Truyện Ngắn - Nổi Loạn
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Ngắn - Nổi Loạn
mười ngày nay không? Từ sáng
đến chiều ra ngồi ngoài cửa hàng. Em ngồi đàng trước, ông ngồi sau lưng như ông thần giữ của. Khách vô mua hàng cứ nhìn chằm chặp vô mặt người ta. Ðàn bà thì sợ, còn đàn ông thì khó chịu. Họ bỏ đi hết. Em bực quá, nói:
– Thôi, anh bán đi. Em giao cái cửa hàng này cho anh đấy.
Vẫn chẳng nói chẳng rằng. Kéo ghế dịch ra sau một chút.
Khách đến mua một bộ đồ đầm đòi mặc thử, em chỉ vô kẹt tủ. Bỗng nhiên khách trở ra ghé tai em:
– Này bồ, có cái ông nào cứ ngồi ở đó, mặt ngầu lắm, sao mình dám thay đồ.
Em đành vô năn nỉ ảnh, ảnh mới chịu bỏ đi chỗ khác.
Còn nếu khách là đàn ông thì sức mấy ổng bỏ đi. Nhiều ông nhờ em xắn giúp cho cái tay áo. Tất nhiên là em không thể từ chối được. Thế là ông xã sấn lại, đứng sát một bên, nhìn người ta trừng trừng. Khách sợ, bỏ đi. Ông xã quát em:
– Nói chuyện gì thì nói nhưng không được cười. Cấm tuyệt đối sờ vào người nó.
– Anh nói năng gì kỳ! Người ta mua áo và nhờ em xắn cái tay áo, chẳng lẽ từ chối?
– Ðúng. Cô phải từ chối.
– Thế thì có ma nó bước vào đây.
– Ðếch cần những thằng dê đó.
Anh xem, thế thì còn làm ăn gì được. Buổi sáng em dậy thật sớm để trốn ảnh. Vừa bước ra đường ông xã đã chạy theo, giựt cái xách ngay ngoài đường. Người ta tưởng hai vợ chồng đánh lộn, bu lại coi. Ông vô nhà thay đồ rồi đi kèm em. Em tạt vô quán điểm tâm, ông đứng ngoài đường chờ. Ông không bao giờ thích ngồi quán. Em ăn rất chậm để cho ổng chán ổng bỏ đi. Nhưng lì lắm, đứng đợi một tiếng đồng hồ. Lại ra ngồi lù lù ở cửa hàng. Bữa đó có thằng bạn cũ của em đi tàu viễn dương về, đến bỏ hàng cho em. Anh ta bước vô, kéo ghế ngồi sát bên em nói cười vui vẻ. Thế rồi móc sôcôla ra mời. Bày ra một lôhàng đủ thứ. Em cũng cần những thứ đó để bán kiếm lời chứ. Em vừa nói chuyện với người bạn vừa ngó chừng ông chồng. Mười lăm phút trôi qua, ông xã cứ nhấp nhổm trên ghế, hết ho tới khịt mũi rồi đằng hắng. Sau đó ông đi đi lại lại như con sư tử trong chuồng. Người bạn có biết gì đâu, cứ nói cứ cười. Ðến phút thứ hai mươi lăm thì ông tiến sát đến sau lưng người bạn của em, vỗ vai:
– Này, anh bạn làm ơn cho tôi mượn cái ghế.
Người bạn quay lại trố mắt nhìn. Em hỏi:
– Anh làm gì vậy? Ghế trong nhà thiếu gì.
– Nhưng tôi cần cái ghế này. Nó sắp hư rồi. Tôi phải sửa. Anh bạn làm ơn đứng dậy đi.
Bạn em đành đứng dặy. Thế là ổng lôi cái ghế gỗ sang bên, lấy búa đóng chan chát. Lại còn ra lệnh:
– Ði lấy cho tôi mấy cái đinh.
Em chỉ muốn độn thổ. Người bạn chào thua. Em tiễn khách ra cửa. Người bạn hỏi em:
– Ông già em hả?
– Thôi đừng hỏi. Mình xin lỗi bạn nhé. Bữa khác ghé chơi mình sẽ giải thích. Không có gì quan trọng đâu.
Anh nghĩ coi, cái trò lố bịch ấy cứ diễn đi diễn lại hoài em chịu sao xiết. Em rất muốn đến với anh, em biết anh nằm ở đây một mình buồn lắm, nhưng ông xã không rời em nửa bước. Buổi chiều trời muốn mưa, em nói:
– Anh nên về nhà xem con cái chúng đi học về thế nào chứ.
– Chuyện đó đã có người làm.
– Nhưng sao bằng anh được. Anh phải biết rằng con rất cần có anh. Còn em thì bây giờ phải đi lấy hàng đây.
– Tôi sẽ đưa cô đi.
– Nhưng hôm nay em đi rất nhiều chỗ. Những lần trước anh thấy đó. Ðâu phải cứ đến lấy hàng rồi về, còn phải trò chuyện thăm hỏi, nắm thị trường, thăm dò giá cả. Có lần anh chờ cả tiếng đồng hô, than buồn ngủ. Nhớ không?
– Nhớ, nhưng tôi thích như thế.
Hôm nay em đi năm chỗ như vậy đó. Anh chờ được không?
– Sao lại không.
– Nhưng em thì không. Em có phải con chó của anh đâu mà anh cứ giữ rịt lấy sợ xe bắt chó bắt. Nói cho anh biết, anh làm thế tụi bạn em nó coi thường anh lắm đó.
– Mặc nó.
Em giận lắm. Ðêm đó quyết thoát đi một mình. Em dọn hàng xong, gọi một chiếc xích lô, nhảy lên liền. Ông lên xe cub đi rà rà theo. Em đến địa chỉ thứ nhất. Vô ngồi chừng mười lăm phút thì trời mưa. Mưa rất lớn. Em nhìn ra đường thấy ông vẫn ngồi trên xe, chờ. Cơn mưa kéo dài chừng nửa giờ. Khi em trở ra thì ông xã đã ướt sũng. Em dỗ ngọt:
– Anh về thay đồ đi, không lại cảm bây giờ.
– Mưa rất mát.
– A, tốt. Vậy anh cho tôi lên Chợ Lớn.
Ðêm đó em nổi sùng, đi tới khuya, lấy về một núi hàng.
Ðến hồi trưa này, trong lúc ông xã đang ngồi gác ở cửa hàng thì Thắng đến.
– Hôm nào rảnh mời anh tới coi nhà.
– Tôi cũng định thế. Nhưng tình trạng cái nhà của anh thế nào?
– Nhà mặt tiền, lầu đúc. Chị Ngọc có tới rồi. Chỗ đó buôn bán được lắm.
– Cái đó thì tôi tôi biết. Tôi muốn hỏi anh về lý lịch cái nhà kìa.
– Nhà đó của ông anh tôi. Ổng đi Mỹ rồi.
– Nhưng anh có quyền thừa kế không?
– Thừa kế thì không. Nhưng nếu tôi cứ ở thì có ai làm gì tôi đâu. Gia đình tôi ở đó đã mười lăm năm nay rồi.
Ông xã cười:
– Nhưng mà gia đình anh sắp đi.
– Vâng, tháng tư này đi.
– Thế thì nhà nước sẽ quản lý cái nhà ấy thôi. Anh đi coi như mất nhà. Thế mà anh đòi tôi năm cây à?
Thắng quay nhìn em, có vẻ ngạc nhiên lắm. Em mới nói:
– Trời ơi, năm cây có là bao. Cái nhà giá trị cả trăm cây vàng.
Ông xã vẫn lý sự một cách tỉnh queo:
– Nhưng mình không ở thì nhà nước cũng lấy. Lúc ấy một xu cũng không có, đừng nói năm cây.
Thắng bắt đầu nóng mặt:
– Như vậy vợ chồng tôi chắc là phải đến năn nỉ vợ chồng anh tới ở dùm quá.
Ông xã cũng nổi sùng:
– Ở đây không ai cần năn nỉ ai, cũng không ai chịu ơn ai cả. Tôi muốn sòng phẳng. Anh cần tiền, còn tôi thì cần nhà. Anh nên nhớ rằng chỉ có cán bộ kháng chiến như tôi mới có thể vào ở căn nhà ấy thôi.
Thắng ném mẩu thuốc lá ra đường, thái độ sẵn sàng ăn thua:
– Nhưng anh nên nhớ rằng, ở cái đất Sàigòn này đâu phải chỉ mình anh là cán bộ kháng chiến. Tôi chỉ cần hô lên một tiếng là có cả chục ông cán bộ chồng cho tôi hai chục cây để vào ở căn nhà ấy. Giấy tờ lo sau.
Em cảm thấy chiến tranh sắp bùng nổ một cách ngu xuẩn, bèn nói:
– Anh Thắng nói đúng đấy ạ. Trong chuyện này tình cảm vẫn là chính.
Em tưởng nói câu ấy là khôn, không ngờ ông xã em đứng dậy một cách hùng hổ:
– Cô hãy dẹp những thứ tình cảm lăng nhăng của cô đi. Thứ đàn bà có chồng rồi mà bạ đâu tình cảm đó. Ở đời này không có ai tốt đâu. Nó đem cái nhà ra dụ cô nhưng ý của nó rất gian. Ðừng tưởng tôi là thằng ngu.
Trời ơi, anh xem. Em nghẹn ngào, tức muốn chết đi được.
Thắng cũng rất bẽ bàng, anh ta đứng dậy cáo lui. Em phải nói:
– Xin lỗi anh Thắng nhé. Hãy coi như không có chuyện này.
Thắng đi được một lúc thì em ngủ thiếp trên ghế dựa vì mệt mỏi. Lúc tỉnh dậy trời đã xế chiều, em thấy ổng cũng đang thiu thiu ngủ thì mừng quá liền gởi nhà cho người phụ việc rồi gọi xích lô đi thẳng xuống đây. Có lẽ em không về nữa đâu. Em đã quá chán nản và vô cùng mệt mỏi.
Phan ôm lấy Ngọc, vuốt ve cô. Ngọc tránh cái hôn.
– Mình đi chơi đi anh.
Họ chở nhau trên chiếc xe PC cũ kỹ. Những con đường đất đỏ quen thuộc chạy dài hun hút giữa những ruộng nước, hàng cây, rừng dừa nước và tràm bông vàng. Ngọc mặc áo bà ba trắng katê Nhật, quần xoa Pháp đen, nàng ngồi phía sau xe ôm lấy Phan. Buổi chiều êm ả và tĩnh lặng, mây xa, bàng bạc. Họ dừng lại trên bến đò ngang. Một chiếc xuồng nhỏ vừa cập bến, cô thôn nữ bước lên bờ, hai tay xách hai cái giỏ nặng cột kín miệng. Ngọc
hỏi:
– Con gì nó ngo ngoe vậy?
