Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Truyện Ngắn - Mưa Sáng Đầy Trời

Truyện Ngắn - Mưa Sáng Đầy Trời

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Mưa Sáng Đầy Trời

Cô còn trẻ như thế nên ông ngoại tôi cho phép con cháu trong nhà gọi bằng "chị"; các cậu các dì tôi gọi thế đã đành, tôi là vai cháu cũng được gọi như thế mới thích: Chị Ý! Mà cũng phải, bấy giờ chị đầu của tôi cũng trạc tuổi đó. Không biết bà ngoại tôi bằng cách nào mà cầm chịch, điều khiển được, thu xếp được ba bà cùng ở chung một ngôi nhà, lại ăn ở đối xử với nhau đâu ra đấy, hòa thuận hết mức, không hề có điều ra tiếng vào gì. Bà con hàng xóm trong làng thảy đều làm lạ!
Chị Ý sinh với ông tôi trong hai năm liên tiếp được hai người con: Cậu Tài lúc bé béo quay, hiền như cục bột nhưng lớn lên không may lại ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người khùng. Vì vậy, không lấy được vợ. Bây giờ thì chúng tôi gọi chị Ý bằng mụ theo cách gọi xưa nay ở làng tôi, ở vào những trường hợp như thế.
Người con gái của mụ Ý là dì Lộc, tức dì út của tôi. Dì thua tôi khoảng bảy, tám tuổi. Hồi còn nhỏ ở với ông bà ngoại đi học, tôi thường hay bắt nạt dì lắm. Tôi không bao giờ gọi dì bằng "dì" cả, mà chỉ gọi bằng tên. Ỷ thế ông bà ngoại cưng tôi rất mực, lại học giỏi luôn đứng đầu lớp, nên tôi có ý xem thường dì, nhiều lúc sai bảo dì như đứa ở. "Lộc! Ra múc nước dội cho tôi rửa chân!" "Lộc! Gọt cái bút chì cho tôi thì phải gọt cho nhọn, nghe chưa?". Những lúc như thế, dì đều răm rắp nghe theo, bất kể đang bận cái gì cũng quẳng đó đã, chạy tới, làm theo lời tôi, mặt mày rạng rỡ, vui mừng y như được cho quà.
Ông ngoại tôi đậu cử nhân Hán học được bổ tri huyện nhưng không hiểu sao cụ lại chối từ, ở nhà đọc sách và làm thuốc, thăm bệnh theo nghề của cố tôi truyền lại. Mặc dù ông ngoại rất giàu nhưng thời đó, chỉ các cậu tôi là được ăn học, và riêng mẹ tôi là trưởng nữ của bà cả được đến trường, còn các dì lớn dì nhỏ con các bà đều ở nhà nội trợ. Chỉ sau ngày cách mạng bốn lăm, có phong trào bình dân học vụ, các dì tôi mới biết đọc biết viết. Dù út tôi cũng nằm trong tình trạng đó.
Dì càng lớn càng xinh đẹp, lại thừa hưởng tài nữ công gia chánh của mẹ, nên tiếng tăm của dì nổi như cồn. Các chàng trai trong vùng cả tận đến Huế, nhiều anh nhòm ngó, tán tỉnh dì. Bấy giờ, tôi đã là một thanh niên hăm bốn hăm lăm, đã ra làm việc ngành bưu điện ở Huế. Cứ mỗi lần về thăm làng thăm gia đình, có việc gì đó dì cháu đi với nhau, người ngoài không biết, tưởng là tôi dắt người tình trên tỉnh về, họ cứ trầm trồ chỉ trỏ, nức nở khen chúng tôi "đẹp đôi!". Những lúc như vậy, ngoài mặt thì nhăn nhó tỏ vẻ bực mình, nhưng trong bụng tôi lấy làm khoái lắm. Còn dì út thì cứ cúi mặt cười tủm tỉm, đôi má vốn đã hồng của dì lại càng rực lên. Rồi dì nói: "Kệ người ta, người ta nói như vậy cũng có ý tốt đó, Liễn à! Họ khen Liễn người cao ráo đẹp trai; thôi lấy vợ đi, được rồi đó!".
