất hiện đứng nghiêm chào. Giám đốc nói:


– Chú đem tờ giấy này xuống biệt giam dẫn thằng Phan lên đây.


Mười lăm phút sau người lính dẫn Phan vào. Tôi nháy mắt với anh và nói:


– Em đến đây sáng nay.


– Chào em.


Phan nói gọn lỏn và đứng im.


–Hai anh em nói chuyện với nhau đi.


Giám đốc bỏ ra ngoài.


Phan ngồi xuống cạnh tôi trên chiếc ghế dài.


– Tôi nhận bừa anh là anh con dì tôi.


Phan im lặng, rút gói thuốc lá tôi cho ban nãy. Anh hút mà không nhìn tôi, không có vẻ gì ngạc nhiên về hành động của tôi. Tôi lại nói:


– Vì tôi thấy cách cư xử của người quản giáo khi sáng là bất công.


– Cám ơn chị. Phan nói và nhìn vào mắt tôi một lúc.


– Ðồng chí giám đốc cho tôi biết rằng anh sắp được tha về. Anh nên cố nhịn một tí.


Phan nhắm mắt lại, sờ cằm. Rồi lại nhìn tôi. Tôi không hiểu cái nhìn ấy. Tôi ngó anh. Anh hỏi nhỏ:


– Có cái gì ăn không?


Tôi lục ví tay tìm được một viên kẹo, đưa cho anh. Anh cầm viên kẹo mà những ngón tay run lên. Anh ngậm nó trong miệng như đứa trẻ con. Lúc ấy anh nhìn tôi một cách hóm hỉnh, anh nói:


– Ðừng cười nhé. Tôi đói lắm. Tìm xem còn viên nào nữa không?


Trong ví tôi bây giờ chỉ có một thỏi son môi, cái bấm móng tay, cái gương nhỏ và một cây bút chì kẻ lông mày. Tôi đưa cây bút chì ra trướcmắt anh và nói:


– Không còn gì nữa.


– Chị cho tôi mượn cây bút chì.


Tôi đưa nó cho anh. Anh xé bao thuốc lá ra, vuốt ngay thẳng thành một tờ giấy bằng bàn tay rồi đặt tờ giấy trên cái ghế dài, vạch mấy nét nguệch ngoạc.


– Bao giờ chị về?


– Sáng mai. Anh có gửi gì về gia đình không?


– Không. Bà xã tôi mới lên thăm cách đây một tuần.


– Trông anh có vẻ buồn.


Phan cười cười, tôi hỏi:


– À, hồi nãy anh nói tên bài hát là gì tôi quên rồi.


Phan trả cây bút chì cho tôi và gấp tờ giấy bao thuốc lại.


– Besame Mucho.


Bêdamê Muchô, tôi nhẩm trong miệng cho khỏi quên. Còn nghĩa của từ đó thì tôi biết rồi. Phan đưa cho tôi tờ giấy bao thuốc.


– Cái gì vậy? Tôi hỏi và mở tờ giấy ra.


Ðó là chân dung của tôi. Ðứa trẻ con nhìn cũng biết là giống. Giống y hệt. Nét chì nguệch ngoạc như đùa. Tôi ngạc nhiên nhìn anh. Vui sướng. Ông giám đốc ho một tiếng và bước vào. Tôi đứng dậy.


– Tạm biệt anh. Hy vọng sẽ gặp lại một ngày rất gần.


– Cám ơn.


Giám đốc bảo Phan:


– Anh về sam ngủ đi.


Rồi ông tiễn tôi về nơi ở của đoàn chiếu phim.








mười


Lúc mới vào phim thì con tôi đang ngủ. Nơi phòng chiếu có kê một cái bàn nhỏ. Tôi lót chiếc khăn tắm dày và đặt bé lên đó. Máy quay phim chạy rè rè. Ngọn đèn nơi chỗ tôi ngồi có cái chụp, rọi ánh sáng vô bản thuyết minh.


– Anh vội gì, trời đang mưa mà.


– Anh không vội. Mưa đối với anh không là gì cả.


– Không phải là mưa đâu. Mà chính em đối với anh không là gì cả. (Cô gái khóc).


Sau đó là một khoảng im lặng dài. Không có thoại. Tôi theo dõi màn ảnh. Cô gái đã thôi khóc và đứng lên mở cửa sổ nhưng lúc đó tiếng khóc lại ré lên. Khán giả ngơ ngác. Người chiếu phim cũng ngơ ngác. Ðó là tiếng khóc của con tôi. Ngoan nào. mẹ yêu con, mẹ yêu...Tôi ủ nó trong lòng, vỗ về.


Giọng diễn viên trong phim lại cất lên nhưng tôi đành bỏ mất hai câu thoại vì phải cởi nút áo cho con bú.


– Anh cầm tạm cái dù của em.


Người đàn ông trong phim đón lấy chiếc dù đen, không nói một lời, mở cửa bước ra đường.