Những con lươn đã thò đầu ra khỏi miệng giỏ lòng thòng. Cô gái nhét từng con vào giỏ. Lươn đục cả thân giỏ để chui ra, buông mình xuống mặt đất cát sạn, trườn đi. Phan giúp cô gái gom những con lươn lại, xong đi xuống mé nước rửa tay. Họ lại qua những bến sông khác, dừng lại trên cây cầu gỗ nhìn ráng mây hư ảo phía chân trời. Ngọc nói:
– Hồi còn làm bên ngành điện ảnh, em vẫn mơ ước thực hiện một cuốn phim về loài vật. Ví dụ như những cánh cò ở vùng này nếu ghi vào ống kính sẽ rất sinh động.
– Hồi đó em có quay thử mộtđoạn nào không?
– Có. Em có thực hiện một đoạn nhỏ chừng mười phút lấy nhan đề là MÈO VÀ CHÓ CON. Rất hay. Anh để ý mà xem, con mèo giỡn với quả bóng, giỡn với cái đuôi của nó y hệt trẻ con, ngây thơ và đầy bất ngờ. Thế nhưng con mèo giỡn với chó con còn hay hơn nữa. Chó con mập mũm mĩm, quỳ hai chân trước xuống, sủa gâu gâu, mông chổng lên, cái đuôi nho nhỏ như ngón tay ngoe nguẩy, mắc cười lắm.
Phan hỏi:
– Ðoạn phim ấy đâu rồi?
– Vẫn để nhà.
– Băng từ hay phim nhựa?
– Băng từ chứ. Em quay bằng máy M7. Em thích lắm. Lúc kia em quay đám cưới của nhỏ bạn. Khi cô dâu chú rể đến, em chợt thấy đàn chim bồ câu đang đậu trước sân, thế là em nhặt một hòn sỏi ném cho chúng bay lên lấp lóa trước mặt cô dâu chú rể. Cảnh đó khi chiếu ra, bạn em nó mê tít. Nó bảo sao em không làm đạo diễn mà lại đi bán hàng.
Ðó cũng là ý kiến của Phan lúc ấy. Phan nói:
– Tại sao lại không viết kịch bản cho em thực hiện những cuốn phim về thiên nhiên, về núi rừng, chim chóc. Có khi mình hành nghề đó lại hay hơn đó em ạ. Trong thời gian đi cải tạo, anh hiểu rừng nhiều lắm. Bỏ quách cái thành phố này đi. Kiếm một cái thị trấn heo hút nào đó trên Cao nguyên mà sống cũng được. Hàng ngày lặn lội vào rừng quay cảnh thú rừng, thác nước, lá khô, bướm, hoa dại... Mình sẽ có một cái kho tư liệu về thiên nhiên. Ai mua thì mình bán, cũng sống được lắm chứ.
Hai người cứ đi vòng vòng. Một lát họ gặp cái quán lá lụp xụp bên đường.
Chủ nhà là một cụ già nhăn nheo mặc áo vá vai. Hàng quán chỉ có mấy thứ bánh kẹo bỏ trong bao nylông treo toòng teng, vài nải chuối, một ít cóc ổi, xoài sống.
Bà cụ gọt xoài, những trái xoài non nhỏ như trái cóc bổ làm tư xếp trên cái đĩa nhựa màu đỏ. Muối ớt đựng trong chén đất.
Ngọc hỏi:
– Anh ăn mắm ruốc được không?
– Ðược chứ. Nhưng anh thích ăn muối ớt. Gọi cho anh một xị đế.
Bà cụ đem xị rượu đến, tủm tỉm cười.
Một đôi tình nhân cũng đẹp đẽ, cũng có thể gọi là sang (ngoại trừ chiếc xe PC) lại ngồi quán cóc lai rai xị đế với xoài chua. Ngọc uống rượu tự nhiên như không. Càng uống má càng hồng lên, ửng đỏ như trái cây, như hoa tường vi. Còn Phan thì uống rượu không đỏ mặt. Nhưng Ngọc nhận xét:
– Anh càng uống màu môi anh càng đẹp.
Hai người ăn hết sáu trái xoài và một đĩa muối ớt, uống hai xị đế. Phan hút thêm ba điếu thuốc Khánh Hội tính chung có hai ngàn ba trăm đồng.
Khi ra khỏi quán, ngồi sau xe, Ngọc ôm chặt cứng, hôn lia lịa vào lưng chàng, nhiều khi kéo mặt chàng quay ra sau xe để hôn.
Trời đã tối mịt, gió hây hây thổi. Con đường làng lờ mờ dưới ánh trăng non. Ngọc úp mặt lên lưng Phan:
– Em đang ở trong cảm giác mơ màng, thích lắm.
Phan đưa tay ra sau, vuốt nhẹ lên ngực nàng. Ðột nhiên chàng thấy bàn tay Ngọc lần xuống đùi chàng rồi đè lên đó. Nàng nói:
– Trời ơi. Nó nóng rực.
Phan cũng sốt ruột như nàng. Anh cho xe vô sân, vứt mẹ nó đấy rồi ôm ngang lưng Ngọc đẩy vô phòng.
Ngọc ném quấn áo của Phan xuống đất, mặt ngời như lửa.
– Em sẽ nghiền nát anh.
Phan cảm thấy hai cái vú của Ngọc đè lên ngực mình, tóc nàng che lấp cả khuôn mặt chàng. Người đàn bà trẻ đóng đinh chàng trên pháp trường, vùi lấp chàng bằng cào cấu, cắn xé.
Phan rền rĩ:
– Xin ngài tha thứ.
– Không tha thứ gì cả. Ta phải triệt hạ ngươi.
Phan nằm im một lúc lâu, để mặc cho Ngọc giết chàng. Nhưng có một lúc chàng vùng dậy lật ngược Ngọc xuống dưới, không ngờ Ngọc chống cự quyết liệt. Phan nói:
– Anh biết em đã mệt rồi. Hãy nằm dưới đi.
– Không bao giờ. Ngọc nói và tát Phan một cái. Em không muốn nằm im để đón nhận hạnh phúc anh ban cho đâu. Em thích chủ động tìm lấy nó. Em nhìn thấy trái chín trên cành cao nhưng không muốn nằm dưới gốc chờ nó rụng. Em thích leo lên, tự tay hái lấy, cắn ngập răng.
Ngọc lại bắt đầu cơn điên mới. Cái con người mảnh mai đoan trang và xinh đẹp ấy đã hoàn toàn biến thành một người khác: mê đắm, mãnh liệt, bền bỉ và cuồng điên. Có những lúc nàng rú lên như bị mũi tên xuyên thủng ngực, tưởng như nàng sắp ngất xỉu, mệt lả, chết giấc. Nhưng không, nàng chỉ phủ phục xuống trong giây lát, thở hổn hển rồi lại ngồi dậy, như một kỵ sĩ, quất chàng bằng những ngọn roi rát bỏng. Phan không còn cách nào hơn là chồm bốn vó phi nước đại ra giữa chốn sa trường.
Trong đời, chàng cũng từng làm tình với nhiều người đàn bà, nhưng chưa thấy ai lạ lùng như Ngọc. Không phải chỉ mê đắm mà cuống cuồng, đã vào cuộc là không thể ngừng lại được dù chỉ một giây. Nó liên tục, hỗn loạn, cuống quýt. Có một lúc nào đó, chợt vuột ra, thế là cuống cuồng như đang thình lình mất dưỡng khí, hổn hển, hấp tấp vồ chụp lấy để lấp đầy. Trận đánh lại tiếp diễn một cách khốc liệt. Phan van lạy:
– Xin ngài tha thứ. Xin nương tay cho con nhờ.
Thế là Ngọc kéo Phan dậy. Hai người ở trong tư thế ngồi. Ngực hai người dán chặt vào nhau. Phan biết đó là dấu hiệu của trận đánh sắp kết thúc. Không có tư thế nào mà chàng lại có thể xâm nhập vào người đàn bà trẻ này tận cùng đến như vậy. Ngọc cũng biết điều đó nên nàng chọn nó để kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài đã hơn hai mươi năm nay. Nàng quậy phá, xô đẩy, kìm kẹp Phan. Anh cắn răng chịu đựng bão táp. Hai người đưa nhau bay lần lên đỉnh núi cao chất ngất đầy tuyết phủ và rực nắng. Khi sắp tới đỉnh, Ngọc run rẩy, nhăn nhó một cách đau khổ và miệng kêu lên những âm thanh tuyệt vọng. Ðến khi lên tới đỉnh cao chót vót thì nàng lại thét lên, rú lên một tiếng dài, buông hai tay rơi lơ lửng xuống vực thẳm. Phan cũng gục chết trên nền đá lạnh cóng. Tất cả đi vào hư vô, tất cả thiếp đi một lúc lâu. Ðến khi tỉnh lại, chàng thấy lưng mình đau nhói, chàng trở mình và thấy những vệt máu tươi dây ra tấm ra trải giường. Ðó là vết cấu tàn bạo của móng vuốt đàn bà. Chàng hôn Ngọc và đỡ nàng dậy. Ngọc nói:
– Em phải về.
– Sao khi chiều em nói là sẽ ở luôn đây?
– Không được, nếu em ở luôn đây đêm nay, con em nó sẽ khóc. Tội chúng nó lắm. Dù ông xã có hành hạ em cỡ nào em cũng phải về.
Phan đưa Ngọc về trên chiếc xe PC cũ kỹ của chàng.. Họ qua cầu Tân Thuận, đi thẳng lên trung tâm thành phố. Mười giờ đêm, thành phố đã bắt đầu vắngngười. Phan dừng xe lại ở vị trí cách nhà Ngọc độ một ngàn mét rồi gọi một chiếc xích lô đạp.
– Anh quay lại đi. Ngọc nói và mỉm cười.
Phan đứng nhìn chiếc xích lô đi một đoạn khá xa rồi mới quay xe trở lại.
Ngọc về đến nhà lúc mười giờ mười phút và bước lên lầu sau đó hai phút. Nàng biết rằng anh hàng xóm đang đợi ở giữa cầu thang. Nàng bước rón rén, nín thở. Quả nhiên cái dáng cao cao của hắn đã lù lù ở đó, bất động như xác chết, Ngọc
nói:
– Tránh đường cho tôi đi.
