Truyện Ngắn - Nhớ Rừng
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Ngắn - Nhớ Rừng
Gặp tôi ở chợ hoa phong lan, anh Đạo kéo tôi về nhà anh. Tôi quành xe máy đi theo chiếc xe đạp điện chạy lờ rờ của anh. Loanh quanh qua một loạt đường ngang ngõ dọc nhỏ hẹp, anh Đạo dừng lại. Anh xuống xe bảo tôi:
- Đến nơi rồi! Cơ ngơi của mình ở đây.
Anh đẩy cánh cổng sét gỉ mở lối cho tôi phi xe vào trong sân. Anh dắt chiếc xe đạp điện vào sau. Dừng xe đạp chân chống cởi mũ bảo hiểm ra, tôi ngỡ ngàng ngó quanh. Giữa khu toàn nhà tầng là một khoảnh vườn nhỏ xanh mát, đủ các loại cây. Sao giữa chốn thị thành này lại có một khu vườn rộng và đẹp đến thế.
Quên cả mình là khách tôi nhào ngay đến chỗ gốc cây treo lủng lẳng những giò phong lan rừng. Đang đúng mùa quế lan hương nở. Những chùm hoa buông xuống màu trắng như sữa. Mùi hương thơm ngan ngát. Anh Đạo gọi to:
- Mình ơi! Có khách quý…
Một người phụ nữ luống tuổi từ trong căn nhà gỗ ló ra. Tôi vội quay lại:
- Chào chị! Em là…
- Chiến hữu của tôi đấy!
Anh Đạo nhanh nhảu. Chị chủ nhà cười cười:
- Ông thì ai mà chả là chiến hữu… gặp nhau giữa chợ kéo nhau về xem hoa lan, tranh luận ầm ĩ tưởng như sắp đánh nhau đến nơi rồi hỏi thì hoá ra chưa ai biết tên ai…
- Nhưng thằng này là chiến hữu đặc biệt. Từng sống chết với nhau thời biên giới đấy! - Nói đến đây anh cũng thấy ngạc nhiên. Anh bảo: - Ô… mới đấy mà cũng đã hơn ba mươi năm rồi!
- Thế sao hôm nay chú mới đến nhà chơi…
Chị chủ nhà lại hỏi. Anh Đạo trả lời thay tôi:
- Thì chiến đấu mỗi người mỗi hướng. Tôi bị thương chuyển về tuyến sau, qua bao nhiêu là bệnh viện… mất liên lạc. Mấy chục năm rồi hôm nay bất ngờ gặp chú ấy ngoài chợ. Chú ấy làm việc ở ngay Hà Nội mà có biết đâu. Thôi bà đi chợ kiếm cái gì cho anh em tôi liên hoan một bữa ra trò mừng ngày tái ngộ.
- Được rồi ông cứ yên tâm.
Nói đoạn chị quày quả xách làn đi ra cổng. Anh Đạo vào nhà tìm phích nước. Tôi và anh ngồi ngay giữa vườn cây. Anh vừa pha nước, vừa gườm gườm nhìn tôi rồi bảo:
- Mày vẫn trẻ y như hồi nào…
- Trẻ gì mà trẻ, ngũ tuần rồi còn gì.
- Nhưng mà mày vẫn trẻ hơn tao nhiều. Tóc đã bạc sợi nào đâu. Còn tao tóc bạc trắng cả rồi. Chả thế mà lúc gặp nhau ở chợ mày lại gọi tao là cụ…
Tôi phá lên cười. Lúc nãy ở chợ hoa thấy một ông tóc bạc đang lúi húi chọn mua mấy mảnh phong lan vảy rồng, tôi dừng xe lại hỏi: “Loại lan này hoa nó nở vào dịp nào cụ nhỉ?”. Ông ta ngẩng lên nhìn tôi rồi reo to:
- Thằng Nguyên phải không?
- Dạ! Sao cụ biết tên… - Tôi chưa nói hết câu thì ông ngắt lời:
- Cụ kị quái gì… tao… Đạo đây!
- Ơ… - Tôi ngỡ ngàng: - Anh Đạo… sao… sao…
- Tao già quá chứ gì. Cũng phải, tao vốn xấu máu, tóc bạc trắng thế này nên mày không nhận ra là phải!
Hai chúng tôi ôm lấy nhau. Chả thiết mua bán gì nữa, anh Đạo kéo tôi về nhà anh chơi.
Chúng tôi vừa uống chè, ngắm hoa, vừa trò chuyện rôm rả. Kỷ niệm ngày mới nhập ngũ như hiện lên trong tôi tươi mới như vừa hôm qua.