Con tôi ngủ trở lại nhưng đôi môi nhỏ xíu của nó vẫn ngậm chặt núm vú, thỉnh thoảng lại núc núc như con chó con.


Cuối buổi chiếu, rạp trưởng phê bình tôi đã để con khóc trong lúc thuyết minh. Lúc rạp trưởng bỏ đi thì một người đàn ông nhỏ thó đầu đội cái mũ vải màu hạt dẻ sụp xuống che nửa mặt, bước đến. Ðó là Phan. Ðó cũng là lần gặp đầu tiên kể từ khi chúng tôi quen nhau trong trại cải tạo. Gần một năm trước.


– Sao anh biết tôi ở đây?


– Có biết đâu. Tôi ngồi xem phim và nhận ra giọng thuyết minh của Ngọc.


Phan nhìn đứa hài nhi đang nằm trong lòng tôi, nhìn chăm chú nhưng không nói gì. Còn tôi thì nhìn anh, ngạc nhiên về sự mừng rỡ của mình, ngạc nhiên khi thấy anh thân thiết như một kẻ đã từng chung sống trong một mái nhà. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi tâm trạng tôi lúc ấy. Suốt gần một năm tôi không nghĩ đến anh, không có ý định tìm anh và gần như đã quên anh, vậy mà lần gặp lại đột ngột ấy tôi mừng rỡ cuống quít. Tôi biết anh cũng mừng rỡ như tôi nhưng anh giấu nó trong cái vẻ ảm đạm khốn khổ của một người tù.


Phan bảo tôi cho anh bế đứa bé một chút và tôi chiều anh. Anh nói:


– Tôi đã từng bế ba đứa bé như thế này trong nhiều năm. Bây chúng nó đã lớn rồi.


– Ðây là con đầu của em. Con đầu của anh bao nhiêu tuổi rồi?


– Mười tuổi.


Chúng tôi ra khỏi rạp hát lúc trời đã xế chiều. Phan đạp xe đi song song với tôi, đưa tôi về đến gần nhà rồi mới chịu đi.


Từ đó thỉnh thoảng Phan lại đến rạp chiếu bóng nhưng vì tôi sợ dư luận nên về sau Phan hay đứng chờ tôi ở góc đường, cách xa rạp. Chúng tôi thường vào một quán cà phê gần đó.


Có một hôm Phan hút hết bao thuốc lá và định ném cái vỏ bao đi nhưng rồi anh lại lấy tờ giấy bạc bên trong ra, đưa cho tôi và nhìn tôi đăm đăm. Tôi nói:


– Em vẫn còn giữ bức họa anh tặng em trong trại cải tạo.


Và tôi mở ví. Bức chân dung vẽ trên bao thuốc lá tôi dán ở mặt trong bìa sau cuốn sổ tay.


Phan ngắm nghía bức vẽ của mình. Người chủ quán cà phê đi ngang qua, cười với anh. Phan bất chợt hỏi:


– Ở đây có bài Besame Mucho không?


– Có chứ.


Nhưng đó là một bản nhạc đã được dịch ra lời Việt và người ca sĩ có giọng uốn éo, điệu đàng.


Phan ngửa mặt cười:


– Thật đáng tiếc. Anh sẽ tặng cho em một cuốn băng có bài này, do Connie Francis hát.


– Anh có vẻ sành về âm nhạc?


– Anh cũng biết đại khái.


– Thế anh học điêu khắc ở đâu vậy?


– Ai nói em là anh biết nghề ấy?


– Hồi ở trại cải tạo em có nhìn thấy một con sóc bằng gỗ.


Phan gấp cuốn sổ tay lại, đưa cho tôi và nói:


– Anh chỉ làm để giết thì giờ chứ anh có học hành gì đâu. Hồi chế độ cũ anh bị bắt đi lính. Người ta gởi anh vào một quân trường ở Nha Trang, cũng bị canh giữ như một trại tù vậy. Bữa kia, tay trung tá chỉ huy trưởng Trung tâm nhập ngũ họp tụi anh lại trong sân. Hắn hỏi “Ai biết nghề điêu khắc? “ Ba thằng tân binh đưa tay lên. Trung tá mời lên văn phòng và bảo tạc tượng Trần Hưng Ðạo cho một vị tướng nào đó. Một tuần sau cả ba bị đuổi về vì tạc không giống. Một buổi sáng nọ anh ngủ quên, ra sân tập thể dục trễ. Anh bị tay