Năm mười tám tuổi, dì út lấy chồng. Chồng dì là một thầy tham biện ngành đường sắt ở Huế. Cậu tôi - tức người trai đầu của bà vợ hai ông ngoại tôi - làm phó ga ở đó, mối manh cho. Thầy này tên là Dũ cũng con nhà gia giáo, bố mẹ mất sớm, có một ngôi nhà vườn trong thành nội rất đẹp. Khuôn viên nhà thầy là cả một giang sơn kỳ thú, có đủ các thứ cây uốn hình con chim, con nai, con ngựa… Rồi các chậu hoa cây kiểng đủ các sắc màu. Một cái bể cạn khá to với hòn non bộ thu nhỏ cảnh bát tiên, ông Lý Thiết Quài đang khom lưng múa gậy, bà Hà Tiên Cô đứng trên chót vót núi cao như đang nhìn mây gió, nhún chân sắp bay lên trời.
Khi cậu tôi dẫn thầy Dũ về làng thưa chuyện, bà ngoại và mụ Ý bằng lòng ngay. Dì út cũng không có ý kiến gì, vả lại cái nếp cha mẹ đặt đâu con ngồi đó không cho phép dì không vâng lời. Lẽ nữa, nom thầy Dũ cũng đàng hoàng đĩnh đạc, lời ăn tiếng nói chứng tỏ là người hiền lành tử tế, lại là công chức lương bổng khá, chắc chắn cuộc sống gia đình sau này êm đẹp vẹn toàn.
Đám cưới dì út khá to, có cả ô-tô là thứ cực hiếm thời đó, từ Huế về làng để rước dâu. Trước khi bước lên xe hoa, dì cứ ôm chầm lấy mẹ đẻ và mẹ cả khóc thút tha thút thít mãi. Bà ngoại vừa cười vừa mắng: "Con nhỏ hay chưa? Ngày vui lại đem nước mắt làm quà! Đã rứa thì đừng đi lấy chồng!".
Về nhà thầy Dũ được khoảng một năm thì có chuyện. Bấy giờ dì út tôi đang có bầu, sắp đến tháng sinh đứa con đầu lòng. Thương dì mới xa những người ruột thịt chưa được bao lâu về làm dâu nhà người; trong thời gian đó, mỗi khi rỗi việc hoặc ngày nghỉ, tôi thường lui tới nhà thầy Dũ thăm dì. Những lúc như vậy, dì vui lắm, ríu rít nhắc đến những kỷ niệm giữa hai dì cháu khi còn ở làng; có lần dì giữ tôi lại chuyện trò đến khuya mới cho ra về; và vẫn xưng hô với nhau theo thói quen Lộc, Liễn thân mật như cũ.