Ngày ấy là những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tôi nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Lớp sinh viên đại học năm thứ nhất chúng tôi háo hức lên đường. Miền Nam đang thắng lớn dồn dập. Những tin tức chiến sự từ mặt trận bay về khiến chúng tôi bồn chồn, mong được tham gia đội hình tiến vào Sài Gòn ngày chiến thắng. Nhưng chúng tôi chưa hoàn thành huấn luyện tân binh thì miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
Niềm vui thắng trận chưa nguôi thì những khó khăn thời hậu chiến đã xuất hiện. Đó là những năm tháng khó khăn của đất nước, năm tháng gian nan của người lính. Đơn vị chúng tôi hành quân lên Hà Giang để làm đường. Con đường 279 từ Bắc Quang xuyên rừng núi hoang sơ sang Yên Bái. Đơn vị làm lán tạm giữa rừng để mở tuyến thi công nền đường.
Một hôm, tôi được giao nhiệm vụ lên tiểu đoàn nhận mắm tôm về cho nhà bếp. Khi khoác chiếc ba lô nặng chịch, hôi mù trên vai từ kho tiểu đoàn đi qua nhà chỉ huy thì chợt nghe tiếng gọi:
- Nguyên phải không?
Tôi dừng lại nhìn vào nhà chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng Doanh là người cùng huyện nên nhận ra tôi. Anh dẫn một người trông vẻ lính cũ ra bảo:
- Đây là Đạo. Anh ấy được biên chế về đại đội 7, cậu dẫn anh ấy về đơn vị luôn nhé!
- Vâng! Anh đi luôn cùng em chứ?
Thế là chúng tôi quen nhau. Anh Đạo hơn tôi bốn tuổi, nhập ngũ cũng hơn tôi gần bốn năm. Anh là dân Hà Nội. Anh vừa tốt nghiệp trung cấp cầu đường được điều về làm nhân viên kỹ thuật tại đại đội tôi. Dọc đường về đơn vị hơn chục cây số đường rừng, mặc dù tôi từ chối nhưng anh cứ dứt khoát giành đeo giúp tôi cái ba lô mắm tôm nặng chịch. Chúng tôi thân với nhau từ đó. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Kiếm được cái gì ăn như nồi sắn luộc, nắm xôi dân bản cho anh cũng gọi tôi. Bây giờ nói chuyện ăn uống thì nghe có vẻ kỳ cục và khổ khổ thế nào ấy. Nhưng những năm tháng sau chiến tranh để được bữa ăn no không phải dễ đừng nói là ăn ngon. Khẩu phần mỗi bữa của người là hai bát hạt bo bo hoặc hai nắm bánh mỳ đen luộc. Ăn xong bữa mà cứ như chưa ăn. Cánh lính làm đường, suối ngày đào đất, đục đá, bụng đói, tay run nhiều khi hoa cả mắt.
Giữa tôi và anh Đạo có bao nhiêu kỷ niệm, vui buồn đều có. Đó là việc anh phát hiện ra tôi (ngày ấy tôi là tiểu đội trưởng) dám dịch cọc tim đường ra phía ta-luy âm để giảm hàng trăm mét khối đất đá phải đào đắp. Sau bận ấy, tôi bị khiển trách trước đại đội. Tôi giận anh lắm cả tuần không nói với anh câu nào, gặp cũng lơ lơ không chào. Mặc dù tôi biết là mình sai bét. Giữa lúc ấy thì anh đến tìm tôi. Hôm đó là ngày nghỉ. Tôi đang nằm đọc tờ báo cũ thì anh ngó vào. Anh hỏi:
- Vẫn còn giận tao hả?
- Ai dám giận anh…
- Đi theo tao có cái này hay lắm!
Thấy tôi ngần ngừ, anh nói tiếp:
- Hôm qua đi khảo sát định tuyến, tao phát hiện được một tổ ong mật to lắm.
Nghe vậy, tôi ngồi bật ngay dậy. Tôi vớ con dao đi theo anh. Mọi ấm ức với anh tan biến. Tôi với anh sôi nổi bàn cách lấy mật ong. Đến gốc cây ngát có tổ ong, chúng tôi vun lá khô châm lửa. Khi lửa đã cháy, chúng tôi ném mấy cành lá tươi vào. Khói bốc lên nghi ngút. Đàn ong ào ào bay vun vút ra khỏi tổ. Anh Đạo leo lên cây cắt lấy tổ ong mọng căng những mật cho vào xô rồi ròng dây xuống cho tôi. Tôi đỡ xô mật ong. Anh Đạo tụt xuống. Hai anh em ngồi luôn dưới gốc cây chén mật ong. Mật ong tươi và ngọtlịm.