thượng sĩ chỉ huy đại đội kêu lên bắt đi chùi cầu tiêu. Anh nói với hắn: “Tôi có thể tạc tượng Trần Hưng Ðạo được, thượng sĩ cho tôi gặp trung tá.” Viên trung tá nhìn anh với cặp mắt nghi ngờ. “Anh tốt nghiệp trường nào? “ “Chưa hề học điêu khắc bao giờ. Nhưng tôi tạc giống. Nếu không trung tá cứ kỷ luật.” Tay trung tá có vẻ tò mò. Hắn rót cho anh một ly whisky và hỏi: “Ðược, tôi cho cậu thử. Nhưng cậu cần bao nhiêu tiền?” “Một khúc gỗ và một tờ giấy bạc năm trăm đồng.” Tay trung tá rất ngạc nhiên: “Năm trăm đồng thì làm được cái gì? Cậu chỉ ăn được một tô phở.” “Vâng, chỉ cần có thế. Mỗi ngày.” “Nhưng cậu còn phải mua đồ nghề chứ” “không cần.” Trung tá vỗ vai anh. có vẻ chịu cái cách ngang bướng ấy nhưng cũng dọa một câu: “Cậu giỡn mặt với tôi là chết đấy nhé. Nhốt chuồng cọp! “


Tôi đành phải cắt ngang câu chuyện của Phan vì quá tò mò.


– Nhưng ý nghĩa của tờ giấy bạc năm trăm đồng ấy là gì?


– Có gì đâu, Phannói, vì trên tờ giấy bạc ấy có in hình Trần Hưng Ðạo. Cứ mỗi sáng anh lãnh một tờ 500, nhìn chân dung của cụ Trần mà khắc. Xế chiều lấy tờ 500 mua rượu uống. Sáng hôm sau lại lãnh một tờ 500 khác. Cứ như thế kéo dài một tháng. Thực ra anh có thể hoàn thành bức tượng trong vòng một tuần lễ. Tượng bán thân lớn gần bằng người thật.


Hình như trong giới nghệ sĩ điêu khắc chỉ có vài người biết đến Phan và không ai công nhận tài năng của anh, nhưng đối với tôi anh là một nhà điêu khắc kỳ lạ. Anh vô danh nhưng độc đáo và kiêu hãnh. Anh làm việc âm thầm, đơn độc. Anh không có xưởng vẽ, không có phòng làm việc, không có cơ quan nào. Anh vẽ ngẫu hứng, trên giấy tập, trên tường vôi, trên mặt bàn hoặc trên thân áo. Những phác thảo chân dung của tôi thường được thực hiện ở quán cà phê vỉa hè. Những tượng bán thân của tôi thường chỉ to bằng đầu ngón tay. Một lần anh tạc tượng tôi trên một củ khoai tây và khi nồi súp của tôi đang sôi thì anh thảy bức tượng vô đó.


– Trời ơi sao anh lại hủy bức tượng của em?


Phan lấy cái nắp vung đậy nồi súp lại. Anh nói:


– Ðừng buồn. Anh sẽ tạc tượng em trên que củi này. Và em sẽ cháy rực lên trong bếp lửa.


Tôi kêu lên:


– Ôi, đừng có điên. Sao lại phí sức như thế?


– Có gì mà phí. Ðó là niềm vui của anh. Những lúc không gặp em anh đã tạc hàng chục bức tượng em trên cục tẩy, cán dao, bút chì và trên chân ghế.


Phan tạc tượng giống như đứa trẻ con nghịch ngợm với đất sét, với cát biển. Có khi trong năm phút tôi tượng hình trên một viên kẹo. Anh ngắm một vài giây rồi bỏ vào miệng cho tan đi. Nhiều lúc anh đắp khuôn mặt tôi nhìn nghiêng bằng cát biển gần sát chân sóng, chỉ một lát thủy triều lên xóa mất mọi dấu vết. Phan làm nghệ thuật như giỡn chơi. Anh vừa giống trẻ thơ vừa giống tạo hóa, cả hai kẻ ấy đều đùa giỡn trên tác phẩm của mình. Phan nói:


– Anh là một kẻ vô tích sự.


– Ai bảo anh thế?


– Vợ anh. Bà ấy thường hỏi: “Anh sẽ làm gì với mớ tượng lỉnh khỉnh đầy nhà này?“


– Chị ấy có hỏi nhân vật trong tượng là ai không?


– “Người” không bao giờ quan tâm đến những tác phẩm của anh. Mà chính anh cũng không quan tâm nữa. Anh tạc tượng như người Tàu già làm bánh bao.


– Nhưng tượng của anh là một tác phẩm nghệ thuật.


– Bộ em tưởng rằng bánh bao không là một tác phẩm nghệ thuật à.


– Có thể, tôi nói với vẻ tức tối, nhưng giá trị nghệ thuật của bánh bao thấp kém hơn nhiều.


– Nhưng đa số quần chúng lại thích cái bánh bao hơn tượng của anh. Họ có thể bỏ ra một ngàn đồng để mua bánh bao nhưng tượng của anh, cho không ai thèm lấy. Bữa nọ ngồi ăn phở, anh nổi hứng tạc tượng anh thợ nấu phở trên thanh củi rồi tặng hắn. Hắn ngắm nghía một lúc rồi nói: Giống đấy. Nhưng sao có một con mắt. Anh nói: Một con mắt đủ giống rồi, cần gì hai con. Hắn toét miệng cười. Và trong lúc anh cắm cúi ăn thì hắn ném thanh củi vào bếp. Khi ngọn lửa sém qua bức tượng, anh thấy nó sáng rực lên, đẹp một cách ma quái. Anh rút vội thanh củi ra khỏi bếp lửa, thổi tắt nó đi. Bây giờ bức tượng cháy sém của người nấu phở vẫn còn ở nhà anh. Ðó là một tác phẩm mà anh rất thích.