Không ngờ những chuyện bình thường đó lại đem đến tai vạ cho dì út. Cha ông ta xưa đã nói "một trăm ông chú không lo, chỉ lo một chút mụ o nhọn mồm", thật đúng. Thầy Dũ có mấy cô em gái, cũng suýt soát nhau hai mươi hăm mốt. Các cô em không đến nỗi nhưng cô chị thì hiểm ác vô cùng. Với vẻ bề ngoài lặng lờ và mềm mại như con mèo, cô ta nấp rình đâu đó, nghe lỏm câu được câu chăng chuyện của dì cháu tôi, rồi với đầu óc bệnh hoạn, cô ta tưởng tượng ra đủ chuyện bậy bạ, éo le như những cuốn tiểu thuyết ái tình ba xu thuở đó. Cứ mỗi lần mỗi chuyện, cô ta ton hót với ông anh trai. Thầy Dũ vốn hiền lành và cả tin, một lần, hai lần, năm lần, nghe mãi đâm ra nghi ngờ thật sự. Nhưng do bản chất của thầy, thầy chẳng mắng mỏ, đánh đập gì dì út cả, chỉ bỏ mặc, chẳng chăm sóc lo toan gì cho dì và đứa con sắp chào đời. Thầy buồn bã, tránh xáp mặt vợ, sáng đi làm chiều về bỏ đi chơi bời ăn uống với bạn bè, nhiều khi đến tận hai ba giờ sáng. Nghe nói thầy bắt dầu uống rượu và theo gái chơi xuống đò sông Hương. Dì út chịu đựng cảnh đó mà không sao bày tỏ nỗi lòng mình và can ngăn chồng được; thêm nữa cả ngày ở nhà tai nghe không biết bao nhiêu là lời cạnh khóe, chửi chó mắng mèo của mụ o, nhiều khi tức đến lộn ruột. Quá đau khổ buồn phiền, dì đã đẻ non, bé gái ra đời quặt quẹo, ốm o như con chó ghẻ. Đã thế, khi vào thăm chị dâu, mụ o vạch mặt bé ra xem, lúc quay lưng bước khỏi buồng, gióng một câu, cốt để dì út nghe được: "Chẳng có chút chi của anh cả nhà ni cả. Hắn giống ai rứa hè…?".
Khốn khổ khốn nạn! Trẻ con mới lọt lòng,làm sao mà dám nói chắc giống ai với lại không giống ai! Vả lại, nhà thầy Dũ với nhà ngoại tôi là thông gia, mọi người đều đã biết rõ quan hệ giữa chúng tôi; đời thuở nào cháu với dì lại có thể có chuyện đồi bại như những người đó nghĩ cơ chứ!
Được khoảng một tháng thì bé gái của dì út chết. Đã buồn khổ lại càng buồn khổ hơn, dì ốm một trận liệt giường. Một hôm, Dũ đi đâu hai ba ngày mới về, đẩy đến trước mặt dì út một tờ giấy, bảo đọc đi. Chao ơi, dì có biết chữ đâu mà đọc! Dũ mặt lạnh như tiền, nói:
- Tôi đã về làng thưa với mấy bà dưới nớ. Có điều tôi giấu, không nói cái chuyện "loạn luân" của cô với cậu Liễn, cô đừng lo. Tình nghĩa vợ chồng tôi với cô rứa là chấm hết từ nay. Đây là tờ hủy bỏ giấy giá thú!
Nói dứt lời, Dũ bỏ đi, mặc kệ cho dì út vật mình vật mẩy, nước mắt đầm đìa kêu trời phật vì nỗi oan ức tầy đình…
Thế là dì út đành ngậm hờn tủi đắng cay trở về nhà mẹ đẻ dưới quê. Sau đó ít lâu, bà ngoại tôi cũng về cõi âm theo ông ngoại đã đi từ mấy năm trước.
Đó là những ngày sôi động

của cuộc Cách mạng tháng Tám. Cuộc sống ở quê tôi tràn ngập những điều mới lạ. Dì út theo chị em cắp sách đi học bình dân, hội họp, tham gia các công việc chung ở làng xã… dần dần khuây đi nỗi đau riêng bấy lâu vẫn âm ỉ trong lòng. Lúc này, các cậu các dì đều đã lập gia đình, do hoàn cảnh riêng từng người, do công việc buôn bán làm ăn, người thì dời hẳn lên Huế, người vô Đà Nẵng, người lên tận Đà Lạt… Gia tài ông bà ngoại tôi để lại cũng chia năm xẻ mười cho đàn con đông đúc. Ba mẹ con mụ Ý được phần một ít vàng làm vốn và ngôi nhà dưới, ngôi nhà xưa nay các bà vợ lẽ ông ngoại tôi vẫn ở. Còn ngôi nhà trên dùng để thờ tự.