Chúng tôi mải ăn và vắt mật ong ra xô, không để ý đống lửa đốt lá cây tươi đã tàn, khói không còn bốc lên nữa. Thế là đàn ong lao xuống đốt túi bụi. Bị bất ngờ tôi và anh Đạo hoảng quá bỏ cả xô mật phá chạy. Nhưng chúng tôi chạy đến đâu đàn ong đuổi theo đến đấy. Hai chúng tôi phóng vào khu doanh trại của đơn vị nữ ở chân dốc. Các chiến sĩ nữ đang cuốc xới nhổ cỏ ở vườn rau hét lên kinh hãi khi thấy đàn ong như một đám mây đen đuổi riết theo hai chúng tôi. Chúng tôi chạy qua chỗ chị em đang tăng gia. Nhưng lạ thay đàn ong chỉ bám theo tôi và anh Đạo, chúng không đốt bất cứ ai khác. Tôi và anh Đạo lao vào nhà bếp. Đàn ong đuổi theo. Hai cô bé đang vặt rau rú lên hoảng sợ. Anh Đạo rút vội một thanh củi đang cháy ngùn ngụt vung lên khua đuổi đàn ong. Tôi cũng vội vớ lấy một thanh củi đang cháy dở. Nồi nước trên bếp lật đổ ụp xuống, khói mù mịt. Hai chúng tôi khua khoắng một hồi đàn ong mới chịu bay đi. Tôi và anh Đạo lúc này mới hoàn hồn, tay vẫn
chưa dám buông cành củi đang toả khói. Hai nữ chiến sĩ nuôi quân mặt cắt không còn hột máu. Tôi ấp úng xin lỗi rồi kéo anh Đạo ra ngoài. Đến bìa rừng, anh lại còn tỏ vẻ tiếc rẻ bảo:
- Tao với mày lên chỗ gốc cây ngát tìm xô mật ong đi.
- Thôi để đến tối! Mò lên đấy bây giờ bọn ong nó đánh cho một trận nữa thì toi hẳn.
Tôi vừa gàn anh vừa xoa xoa cái đầu đau ê ẩm vì ong đốt. Anh Đạo cứ nhất định tìm cách lên lấy bằng được xô mật. Anh lo để đấy đến tối thì lũ kiến sẽ bò vào làm hỏng mất mật ong. Anh buộc một bó nứa to châm lửa và đốt lên cùng lá cây tươi. Khói bốc lên mù mịt. Nhờ vậy mà anh lên lấy được xô mật ong. Buổi tối anh và tôi xách theo hai chai mật ong sang cho các em ở trung đội nữ như một lời xin lỗi vì đã làm cho họ một phen khiếp đảm. Sau bận ấy chúng tôi hay sang chơi với các em ở trung đội nữ. Thấy tôi và Thoan - một trong hai cô bé nhặt rau ở bếp bữa chúng tôi bị đàn ong đuổi hôm trước - có vẻ thân nhau, anh Đạo bảo: “Hôm nào tao với mày đốt một tổ ong nữa rồi lại chạy vào chỗ em Thoan để em ấy cứu mày nhé!”.
Các nữ chiến sĩ đóng quân ở giữa rừng, họ cũng vất vả làm đường như đơn vị nam chúng tôi. Hôm hai nữ chiến sĩ đi lấy gạo bị lũ cuốn trôi cả đại đội chúng tôi dàn quân lần theo dọc hai bờ con sông Bạc tìm thi thể của họ.
Một lần, anh Đạo được cử về Hà Nội mua hạt rau giống. Không biết anh tỉ tê thế nào mà đại đội trưởng đồng ý cho tôi cùng đi.
Khi chúng tôi qua chỗ đơn vị nữ hỏi xem chị em có nhờ mua bán cái gì không. Con gái ở rừng sâu, không có chợ, xa đường giao thông nên thiếu thốn đủ thứ. Các cô gái cứ cười cười mãi. Thoan đưa cho chúng tôi một cái phong bì dán kín và dặn:
- Các thứ cần mua chúng em đã ghi cả trong này rồi! Nhưng ra đến ngoài đường các anh mới được mở ra xem đấy nhé!
Nghe Thoan dặn các các cô gái cứ cười ngặt nghẽo mãi.
Hai chúng tôi bám nhờ xe chở xi măng ra đường quốc lộ 2 để đón xe khách. Phải mất hai chặng xe mới tới được ga Phú Thọ. Từ ga Phú Thọ chúng tôi đi tàu xuôi Hà Nội. Anh Đạo về Hà Nội trước mua hạt rau giống. Tôi tranh thủ mượn xe đạp tạt về thăm nhà một tối rồi sáng hôm sau về Hà Nội đón anh ở ga Hàng Cỏ để cùng ngược lên đơn vị. Gặp nhau ở sân ga, anh Đạo bảo:
- Mày lấy thư của các em ra xem họ nhờ mua cái gì?
Lúc này tôi mới nhớ đến là thư Thoan đưa cho hôm trước nhét ở cóc ba lô. Vừa bóc ra xem, tôi tái mặt kêu:
- Chết rồi anh Đạo ơi!
- Việc gì thế?
