Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Truyện Ngắn - Người Ơi

Truyện Ngắn - Người Ơi

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Người Ơi

chì xanh đỏ. Vy viết đến dâu, trang giấy ngả màu đến đấy. Vy ân hận về buổi trốn học sáng hôm ấy, giá Vy không trốn học điều đó có lẽ tốt hơn cho cả cha và Vy. Lẽ nào, cha chứ không phải ai khác đã tàn nhẫn cướp đi niềm tin đầu đời của Vy? Lẽ nào cha sống với mẹ không hạnh phúc? Con người sinh ra hình như chỉ có được một thực quyền ấy là sự khổ đau. Rồi Vy đi xa hơn, còn mẹ, liệu sau cái vẻ bề ngoài thánh thiện kia mẹ sẽ có những trò phù thủy gì mà Vy không hay biết. Lẽ nào, đạo đức lại được định giá bằng sự kẻ này biết ém nhẹm hơn người kia. Ôi, cái trò chồng vợ.

Cũng từ đó, dẫu vì lý do chính đáng được nghỉ học giữa buổi Vy không dám về nhà. Vy lang thang đàn đúm nơi này một tý, lêu lỏng nơi kia một tý. Khi không biết đi đâu, Vy tìm đến quán cà phê nhâm nhi từng giọt đắng cho đến khi cầm chắc kim đồng hồ đếm tới con số mười một Vy mới dám về nhà.

Cuộc sống vẫn tiếp tục như cũ. Cha lại vẫn cáu gắt, mẹ Vy vẫn vô tư chẳng biết gì, U lầm lũi làm việc. Còn Vy dẫu không cố tình, mắt vẫn xét nét về mọi phía.

Nhiều đêm, nằm vắt tay lên trán như bà cụ non, phải đối thoại với chính mình, Vy tự hỏi, mình có còn là mình nữa không? Vy trở thành phiên bản của chính cha. Giận cá chém thớt, Vy trút hết mọi nỗi hận lên U. Vy nghĩ một đường, Vy làm một nẻo. Chuyện bé xé ra to. Cũng từ đấy Vy không xuống bếp ngủ với U nữa.

Cũng từ đấy, ai bảo U đẹp, Vy dẫu môi ngấm nguýt: “Đẹp như cái tép khi tương”. Vy xăm xoi quan sát U với quyết tâm chứng minh bằng được nhan sắc U chẳng có gì đáng ngưỡng mộ cả. Nhưng lạ thay, khi vào cuộc, Vy lại bị

cuốn hút bởi những phát hiện của chính mình. Hiếm có người đàn bà nào tuổi ngoài tứ tuần lại có được dáng vóc mảnh dẻ thắt đáy lưng ong như U. Da U không trắng ngần mà mặn mòi bồ quân, cổ cao khoanh tròn ba ngấn, mắt to đen, chìu mí thăm thẳm diệu vợi. Cái lúm đồng tiền ở má trái xòe ra như miệng vực đánh đắm người đời. Đã lâu, U không còn vấn tóc, chít khăn mỏ quạ mà chỉ búi tóc lên một cách biếng trễ càng tôn thêm vẻ đài các quyến rũ. Tự nhiên, Vy giận U ghê gớm. “Ai bảo U đẹp chi”. Giá U không sắc nước hương trời đến vậy thì chắc gì cha, một người mẫu mực chung tình đến thế lại đổ đốn ra như vậy. Đến thần thánh mà vô phúc gặp cũng phải chuếnh choáng nữa là. Lẽ nào, cái đẹp đồng nghĩa với sự hủy diệt, tàn phá. Chưa bao giờ Vy cảm thấy thù hận với mọi vẻ đẹp đến thế và nghịch lý thay cũng chưa bao giờ Vy khao khát cái đẹp đến thế. Đêm đêm, Vy vẫn ngụp lặn trong dòng sông cổ tích để tìm phép nhiệm màu. Hóa ra, nước mắt khóc thương cho cô Kiều lâu nay vẫn chảy ngoài Vy.