Những câu chuyện như thế chúng tôi thường trao đổi nhau trong những quán cà phê vỉa hè hay trong căn tin cơ quan phát hành phim trước hoặc sau khi tôi thuyết minh xong một cuốn phim nào đó.


Tôi xin cho anh một cái thẻ xem phim nên anh cũng thường đến xem cùng với những nhà báo. Tôi bảo anh thử viết một bài điểm phim. Anh viết. Nhưng anh không viết về cuốn phim mà chỉ phân tích một khía cạnh nào đó mà anh cho là độc đáo. Ví dụ như tâm lý của nhân vật nữ trong phim Duy Nhất. Ðó là một người đàn bà đã có chồng, vẫn yêu chồng nhưng lại thương hại một chàng nhạc sĩ nghèo. Sự thương hại đó đưa đến hiểu lầm khiến gia đình tan vỡ. Bài viết đó đăng báo và được hoan nghênh.


Anh đã bắt đầu nghề làm báo như vậy.


Tôi cũng thương hại anh như người đàn bà trong phim Duy Nhất thương chàng nhạc sĩ kia. Thiếu úy bộ binh quân đội Sài Gòn cũ, hai lần bị thương, ba năm học tập cải tạo, vợ là bác sĩ nhưng lương không đủ nuôi ba đứa con. Cuối năm 1978 khi anh mới ở trại cải tạo về, gia đình ăn toàn bột mì, bo bo, sắn. Chiếc xe đạp của anh như một con ngựa già lọm khọm. Hồi ấy mỗi khi ra đường thấy ai đi xe đạp bị trật xích lui cui bên lề đường, tôi hay nhìn. Thường là tôi gặp anh trong tư thế ấy. Tôi nói:


– Ðể em mua cho anh một sợi dây xích mới.


– Xích có hư đâu. Xe trật xích là do cái cốt giữa.


Tôi dẫn anh đi mua một cái cốt giữa. Quả nhiên xe không trật xích nữa.


Mỗi sáng thứ ba đều có chiếu phim cho báo chí xem. Hôm đó tôi thuyết minh phim Anh Em Ruột Thịt nhưng cúp điện. Tôi bỏ ra ngoài, có ý tìm anh nhưng vẫn không thấy. Tôi ra cổng, đi dọc theo đường Lê Quí Ðôn, thấy anh đang ngôi sửa xe đạp.


– Anh ăn sáng chưa?


Phan cười. Anh mua một ổ bánh mì không. Chúng tôi chia nhau ăn dọc đường đi. Chợt nhớ buổi chiếu phim, tôi kêu lên:


– Chết! Mọi người đang đợi em.


Phan bảo tôi chạy nhanh lên. Khi đến nơi, mọi người đang lố nhố ngóng chờ. Thủ trưởng của tôi sừng sộ:


– Cô đi đâu vậy?


– Lúc nãy cúp điện em tranh thủ đi mua cái bánh mì.


– Mua bánh mì gì mà hơn nửa tiếng đồng hồ. Mọi người tính bỏ về đấy. Cô làm ăn như vậy hả?


Tôi ngượng ngùng xin lỗi và bước vào phòng chiếu.


Về sau này khi mọi chuyện đã vỡ lỡ, nhiều người bảo tôi:


– Ðáng gì cái thằng cha như thế mà phải bỏ chồng con đi theo nó, chịu bao nhiêu đau khổ, nhục nhằn, bao nhiêu búa rìu dư luận.


Ðó là một đánh giá rất bất công đối với Phan. Tôi biết nói sao về anh khi thượng đế đã cấu tạo ra anh một ngoại hình tầm thường, đã thảy anh vào một hoàn cảnh nghèo khổ, đã đẩy anh ra khỏi những địa vị xã hội. Trong đám đông, Phan hoàn toàn chìm khuất, không để lại một ấn tượng nào. Những người mới gặp Phan một vài lần, quên anh ngay sau đó. Phan nói với tôi:


– Có lẽ vì anh nhỏ con và ít nói nên đi đâu cũng bị người ta coi thường. Hồi ở trong lính tụi nó nói anh là thằng cù lần.


Rồi anh đưa tôi xem tấm hình anh chụp hồi đó để làm thẻ quân nhân: tóc húi cua, mặt tiều tụy, trước ngực đeo một tấm bảng ghi số quân bằng phấn, trông giống hệt một tên tù. Ngaycả bây giờ những lúc anh mệt mỏi buồn chán trông anh cũng chẳng

khác gì tấm hình ấy.