– Không tránh, làm gì tôi?
– Nhưng anh muốn gì?
– Muốn xem mặt dày cỡ nào.
Rồi anh ta bật đèn cầu thang. Ánh sáng lóa mắt. Thừa lúc ấy, Ngọc lách người chạy lên, anh hàng xóm chộp ngang lưng, nhưng chỉ nắm được chéo áo. Ngọc vùng mạnh thoát được, đi thẳng lên lầu. Lúc ấy đã mười hai giờ hai mươi phút nhưng hãy còn tivi,, mấy đứa nhỏ đang ngồi chăm chú xem ở phòng khách. Chúng reo mừng khi Ngọc bước vào nhà. Nàng lấy kẹo và trái cây ra cho con.
– Ba đâu rồi? Ngọc hỏi.
– Ba đi kiếm mẹ.
Ngọc vô toalét thay đồ rồi ra xem tivi với con. Lúc ấy nghe tiếng bước chân ngoài sân. Bé Hoa nói:
– Chắc ba về.
Một người xô cửa bước vào. Không phải ba mà là chú hàng xóm. Mặt chú đỏ gay, người đầy mùi rượu. Bé Thảo dang tay chặn cửa.
– Không cho vào.
Nhưng anh hàng xóm đã bế xốc bé lên, chậm chạp bước vào phòng khách, ngồi ngay giữa ghế bành. Anh ta nhìn chằm chằm vào mặt Ngọc, Bé Thảo vùng ra khỏi tay anh ta, chạy lại bên mẹ.
– Chú say rượu, mẹ ơi.
– Mặc chú, xem tivi đi. Coi kìa con ngựa.
– Ngựa ở đâu vậy mẹ?
– Ngựa trong núi. Con không thấy nó từ trong núi chạy ra à?
Anh hàng xóm bỗng cười lên man dại:
– Hừ, con ngựa. Ðúng là con ngựa cái. Tối nào cũng chạy rông ra phố.
Ngọc quay lại:
– Ê, chú nói gì thế?
Anh ta cũng xừng lên:
– Tôi hỏi đi đâu giờ này mới về?
Ngọc nạt lớn:
– Hỏi làm gì! Mời anh về nhà ngay cho.
Anh hàng xóm lại cười ha hả, vụt đứng dậy, nhưng không phải về nhà mà tiến lại phía cái tivi tắt máy.
Mấy nhỏ la ó phản đối.
– Làm gì kỳ vậy? Mở ra đi!
– Mở lẹ đi! Ðang coi hay mà.
Anh ta lại mở, nhưng cứ đi đi lại lại trong phòng, cười ha hả. Ngọc bực mình đứng dậy:
– Anh nên về nhà đi. Tôi không đồng ý anh say sưa rồi đến quậy phá tùm lum vậy đâu.
Anh hàng xóm nhìn Ngọc bằng cặp mắt hoang dại.
– Ðuổi hả? Ðuổi tôi hả?
Hắn lại cười, mở ngăn bàn lấy cái kéo. Xong, hắn ngồi xếp bằng trước tivi, quay mặt về phía Ngọc và mấy đứa nhỏ, kéo tóc của mình lên, cắt cụt. Hắn ném tóc ra trước mặt Ngọc từng mớ, từng mớ. Mấy nhỏ đang ham tivi, không chú ý đến trò gàn dở ấy, Ngọc cũng lờ đi. Mái tóc của hắn đã trụi lủi và lởm chởm như bị chuột gặm. Một cơn gió từ cửa sổ thổi vào làm tóc bay vung vãi khắp nơi. Bọn trẻ con la hoảng lên. Tóc dính lên mặt, lên cổ, lên quần áo chúng.
Ngọc đứng dậy, hầm hầm đi ra nhà sau lấy chổi, nhưng anh hàng xóm đã chạy theo, khi đã xa tầm mắt của bọn trẻ, hắn liền quỳ xuống, bò đến trước mặt Ngọc. Ngọc đang cầm cây chổi trên tay, thấy cảnh ấy không ngăn được cười. Nàng hỏi:
– Làm gì vậy?
Anh hàng xóm dập đầu lạy, trán đập binh binh trên nền gạch bông:
– Lạy bà, tôi lạy bà. Xin thương xót.
Hắn nhích tới trên hai đầu gối và cùi chỏ cho đến khi nhìn thấy mười đầu ngón chân của Ngọc thì dừng lại, cúi sát đất. Lúc ấy bức màn cửa được vén lên và người chồng xuất hiện.
– Mấy người làm gì vậy? Hùng hỏi.
Ngọc nói:
– Anh thấy chưa. Bạn anh kỳ quá đi.
Anh hàng xóm nhận ra tiếng của thủ trưởng mình, lồm cồm ngồi dậy, mặt sượng trân. Hùng lại hỏi:
– Chú làm cái trò gì vậy?
Hắn giả giọng say:
– Em tức lắm. Thưa anh, em rất tức.
– Chú tức cái gì?
– Tức chị. Con cái như thế mà cứ bỏ đi hoài.
Người chồng có vẻ suy nghĩ, lại hỏi:
– Nhưng chú bò trước mặt vợ tôi chi vậy?
– Em lạy. Em nói hoài chị vẫn không nghe nên phải lạy.
– Tôi biết chú tốt với tôi lắm, nhưng chú say rồi. Thôi, về ngủ đi.
Anh hàng xóm biến mất. Chương trình tivi cũng chấm dứt. Hùng ra lệnh cho lũ con đi ngủ rồi đến giường lôi Ngọc dậy:
– Cô chưa ngủ được đâu. Tôi cần nói chuyện với cô.
Ngọc thở dài, ngồi dậy đi ra phòng khách.
Hai người ngồi đối diện nhau.
–Tất cả các địa chỉ cô đến lấy hàng tôi đều tới. Cô hẹn với nó ở đâu?
Ngọc im lặng. Người chồng lại nói:
– Cô thấy không. Người ta là hàng xóm mà người ta cũng xót ruột huống chi là tôi.
Ngọc nói:
– Ừ. Bạn anh tốt lắm đấy.
– Ít ra nó cũng biết lo cho những đứa nhỏ, thỉnh thoảng chú ấy vẫn lên đây dạy chúng nó học. Còn cô, cô là mẹ chúng mà cô có ngó ngàng gì tới chúng nó đâu.
– Anh đánh giá người hay đấy.
Hùng với tay bật quạt trần, Bỗng nhiên ông ta ôm lấy mặt ho sù sụ.
– Cái gì vậy? Tóc ở đâu vậy?
– Tóc anh hàng xóm đấy
– Sao lạ vậy?
– Có nhiều chuyện lạ hơn nữa mà anh không biết đấy.
Người chồng nạt:
– Ðừng có đánh trống lảng. Nói đi. Suốt đêm nay cô đi đâu?
– Em chán cái cảnh hạch hỏi thế này quá anh ạ. Bây giờ em rất mệt, anh để cho em ngủ đi.
– Không được. Cô phải trả lời tôi tại sao thừa lúc tôi ngủ quên cô lại trốn đi?
– Anh đừng coi tôi như người tù của anh. Xin anh hãy chấm dứt cái trò ra cửa hàng ngồi canh đi. Làm như thế chẳng buôn bán gì được đâu.
– Canh như thế mà cô còn trốn đi huống chi là để cho cô tự do.
– Nhưng anh canh giữ em như thế ích gì? Không ai có thể giữ vợ mình như giữ một con thú trong chuồng. Anh suy nghĩ như vậy là sai lầm rồi anh ạ.
– Còn cô bỏ nhà đi cặp bồ thì đúng chắc.
Ngọc đứng lên dụi mắt:
– Giả sử chuyện đó có thực đi, thì chính anh cũng phải tự coi lại mình.
Ngọc vào giường nằm.
Hùng hút mới được một phần ba điếu thuốc đã ném xuống đất, lấy chân chà nát, xồng xộc vô phòng ngủ. Ông đứng dưới chân giường, nhìn vợ rất lâu. Ngọc nằm nhắm mắt, hai tay để lên bụng, tóc xõa đen nhánh. Trong ánh đèn mờ ảo, Ngọc đẹp lạ lùng. Nhưng nhan sắc ấy làm ông nổi giận. Ông nắm ngón chân cái của vợ giựt mạnh. Ngọc mở mắt ra nhìn chồng bằng cái nhìn xa lạ rồi lại nhắm mắt. Hùnglại kéo chân lần nữa, mạnh hơn, quyết liệt hơn. Ngọc mở mắt, rồi chợt mỉm cười.
– Nằm xuống đây. Giọng nàng rất dịu dàng.
Nhưng Hùng lại hét lên:
– Cởi đồ ra!
– Ngủ đi anh. Em mệt lắm.
– Tôi bảo cô cởi đồ ra!
Ngọc thở dài, quay mặt vào vách.
Tức thì Hùng nhào xuống giường, ghì lấy vợ, dùng hai đầu gối đè lên hai cánh tay cô, giựt tung cúc áo. Ngọc năn nỉ:
– Em mệt lắm. Anh cho em ngủ một lát.
Bàn tay Hùng lần xuống phía dưới. Ngọc bắt chéo hai chân lại.
– Anh làm gì vậy! Em không đồng ý đâu.
– Không đồng ý cũng không được. Không đồng ý tức là cô đã ngủ với thằng đó rồi chớ gì. Cô đi chơi đã đời suốt đêm, bây giờ còn sức đâu nữa.
Ông ta lột trần vợ ra một cách thô bạo. Ngọc co rúm người lại, khóc.
Mặc cho nước mắt ràn rụa trên mặt vợ, ông ta làm tình như một trận đòn thù.
Còn Ngọc thì cảm thấy mình vừa trải qua một vụ cưỡng hiếp tàn nhẫn, thân thể cô bẹp dí xuống giường, mồ hôi trên bụng trên ngực chồng nhầy nhụa khắp người cô. Cô mệt mỏi rã rời nhưng cũng cố ngồi dậy, quờ quạng tìm quần áo, chúng bị ném xuống đất. Ngọc cúi xuống nhặt lên, chiếc áo cụt mong manh bị xé rách toạc, thảm thương. Tự nhiên Ngọc thấy hoảng sợ, bởi vì một cô gái bất hạnh nào đó chỉ có thể bị cưỡng hiếp một lần trong đời, còn cô, cô sẽ bị cưỡng hiếp hàng đêm như thế. Cô quay lại nhìn chồng, thấy ông đang nằm nghiêng, trần truồng, và đồ sộ như một người khổng lồ đang ngủ say trong hang thời tiền sử.
bốn
Ngọc đưa cho chồng một tờ giấy nhỏ.