° ° °

Ngày chủ nhật cha họp gia đình. Vẫn bằng giọng trầm tĩnh, cha thông báo một quyết định: cho U thôi việc. Cả nhà đường đột, lén đưa mắt ngơ ngác nhìn nhau. Ông nhìn mẹ tiếp lời: “Các con lớn rồi, phải tập cho chúng làm việc. Có U chúng sẽ ỷ lại dễ trở nên lười biếng, sau này không nên người”. “Không nên người”, suýt nữa thì Vy cười lên thành tiếng. Cha mà cũng đủ tư cách nói đến chuyện nhân cách ư?. Cha thật lòng muốn anh em Vy nên người hay đó chỉ là cái cớ? Hay có lẽ cha bất lực với chính mình? Trong những cái tồi tệ, cha chọn cái ít tồi tệ nhất. Dẫu sao, gia đình đối với cha vẫn còn quan trọng. Cha đã ngoài năm mươi, cái tuổi đã bắt đầu phải nghĩ đến danh dự cho con cái. Thế có nghĩa là cha lấy U làm vật hy sinh cho những giá trị đang bám đầy mình trên người cha? Thôi thì đằng nào cha cũng phải lựa chọn.

Còn đối với U, Vy không biết mình nênvui hay buồn trước quyết định đó của cha. Vy trống rỗng, bàng quan, hình như đã ít nhất một lần Vy thầm mong U biến mất khỏi căn nhà của Vy. Nhưng bây giờ…

Đêm ấy, Vy thấy cha mẹ lầm bầm trò chuyện với nhau tới khuya. Vy nghe trộm câu được câu mất… Lần đầu tiên, Vy thấy mẹ phản đối quyết định của cha. Mẹ một mực thuyết phục cha để U ở lại nhưng không được cha chấp thuận. Sáng ra, bối rối như người có lỗi, mẹ Vy khẩn khoản: “U khoan vội đi, thư thả cho tôi dàn xếp với ông ấy, biết đâu ông ấy sẽ nghĩ lại, chắc ông ấy có điều gì bực mình chứ ông là người có tâm mà”. U nói với mẹ: “Bà đừng băn khoăn, ông bà tốt với tôi lắm. Phận kẻ ăn người ở mà được cậy nhờ vào cửa ông bà coi như đã phúc phận lắm rồi. Ông nhà nói phải, các cháu đã lớn khôn rồi bà ạ”.

Mẹ Vy không cản được đành để U khăn gói ra đi. Mẹ dúi vào tay U xếp tiền rồi khóc. “Nhớ có tin về cho chúng tôi”. Vy nhìn mẹ: “Nếu mẹ biết chuyện giữa cha và U thì mẹ có tình cảm với U đến thế không nhỉ?”. Vy không nói không rằng, lẽo đẽo theo U ra đến đường quốc lộ. U quay lại: “Con về đi”. Vy hỏi: “U đi đâu”, U bảo: “Xuôi vào Nam rồi tính”. U vẫy chiếc xe đò màu đỏ rồi lên xe. Khi chiếc xe khuất dạng, tự nhiên nước mắt Vy òa ra, tức tưởi: “Sao U không đi về phía cổng trời hở U?”

Một hôm, cô Lam bác sĩ đến chơi nhà Vy. Cô nhìn cha như lần đầu được gặp: “Sao em thấy ánh mắt anh dạo này vàng thế, đi khám xem sao”. Cô quay sang hỏi mẹ: “Anh ấy có uống rượu không”. Mẹ bảo: “Dạo này, đêm nào ông ấy cũng uống, tôi không cản được”.

Cha đi khám, làm đủ các xét nghiệm. Người ta ghi vào đơn: Viêm gan cấp, buộc cha phải vào viện điều trị, nhưng lại nói riêng với mẹ: “Ông ấy bị xơ gan ở giai đoạn cuối”. Mẹ Vy thất thần, khuôn mặt tái nhợt. Mẹ bảo với cha: “Bác sĩ bảo ông yên tâm tĩnh dưỡng, chịu khó thuốc thang vài tháng là khỏi”.