Ai có thể kính nể một con người như thế, ngoài tôi?


Và chính vì tôi hiểu con người anh hoàn toàn khác mọi người nên tôi yêu anh. Tôi yêu anh vì cả đời anh phải chịu sự bất công lớn lao ấy. Chỉ có tôi nhìn thấy anh, ngoài ra không một ai. Bởi vì những điều tốt đẹp, những cái độc đáo và sức mạnh của anh, tiếc thay lại nằm ở những nơi quá kín đáo. Ðó là bên trong cái hộp sọ, bên trong lồng ngực. Và bất ngờ thay, nó còn ở bên trong... cái quần nữa.


Tất cả những cái đó chỉ có tôi biết. Không ai biết.


Tôi yêu anh vì sự bất công ấy.








mười một


Căn phòng đóng kín mít. Bên trong tối đen và hoàn toàn im lặng. Muỗi bay loạn xạ, chạm vào mặt anh, Phan tìm công tắc điện. Khi ánh sáng òa ra anh thấy Ngọc nằm úp mặt trên nền gạch bông, tóc rũ rượi, mắt nhắm nghiền. Một con gián rụt rè bò đến cạnh bàn tay Ngọc, leo lên ngón út. Phan ngồi xuống áp mặt vào lưng Ngọc, anh nghe mùi rượu xông nồng nặc. Phan bế Ngọc lên giường. Ngọc mở mắt ra một chút rồi nhắm lại, cánh tay rời khỏi cổ anh, rớt xuống giường. Phan lấy khăn ướt lau mồ hôi trên cổ trên lưng Ngọc. Tóc chị bê bết, dính lại từng mảng. Anh hôn lên vầng trán nhớp nhúa của Ngọc.


– Tại sao vậy? Em làm gì vậy?


Cái nhìn của Ngọc lờ đờ, thất thần. Cái nhìn đẫm nước mắt:


– Anh đến đây làm gì?


– Em không hiểu gì cả. Mấy hôm nay bao nhiêu là biến động xảy đến cho anh. Bích lên tăng-xông phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Suốt mấy hôm liền anh không ăn ngủ thậm chí không có thì giờ đánh răng nữa. Anh rất mệt.


Ngọc kéo dưới gầm giường ra một chai rượu còn chừng một phần tư. Phan giằng lấy. Ngọc giữ chặt, quyết liệt.


– Tôi muốn uống thêm để ngủ. Bây giờ tôi rất muốn nằm một mình. Anh hãy cút đi, nhanh lên. Trời sắp mưa rồi đấy.


Phan ôm Ngọc vào lòng, vuốt ve, dỗ dành năn nỉ.


– Anh xin lỗi em. Anh không muốn bỏ em nằm một mình trong tình trạng thế này. Anh thương em lắm.


Ngọc nhắm mắt lại quay lưng về phía anh.


– Không sao đâu, Ngọc nói, em ở một mình đã quen rồi. Anh đi đi kẻo trời mưa đấy.


– Anh có mang áo mưa. Ðể anh nấu cháo cho em nhé. Em uống gần hết chai rượu của anh rồi.


Ngọc nói:


– Ðừng nấu cháo. Em không muốn ăn gì cả. Em mệt lắm, chỉ muốn ngủ. Anh cứ đi đi. Em sẽ ngủ. Ðể đèn sáng cho em đỡ sợ.


Phan đắp mền lên ngực Ngọc, hôn rất lâu lên trán chị rồi khoác áo mưa ra đi. Anh đi như kẻ mất hồn. Chiếc PC cọc cạch của anh chạy lủi thủi dưới cơn mưa bay. Con đường đất trơn trợt lù mù ánh điện, những tàn cây thấp bị gió thổi tạt đi như những mảng đen nhấp nhô, nổi trôi trên sóng. Cái ao cá rộng mịt mù hơi nước hắt lên thứ ánh sáng âm u của bầu trời sũng nước xám xịt. Gió thổi chao nghiêng chiếc xe mảnh khảnh của anh khi đi ngang qua đó. Chiếc áo mưa căng như cánh buồm. Xe bò trườn qua khoảng lầy lội. Phan tiến dần tới vùng sáng của thành phố, quẹo ra đường nhựa.


Chín giờ đêm. Thành phố im lặng. Chỉ còn nghe tiếng mưa rào rào quanh mình. Một mình một xe, Phan đi trong phố vắng người và sũng ướt với nỗi buồn mênh mông vô định. Chàng thấy mình như một lão già cô độc đang kéo lê những ngày tàn cuối cùng của đời mình. Tiếng máy xe nổ xành xạch đều đặn mệt mỏi. Chàng không điều khiển nó, nó đi như một con lừa già lơ láo. Thế mà nó vẫn dẫn chàng tới trước cổng bệnh viện. Nhưng khi dừng xe lại thì hình ảnh Ngọc nằm úp mặt dưới nền nhà bỗng nhói tim chàng. Phan nghĩ, bề nào cũng có đứa con gái lớn của chàng ở với mẹ nó đêm nay, còn Ngọc thì chỉ một mình trong cái xó tối tăm đó với cơn say, với sự cô đơn tê dại. Tại sao lúc nãy khi quay lưng đi mình lại không hình dung được những điều đó?