– Người này là gì của em?
– Bác em.
– Em có biết người ta gởi gì cho mình không?
– Thì chắc là quà.
Hùng trả tờ giấy
báo lại cho vợ.
– Mặc quần áo đi. Anh chở em đi mua vé xe.
Người chồng có vẻ hăng hái, vui vẻ. Họ lấy một vé ở sau lưng tài xế. Chuyến xe sẽ khởi hành lúc hai giờ chiều. Hùng nói:
– Còn sáu tiếng đồng hồ nữa, em làm gì?
– Bây giờ đi ăn sáng.
Người chồng nói:
– Anh phải đến cơ quan.
Ngọc đi lại quán miến gà ở đầu ngã tư, vừa ngồi xuống đã thấy hai thanh niên đi vào, ngồi đối diện.
– Xin lỗi, chị là chị Ngọc?
Ngọc nhìn vào mặt hai người thanh niên. Cả hai đều ra dáng người đàng hoàng. Người đeo kính trắng trạc ba mươi lăm tuổi, người kia lớn hơn, mặt tròn, có vẻ lầm lì. Ngọc nghĩ ngay đên một vụ rắc rối gì đó.
– Các anh gặp tôi với mục đích gì?
– Mục đích tình cảm. Người đeo kính nói. Vì chúng tôi rất quý chị nên mới tìm gặp.
– Tôi chưa hiểu ý định của các anh. Nói tiếp đi.
Người đeo kính:
– Khi quen với anh Phan, chị có hiểu gì về anh ấy không?
– Anh ấy là người rất tốt.
– Ðồng ý. Nhưng chúng tôi hỏi chị có biết gì về quá khứ của anh ấy không?
– Anh ấy như thế nào?
– Trời ơi, một người nổi tiếng như thế mà chị không biết à? Quan hệ với rất nhiều đàn bà. Một trong những người đó là chị dâu tôi. Chồng đi học tập cải tạo, ở nhà mang thêm một cái bầu. Từ đó anh ta trốn biệt, không lui tới. Còn nạn nhân kế tiếp, xin mời chị hỏi bạn thân của tôi đây.
Ngọc nhìn kẻ đang ngồi cúi mặt. Anh ta nói:
– Chị tôi cũng là nhà báo, làm chung cơ quan với anh Phan. Có lần hai người đi công tác chung trên lâm trường Mã Ðà, thế là dẫn nhau vô rừng bị người ta bắt gặp, về nhà bị cơ quan kiểm điểm, chị ấy rất khổ, nhưng vì quá yêu ảnh nên cũng không bỏ được. Bỗng một hôm người bảo vệ cơ quan phát hiện anh Phan dẫn gái vô phòng làm việc, ngay đêm ảnh trực. Vụ đó rùm beng cả cơ quan. Mà người con gái lại là bạn của chị tôi. Chị rất đau. Bị ba tôi chưởi, tức quá uống thuốc ngủ tự tử.
Ngọc ngồi chăm chú nghe, lấy làm lạ là mình không hề bị kích động bởi những chuyện ấy. Phần nào Ngọc lại cảm thấy thú vị bởi sự gay cấn của những câu chuyện. Chị nói:
– Tôi biết các anh là người của bác sĩ Bích.
Người đeo kính cười:
– Không đâu. Chị không tin chúng tôi à. Chúng tôi đến đây không có ý xấu đâu nhưng vì thấy chị là người tốt, lại đẹp nữa, chúng tôi rất thương chị và không muốn chị bước vào vết xe đổ của những người đàn bà kia. Có vậy thôi.
Ngọc gọi tính tiền rồi nói:
– Cám ơn các anh. Bây giờ tôi phải đi làm.
Hai người thanh niên theo Ngọc ra khỏi quán. Ngọc chào họ một lần nữa, và trước khi quay đi, chị nói:
– Những chuyện các anh kể hay đấy. Có thể viết thành tuồng cải lương được.
Buổi trưa Ngọc dọn hàng sớm. Về đến nhà đã thấy chồng lui cui trong bếp. Ngọc thay đồ rất nhanh. Có tiếng gõ cửa. Một người đàn ông bước vào.
– Anh Hùng ơi! Anh Năm ở Ðà Nẵng mới vào đây.
Hùng vừa xào thịt vừa đáp:
– Ừ, tôi nghe rồi.
Người đàn ông bước vào, đặt cái túi xách xuống bàn, hỏi ông chủ nhà:
– Chú khỏe không hả, chú Mười?
– Bình thường.
Ngọc đến bên chồng:
– Ðể em nấu cho. Anh lại nói chuyện với anh Năm đi.
Người đàn ông đưa tay ra, chạm phải một bàn tay nhớp nháp mồ hôi. Hai người ngồi xuống, đối diện nhau.
Người đàn ông lại hỏi:
– Chú bị bịnh hả?
– Hơi nhức đầu.
Nói xong Hùng đứng dậy đi vào phòng riêng, leo lên võng nằm.
Người đàn ông búng mẩu thuốc ra cửa sổ, nói:
– Nó làm cái trò gì vậy?
– Khổ lắm anh ạ. Một con người không biết xã giao.
– Nhưng tao làm gí nó mà nó khinh khỉnh với tao? Tao cũng đâu có đến đây để nhờ vả tụi bay. Tao dư tiền xài mà.
– Tính ảnh vậy đó. Cứ sáng dậy đi làm, trưa về ăn cơm, lên võng ngủ, rồi lại đi làm, chiều về ăn cơm, xong lại lên võng nằm.
– Thế nó không yêu mày à?
– Yêu đến nỗi ghen cả với mấy ông anh rể nữa.
– Chắc nó cũng đang ghen với tao.
Ngọc nói:
– Cả với ba ổng còn ghen.
Trong phòng ngủ, tiếng người chồng vọng ra:
– Ngọc! Ngọc ơi!
Ngọc đứng lên đi vào phòng trong. Hùng ngó chăm chăm mặt vợ:
– Nói chuyện gì mà cười to vậy?
– Cười, anh cũng không cho nữa à?
– Nhưng đây là nhà của tôi. Có cười cũng phải nể tôi một chút chứ. Nó ở Ðà Nẵng vô đây làm gì vậy?
– Chắc ảnh đi chơi. Ði du lịch.
– Du lịch gì. Thời ngụy nó làm trưởng ty gì đó phải không? Coi chừng nó vô đây móc nối với các tổ chức phản động trong nàyđấy.
– Ðừng có khùng. Cái đầu anh chỉ nghĩ được những chuyện như vậy à?
– À, nói vậy mà đúng đấy. Nếu không thì cũng là đi buôn lậu trầm. Có ngày người ta nhốt đầu lại đó.
Ngọc tức quá, nhào tới đấm lia lịa vào ngực chồng, vừa đấm vừa khóc:
– Trẻ con! Già cái đầu rồi mà như trẻ con!
– Cô nói ai trẻ con? Tôi đi kháng chiến mấy mươi năm, vào sanh ra tử, từng trải việc đời. Chính cô mới là trẻ con.
Ngọc quắc mắt nhìn chồng:
– Câm ngay! Càng nói càng thêm nhục thôi. Anh cút đi cho rảnh!
– Ai cút? Chính nó phải cút đi khỏi cái nhà này ngay lập tức. Cô hiểu chưa.
Cánh cửa phòng sịch mở. Người đàn ông được gọi là anh Năm hiện ra nơi ấy, một tay chống nạnh, một tay cầm điếu thuốc đưa lên môi, dáng điệu khoan thai, bình tĩnh;
– Này ông cán bộ. Hãy ôm lấy cái tự hào tội nghiệp của ông mà sống nhé. Rồi sẽ chẳng còn ai bước chân vào cái nhà này nữa đâu.
Người đàn ông bước ra cửa, vừa lúc mấy nhỏ đi học về. Chúng reo lên:
– Bác Năm!
Và chúng chạy đến sà vào lòng ông. Ông ôm hôn chúng, lúc ấy mới nhớ những gói quà trong túi xách.
Bé Hoa nói:
– Bác ở lại ăn cơm.
Nhưng người đàn ông chỉ quay lại, mỉm cười và đưa tay vẫy.
Ngọc cũng mang cái túi xách từ trong phòng đi ra, vừa đi vừa lau nước mắt.
- Mẹ đi đâu vậy? Lũ nhỏ hỏi.
– Mẹ đi Vũng Tàu lãnh đồ của bác gởi.
Mẹ không ăn cơm hả?
– Mẹ ăn rồi..
Ngọc hôn các con rồi hấp tấp đi xuống cầu thang, vẫn còn tức điên lên vì sự gàn dở của người chồng. Chị đi xích lô đến bến xe. Khi chiếc xích lô dừng lại, Ngọc nhìn thấy một cái bảng điện thoại công cộng ở bên đường, chị liền ghé vô, quay số của Phan.
– Em đang ở bến xe du lịch đi Vũng Tàu. Anh đến ngay nhé. Em rất cần anh.
Mười lăm phút sau Phan đến. Thấy mí mắt của Ngọc sưng, Phan hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
– Ðừng hỏi. Anh đi lấy vé đi.
Ngọc gọi thêm một ly nước cam. Lát sau Phan quay lại. Ngọc giải thích:
– Em đi lãnh đồ.
– Ði lãnh đồ thì phải cười chứ.
– Thì cười. Anh có đem theo đồ tắm không đấy?
– Có, còn em?
Em quên. Vì không có thì giờ chuẩn bị. Cãi nhau quá trời.
– Cãi nhau về chuyện gì? A, mà hình như ông xã em tới kìa.
Hai người nhìn ra cổng. Hùng cưỡi chiếc xe đạp vừa rẽ vô. Ngọc thở dài:
– Trời ơi, em đã linh cảm thế nào ảnh cũng tới.
– Không sao. Phan nói. Anh sẽ bảo là anh đưa bạn anh đi, tình cờ gặp.
Nhưng con mắt bốc lửa đã dọi thẳng vô hai người. Hùng ném chiếc xe đạp sang bên, quát to:
– Tại sao thế này?
Phan nói:
– Anh bình tĩnh đi, ngồi xuống nói chuyện.
– Tao không nói chuyện với mày, mày là thằng khốn nạn.
Phan vỗ vai ông chồng, nói nhỏ nhẹ:
– Mình không nên nói chuyện ở đây anh ạ. Tôi mời anh sang quán cà phê bên kia đường, chúng ta nói chuyện hay hơn.