Thói thường miệng ăn núi lở, có tiền mà ngồi không bao nhiêu cũng hết. Vả lại, thời buổi đã đổi thay rồi, dù là vợ con "nhà cụ Cử" cũng phải cứ lao động để sống. Bấy giờ là lúc cái tài nữ công gia chánh của hai mẹ con mụ Ý được đem ra sử dụng một cách ích lợi. Mụ làm đủ các thứ bún bánh để bán ở chợ; còn dì út phụ giúp mẹ, sắm thêm cái máy khâu cắt may quần áo cho bà con trong làng trong xã. Cậu Tài thì khùng khùng chỉ biết ăn và ngủ, không làm được việc chi kiếm ra tiền, nhưng việc nhà thì cậu lại khá siêng: quét tước, nhổ cỏ, tưới cây, dọn bàn thờ, thắp nén hương, xếp cái này, đặt cái nọ… Nhưng khốn nỗi là phải bảo thì cậu mới làm, còn để tự cậu, cậu không biết! Được cái cậu mạnh khỏe, người gầy nhom nhưng chẳng thấy ốm đau gì bao giờ. Gia đình đắp đổi thế là cũng đủ sống.
Dì út học bình dân rất nhanh, chẳng mấy chốc dì đã đi dạy lại cho người khác. Chữ dì viết lại đẹp, nên ủy ban xã lấy dì vào làm thư ký viết giấy giới thiệu, giấy thông hành, ghi chép biên bản họp hành… Dì lại vô cùng được việc mỗi khi có khách khứa, lễ lạt: kẻ khẩu hiệu, làm băng khâu cờ, trà nước liên hoan; rồi kiêm cả liên lạc chạy công văn giấy tờ… thôi thì đủ các thứ việc linh tinh không giờ không giấc. Ấy vậy mà dì cứ phơi phới, phơi phới như được lột xác. Người làng ai cũng nói, nom o Lộc giờ khéo càng ưa hơn hồi o chưa có chồng, có con. Tôi từ Huế về thăm, thấy dì mà vô cùng ngỡ ngàng, lòng mừng thầm vì đời dì từ đây đã rẽ sang một bước ngoặt khác…
Ngày vỡ mặt trận Huế, tôi theo bộ đội Vệ Quốc đoàn ra khỏi thành phố và đi luôn ra vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh không kịp về làng nữa. Nhiều năm công tác ở miền Bác, tôi đau đáu nhớ về quê hương, nhớ bố mẹ và đặc biệt là dì út. Không biết dì sống ra sao trong vòng kìm kẹp của giặc, bởi vì làng tôi quân Pháp đã về đóng đồn ngay trên Xóm Chợ. Lại nghe năm sau, đồn giặc bị quân ta đánh chiếm. Có một anh cai Bảo Vệ quân vốn là người của ta cài vào hàng ngũ địch làm nội ứng ngay trong lòng giặc. Trận đánh đã diễn ra vô cùng ác liệt và do một trục trặc thế nào đó, đồn bị diệt nhưng bên ta thiệt hại khá nhiều. Tất cả tin tức mà tôi biết được về làng quê chỉ có thế. Một hôm, đội đường dây bưu điện tỉnh do tôi phụ trách được lệnh kéo một mạng thông tin đặc biệt phục vụ cho một đơn vị đặc biệt tận vùng rừng núi giáp Lào. Tại đơn vị này, tình cờ tôi gặp một người quen ở Huế. Đó là anh Thưởng, trước làm nghề xe kéo. Anh chính là người cai Bảo Vệ nội ứng trong trận đánh đồn đạo nào ở làng tôi. Anh biết khá tường tận những gì diễn ra ở Xóm Chợ trong thời gian đó. Bấy giờ các cơ quan đoàn thể cách mạng ở làng tôi đều rút vào bí mật. Địch dựng lên, phục hồi bộ máy của chúng ở xã như cũ và cố nhiên là chặt chẽ hơn, kiểm tra ráo tiết hơn. Lý hương trương tuần, hương vệ… rồi cả những nhóm Việt gian dò la chỉ điểm… gồm những tên cam tâm làm tay sai cho chúng.