Tôi vừa đưa mảnh giấy cho anh Đạo vừa ghé tai anh nói nhỏ:
- Chị em nhờ mua toàn đồ “phụ tùng” của phụ nữ… làm thế nào bây giờ hả anh?
Anh Đạo đọc xong tờ giấy cũng hơi cuống. Chị em trung đội nữ nhờ mua bốn mươi cái xu-chiêng. Ngày ấy cả tôi và anh đều chưa có gia đình. Thậm chí tôi còn chưa có cả người yêu nữa. Bàn tính một lúc, chúng tôi kéo nhau ra đường Nam Bộ trước cửa nhà ga. Hai anh em cứ lượn đi lượn lại mãi mới dám đánh liều vào một cửa hiệu của một chị đứng tuổi. Chị bán hàng hỏi:
- Hai chú bộ đội cần mua gì?
Anh Đạo chỉ tôi. Tôi gãi đầu gãi tai, ấp úng không nói được. Chị chủ hiệu gặng hỏi. Tôi đưa cho chị tờ giấy. Chị xem xong cười ngặt nghẽo một lúc rồi bảo:
- Đấy các chú xem các loại kích cỡ nào thì chọn đi!
Tôi càng hoảng. Anh Đạo lúc này còn giở quẻ:
- Mày xem em Thu, em Lý, em Tân, nhất là em Thoan của mày vừa cái nào thì mua đi, sắp đến giờ tàu chạy rồi…
Tôi cáu:
- Anh định đùn hết trách nhiệm cho em à?
- Nhưng các em nhờ mày mua chứ có nhờ tao đâu!
Tôi quyết định:
- Nhờ chị chọn cho hai mươi cái loại vừa, hai mươi cái loại to.
Anh Đạo dọa:
- Mày mua thế nhỡ có chị em nào không vừa thì mày chết!
Tôi cũng hơi lo. Nhưng các em không ghi rõ kích cỡ thì biết thế nào. Để cho yên tâm, tôi mua thêm năm cái loại to nhất nữa. Chị bán hàng xếp bốn lăm cái xu-chiêng vào ba lô cho tôi. Trên đường về đơn vị, tôi tìm cách đùn việc đeo cái ba lô loại hàng “đặc biệt” này cho anh Đạo. Lúc ngồi trên tàu mỗi khi thấy công an hay tổ kiểm soát quân sự đi qua là tôi lo tái cả mặt. Họ mà kiểm tra hành lý thì nguy. Ngày ấy còn có chuyện ngăn sông cấm chợ, hàng hoá cấm lưu thông. Bị kiểm tra bày các thứ ra thì ngượng chết, nhất là lại bị quy là buôn lậu các thứ này nữa thì càng nguy. Lúc đến Vĩnh Tuy tôi bảo anh Đạo xuống xe. Anh ngạc nhiên:
- Lên tới ngã ba đi Yên Bình mới xuống đi bộ về dơn vị cho gần chứ. Xuống ở đây xa mất hơn mười cây số đấy.
- Trạm kiểm soát quân sự chỗ ngã ba kiểm tra kỹ lắm. Xuống đây cho yên tâm.
Tôi nói và đeo chiếc ba lô hàng “đặc biệt” lên vai. Anh Đạo bảo:
- Mày khôn thế! Dọc đường sợ bị bắt thì đùn cho tao đeo cái ba lô này. Bây giờ cuốc bộ leo núi thì mày lại xí phần.
Nói vậy nhưng anh vẫn khoác chiếc ba lô hạt giống nặng lên vai. Qua chỗ đơn vị nữ, chị em trông thấy ùa ra. Tôi quẳng cái ba lô về phía chị em rồi tháo chạy. Hôm sau gặp nhau ở bờ suối Thoan cười cười bảo tôi: “Anh mua cho em hai cái chả cái nào vừa gì cả!”. Tôi đánh bạo: “Lần sau có nhờ thì phải cho… kiểm tra, đo trước thì mới mua đúng được…”.
Tôi và anh Đạo cùng ôn lại chuyện cũ. Anh bùi ngùi:
- Trận đánh ở biên giới năm ấy mấy chục chị em ấy hy sinh gần hết. À mày đã đến thăm nhà cái Thoan lần nào chưa?
- Có! Em đã đến nhà cô ấy ngay sau chiến tranh biên giới. Đơn vị giaocho em đem di vật của liệt sĩ về giao cho gia đình Thoan. Mẹ cô ấy mở cái ba lô ra cầm mấy thứ đồ của con gái cứ khóc mãi.
Anh Đạo đứng dây:
- Thôi nhắc lại chuyện cũ buồn quá. Theo tao ra vườn xem hoa phong lan. Có mấy loại lan rừng tao mới kiếm được đấy.