– Không đi đâu cả. Và tao cấm mày rời khỏi
đến chiều ra ngồi ngoài cửa hàng. Em ngồi đàng trước, ông ngồi sau lưng như ông thần giữ của. Khách vô mua hàng cứ nhìn chằm chặp vô mặt người ta. Ðàn bà thì sợ, còn đàn ông thì khó chịu. Họ bỏ đi hết. Em bực quá, nói:
– Thôi, anh bán đi. Em giao cái cửa hàng này cho anh đấy.
Vẫn chẳng nói chẳng rằng. Kéo ghế dịch ra sau một chút.
Khách đến mua một bộ đồ đầm đòi mặc thử, em chỉ vô kẹt tủ. Bỗng nhiên khách trở ra ghé tai em:
– Này bồ, có cái ông nào cứ ngồi ở đó, mặt ngầu lắm, sao mình dám thay đồ.
Em đành vô năn nỉ ảnh, ảnh mới chịu bỏ đi chỗ khác.
Còn nếu khách là đàn ông thì sức mấy ổng bỏ đi. Nhiều ông nhờ em xắn giúp cho cái tay áo. Tất nhiên là em không thể từ chối được. Thế là ông xã sấn lại, đứng sát một bên, nhìn người ta trừng trừng. Khách sợ, bỏ đi. Ông xã quát em:
– Nói chuyện gì thì nói nhưng không được cười. Cấm tuyệt đối sờ vào người nó.
– Anh nói năng gì kỳ! Người ta mua áo và nhờ em xắn cái tay áo, chẳng lẽ từ chối?
– Ðúng. Cô phải từ chối.
– Thế thì có ma nó bước vào đây.
– Ðếch cần những thằng dê đó.
Anh xem, thế thì còn làm ăn gì được. Buổi sáng em dậy thật sớm để trốn ảnh. Vừa bước ra đường ông xã đã chạy theo, giựt cái xách ngay ngoài đường. Người ta tưởng hai vợ chồng đánh lộn, bu lại coi. Ông vô nhà thay đồ rồi đi kèm em. Em tạt vô quán điểm tâm, ông đứng ngoài đường chờ. Ông không bao giờ thích ngồi quán. Em ăn rất chậm để cho ổng chán ổng bỏ đi. Nhưng lì lắm, đứng đợi một tiếng đồng hồ. Lại ra ngồi lù lù ở cửa hàng. Bữa đó có thằng bạn cũ của em đi tàu viễn dương về, đến bỏ hàng cho em. Anh ta bước vô, kéo ghế ngồi sát bên em nói cười vui vẻ. Thế rồi móc sôcôla ra mời. Bày ra một lôhàng đủ thứ. Em cũng cần những thứ đó để bán kiếm lời chứ. Em vừa nói chuyện với người bạn vừa ngó chừng ông chồng. Mười lăm phút trôi qua, ông xã cứ nhấp nhổm trên ghế, hết ho tới khịt mũi rồi đằng hắng. Sau đó ông đi đi lại lại như con sư tử trong chuồng. Người bạn có biết gì đâu, cứ nói cứ cười. Ðến phút thứ hai mươi lăm thì ông tiến sát đến sau lưng người bạn của em, vỗ vai:
– Này, anh bạn làm ơn cho tôi mượn cái ghế.
Người bạn quay lại trố mắt nhìn. Em hỏi:
– Anh làm gì vậy? Ghế trong nhà thiếu gì.
– Nhưng tôi cần cái ghế này. Nó sắp hư rồi. Tôi phải sửa. Anh bạn làm ơn đứng dậy đi.
Bạn em đành đứng dặy. Thế là ổng lôi cái ghế gỗ sang bên, lấy búa đóng chan chát. Lại còn ra lệnh:
– Ði lấy cho tôi mấy cái đinh.
Em chỉ muốn độn thổ. Người bạn chào thua. Em tiễn khách ra cửa. Người bạn hỏi em:
– Ông già em hả?
– Thôi đừng hỏi. Mình xin lỗi bạn nhé. Bữa khác ghé chơi mình sẽ giải thích. Không có gì quan trọng đâu.
Anh nghĩ coi, cái trò lố bịch ấy cứ diễn đi diễn lại hoài em chịu sao xiết. Em rất muốn đến với anh, em biết anh nằm ở đây một mình buồn lắm, nhưng ông xã không rời em nửa bước. Buổi chiều trời muốn mưa, em nói:
– Anh nên về nhà xem con cái chúng đi học về thế nào chứ.
– Chuyện đó đã có người làm.
– Nhưng sao bằng anh được. Anh phải biết rằng con rất cần có anh. Còn em thì bây giờ phải đi lấy hàng đây.
– Tôi sẽ đưa cô đi.
– Nhưng hôm nay em đi rất nhiều chỗ. Những lần trước anh thấy đó. Ðâu phải cứ đến lấy hàng rồi về, còn phải trò chuyện thăm hỏi, nắm thị trường, thăm dò giá cả. Có lần anh chờ cả tiếng đồng hô, than buồn ngủ. Nhớ không?
– Nhớ, nhưng tôi thích như thế.
Hôm nay em đi năm chỗ như vậy đó. Anh chờ được không?
– Sao lại không.
– Nhưng em thì không. Em có phải con chó của anh đâu mà anh cứ giữ rịt lấy sợ xe bắt chó bắt. Nói cho anh biết, anh làm thế tụi bạn em nó coi thường anh lắm đó.
– Mặc nó.
Em giận lắm. Ðêm đó quyết thoát đi một mình. Em dọn hàng xong, gọi một chiếc xích lô, nhảy lên liền. Ông lên xe cub đi rà rà theo. Em đến địa chỉ thứ nhất. Vô ngồi chừng mười lăm phút thì trời mưa. Mưa rất lớn. Em nhìn ra đường thấy ông vẫn ngồi trên xe, chờ. Cơn mưa kéo dài chừng nửa giờ. Khi em trở ra thì ông xã đã ướt sũng. Em dỗ ngọt:
– Anh về thay đồ đi, không lại cảm bây giờ.
– Mưa rất mát.
– A, tốt. Vậy anh cho tôi lên Chợ Lớn.
Ðêm đó em nổi sùng, đi tới khuya, lấy về một núi hàng.
Ðến hồi trưa này, trong lúc ông xã đang ngồi gác ở cửa hàng thì Thắng đến.
– Hôm nào rảnh mời anh tới coi nhà.
– Tôi cũng định thế. Nhưng tình trạng cái nhà của anh thế nào?
– Nhà mặt tiền, lầu đúc. Chị Ngọc có tới rồi. Chỗ đó buôn bán được lắm.
– Cái đó thì tôi tôi biết. Tôi muốn hỏi anh về lý lịch cái nhà kìa.
– Nhà đó của ông anh tôi. Ổng đi Mỹ rồi.
– Nhưng anh có quyền thừa kế không?
– Thừa kế thì không. Nhưng nếu tôi cứ ở thì có ai làm gì tôi đâu. Gia đình tôi ở đó đã mười lăm năm nay rồi.
Ông xã cười:
– Nhưng mà gia đình anh sắp đi.
– Vâng, tháng tư này đi.
– Thế thì nhà nước sẽ quản lý cái nhà ấy thôi. Anh đi coi như mất nhà. Thế mà anh đòi tôi năm cây à?
Thắng quay nhìn em, có vẻ ngạc nhiên lắm. Em mới nói:
– Trời ơi, năm cây có là bao. Cái nhà giá trị cả trăm cây vàng.
Ông xã vẫn lý sự một cách tỉnh queo:
– Nhưng mình không ở thì nhà nước cũng lấy. Lúc ấy một xu cũng không có, đừng nói năm cây.
Thắng bắt đầu nóng mặt:
– Như vậy vợ chồng tôi chắc là phải đến năn nỉ vợ chồng anh tới ở dùm quá.
Ông xã cũng nổi sùng:
– Ở đây không ai cần năn nỉ ai, cũng không ai chịu ơn ai cả. Tôi muốn sòng phẳng. Anh cần tiền, còn tôi thì cần nhà. Anh nên nhớ rằng chỉ có cán bộ kháng chiến như tôi mới có thể vào ở căn nhà ấy thôi.
Thắng ném mẩu thuốc lá ra đường, thái độ sẵn sàng ăn thua:
– Nhưng anh nên nhớ rằng, ở cái đất Sàigòn này đâu phải chỉ mình anh là cán bộ kháng chiến. Tôi chỉ cần hô lên một tiếng là có cả chục ông cán bộ chồng cho tôi hai chục cây để vào ở căn nhà ấy. Giấy tờ lo sau.
Em cảm thấy chiến tranh sắp bùng nổ một cách ngu xuẩn, bèn nói:
– Anh Thắng nói đúng đấy ạ. Trong chuyện này tình cảm vẫn là chính.
Em tưởng nói câu ấy là khôn, không ngờ ông xã em đứng dậy một cách hùng hổ:
– Cô hãy dẹp những thứ tình cảm lăng nhăng của cô đi. Thứ đàn bà có chồng rồi mà bạ đâu tình cảm đó. Ở đời này không có ai tốt đâu. Nó đem cái nhà ra dụ cô nhưng ý của nó rất gian. Ðừng tưởng tôi là thằng ngu.
Trời ơi, anh xem. Em nghẹn ngào, tức muốn chết đi được.
Thắng cũng rất bẽ bàng, anh ta đứng dậy cáo lui. Em phải nói:
– Xin lỗi anh Thắng nhé. Hãy coi như không có chuyện này.
Thắng đi được một lúc thì em ngủ thiếp trên ghế dựa vì mệt mỏi. Lúc tỉnh dậy trời đã xế chiều, em thấy ổng cũng đang thiu thiu ngủ thì mừng quá liền gởi nhà cho người phụ việc rồi gọi xích lô đi thẳng xuống đây. Có lẽ em không về nữa đâu. Em đã quá chán nản và vô cùng mệt mỏi.
Phan ôm lấy Ngọc, vuốt ve cô. Ngọc tránh cái hôn.
– Mình đi chơi đi anh.
Họ chở nhau trên chiếc xe PC cũ kỹ. Những con đường đất đỏ quen thuộc chạy dài hun hút giữa những ruộng nước, hàng cây, rừng dừa nước và tràm bông vàng. Ngọc mặc áo bà ba trắng katê Nhật, quần xoa Pháp đen, nàng ngồi phía sau xe ôm lấy Phan. Buổi chiều êm ả và tĩnh lặng, mây xa, bàng bạc. Họ dừng lại trên bến đò ngang. Một chiếc xuồng nhỏ vừa cập bến, cô thôn nữ bước lên bờ, hai tay xách hai cái giỏ nặng cột kín miệng. Ngọc
hỏi:
– Con gì nó ngo ngoe vậy?