Được vài tháng, bệnh tình của cha Vy trở nặng. Bụng ông bắt đầu phình chướng lên, tay chân co rút lại chỉ còn da bọc xương, lều khều như con nhện cái. Không biết ai chỉ vẽ mà mẹ mua cả thúng bồ kết về đốt lên xông bụng cho cha, khói mù mịt cả nhà. Những cơn đau hành hạ làm ông vật vã. Có lúc cha hoảng loạn, hốt hoảng kêu cứu. Lúc thì lẩm nhẩm rên rỉ xin được giải thoát bằng cái chết. Nhìn cha đau đớn, cả nhà không cầm lòng được. Lẽ nào, kết cục của kiếp phù du lại bi thảm đến vậy. Cha muốn chết ư? Phải chi sự ra đi nào cũng hàm chứa điều trừng phạt? Mọi việc trong nhà dồn lên đôi vai mảnh dẻ của mẹ. Đêm đêm mẹ gần như thức trắng ở bên giường bệnh chăm sóc cha, ngày lại lo toan thu xếp, cất đặt mọi việc trong nhà. Mẹ gầy rộc đi, mắt trũng sâu thâm quầng hốc hác.

Một sáng, chừng như đỡ đau đớn, ông gắng gượng ngồi dậy và cố húp được lưng chén cháo, nhìn mí mắt mẹ rộp phồng lên, cha bảo: “Đời có sinh có tử, có mở có khép, không ai sống mãi được, mình đừng thuốc thang gì cho tôi nữa mà tốn kém vô ích. Đêm qua tôi thấy mình rơi xuống một miệng vực đen ngòm. Tôi rơi mãi, rơi mãi cho đến khi luồng ánh sáng mờ nhạt xuất hiện và tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa. Đối với tôi bây giờ, chết là một cuộc sống khác”. Im lặng hồi lâu ông nhíu mày, buông lỏng từng tiếng: “Mình đi tìm U về cho tôi”, rồi nằm thiếp ra giường không nói gì thêm nữa.

Mẹ không hỏi lại cha. Sáng hôm sau mẹ nhờ bác Vinh đến thăm cha, lo việc gia đình rồi xuôi vào Nam tìm U. Không biết mẹ đã tìm U như thế nào, gặp U ở đâu, nói với U những gì mà ba ngày sau đã thấy U khăn gói theo về. Gặp lại U, Vy nhảy cẫng lên, mừng đến phát khóc, quên khuấy chuyện cũ. U lại trở về với những công việc không tên, suốt ngày chăm sóc cha không rời một phút. Cha không nói gì với U cả, xem như giữa hai người không gì xảy ra. Khi dịu đau, ông thường đặt tay lên trán, nhắm nghiền mắt. Vy không biết cha thức hay ngủ. Một tháng sau ngày U trở về thì cha đi.

Mẹ nhờ thầy coi ngày hoàng đạo để an táng. Được ngày đẹp trời, không mưa gió thì thầy phán ngày xấu. Chờ đến ngày tốt thì mưa gió ập đến, nước nguồn đổ về dâng cao ngầu đục cả dòng Hương. Đoàn xe tang rù rì lăn bánh, gió rít từng cơn, mưa tuôn xối xả. Bó chổi rành lập lòe lúc đỏ lúc tắt. Những tờ giấy vàng mã bằng bàn tay rắc ra thấm tan vào nước như chiếc bánh tráng. “Cha ơi, thế này thì làm sao cha qua được bên kia sông”.

Năm ấy, cha Vy vừa bước vào tuổi năm tư, đúng gần một năm nhà làm lễ mừng cha thoát hạn bốn chín, năm ba.

Một năm sau, đúng vào ngày cha mất, U không ốm đau bệnh tật gì cũng đi nốt. Người ta bảo nhà Vy có tang trùng. Người khác lại bảo: “Con ở thì có liên quan gì”. U mất trong khi ngủ, phát hiện ra thì người đã lạnh cứng, vô phương cứu chữa. Mẹ Vy gào khóc: “U ơi U sống khôn thác thiêng, U có nghe tôi nói không. Cả đời U đã lo cho gia đình tôi mà trước khi đi, U không thể cho mẹ con tôi chăm sóc U lấy một ngày như thế có tội cho tôi không? U tệ lắm U ơi”. Chị Trang bảo: “U đi thanh thản thế, mẹ đừng khóc nữa mà U quẩn không đi được đến nơi về đến chốn”.