Anh Đạo chỉ cho tôi mấy bụi quế lan hương chi chít những trùm hoa đang nở. Màu hoa trắng trong đến nao lòng. Mùi hương hoa thơm ngan ngát tinh khiết như những cuộc đời trinh nữ. Tôi đứng lặng giữa vườn lan, lòng vẫn nao nao với những kỷ niệm xưa. Sao mà tôi thấy nhớ rừng da riết đến thế.
- Đến nơi rồi! Cơ ngơi của mình ở đây.
Anh đẩy cánh cổng sét gỉ mở lối cho tôi phi xe vào trong sân. Anh dắt chiếc xe đạp điện vào sau. Dừng xe đạp chân chống cởi mũ bảo hiểm ra, tôi ngỡ ngàng ngó quanh. Giữa khu toàn nhà tầng là một khoảnh vườn nhỏ xanh mát, đủ các loại cây. Sao giữa chốn thị thành này lại có một khu vườn rộng và đẹp đến thế.
Quên cả mình là khách tôi nhào ngay đến chỗ gốc cây treo lủng lẳng những giò phong lan rừng. Đang đúng mùa quế lan hương nở. Những chùm hoa buông xuống màu trắng như sữa. Mùi hương thơm ngan ngát. Anh Đạo gọi to:
- Mình ơi! Có khách quý…
Một người phụ nữ luống tuổi từ trong căn nhà gỗ ló ra. Tôi vội quay lại:
- Chào chị! Em là…
- Chiến hữu của tôi đấy!
Anh Đạo nhanh nhảu. Chị chủ nhà cười cười:
- Ông thì ai mà chả là chiến hữu… gặp nhau giữa chợ kéo nhau về xem hoa lan, tranh luận ầm ĩ tưởng như sắp đánh nhau đến nơi rồi hỏi thì hoá ra chưa ai biết tên ai…
- Nhưng thằng này là chiến hữu đặc biệt. Từng sống chết với nhau thời biên giới đấy! - Nói đến đây anh cũng thấy ngạc nhiên. Anh bảo: - Ô… mới đấy mà cũng đã hơn ba mươi năm rồi!
- Thế sao hôm nay chú mới đến nhà chơi…
Chị chủ nhà lại hỏi. Anh Đạo trả lời thay tôi:
- Thì chiến đấu mỗi người mỗi hướng. Tôi bị thương chuyển về tuyến sau, qua bao nhiêu là bệnh viện… mất liên lạc. Mấy chục năm rồi hôm nay bất ngờ gặp chú ấy ngoài chợ. Chú ấy làm việc ở ngay Hà Nội mà có biết đâu. Thôi bà đi chợ kiếm cái gì cho anh em tôi liên hoan một bữa ra trò mừng ngày tái ngộ.
- Được rồi ông cứ yên tâm.
Nói đoạn chị quày quả xách làn đi ra cổng. Anh Đạo vào nhà tìm phích nước. Tôi và anh ngồi ngay giữa vườn cây. Anh vừa pha nước, vừa gườm gườm nhìn tôi rồi bảo:
- Mày vẫn trẻ y như hồi nào…
- Trẻ gì mà trẻ, ngũ tuần rồi còn gì.
- Nhưng mà mày vẫn trẻ hơn tao nhiều. Tóc đã bạc sợi nào đâu. Còn tao tóc bạc trắng cả rồi. Chả thế mà lúc gặp nhau ở chợ mày lại gọi tao là cụ…
Tôi phá lên cười. Lúc nãy ở chợ hoa thấy một ông tóc bạc đang lúi húi chọn mua mấy mảnh phong lan vảy rồng, tôi dừng xe lại hỏi: “Loại lan này hoa nó nở vào dịp nào cụ nhỉ?”. Ông ta ngẩng lên nhìn tôi rồi reo to:
- Thằng Nguyên phải không?
- Dạ! Sao cụ biết tên… - Tôi chưa nói hết câu thì ông ngắt lời:
- Cụ kị quái gì… tao… Đạo đây!
- Ơ… - Tôi ngỡ ngàng: - Anh Đạo… sao… sao…
- Tao già quá chứ gì. Cũng phải, tao vốn xấu máu, tóc bạc trắng thế này nên mày không nhận ra là phải!
Hai chúng tôi ôm lấy nhau. Chả thiết mua bán gì nữa, anh Đạo kéo tôi về nhà anh chơi.
Chúng tôi vừa uống chè, ngắm hoa, vừa trò chuyện rôm rả. Kỷ niệm ngày mới nhập ngũ như hiện lên trong tôi tươi mới như vừa hôm qua.
Ngày ấy là những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tôi nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Lớp sinh viên đại học năm thứ nhất chúng tôi háo hức lên đường. Miền Nam đang thắng lớn dồn dập. Những tin tức chiến sự từ mặt trận bay về khiến chúng tôi bồn chồn, mong được tham gia đội hình tiến vào Sài Gòn ngày chiến thắng. Nhưng chúng tôi chưa hoàn thành huấn luyện tân binh thì miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
Niềm vui thắng trận chưa nguôi thì những khó khăn thời hậu chiến đã xuất hiện. Đó là những năm tháng khó khăn của đất nước, năm tháng gian nan của người lính. Đơn vị chúng tôi hành quân lên Hà Giang để làm đường. Con đường 279 từ Bắc Quang xuyên rừng núi hoang sơ sang Yên Bái. Đơn vị làm lán tạm giữa rừng để mở tuyến thi công nền đường.