Những con lươn đã thò đầu ra khỏi miệng giỏ lòng thòng. Cô gái nhét từng con vào giỏ. Lươn đục cả thân giỏ để chui ra, buông mình xuống mặt đất cát sạn, trườn đi. Phan giúp cô gái gom những con lươn lại, xong đi xuống mé nước rửa tay. Họ lại qua những bến sông khác, dừng lại trên cây cầu gỗ nhìn ráng mây hư ảo phía chân trời. Ngọc nói:
– Hồi còn làm bên ngành điện ảnh, em vẫn mơ ước thực hiện một cuốn phim về loài vật. Ví dụ như những cánh cò ở vùng này nếu ghi vào ống kính sẽ rất sinh động.
– Hồi đó em có quay thử mộtđoạn nào không?
– Có. Em có thực hiện một đoạn nhỏ chừng mười phút lấy nhan đề là MÈO VÀ CHÓ CON. Rất hay. Anh để ý mà xem, con mèo giỡn với quả bóng, giỡn với cái đuôi của nó y hệt trẻ con, ngây thơ và đầy bất ngờ. Thế nhưng con mèo giỡn với chó con còn hay hơn nữa. Chó con mập mũm mĩm, quỳ hai chân trước xuống, sủa gâu gâu, mông chổng lên, cái đuôi nho nhỏ như ngón tay ngoe nguẩy, mắc cười lắm.
Phan hỏi:
– Ðoạn phim ấy đâu rồi?
– Vẫn để nhà.
– Băng từ hay phim nhựa?
– Băng từ chứ. Em quay bằng máy M7. Em thích lắm. Lúc kia em quay đám cưới của nhỏ bạn. Khi cô dâu chú rể đến, em chợt thấy đàn chim bồ câu đang đậu trước sân, thế là em nhặt một hòn sỏi ném cho chúng bay lên lấp lóa trước mặt cô dâu chú rể. Cảnh đó khi chiếu ra, bạn em nó mê tít. Nó bảo sao em không làm đạo diễn mà lại đi bán hàng.
Ðó cũng là ý kiến của Phan lúc ấy. Phan nói:
– Tại sao lại không viết kịch bản cho em thực hiện những cuốn phim về thiên nhiên, về núi rừng, chim chóc. Có khi mình hành nghề đó lại hay hơn đó em ạ. Trong thời gian đi cải tạo, anh hiểu rừng nhiều lắm. Bỏ quách cái thành phố này đi. Kiếm một cái thị trấn heo hút nào đó trên Cao nguyên mà sống cũng được. Hàng ngày lặn lội vào rừng quay cảnh thú rừng, thác nước, lá khô, bướm, hoa dại... Mình sẽ có một cái kho tư liệu về thiên nhiên. Ai mua thì mình bán, cũng sống được lắm chứ.
Hai người cứ đi vòng vòng. Một lát họ gặp cái quán lá lụp xụp bên đường.
Chủ nhà là một cụ già nhăn nheo mặc áo vá vai. Hàng quán chỉ có mấy thứ bánh kẹo bỏ trong bao nylông treo toòng teng, vài nải chuối, một ít cóc ổi, xoài sống.
Bà cụ gọt xoài, những trái xoài non nhỏ như trái cóc bổ làm tư xếp trên cái đĩa nhựa màu đỏ. Muối ớt đựng trong chén đất.
Ngọc hỏi:
– Anh ăn mắm ruốc được không?
– Ðược chứ. Nhưng anh thích ăn muối ớt. Gọi cho anh một xị đế.
Bà cụ đem xị rượu đến, tủm tỉm cười.
Một đôi tình nhân cũng đẹp đẽ, cũng có thể gọi là sang (ngoại trừ chiếc xe PC) lại ngồi quán cóc lai rai xị đế với xoài chua. Ngọc uống rượu tự nhiên như không. Càng uống má càng hồng lên, ửng đỏ như trái cây, như hoa tường vi. Còn Phan thì uống rượu không đỏ mặt. Nhưng Ngọc nhận xét:
– Anh càng uống màu môi anh càng đẹp.
Hai người ăn hết sáu trái xoài và một đĩa muối ớt, uống hai xị đế. Phan hút thêm ba điếu thuốc Khánh Hội tính chung có hai ngàn ba trăm đồng.
Khi ra khỏi quán, ngồi sau xe, Ngọc ôm chặt cứng, hôn lia lịa vào lưng chàng, nhiều khi kéo mặt chàng quay ra sau xe để hôn.
Trời đã tối mịt, gió hây hây thổi. Con đường làng lờ mờ dưới ánh trăng non. Ngọc úp mặt lên lưng Phan:
– Em đang ở trong cảm giác mơ màng, thích lắm.
Phan đưa tay ra sau, vuốt nhẹ lên ngực nàng. Ðột nhiên chàng thấy bàn tay Ngọc lần xuống đùi chàng rồi đè lên đó. Nàng nói:
– Trời ơi. Nó nóng rực.
Phan cũng sốt ruột như nàng. Anh cho xe vô sân, vứt mẹ nó đấy rồi ôm ngang lưng Ngọc đẩy vô phòng.
Ngọc ném quấn áo của Phan xuống đất, mặt ngời như lửa.
– Em sẽ nghiền nát anh.
Phan cảm thấy hai cái vú của Ngọc đè lên ngực mình, tóc nàng che lấp cả khuôn mặt chàng. Người đàn bà trẻ đóng đinh chàng trên pháp trường, vùi lấp chàng bằng cào cấu, cắn xé.
Phan rền rĩ:
– Xin ngài tha thứ.
– Không tha thứ gì cả. Ta phải triệt hạ ngươi.
Phan nằm im một lúc lâu, để mặc cho Ngọc giết chàng. Nhưng có một lúc chàng vùng dậy lật ngược Ngọc xuống dưới, không ngờ Ngọc chống cự quyết liệt. Phan nói:
– Anh biết em đã mệt rồi. Hãy nằm dưới đi.
– Không bao giờ. Ngọc nói và tát Phan một cái. Em không muốn nằm im để đón nhận hạnh phúc anh ban cho đâu. Em thích chủ động tìm lấy nó. Em nhìn thấy trái chín trên cành cao nhưng không muốn nằm dưới gốc chờ nó rụng. Em thích leo lên, tự tay hái lấy, cắn ngập răng.
Ngọc lại bắt đầu cơn điên mới. Cái con người mảnh mai đoan trang và xinh đẹp ấy đã hoàn toàn biến thành một người khác: mê đắm, mãnh liệt, bền bỉ và cuồng điên. Có những lúc nàng rú lên như bị mũi tên xuyên thủng ngực, tưởng như nàng sắp ngất xỉu, mệt lả, chết giấc. Nhưng không, nàng chỉ phủ phục xuống trong giây lát, thở hổn hển rồi lại ngồi dậy, như một kỵ sĩ, quất chàng bằng những ngọn roi rát bỏng. Phan không còn cách nào hơn là chồm bốn vó phi nước đại ra giữa chốn sa trường.
Trong đời, chàng cũng từng làm tình với nhiều người đàn bà, nhưng chưa thấy ai lạ lùng như Ngọc. Không phải chỉ mê đắm mà cuống cuồng, đã vào cuộc là không thể ngừng lại được dù chỉ một giây. Nó liên tục, hỗn loạn, cuống quýt. Có một lúc nào đó, chợt vuột ra, thế là cuống cuồng như đang thình lình mất dưỡng khí, hổn hển, hấp tấp vồ chụp lấy để lấp đầy. Trận đánh lại tiếp diễn một cách khốc liệt. Phan van lạy:
– Xin ngài tha thứ. Xin nương tay cho con nhờ.
Thế là Ngọc kéo Phan dậy. Hai người ở trong tư thế ngồi. Ngực hai người dán chặt vào nhau. Phan biết đó là dấu hiệu của trận đánh sắp kết thúc. Không có tư thế nào mà chàng lại có thể xâm nhập vào người đàn bà trẻ này tận cùng đến như vậy. Ngọc cũng biết điều đó nên nàng chọn nó để kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài đã hơn hai mươi năm nay. Nàng quậy phá, xô đẩy, kìm kẹp Phan. Anh cắn răng chịu đựng bão táp. Hai người đưa nhau bay lần lên đỉnh núi cao chất ngất đầy tuyết phủ và rực nắng. Khi sắp tới đỉnh, Ngọc run rẩy, nhăn nhó một cách đau khổ và miệng kêu lên những âm thanh tuyệt vọng. Ðến khi lên tới đỉnh cao chót vót thì nàng lại thét lên, rú lên một tiếng dài, buông hai tay rơi lơ lửng xuống vực thẳm. Phan cũng gục chết trên nền đá lạnh cóng. Tất cả đi vào hư vô, tất cả thiếp đi một lúc lâu. Ðến khi tỉnh lại, chàng thấy lưng mình đau nhói, chàng trở mình và thấy những vệt máu tươi dây ra tấm ra trải giường. Ðó là vết cấu tàn bạo của móng vuốt đàn bà. Chàng hôn Ngọc và đỡ nàng dậy. Ngọc nói:
– Em phải về.
– Sao khi chiều em nói là sẽ ở luôn đây?
– Không được, nếu em ở luôn đây đêm nay, con em nó sẽ khóc. Tội chúng nó lắm. Dù ông xã có hành hạ em cỡ nào em cũng phải về.
Phan đưa Ngọc về trên chiếc xe PC cũ kỹ của chàng.. Họ qua cầu Tân Thuận, đi thẳng lên trung tâm thành phố. Mười giờ đêm, thành phố đã bắt đầu vắngngười. Phan dừng xe lại ở vị trí cách nhà Ngọc độ một ngàn mét rồi gọi một chiếc xích lô đạp.
– Anh quay lại đi. Ngọc nói và mỉm cười.
Phan đứng nhìn chiếc xích lô đi một đoạn khá xa rồi mới quay xe trở lại.
Ngọc về đến nhà lúc mười giờ mười phút và bước lên lầu sau đó hai phút. Nàng biết rằng anh hàng xóm đang đợi ở giữa cầu thang. Nàng bước rón rén, nín thở. Quả nhiên cái dáng cao cao của hắn đã lù lù ở đó, bất động như xác chết, Ngọc
nói:
– Tránh đường cho tôi đi.
– Không tránh, làm gì tôi?
– Nhưng anh muốn gì?