Phan quay xe lại. Con lừa già bước những bước khởi động đần độn và ngơ ngác. Nó đi qua áo cá. Gió thốc mạnh như muốn xô dạt chàng ra phía mé nước. Phan rú ga cho xe vọt lên. Và trong ánh đèn lù mù của chiếc xe, chàng nhận ra một bóng ma trắng toát sũng ướt và băng giá. Bóng ma ấy đứng ngay giữa đường lầy lội, giữa cơn mưa rả rích, nghiêng ngả trong gió lùa. Phan dừng xe lại, ném nó xuống đường, hối hả chạy đến ôm lấy cái bóng trắng mong manh.


– Trời ơi! Chàng khóc như đứa trẻ con. Em đi đâu vậy?


Ngọc run lập cập, hai hàm răng va vào nhau, thân thể lạnh băng, đẫm nước mưa. Phan bế xốc nàng lên, ôm trên ngực, vừa đi vừa khóc. Trong xóm không ai còn thức. Có lẽ không ai chứng kiến cảnh đó ngoài mặt đất và bầu trời.


Phan đẩy cánh cửa, bật đèn lên. Chàng cởi bỏ quần áo cho Ngọc, đặt nàng lên giường nệm và lấy mền quấn lại. Chàng lấy khăn khô lau tóc cho Ngọc, xỏa nó ra ngoài mép giường rồi bật quạt máy hong cho khô. Ngọc vẫn nhắm nghiền mắt, người vẫn nồng nặc mùi rượu. Thỉnh thoảng nàng rướn người lên, nhăn mặt lại như đang chịu đựng một cơn đau nào đó.


Phan sửa lại thế nằm của Ngọc. Mái tóc đã khô, rải trên tấm ra trắng. Bây giờ Phan mới thay đồ khô cho mình và bắt đầu thấy lạnh. Chàng kéo chiếc mền len xuống để chui vào và bàng hoàng trước vẻ đẹp hoang dại của thân thể Ngọc.


Nước mắt vẫn chưa khô trên má chàng và nỗi đau còn hằn trên gương mặt Ngọc nhưng chòm lông ở giữa hai đùi nàng thí cứ đen lánh, ngời lên vẻ kiêu hãnh thần bí của nó. Bây giờ, trên thân thể lạnh cóng của Ngọc hầu như mọi bộ phận đều rã rời, đều tàn phai. Chỉ có chòm lông là vẫn giữ nguyên vẻ đẹp mãnh liệt và vĩnh cửu của nó. Có lẽ một ngàn năm sau, khi người đàn bà này đã chết rồi, xương thịt đã biến thành cát bụi rồi thì chòm lông vẫn tồn tại rực rỡ giữa bóng tối ngu ngốc của cái chết.


Phan ôm lấy tấm thân trần truồng lạnh băng của Ngọc, kéo mền đắp kín lại. Chàng ủ Ngọc bằng hơi ấm của mình. Lúc ấy Ngọc run lên, run cầm cập, nàng bấu lấy Phan như kẻ đắm tàu bấu lấy thanh gỗ mục giữa đại dương.


*


Lúc nửa đêm họ thức dậy, hoàn toàn trần truồng. Chàng không thể cưỡng lại sức quyến rũ của hơi ấm, Phan rúc đầu vào cổ Ngọc, ngậm lấy trái tai của nàng. Nàng cong người lại, nhắm nghiền mắt. Nàng xoay người nắm lấy cái sinh vật mạnh mẽ vừa nhô ra. Vuốt ve nó. Nghịch nó. Dày vò nó. Phan hiểu trò chơi ấy sẽ kéo dài rất lâu trước khi nàng hôn hít, cắn xé và nhai nuốt nó.Ðó là phần intro tài hoa nhất, mở đầu cho bản giao hưởng xác thịt đắm đuối và đầy đột biến của nàng.


Có khi phần intro ấy được phát triển một cách ngẫu hứng thành một prélude biến ảo. Sau đó là sự im lặng. Sự im lặng trang trọng của thánh lễ khi nàng tự đưa mũi dao găm nóng bỏng vào cơ thể mình. Nàng nấc lên như khóc. Và tìm kiếm cảm xúc một cách điên loạn. Nhưng đến khi sắp tóm được nó thì nàng dừng lại, nằm ngửa ra, mơ màng. Lúc ấy đến lượt Phan. Chàng điềm đạm hơn, nhẹ, khoan thai, âu yếm. Chàng vừa làm tình vừa ngắm nghía dung nhan của nàng. Lúc đầu chàng hôn cái chót mũi, hôn mắt bên trái rồi hôn mắt bên phải, hôn lên trán, lên môi. Ngọc cười, mừng rỡ, tươi tắn và ngây thơ như đứa trẻ con. Ðó là người đàn bà đẹp nhất mà Phan gặp trên cõi đời này. Chàng sung sướng biết bao khi được làm tình với một người đàn bà đẹp như thế. Chàng không dại gì phải vội vàng. Và Ngọc cũng thế.