Dì út tôi mở cái quầy nhỏ ở chợ để may vá kiếm sống. Không biết do tên nào đó mật báo với giặc là dì có làm ở ủy ban kháng chiến hành chính xã hồi nọ, hay dì có nhan sắc mà bọn trong đồn ngày nào cũng bu đến phá quấy, ve vãn, hăm dọa. Nhiều lần chúng hạch sách, gọi dì lên đồn để tra hỏi. Dì nói có làm chân thư ký thật, nhưng các ông về, bên Việt Minh họ tan cả rồi, tôi bỏ về vá may thuê đây, các ông không thấy sao? Rồi dì lại chỉ về phía nhà thờ ông ngoại tôi, nói thêm: "Cha tôi hồi còn sống hàm tri huyện đó, cụ làm thuốc chữa bệnh cho mẹ vua, được phong sắc "Hồng lô tự thiếu khanh" đó; các ông vô đó mà xem!" Có một thằng thôn ngôn đeo lon quanh một - thằng này rất nguy hiểm, đường dây bên ta báo cho biết cần phải tìm cách loại trừ nó - mê sắc dẹp của dì út, rắp tâm chiếm đoạn dì. Nó luôn lui tới nhà dì, chuyện trò thao thiết, khéo léo mua chuộc mụ Ý, xin cưới dì làm vợ. Dì út thấy cơ nguy, một đêm nọ nằm thì thầm với mẹ. Vốn hồi làm việc ở xã, có một anh đem lòng yêu thương dì mà không dám nói. Đó là anh Bền, tiểu đội trưởng du kích xã. Vì nhà anh quá nghèo, mặc cảm mình "đũa mốc dám chòi mâm son", nên anh cứ chôn chặt mối tình trong lòng. Dì út mẫn cảm, biết vậy, tuy có cảm tình với Bền nhưng làm thinh luôn; dù sao nỗi đau dạo nào cũng chưa phai trong lòng dì, cứ nghĩ đến chuyện lấy chồng, đẻ con là dì khiếp sợ, kinh cung chi điểu. Nay tình cảnh đến nước này, khéo rồi đời mình lại sa vào tay thông ngôn mật thám đó, sẽ tan tành không còn một mảnh. Dì thưa với mẹ cho gia đình Bền đếnbỏ trầu. Đám cưới dì được gấp rút tổ chức. Bền về ở rể nhà dì. Tay quan một thông ngôn mất miếng mồi ngon, ức mà không làm gì được…
Cái đêm công đồn ở làng tôi, một quả moóc-che của giặc đã san phẳng ngôi nhà của ông ngoại tôi để lại cùng với hai mẹ con mụ Ý trong đó. May sao, lúc bấy giờ, vợ chồng dì ở ngoài quầy may. Vì kỷ luật bảo mật của đơn vị, Bền không dám hé răng với vợ về kế hoạch diệt đồn của bộ đội ta. Đội du kích xã phối hợp chiến đấu với bộ đội, tiểu đội Bền được phân công thu dọn chiến trường và khiêng cáng thương binh về nơi an toàn. Và, trong lúc đang cõng một hòm đạn nặng chạy ra, Bền đã ngã xuống vì thằng quan một thông ngôn bị thương gẫy giò còn sót lại trong đồn thò súng bắn lén… Anh em mình ập tới, chụp cổ hắn lôi đi. May mà có kỷ luật chiến trường, không thì anh em mình đã lia cho hắn một băng đạn rồi đời…
Tôi nghe anh Thưởng kể đầu đuôi, lòng đau đớn thương xót khôn cùng. Than ôi, cuộc đời dì út sao mà bị đày ải đến thế. Riêng chuyện chồng con, mới ngoài hai mươi chứ mấy, đã bao nỗi trần ai! Một người do gia đình chọn, đã đứt gánh; một người do tự dì chọn, cũng lìa quang… Thế là còn trơ lại một thân một mình dì trên đường đời… không biết còn những thử thách khủng khiếp nào nữa đang chờ đợi dì đây…?