– Muốn xem mặt dày cỡ nào.
Rồi anh ta bật đèn cầu thang. Ánh sáng lóa mắt. Thừa lúc ấy, Ngọc lách người chạy lên, anh hàng xóm chộp ngang lưng, nhưng chỉ nắm được chéo áo. Ngọc vùng mạnh thoát được, đi thẳng lên lầu. Lúc ấy đã mười hai giờ hai mươi phút nhưng hãy còn tivi,, mấy đứa nhỏ đang ngồi chăm chú xem ở phòng khách. Chúng reo mừng khi Ngọc bước vào nhà. Nàng lấy kẹo và trái cây ra cho con.
– Ba đâu rồi? Ngọc hỏi.
– Ba đi kiếm mẹ.
Ngọc vô toalét thay đồ rồi ra xem tivi với con. Lúc ấy nghe tiếng bước chân ngoài sân. Bé Hoa nói:
– Chắc ba về.
Một người xô cửa bước vào. Không phải ba mà là chú hàng xóm. Mặt chú đỏ gay, người đầy mùi rượu. Bé Thảo dang tay chặn cửa.
– Không cho vào.
Nhưng anh hàng xóm đã bế xốc bé lên, chậm chạp bước vào phòng khách, ngồi ngay giữa ghế bành. Anh ta nhìn chằm chằm vào mặt Ngọc, Bé Thảo vùng ra khỏi tay anh ta, chạy lại bên mẹ.
– Chú say rượu, mẹ ơi.
– Mặc chú, xem tivi đi. Coi kìa con ngựa.
– Ngựa ở đâu vậy mẹ?
– Ngựa trong núi. Con không thấy nó từ trong núi chạy ra à?
Anh hàng xóm bỗng cười lên man dại:
– Hừ, con ngựa. Ðúng là con ngựa cái. Tối nào cũng chạy rông ra phố.
Ngọc quay lại:
– Ê, chú nói gì thế?
Anh ta cũng xừng lên:
– Tôi hỏi đi đâu giờ này mới về?
Ngọc nạt lớn:
– Hỏi làm gì! Mời anh về nhà ngay cho.
Anh hàng xóm lại cười ha hả, vụt đứng dậy, nhưng không phải về nhà mà tiến lại phía cái tivi tắt máy.
Mấy nhỏ la ó phản đối.
– Làm gì kỳ vậy? Mở ra đi!
– Mở lẹ đi! Ðang coi hay mà.
Anh ta lại mở, nhưng cứ đi đi lại lại trong phòng, cười ha hả. Ngọc bực mình đứng dậy:
– Anh nên về nhà đi. Tôi không đồng ý anh say sưa rồi đến quậy phá tùm lum vậy đâu.
Anh hàng xóm nhìn Ngọc bằng cặp mắt hoang dại.
– Ðuổi hả? Ðuổi tôi hả?
Hắn lại cười, mở ngăn bàn lấy cái kéo. Xong, hắn ngồi xếp bằng trước tivi, quay mặt về phía Ngọc và mấy đứa nhỏ, kéo tóc của mình lên, cắt cụt. Hắn ném tóc ra trước mặt Ngọc từng mớ, từng mớ. Mấy nhỏ đang ham tivi, không chú ý đến trò gàn dở ấy, Ngọc cũng lờ đi. Mái tóc của hắn đã trụi lủi và lởm chởm như bị chuột gặm. Một cơn gió từ cửa sổ thổi vào làm tóc bay vung vãi khắp nơi. Bọn trẻ con la hoảng lên. Tóc dính lên mặt, lên cổ, lên quần áo chúng.
Ngọc đứng dậy, hầm hầm đi ra nhà sau lấy chổi, nhưng anh hàng xóm đã chạy theo, khi đã xa tầm mắt của bọn trẻ, hắn liền quỳ xuống, bò đến trước mặt Ngọc. Ngọc đang cầm cây chổi trên tay, thấy cảnh ấy không ngăn được cười. Nàng hỏi:
– Làm gì vậy?
Anh hàng xóm dập đầu lạy, trán đập binh binh trên nền gạch bông:
– Lạy bà, tôi lạy bà. Xin thương xót.
Hắn nhích tới trên hai đầu gối và cùi chỏ cho đến khi nhìn thấy mười đầu ngón chân của Ngọc thì dừng lại, cúi sát đất. Lúc ấy bức màn cửa được vén lên và người chồng xuất hiện.
– Mấy người làm gì vậy? Hùng hỏi.
Ngọc nói:
– Anh thấy chưa. Bạn anh kỳ quá đi.
Anh hàng xóm nhận ra tiếng của thủ trưởng mình, lồm cồm ngồi dậy, mặt sượng trân. Hùng lại hỏi:
– Chú làm cái trò gì vậy?
Hắn giả giọng say:
– Em tức lắm. Thưa anh, em rất tức.
– Chú tức cái gì?
– Tức chị. Con cái như thế mà cứ bỏ đi hoài.
Người chồng có vẻ suy nghĩ, lại hỏi:
– Nhưng chú bò trước mặt vợ tôi chi vậy?
– Em lạy. Em nói hoài chị vẫn không nghe nên phải lạy.
– Tôi biết chú tốt với tôi lắm, nhưng chú say rồi. Thôi, về ngủ đi.
Anh hàng xóm biến mất. Chương trình tivi cũng chấm dứt. Hùng ra lệnh cho lũ con đi ngủ rồi đến giường lôi Ngọc dậy:
– Cô chưa ngủ được đâu. Tôi cần nói chuyện với cô.
Ngọc thở dài, ngồi dậy đi ra phòng khách.
Hai người ngồi đối diện nhau.
–Tất cả các địa chỉ cô đến lấy hàng tôi đều tới. Cô hẹn với nó ở đâu?
Ngọc im lặng. Người chồng lại nói:
– Cô thấy không. Người ta là hàng xóm mà người ta cũng xót ruột huống chi là tôi.
Ngọc nói:
– Ừ. Bạn anh tốt lắm đấy.
– Ít ra nó cũng biết lo cho những đứa nhỏ, thỉnh thoảng chú ấy vẫn lên đây dạy chúng nó học. Còn cô, cô là mẹ chúng mà cô có ngó ngàng gì tới chúng nó đâu.
– Anh đánh giá người hay đấy.
Hùng với tay bật quạt trần, Bỗng nhiên ông ta ôm lấy mặt ho sù sụ.
– Cái gì vậy? Tóc ở đâu vậy?
– Tóc anh hàng xóm đấy
– Sao lạ vậy?
– Có nhiều chuyện lạ hơn nữa mà anh không biết đấy.
Người chồng nạt:
– Ðừng có đánh trống lảng. Nói đi. Suốt đêm nay cô đi đâu?
– Em chán cái cảnh hạch hỏi thế này quá anh ạ. Bây giờ em rất mệt, anh để cho em ngủ đi.
– Không được. Cô phải trả lời tôi tại sao thừa lúc tôi ngủ quên cô lại trốn đi?
– Anh đừng coi tôi như người tù của anh. Xin anh hãy chấm dứt cái trò ra cửa hàng ngồi canh đi. Làm như thế chẳng buôn bán gì được đâu.
– Canh như thế mà cô còn trốn đi huống chi là để cho cô tự do.
– Nhưng anh canh giữ em như thế ích gì? Không ai có thể giữ vợ mình như giữ một con thú trong chuồng. Anh suy nghĩ như vậy là sai lầm rồi anh ạ.
– Còn cô bỏ nhà đi cặp bồ thì đúng chắc.
Ngọc đứng lên dụi mắt:
– Giả sử chuyện đó có thực đi, thì chính anh cũng phải tự coi lại mình.
Ngọc vào giường nằm.
Hùng hút mới được một phần ba điếu thuốc đã ném xuống đất, lấy chân chà nát, xồng xộc vô phòng ngủ. Ông đứng dưới chân giường, nhìn vợ rất lâu. Ngọc nằm nhắm mắt, hai tay để lên bụng, tóc xõa đen nhánh. Trong ánh đèn mờ ảo, Ngọc đẹp lạ lùng. Nhưng nhan sắc ấy làm ông nổi giận. Ông nắm ngón chân cái của vợ giựt mạnh. Ngọc mở mắt ra nhìn chồng bằng cái nhìn xa lạ rồi lại nhắm mắt. Hùnglại kéo chân lần nữa, mạnh hơn, quyết liệt hơn. Ngọc mở mắt, rồi chợt mỉm cười.
– Nằm xuống đây. Giọng nàng rất dịu dàng.
Nhưng Hùng lại hét lên:
– Cởi đồ ra!
– Ngủ đi anh. Em mệt lắm.
– Tôi bảo cô cởi đồ ra!
Ngọc thở dài, quay mặt vào vách.
Tức thì Hùng nhào xuống giường, ghì lấy vợ, dùng hai đầu gối đè lên hai cánh tay cô, giựt tung cúc áo. Ngọc năn nỉ:
– Em mệt lắm. Anh cho em ngủ một lát.
Bàn tay Hùng lần xuống phía dưới. Ngọc bắt chéo hai chân lại.
– Anh làm gì vậy! Em không đồng ý đâu.
– Không đồng ý cũng không được. Không đồng ý tức là cô đã ngủ với thằng đó rồi chớ gì. Cô đi chơi đã đời suốt đêm, bây giờ còn sức đâu nữa.
Ông ta lột trần vợ ra một cách thô bạo. Ngọc co rúm người lại, khóc.
Mặc cho nước mắt ràn rụa trên mặt vợ, ông ta làm tình như một trận đòn thù.
Còn Ngọc thì cảm thấy mình vừa trải qua một vụ cưỡng hiếp tàn nhẫn, thân thể cô bẹp dí xuống giường, mồ hôi trên bụng trên ngực chồng nhầy nhụa khắp người cô. Cô mệt mỏi rã rời nhưng cũng cố ngồi dậy, quờ quạng tìm quần áo, chúng bị ném xuống đất. Ngọc cúi xuống nhặt lên, chiếc áo cụt mong manh bị xé rách toạc, thảm thương. Tự nhiên Ngọc thấy hoảng sợ, bởi vì một cô gái bất hạnh nào đó chỉ có thể bị cưỡng hiếp một lần trong đời, còn cô, cô sẽ bị cưỡng hiếp hàng đêm như thế. Cô quay lại nhìn chồng, thấy ông đang nằm nghiêng, trần truồng, và đồ sộ như một người khổng lồ đang ngủ say trong hang thời tiền sử.
bốn
Ngọc đưa cho chồng một tờ giấy nhỏ.