Mẹ lo an táng cho U hết sức chu đáo. Dường như để trả cái nghĩa cho người đã khuất, bà tự tay nấu nước trầm hương rửa cho U. Sau đó, mẹ lấy chiếc đũa ngà đặt ngang hàm U, bỏ vào miệng U một nắm gạo, ba lát vàng lá bằng hạt đậu. Trước khi liệm mẹ bảo Vy mở cái hòm làm bằng gỗ thông đặt dưới chân giường của U lấy cho mẹ bộ áo quần

mới nhất. Chiếc khóa lâu ngày bị hoen rỉ, loay hoay mãi Vy mới mở ra được. Mùi long não xông lên thơm phức. Những bộ áo quần mới được xếp chồng lên cao đến mép rương. Năm nào mẹ cũng có may đồ mới cho U, nhưng ít khi thấy U mặc. Thường U chỉ mặc lại áo quần cũ của mẹ, “mặc đồ mới ngượng lắm”, U bảo thế. Vy đếm, ngót ngét cả đến chục bộ. Khi lộ ra đáy rương, Vy thấy một gói nhỏ dẹt được bọc bằng chiếc khăn len buộc chéo. Lần giở những gút thắt, Vy chết lặng. Trong gói là một chiếc áo cộc tay màu rêu khác lạ. Vy rũ ra, “đúng áo của cha rồi; sao nó lại ở đây? U giữ làm gì nhỉ?” Chuyện cũ lờ mờ thoáng hiện. “Lẽ nào U cũng sâu nặng với cha đến vậy”. Vy định giấu chiếc áo đi, nhưng mẹ đã ở sau lưng. Mẹ cầm chiếc áo lặng đi giờ lâu, không nói không rằng rồi lấy dao cắt hết hàng khuy áo của cha đắp lên mình U trước khiliệm. Vy sửng sốt nhìn đôi tay mẹ run rẩy mà dứt khoát. “Sao mẹ làm thế”. Mẹ bảo: “Chẳng lẽ U ra đi với hai bàn tay trắng, như thế thì tội lắm con ạ”.

Vy chạy ra vườn, ngồi bệt dưới gốc cau khóc tru lên. Vy không cắt nghĩa được những giọt nước mắt của chính mình. Chỉ cảm nhận được rằng, khóc đến đâu Vy cảm thấy nhẹ lòng đến đấy. Tự nhiên, Vy thấy thương cho tất cả mọi người, kể cả người sống lẫn người khuất.

° ° °

“Chị khấn đi, cầu xin U phù hộ độ trì cho nhanh rồi về”.

Vy cầu xin gì ở U nữa đây? Sao bao nhiêu năm vắt kiệt cuộc đời mình cho gia đình Vy, U còn lại gì để cho? Trên đời này làm gì có lòng tốt niêu cơm “Thạch Sanh”. Gia đình Vy nợ U nhiều lắm. Món nợ mà có là kẻ giàu có đến đâu cũng khó lòng hoàn trả được. Nếu quả có một cuộc sống sau khi mất, Vy cầu khẩn cho linh hồn U đừng vương vấn chi chốn trần gian khốn khổ này mà nhanh chóng tìm về cõi cực lạc.

Bó hương trong tay Vy lụi dần gần đến lọ chân hương. Tàn hương không thẳng mà cong vòng xoắn xuýt như những câu hỏi, con Quỳ nói như reo, “tàn hương mà cong vòng như thế là bà chị sắp có lộc to rồi, chị mau lạy tạ U đi. Nhớ đừng tham, xin gì thì một lần xin một việc thôi, thế mà thiêng”. Vy làm theo nó như một cái máy, lạy lia lịa.

Khi hai chị em bước ra khỏi tháp thì trời đã chạng vạng. Bầu trời đã tạnh ráo, những làn mây xám vẫn vô tình bay đi ngàn năm. Một đám mây mang hình khuôn mặt người trầm tư ngước nhìn lên khoảng không diệu vợi. Thoang thoảng đâu đây lời nói của gió: “Người ơi, tìm cái gì trong vô tận ấy!”.
2hi.us