Một hôm, tôi được giao nhiệm vụ lên tiểu đoàn nhận mắm tôm về cho nhà bếp. Khi khoác chiếc ba lô nặng chịch, hôi mù trên vai từ kho tiểu đoàn đi qua nhà chỉ huy thì chợt nghe tiếng gọi:
- Nguyên phải không?
Tôi dừng lại nhìn vào nhà chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng Doanh là người cùng huyện nên nhận ra tôi. Anh dẫn một người trông vẻ lính cũ ra bảo:
- Đây là Đạo. Anh ấy được biên chế về đại đội 7, cậu dẫn anh ấy về đơn vị luôn nhé!
- Vâng! Anh đi luôn cùng em chứ?
Thế là chúng tôi quen nhau. Anh Đạo hơn tôi bốn tuổi, nhập ngũ cũng hơn tôi gần bốn năm. Anh là dân Hà Nội. Anh vừa tốt nghiệp trung cấp cầu đường được điều về làm nhân viên kỹ thuật tại đại đội tôi. Dọc đường về đơn vị hơn chục cây số đường rừng, mặc dù tôi từ chối nhưng anh cứ dứt khoát giành đeo giúp tôi cái ba lô mắm tôm nặng chịch. Chúng tôi thân với nhau từ đó. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Kiếm được cái gì ăn như nồi sắn luộc, nắm xôi dân bản cho anh cũng gọi tôi. Bây giờ nói chuyện ăn uống thì nghe có vẻ kỳ cục và khổ khổ thế nào ấy. Nhưng những năm tháng sau chiến tranh để được bữa ăn no không phải dễ đừng nói là ăn ngon. Khẩu phần mỗi bữa của người là hai bát hạt bo bo hoặc hai nắm bánh mỳ đen luộc. Ăn xong bữa mà cứ như chưa ăn. Cánh lính làm đường, suối ngày đào đất, đục đá, bụng đói, tay run nhiều khi hoa cả mắt.
Giữa tôi và anh Đạo có bao nhiêu kỷ niệm, vui buồn đều có. Đó là việc anh phát hiện ra tôi (ngày ấy tôi là tiểu đội trưởng) dám dịch cọc tim đường ra phía ta-luy âm để giảm hàng trăm mét khối đất đá phải đào đắp. Sau bận ấy, tôi bị khiển trách trước đại đội. Tôi giận anh lắm cả tuần không nói với anh câu nào, gặp cũng lơ lơ không chào. Mặc dù tôi biết là mình sai bét. Giữa lúc ấy thì anh đến tìm tôi. Hôm đó là ngày nghỉ. Tôi đang nằm đọc tờ báo cũ thì anh ngó vào. Anh hỏi:
- Vẫn còn giận tao hả?
- Ai dám giận anh…
- Đi theo tao có cái này hay lắm!
Thấy tôi ngần ngừ, anh nói tiếp:
- Hôm qua đi khảo sát định tuyến, tao phát hiện được một tổ ong mật to lắm.
Nghe vậy, tôi ngồi bật ngay dậy. Tôi vớ con dao đi theo anh. Mọi ấm ức với anh tan biến. Tôi với anh sôi nổi bàn cách lấy mật ong. Đến gốc cây ngát có tổ ong, chúng tôi vun lá khô châm lửa. Khi lửa đã cháy, chúng tôi ném mấy cành lá tươi vào. Khói bốc lên nghi ngút. Đàn ong ào ào bay vun vút ra khỏi tổ. Anh Đạo leo lên cây cắt lấy tổ ong mọng căng những mật cho vào xô rồi ròng dây xuống cho tôi. Tôi đỡ xô mật ong. Anh Đạo tụt xuống. Hai anh em ngồi luôn dưới gốc cây chén mật ong. Mật ong tươi và ngọtlịm.