Thấm thoắt bảy tám năm sau. Tôi được cấp trên cho đi học chuyên tu ở Hà Nội. Tại đây tôi lấy vợ, nhà tôi là giáo viên dạy cấp 2. Ra trường, tôi được điều về công tác ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bấy giờ, hòa bình đã lập lại, những đợt tập kết cuối cùng của cán bộ, con em từ miền Nam ra sắp kết thúc theo hiệp định Giơ-ne. Mỗi lần đi ra phố, tôi cứ đứng nhìn cái cột số đầu thị xã: "Huế 169 km" mà bần thần suy nghĩ. Nỗi nhớ dội lên trong lòng. Con đường số một dẫn vào quê tôi có là bao đâu sao mà cứ hun hút, hun hút…?
Chúng tôi - những người bạn đồng hương Huế - thường chủ nhật nào cũng rủ nhau đến quán bánh bèo cạnh Cầu Dài bên bờ sông Nhật Lệ ngồi ăn bánh, uống tí rượu mùi cho đỡ nhớ quê nhà. Ngẫu nhiên thế nào mà trong cơ quan tập trung bốn thằng cùng quê. Mỗi thằng một hoàn cảnh, một tính cách nhưng

chúng tôi sống với nhau tốt lắm. Trong số này, lém nhất nhộn nhất là thằng Trí; chúng tôi gọi hắn là "Trí hót" để phân biệt với một cậu khác trùng tên trong cơ quan. Chính hắn đặt câu ca vịnh bốn đứa: "Huế ta có bốn mĩ miều. Liễu ăn, Trí hót, Ngọ liều, Chử ngông". Tôi vốn có cái xấu tính là háu đói, lúc nào cũng có thể ăn được, chẳng biết cái dạ dày của mình nó cấu tạo thế nào mà oái oăm thế. Thằng Trí bảo: "Cha này đói hăm lăm trên hăm bốn" tức là ngày đêm có 24 tiếng thì tôi đói "vượt mức" một tiếng! Hắn kể, chính nhờ tài "hót" mà hắn vớ được cô vợ đẹp người gốc thủ đô đấy. Cô ta là nhân viên cửa hàng bách hóa tổng hợp. Một hôm hắn đi vào cùng một thằng bạn nữa, hắn xì là xì lô ốp ép một tràng dài, gật gù với thằng bạn, y như một ông Liên Xô nói với người phiên dịch. Thế là cô nàng chú ý. Bữa sau, hắn lại đến một mình. Cô nàng thấy lạ sao cái ông Liên Xô hôm nọ giờ nói tiếng Việt sõi vậy. Một bước nhé, quen. Bước thứ hai, rủ cô nàng đi bánh tôm Hồ Tây, tâm sự tìm hiểu. Các cậu thì còn lâu, tớ ấy à, tớ nỉ non mây gió, lên đô xuống rề… Thế là xong ngay!
Nghe hắn bốc phét, mấy đứa cười rầm rầm, còn hắn mặt cứ tỉnh bơ.
Riêng cậu Ngọ, tính cách cũng lạ. Gần bốn mươi, cậu ta vẫn chưa có mảnh tình nào vắt vai. Cậu ta điềm đạm - có lẽ lầm lì thì đúng hơn - có khi cả buổi chẳng nói câu nào. Công tác thì phải nói là hết chê, nhưng lâu lâu liều một cú làm cả cơ quan thất kinh. Cái "liều" mà Trí tả ở đây là thế này: Ngọ có tật nằm ngủ hay nói mớ, còn tay cứ đấm, thụi liều mạng vào bất cứ ai, bất cứ vật gì bên cạnh; nhiều lần cậu ta thụi bừa cả vào tường, đau quá, thức dậy tay sưng vù như bắp chuối.