– Người này là gì của em?
– Bác em.
– Em có biết người ta gởi gì cho mình không?
– Thì chắc là quà.
Hùng trả tờ giấy
báo lại cho vợ.
– Mặc quần áo đi. Anh chở em đi mua vé xe.
Người chồng có vẻ hăng hái, vui vẻ. Họ lấy một vé ở sau lưng tài xế. Chuyến xe sẽ khởi hành lúc hai giờ chiều. Hùng nói:
– Còn sáu tiếng đồng hồ nữa, em làm gì?
– Bây giờ đi ăn sáng.
Người chồng nói:
– Anh phải đến cơ quan.
Ngọc đi lại quán miến gà ở đầu ngã tư, vừa ngồi xuống đã thấy hai thanh niên đi vào, ngồi đối diện.
– Xin lỗi, chị là chị Ngọc?
Ngọc nhìn vào mặt hai người thanh niên. Cả hai đều ra dáng người đàng hoàng. Người đeo kính trắng trạc ba mươi lăm tuổi, người kia lớn hơn, mặt tròn, có vẻ lầm lì. Ngọc nghĩ ngay đên một vụ rắc rối gì đó.
– Các anh gặp tôi với mục đích gì?
– Mục đích tình cảm. Người đeo kính nói. Vì chúng tôi rất quý chị nên mới tìm gặp.
– Tôi chưa hiểu ý định của các anh. Nói tiếp đi.
Người đeo kính:
– Khi quen với anh Phan, chị có hiểu gì về anh ấy không?
– Anh ấy là người rất tốt.
– Ðồng ý. Nhưng chúng tôi hỏi chị có biết gì về quá khứ của anh ấy không?
– Anh ấy như thế nào?
– Trời ơi, một người nổi tiếng như thế mà chị không biết à? Quan hệ với rất nhiều đàn bà. Một trong những người đó là chị dâu tôi. Chồng đi học tập cải tạo, ở nhà mang thêm một cái bầu. Từ đó anh ta trốn biệt, không lui tới. Còn nạn nhân kế tiếp, xin mời chị hỏi bạn thân của tôi đây.
Ngọc nhìn kẻ đang ngồi cúi mặt. Anh ta nói:
– Chị tôi cũng là nhà báo, làm chung cơ quan với anh Phan. Có lần hai người đi công tác chung trên lâm trường Mã Ðà, thế là dẫn nhau vô rừng bị người ta bắt gặp, về nhà bị cơ quan kiểm điểm, chị ấy rất khổ, nhưng vì quá yêu ảnh nên cũng không bỏ được. Bỗng một hôm người bảo vệ cơ quan phát hiện anh Phan dẫn gái vô phòng làm việc, ngay đêm ảnh trực. Vụ đó rùm beng cả cơ quan. Mà người con gái lại là bạn của chị tôi. Chị rất đau. Bị ba tôi chưởi, tức quá uống thuốc ngủ tự tử.
Ngọc ngồi chăm chú nghe, lấy làm lạ là mình không hề bị kích động bởi những chuyện ấy. Phần nào Ngọc lại cảm thấy thú vị bởi sự gay cấn của những câu chuyện. Chị nói:
– Tôi biết các anh là người của bác sĩ Bích.
Người đeo kính cười:
– Không đâu. Chị không tin chúng tôi à. Chúng tôi đến đây không có ý xấu đâu nhưng vì thấy chị là người tốt, lại đẹp nữa, chúng tôi rất thương chị và không muốn chị bước vào vết xe đổ của những người đàn bà kia. Có vậy thôi.
Ngọc gọi tính tiền rồi nói:
– Cám ơn các anh. Bây giờ tôi phải đi làm.
Hai người thanh niên theo Ngọc ra khỏi quán. Ngọc chào họ một lần nữa, và trước khi quay đi, chị nói:
– Những chuyện các anh kể hay đấy. Có thể viết thành tuồng cải lương được.
Buổi trưa Ngọc dọn hàng sớm. Về đến nhà đã thấy chồng lui cui trong bếp. Ngọc thay đồ rất nhanh. Có tiếng gõ cửa. Một người đàn ông bước vào.
– Anh Hùng ơi! Anh Năm ở Ðà Nẵng mới vào đây.
Hùng vừa xào thịt vừa đáp:
– Ừ, tôi nghe rồi.
Người đàn ông bước vào, đặt cái túi xách xuống bàn, hỏi ông chủ nhà:
– Chú khỏe không hả, chú Mười?
– Bình thường.
Ngọc đến bên chồng:
– Ðể em nấu cho. Anh lại nói chuyện với anh Năm đi.
Người đàn ông đưa tay ra, chạm phải một bàn tay nhớp nháp mồ hôi. Hai người ngồi xuống, đối diện nhau.
Người đàn ông lại hỏi:
– Chú bị bịnh hả?
– Hơi nhức đầu.
Nói xong Hùng đứng dậy đi vào phòng riêng, leo lên võng nằm.
Người đàn ông búng mẩu thuốc ra cửa sổ, nói:
– Nó làm cái trò gì vậy?
– Khổ lắm anh ạ. Một con người không biết xã giao.
– Nhưng tao làm gí nó mà nó khinh khỉnh với tao? Tao cũng đâu có đến đây để nhờ vả tụi bay. Tao dư tiền xài mà.
– Tính ảnh vậy đó. Cứ sáng dậy đi làm, trưa về ăn cơm, lên võng ngủ, rồi lại đi làm, chiều về ăn cơm, xong lại lên võng nằm.
– Thế nó không yêu mày à?
– Yêu đến nỗi ghen cả với mấy ông anh rể nữa.
– Chắc nó cũng đang ghen với tao.
Ngọc nói:
– Cả với ba ổng còn ghen.
Trong phòng ngủ, tiếng người chồng vọng ra:
– Ngọc! Ngọc ơi!
Ngọc đứng lên đi vào phòng trong. Hùng ngó chăm chăm mặt vợ:
– Nói chuyện gì mà cười to vậy?
– Cười, anh cũng không cho nữa à?
– Nhưng đây là nhà của tôi. Có cười cũng phải nể tôi một chút chứ. Nó ở Ðà Nẵng vô đây làm gì vậy?
– Chắc ảnh đi chơi. Ði du lịch.
– Du lịch gì. Thời ngụy nó làm trưởng ty gì đó phải không? Coi chừng nó vô đây móc nối với các tổ chức phản động trong nàyđấy.
– Ðừng có khùng. Cái đầu anh chỉ nghĩ được những chuyện như vậy à?
– À, nói vậy mà đúng đấy. Nếu không thì cũng là đi buôn lậu trầm. Có ngày người ta nhốt đầu lại đó.
Ngọc tức quá, nhào tới đấm lia lịa vào ngực chồng, vừa đấm vừa khóc:
– Trẻ con! Già cái đầu rồi mà như trẻ con!
– Cô nói ai trẻ con? Tôi đi kháng chiến mấy mươi năm, vào sanh ra tử, từng trải việc đời. Chính cô mới là trẻ con.
Ngọc quắc mắt nhìn chồng:
– Câm ngay! Càng nói càng thêm nhục thôi. Anh cút đi cho rảnh!
– Ai cút? Chính nó phải cút đi khỏi cái nhà này ngay lập tức. Cô hiểu chưa.
Cánh cửa phòng sịch mở. Người đàn ông được gọi là anh Năm hiện ra nơi ấy, một tay chống nạnh, một tay cầm điếu thuốc đưa lên môi, dáng điệu khoan thai, bình tĩnh;
– Này ông cán bộ. Hãy ôm lấy cái tự hào tội nghiệp của ông mà sống nhé. Rồi sẽ chẳng còn ai bước chân vào cái nhà này nữa đâu.
Người đàn ông bước ra cửa, vừa lúc mấy nhỏ đi học về. Chúng reo lên:
– Bác Năm!
Và chúng chạy đến sà vào lòng ông. Ông ôm hôn chúng, lúc ấy mới nhớ những gói quà trong túi xách.
Bé Hoa nói:
– Bác ở lại ăn cơm.
Nhưng người đàn ông chỉ quay lại, mỉm cười và đưa tay vẫy.
Ngọc cũng mang cái túi xách từ trong phòng đi ra, vừa đi vừa lau nước mắt.
- Mẹ đi đâu vậy? Lũ nhỏ hỏi.
– Mẹ đi Vũng Tàu lãnh đồ của bác gởi.
Mẹ không ăn cơm hả?
– Mẹ ăn rồi..
Ngọc hôn các con rồi hấp tấp đi xuống cầu thang, vẫn còn tức điên lên vì sự gàn dở của người chồng. Chị đi xích lô đến bến xe. Khi chiếc xích lô dừng lại, Ngọc nhìn thấy một cái bảng điện thoại công cộng ở bên đường, chị liền ghé vô, quay số của Phan.
– Em đang ở bến xe du lịch đi Vũng Tàu. Anh đến ngay nhé. Em rất cần anh.
Mười lăm phút sau Phan đến. Thấy mí mắt của Ngọc sưng, Phan hỏi:
– Có chuyện gì vậy?
– Ðừng hỏi. Anh đi lấy vé đi.
Ngọc gọi thêm một ly nước cam. Lát sau Phan quay lại. Ngọc giải thích:
– Em đi lãnh đồ.
– Ði lãnh đồ thì phải cười chứ.
– Thì cười. Anh có đem theo đồ tắm không đấy?
– Có, còn em?
Em quên. Vì không có thì giờ chuẩn bị. Cãi nhau quá trời.
– Cãi nhau về chuyện gì? A, mà hình như ông xã em tới kìa.
Hai người nhìn ra cổng. Hùng cưỡi chiếc xe đạp vừa rẽ vô. Ngọc thở dài:
– Trời ơi, em đã linh cảm thế nào ảnh cũng tới.
– Không sao. Phan nói. Anh sẽ bảo là anh đưa bạn anh đi, tình cờ gặp.
Nhưng con mắt bốc lửa đã dọi thẳng vô hai người. Hùng ném chiếc xe đạp sang bên, quát to:
– Tại sao thế này?
Phan nói:
– Anh bình tĩnh đi, ngồi xuống nói chuyện.
– Tao không nói chuyện với mày, mày là thằng khốn nạn.
Phan vỗ vai ông chồng, nói nhỏ nhẹ:
– Mình không nên nói chuyện ở đây anh ạ. Tôi mời anh sang quán cà phê bên kia đường, chúng ta nói chuyện hay hơn.
– Không đi đâu cả. Và tao cấm mày rời khỏi