Chúng tôi mải ăn và vắt mật ong ra xô, không để ý đống lửa đốt lá cây tươi đã tàn, khói không còn bốc lên nữa. Thế là đàn ong lao xuống đốt túi bụi. Bị bất ngờ tôi và anh Đạo hoảng quá bỏ cả xô mật phá chạy. Nhưng chúng tôi chạy đến đâu đàn ong đuổi theo đến đấy. Hai chúng tôi phóng vào khu doanh trại của đơn vị nữ ở chân dốc. Các chiến sĩ nữ đang cuốc xới nhổ cỏ ở vườn rau hét lên kinh hãi khi thấy đàn ong như một đám mây đen đuổi riết theo hai chúng tôi. Chúng tôi chạy qua chỗ chị em đang tăng gia. Nhưng lạ thay đàn ong chỉ bám theo tôi và anh Đạo, chúng không đốt bất cứ ai khác. Tôi và anh Đạo lao vào nhà bếp. Đàn ong đuổi theo. Hai cô bé đang vặt rau rú lên hoảng sợ. Anh Đạo rút vội một thanh củi đang cháy ngùn ngụt vung lên khua đuổi đàn ong. Tôi cũng vội vớ lấy một thanh củi đang cháy dở. Nồi nước trên bếp lật đổ ụp xuống, khói mù mịt. Hai chúng tôi khua khoắng một hồi đàn ong mới chịu bay đi. Tôi và anh Đạo lúc này mới hoàn hồn, tay vẫn
chưa dám buông cành củi đang toả khói. Hai nữ chiến sĩ nuôi quân mặt cắt không còn hột máu. Tôi ấp úng xin lỗi rồi kéo anh Đạo ra ngoài. Đến bìa rừng, anh lại còn tỏ vẻ tiếc rẻ bảo:
- Tao với mày lên chỗ gốc cây ngát tìm xô mật ong đi.
- Thôi để đến tối! Mò lên đấy bây giờ bọn ong nó đánh cho một trận nữa thì toi hẳn.
Tôi vừa gàn anh vừa xoa xoa cái đầu đau ê ẩm vì ong đốt. Anh Đạo cứ nhất định tìm cách lên lấy bằng được xô mật. Anh lo để đấy đến tối thì lũ kiến sẽ bò vào làm hỏng mất mật ong. Anh buộc một bó nứa to châm lửa và đốt lên cùng lá cây tươi. Khói bốc lên mù mịt. Nhờ vậy mà anh lên lấy được xô mật ong. Buổi tối anh và tôi xách theo hai chai mật ong sang cho các em ở trung đội nữ như một lời xin lỗi vì đã làm cho họ một phen khiếp đảm. Sau bận ấy chúng tôi hay sang chơi với các em ở trung đội nữ. Thấy tôi và Thoan - một trong hai cô bé nhặt rau ở bếp bữa chúng tôi bị đàn ong đuổi hôm trước - có vẻ thân nhau, anh Đạo bảo: “Hôm nào tao với mày đốt một tổ ong nữa rồi lại chạy vào chỗ em Thoan để em ấy cứu mày nhé!”.
Các nữ chiến sĩ đóng quân ở giữa rừng, họ cũng vất vả làm đường như đơn vị nam chúng tôi. Hôm hai nữ chiến sĩ đi lấy gạo bị lũ cuốn trôi cả đại đội chúng tôi dàn quân lần theo dọc hai bờ con sông Bạc tìm thi thể của họ.
Một lần, anh Đạo được cử về Hà Nội mua hạt rau giống. Không biết anh tỉ tê thế nào mà đại đội trưởng đồng ý cho tôi cùng đi.
Khi chúng tôi qua chỗ đơn vị nữ hỏi xem chị em có nhờ mua bán cái gì không. Con gái ở rừng sâu, không có chợ, xa đường giao thông nên thiếu thốn đủ thứ. Các cô gái cứ cười cười mãi. Thoan đưa cho chúng tôi một cái phong bì dán kín và dặn:
- Các thứ cần mua chúng em đã ghi cả trong này rồi! Nhưng ra đến ngoài đường các anh mới được mở ra xem đấy nhé!
Nghe Thoan dặn các các cô gái cứ cười ngặt nghẽo mãi.
Hai chúng tôi bám nhờ xe chở xi măng ra đường quốc lộ 2 để đón xe khách. Phải mất hai chặng xe mới tới được ga Phú Thọ. Từ ga Phú Thọ chúng tôi đi tàu xuôi Hà Nội. Anh Đạo về Hà Nội trước mua hạt rau giống. Tôi tranh thủ mượn xe đạp tạt về thăm nhà một tối rồi sáng hôm sau về Hà Nội đón anh ở ga Hàng Cỏ để cùng ngược lên đơn vị. Gặp nhau ở sân ga, anh Đạo bảo:
- Mày lấy thư của các em ra xem họ nhờ mua cái gì?
Lúc này tôi mới nhớ đến là thư Thoan đưa cho hôm trước nhét ở cóc ba lô. Vừa bóc ra xem, tôi tái mặt kêu:
- Chết rồi anh Đạo ơi!
- Việc gì thế?
Tôi vừa đưa mảnh giấy cho anh Đạo vừa ghé tai anh nói nhỏ:
- Chị em nhờ mua toàn đồ “phụ tùng” của phụ nữ… làm thế nào bây giờ hả anh?