Một hôm tôi đang hướng dẫn cho mấy cậu mới vào học việc thì có người gọi xuống phòng thường trực có khách. Cứ tưởng bên đơn vị bộ đội cử người qua liên hệ việc dây máy gì đó. Bước vào cửa, người khách đang ngồi quay nghiêng bật đứng dậy. Trời ôi! Dì Lộc! Tôi kêu to quá làm anh chị em trong cơ quan ngừng việc, ngẩng nhìn. Dì Lộc cứ đứng khựng, nhìn tôi đăm đăm như không tin vào chính mắt mình nữa. Bỗng dì òa khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi cũng rưng rưng, quay nói với mọi người:
- Đây là dì út, em ruột của mẹ tôi trong quê!
Mọi người ngơ ngác rồi lao xao, chào hỏi, bắt tay chúc mừng, xuýt xoa không ngớt. Ai cũng mừng rỡ thay cho cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Bấy giờ, tình cảm Bắc Nam lạ lắm, nó như một điều thiêng liêng, ai cũng nâng niu quý trọng, coi chuyện của người khác như chuyện của chính mình… Đợi cho mọi người tản ra, dì cháu tôi mới có dịp hàn huyên mọi chuyện.
- Dì ra đây bằng cách nào vậy? Đi một mình à?
- Thì vượt biên! Đi ba bốn chị em, bọn ra Thanh Hóa cả rồi, toàn các chị có chồng ở ngoài ấy. Chúng kiểm soát ghê lắm, nhưng bọn dì vẫn có cách vượt sông Hiền Lương an toàn.
- Sao dì biết Liễn ở đây mà tìm đến?
- Anh Thưởng nói, Liễn à! Một đêm, anh Thưởng gặp, rỉ tai cho dì biết. Dì mới hỏi: Anh có ra ngoài nớ à? Ra lúc mô? Giờ anh làm việc chi? Anh Thưởng nói: Thì cứ biết vậy là được, hỏi chi hỏi lắm! Liễn ơi, làng mình giờ gần như vùng tự do rồi!
- Từ dạo mụ và cậu Tài mất, dì có đau yếu gì không? Làm ăn ra sao?
- Dì khỏe, Liễn thấy đây thôi. Dì đã lên Huế ở, buôn bán lặt vặt. Còn sống trong vùng địch làm ăn cũng khó khăn lắm. Nó o ép, lùng sục, cướp bóc… Liễn cũng biết cả rồi! - dì thở dài.
Tôi nhìn kỹ dì út. Quả thật, dì vẫn như hồi còn con gái, khó mà nhận biết dì đã gần ba mươi, đã qua bao nỗi đoạn trường…
Bấy giờ tôi đang phụ trách cơ quan nên cũng dễ dàng bàn bạc, thu xếp công việc cho dì. Anh chị em ai cũng đồng tình, vừa lòng với chị nhân viên cấp dưỡng mới, vừa siêng năng vừa xinh đẹp.
Tôi dự định, một vài năm sau chẳng hạn, đến một lúc nào đó thuận lợi, sẽ cho dì đi học một nghiệp vụ gì đó trong ngành. Rồi còn hạnh phúc riêng của dì nữa… Làm sao lại có thể không lo đến điều này khi tuổi dì còn quá trẻ, lại chỉ có mỗi mình tôi là người ruột thịt ở đây… Tôi hiểu tâm lý của dì, nhiều lần gần xa gợi ý, khéo léo giới thiệu một số bạnbè quen biết của tôi với dì, trong đó có Ngọ, anh bạn đồng hương lớn tuổi chưa vợ trong bốn chúng tôi. Trong thâm tâm, tôi rất muốn dì với Ngọ thành thân với nhau; tuổi tác, tính tình hai người có lẽ là phù hợp. Riêng với Ngọ, ngày tháng trôi qua, đi lại, gần gũi, chuyện trò… nom bộ dạng anh chàng chắc mê dì út rồi, khỏi phải bàn. Còn dì, chẳng phải dễ. Dì không phải loại người mà lòng tự trọng có thể gia giảm thế nào cũng được…