Nhưng có một lúc nào đó Ngọc hưởng ứng một cách cuống quít khiến chàng không cách gì dừng lại được. Ngọc kêu lên:


– Ðừng dừng lại. Dừng lại là em chết liền.


Chỉ có quỷ sa

tăng mới có thể kết thúc được sự mê đắm của nàng.


Họ hôn hít nhau, mơn man, âu yếm, nắn nót sự mềm mại của đường nét và da thịt. Một lát Phan nhỏm dậy. Bản giao hưởng lại tiếp tục bằng giai điệu khoan thai thủ thỉ, nũng nịu.


– Trong cơ thể em có cái vùng rất đặc biệt. Nhưng nó ở chỗ nào thì em không biết. Hình như nó di động theo cảm hứng. Có lúc nó ở phía ngoài, có lúc nó nằm sâu tận bên trong, có khi nó tản mạn đâu đấy ở hai bên vách. Rồi biến mất. Và bỗng nhiên không biết từ đâu nó xuất hiện. Giống như một em bé nấp trong kẹt cửa bỗng chạy ra đón bố về. Sao lạ vậy, anh?


Phan nói:


– Dường như những người khác không có cái vùng ấy đâu. Họ đơn giản hơn em nhiều lắm.


– Chính em cũng không ngờ là em có cái vùng ấy. Lấy chồng mười hai năm nhưng nó chưa hề xuất hiện một lần nào. Ðôi khi em nghĩ nó là linh hồn của em. Và khi làm tình, không phải chỉ làm tình với xác thịt mà còn làm tình với linh hồn em nữa.


*


Sáng sớm, hai người đi dạo chơi trên những lối mòn quanh co giữa ruộng nước.


Lúc ngồi với nhau trong quán ăn Phan nghĩ thương Bích và muốn đến bệnh viện nhưng lại sợ Ngọc đọc được ý nghĩ ấy. Chàng rất sợ phải đối phó với những cơn ghen, những hờn dỗi, những mai mỉa của đàn bà. Chàng sợ đến nỗi không dám liếc nhìn cái đồng hồ đeo tay, không dám lơ đãng khi nói chuyện, nhưng trong đầu, chàng vẫn nghĩ cách nào đó để ra đi êm thấm. Cách nào? Ngọc đang rất vui, tươi tắn, xinh đẹp và dường như không hề nghĩ gì đến chuyện Phan phải ra đi. Nàng rót đầy ly bia cho Phan và họ uống cạn với nhau.


– Buổi sáng ngồi uống bia ở đây thích quá.


Phan nhìn xuống dòng sông, những khóm lục bình trôi hiền lành trên dòng nước đục ngầu. Bầu trời cũng đục ngầu và ảm đạm. Phan nghĩ không biết Bích đã trải qua một đêm như thế nào ở bệnh viện, chàng thấy ái ngại và nóng ruột.


– Uống nữa đi. Ngọc lại rót đầy ly bia cho anh.


Hai người lại uống cạn. Ngọc nói:


– Hơn một tuần rồi em mới được gặp anh. Em oán anh lắm. Nghĩ lại mà thấy sợ. Cứ tưởng tượng lát nữa đây phải trở lại căn phòng ấy một mình mà rùng mình. Buổi tối vừa sợ ma vừa sợ mèo. Trời ơi, chúng cứ gào lên như những hồn ma trẻ con bất vưởng trong đêm. Em không ngủ được. Hoặc là uống rượu cho say mèm hoặc là phải uống ba bốn viên thuốc ngủ một lúc. Có khi không còn tác dụng nữa, liều lượng cứ tăng lên. Hôm trước em đọc báo thấy người ta uống đến năm mươi viên seduxen một lúc mà vẫn không chết.


Đến chai bia thứ ba mà Ngọc vẫn tỉnh bơ, môi đỏ tươi và mắt long lanh. Nàng cười, tươi tắn:


– Một ngày nào đó khi anh đến và mở cửa ra, sẽ thấy em lạnh ngắt. Em cứ tưởng tượng không biết lúc đó gương mặt anh như thế nào.


– Ðừng nói thế. Anh sẽ không bao giờ bỏ em đâu. Em không tin là anh rất yêu em sao?


– Em tin. Nhưng em không thể chịu đựng được nỗi cô đơn. Em rất cần anh. Và em rất nhớ lũ con. Con anh chúng đều lớn cả rồi, còn con em, bốn năm tuổi, không có mẹ một bên. Em nhớ chúng mà chúng cũng nhớ em. Nhưng em có thể về nhà được nữa đâu.