Anh Đạo đọc xong tờ giấy cũng hơi cuống. Chị em trung đội nữ nhờ mua bốn mươi cái xu-chiêng. Ngày ấy cả tôi và anh đều chưa có gia đình. Thậm chí tôi còn chưa có cả người yêu nữa. Bàn tính một lúc, chúng tôi kéo nhau ra đường Nam Bộ trước cửa nhà ga. Hai anh em cứ lượn đi lượn lại mãi mới dám đánh liều vào một cửa hiệu của một chị đứng tuổi. Chị bán hàng hỏi:
- Hai chú bộ đội cần mua gì?
Anh Đạo chỉ tôi. Tôi gãi đầu gãi tai, ấp úng không nói được. Chị chủ hiệu gặng hỏi. Tôi đưa cho chị tờ giấy. Chị xem xong cười ngặt nghẽo một lúc rồi bảo:
- Đấy các chú xem các loại kích cỡ nào thì chọn đi!
Tôi càng hoảng. Anh Đạo lúc này còn giở quẻ:
- Mày xem em Thu, em Lý, em Tân, nhất là em Thoan của mày vừa cái nào thì mua đi, sắp đến giờ tàu chạy rồi…
Tôi cáu:
- Anh định đùn hết trách nhiệm cho em à?
- Nhưng các em nhờ mày mua chứ có nhờ tao đâu!
Tôi quyết định:
- Nhờ chị chọn cho hai mươi cái loại vừa, hai mươi cái loại to.
Anh Đạo dọa:
- Mày mua thế nhỡ có chị em nào không vừa thì mày chết!
Tôi cũng hơi lo. Nhưng các em không ghi rõ kích cỡ thì biết thế nào. Để cho yên tâm, tôi mua thêm năm cái loại to nhất nữa. Chị bán hàng xếp bốn lăm cái xu-chiêng vào ba lô cho tôi. Trên đường về đơn vị, tôi tìm cách đùn việc đeo cái ba lô loại hàng “đặc biệt” này cho anh Đạo. Lúc ngồi trên tàu mỗi khi thấy công an hay tổ kiểm soát quân sự đi qua là tôi lo tái cả mặt. Họ mà kiểm tra hành lý thì nguy. Ngày ấy còn có chuyện ngăn sông cấm chợ, hàng hoá cấm lưu thông. Bị kiểm tra bày các thứ ra thì ngượng chết, nhất là lại bị quy là buôn lậu các thứ này nữa thì càng nguy. Lúc đến Vĩnh Tuy tôi bảo anh Đạo xuống xe. Anh ngạc nhiên:
- Lên tới ngã ba đi Yên Bình mới xuống đi bộ về dơn vị cho gần chứ. Xuống ở đây xa mất hơn mười cây số đấy.
- Trạm kiểm soát quân sự chỗ ngã ba kiểm tra kỹ lắm. Xuống đây cho yên tâm.
Tôi nói và đeo chiếc ba lô hàng “đặc biệt” lên vai. Anh Đạo bảo:
- Mày khôn thế! Dọc đường sợ bị bắt thì đùn cho tao đeo cái ba lô này. Bây giờ cuốc bộ leo núi thì mày lại xí phần.
Nói vậy nhưng anh vẫn khoác chiếc ba lô hạt giống nặng lên vai. Qua chỗ đơn vị nữ, chị em trông thấy ùa ra. Tôi quẳng cái ba lô về phía chị em rồi tháo chạy. Hôm sau gặp nhau ở bờ suối Thoan cười cười bảo tôi: “Anh mua cho em hai cái chả cái nào vừa gì cả!”. Tôi đánh bạo: “Lần sau có nhờ thì phải cho… kiểm tra, đo trước thì mới mua đúng được…”.
Tôi và anh Đạo cùng ôn lại chuyện cũ. Anh bùi ngùi:
- Trận đánh ở biên giới năm ấy mấy chục chị em ấy hy sinh gần hết. À mày đã đến thăm nhà cái Thoan lần nào chưa?
- Có! Em đã đến nhà cô ấy ngay sau chiến tranh biên giới. Đơn vị giaocho em đem di vật của liệt sĩ về giao cho gia đình Thoan. Mẹ cô ấy mở cái ba lô ra cầm mấy thứ đồ của con gái cứ khóc mãi.
Anh Đạo đứng dây:
- Thôi nhắc lại chuyện cũ buồn quá. Theo tao ra vườn xem hoa phong lan. Có mấy loại lan rừng tao mới kiếm được đấy.
Anh Đạo chỉ cho tôi mấy bụi quế lan hương chi chít những trùm hoa đang nở. Màu hoa trắng trong đến nao lòng. Mùi hương hoa thơm ngan ngát tinh khiết như những cuộc đời trinh nữ. Tôi đứng lặng giữa vườn lan, lòng vẫn nao nao với những kỷ niệm xưa. Sao mà tôi thấy nhớ rừng da riết đến thế.