Rồi thì tôi cũng thành công. Dì út của tôi lần này trong cuộc đám cưới "đời sống mới" do cơ quan đứng ra lo liệu, thật giản dị nhưng cũng thật nền nã. Anh chị em đồng nghiệp trong ngành ai cũng chia sẻ niềm vui với hạnh phúc của hai người một cách hồ hởi, náo nức. Cái anh chàng "Trí hót" được một phen trổ tài trong vai trưởng ban tổ chức. Sau cuộc vui chung, chúng tôi làm một cuộc riêng gồm mấy đứa đồng hương Huế với nhau. Trí ta lại hót: "Huế ta quả thật mỹ miều. Lộc mai rót xuống, Ngọ chiều uống ngay!". Công đoàn cơ quan xếp cho đôi vợ chồng mới hai gian liền kề nhau trong căn nhà tập thể, tranh tre cót lá thôi nhưng ấm cúng. Dì út với số vốn nhỏ mang theo, sắm sửa những thứ cần thiết cho đời sống gia đình…
Cuối năm sau, cơ quan tôi có sự thay đổi lớn: tôi được điều động đi học một khóa dài hạn ở Trung Quốc, cậu phó lên thay chức vụ của tôi, một số anh em có nghiệp vụ khá do Trí phụ trách, tăng cường cho đặc khu Vĩnh Linh, còn Chử được đề bạt trưởng phòng một huyện. Thế là cái bộ tứ "mỹ miều" chia tay nhau. Có điều, ai cũng yên tâm và người ở lại là Ngọ bây giờ với Lộc đã là một.
Khi tạm biệt dì út ra đi, dì dặn tôi như một đứa cháu nhỏ:
- Liễn đi kỳ này lâu như vậy, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe; gắng học cho giỏi, năng viết thư về cho dì. À mà thu xếp cho vợ con Liễn ngoài Hà Nội cho ổn, khi nào có dịp dì sẽ ra thăm.
- Dì khỏi lo đi. Vợ con Liễn ở với ông bà ngoại, ông bà còn khỏe lắm!
- Ừ… khéo đến ngày Liễn về thì thống nhất Bắc Nam rồi! Dì cháu mình sẽ về Huế, chà, lúc đó… lúc đó… Dì xa xôi, trong đôi mắt vốn buồn buồn của dì ánh lên những tia thiết tha, vời vợi…
Mấy năm nữa trôi qua. Ở Trong Quốc, tôi nhận được một lá thư dày của dì sau bao nhiêu mong ngóng. Đã mấy lá thư tôi gửi về liên tiếp mà không có hồi âm, tôi rất lấy làm lạ! Tôi hấp tấp xé phòng bì. Đọc xong một mạch tám trang giấy pơ-luya đặc kín chữ, tôi ngẩn cả người, mồ hôi vã lấm tấm mặc dù trời rất lạnh. Ai ngờ sự tình lại diễn biến ra như thế này! Tôi vừa thương vừa giận dì và Ngọ…
Câu chuyện tóm tắt như sau:
"…Vốn tính thật thà, Lộc khai rõ ràng minh bạch, gần như tự thuật tỉ mỉ cuộc đời mình trong bản lý lịch. Người ta quy cho Lộc như vậy là xuất thân thành phần quan lại địa chủ, và tỏ ra nghi ngại về sự có mặt của Lộc ở đây tại miền Bắc này! Vợ đã vậy thì chồng phải liên lụy. Người ta hỏi Ngọ có điều tra lý lịch vợ mình không; Ngọ nói biết chớ, biết kỹ, biết cả mẹ đẻ, anh trai và chồng cô ấy đều bị giặc giết; riêng chồng cô ấy hy sinh trong một trận công đồn… Nhưng thật oái oăm, chẳng ai tin lời hai người cả. Rồi Lộc bị thải hồi. Ngọ thì cứ để đó, tính sau; vì dù sao anh cũng là cán bộ kỳ cựu trong ngành. Một hôm, Lộc tỉ tê với
2hi.us