Phan nói:


– Ngày mai anh chở em đến trường gặp con nhé. Chín giờ sáng mai anh đến đưa em đi.


Ngọc nhìn sững Phan:


– Có nghĩa là bây giờ anh phải đi chớ gì?


– Chắc anh phải đến bệnh viện một chút để thay cho con gái anh. Sáng nay nó phải đi học.


Ngọc đứng đậy nói:


– Quá hợp lý. Em không thể cãi được. Tốt hơn hết là anh nên ở nhà luôn với vợ con anh và đừng bao giờ gặp em nữa. Em không muốn làm phiền ai cả.


Ngọc bỏ đi. Phan ngồi im một lúc, rồi hấp tấp gọi tính tiền. Chàng không đợi lấy tiền thối, chạy đuổi theo.


Nhưng khi Phan dắt được xe ra đường thì Ngọc đã lên xích lô đi khuất rồi. Chàng lẽo đẽo theo sau như một con bò già bị xỏ mũi bằng một sợi dây vô hình. Chiếc xích lô đi chậm, chàng đi chậm. Nó đi nhanh chàng đi nhanh, nó quẹp chàng cũng quẹo.


Ngọc đang nắm sợi dây giữa hai ngón tay mảnh khảnh, không hề ngoái nhìn, không hề giựt dây, cứ buông lỏng, cứ cầm hờ hững, lơ đãng. Nàng biết rằng con bò ốm ấy đang đi theo, đang về chuồng và sẽ tự mở cửa lấy mà vào.


Nó dùng răng cắn cái chốt cổng chuồng, mở ra. Nó đứng im, giương mắt nhìn, chờ đợi.


Ngọc cười, mặt tươi như hoa. Lấy lược chải tóc và hát.


– Sao chưa về?


– Em không nên giận anh, Anh rất khổ tâm.


– Có ai giận anh đâu. Về đi.


– Anh về nhé. Hãy thông cảm cho anh.


– Ðừng dài dòng. Ði đi!


Xưa nay con bò vốn ngu. Nên nó quay lưng đi.


Nhưng khi nó vừa lách mình ra khỏi cánh cửa thì một vật gì bằng thủy tinh ném thẳng về phía nó, vỡ tan tành.


Phan dừng lại. Cái vật ấy không trúng vào anh. Nhưng giá mà nó trúng vào anh thì sẽ nhẹ nhõm biết bao! Lúc ấy anh sẽ gục xuống tại chỗ, nằm nghe máu mình chảy ra nền nhà và anh sẽ quên hết tất cả trong cơn mê man.


Phan nhìn cánh cửa phòng và hiểu bi kịch đang diễn ra phía sau nó. Anh đẩy cửa bước vào. Ngọc đối mặt với anh, trên nền nhà đầy những mảnh chai vỡ, rượu chảy linh láng. Phan nói như van lạy:


– Thôi, anh ở lại với em.


– Tôi không cần lòng thương hại của anh đâu. Cút đi. Và đừng tưởnglâu nay tôi yêu anh nhé. Chẳng qua tôi lấy phải một thằng chồng tầm thường và tôi nhờ anh đến giải thoát cho tôi. Công việc của anh đến đây là xong. Anh có cần tôi trả công không?


Cái nhìn của Ngọc rực lửa nhưng mặt thì đầm đìa nước mắt. Phan vừa sợ vừa thương đến cắt ruột. Anh chậm chạp tiến đến, anh muốn ôm nàng để dỗ dành nhưng Ngọc đẩy anh ra một cách quyết liệt.


– Cút đi! Anh chỉ là một thằng tồi. Anh lừa dối cả hai người đàn bà. Anh làm khổ họ, còn anh thì được lợi cả đôi đường. Hãy cút đi. Anh còn đến đây tìm tôi thì anh là một thằng hèn.


Phan quỳ xuống định ôm ngang lưng Ngọc nhưng cô đã tránh qua một bên, cúi nhặt cái vỏ chai bể, cầm lấy cái cổ chai tua tủa những mũi nhọn.


– Ra khỏi đây ngay! Ra ngay không tôi đâm liền.


Phan đứng dậy, hai tay buông thõng.


– Em không tin là anh rất yêu em sao?


– Nhảm nhí. Biến!


Nhưng Phan cứ đứng lớ ngớ, van vỉ:


– Em phải hiểu rằng không bao giờ anh có thể xa em được. Em là mối tình đẹp nhất của đời anh. Chúng ta không bỏ nhau được đâu Ngọc ạ.


Phan tiến tới một bước, cố nắm tay Ngọc nhưng cái cổ chai tua tủa kia đã ở sát ngực chàng. Phan nghe nhói một cái. Ngọc rụt tay về, ném cái cổ chai xuống, giương mắt nhìn.


Ban đầu không
2hi.us