80s toys - Atari. I still have
Truyện Ngắn - Gió Thổi Chéo Mặt Hồ

Truyện Ngắn - Gió Thổi Chéo Mặt Hồ

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Gió Thổi Chéo Mặt Hồ

Trước mặt, một bãi bạch đàn liễu đang tơ chạy thoai thoải theo mái đồi xuống chấm mép nước. Nhà đầy đủ tiện nghi đến nỗi Nguyên Hà chẳng cần phải thu xếp gì cà. Ông mở tủ cất túi đồ đạc vào, đặt cặp giấy lên bàn viết, thế là xong. Ông ra hiên ngồi vào chiếc ghế bập bênh uốn toàn bằng song rừng đặt sẵn đó, nhìn ra mặt hồ. Bây giờ mặt trời đã lên khỏi giàn hoa bìm trước hiên. Ánh nắng trung du trải vàng rộm trên mặt hồ lặng sóng phẳng lì như gương. Nước và trời. Mây và núi. Bốn bề yên tĩnh một cách lạ thường. Nguyên Hà lẩm bẩm một mình:
- Ôi chao, cứ y như đi an dưỡng. Đừng suy nghĩ gì, chỉ nằm đọc sách và ngắm cảnh thì tuyệt!
Cách đây vài ba chục năm, từ thời sinh viên, Nguyên Hà đã có dịp được tham gia đắp con đập chính cho hồ này. Ông đưa mắt nhìn bốn phía như cố tìm một chút quen thuộc còn sót lại nhưng không thấy.
Ông thoáng mỉm cười, hơi buồn buồn tự chế giễu mình sao lại đến đây, cảnh vật này chỉ hợp với những đôi đang yêu chỉ muốn thế giới ngủ hết đi để mình họ thức thôi, hoặc với ai có tâm sự u uẩn cần xa lánh những gì ồn ào, nhiêu khê của cuộc đời thường. Đằng này, ông đang viết giao hưởng mà lại là giao hưởng có chất bi hùng. Ông cần yên tĩnh thật - người sáng tác nào chả thế - nhưng là sự yên tĩnh tương đối, khi cần, mở cửa sổ ra chẳng hạn, là có thể có ngay không khí rộn ràng, phức tạp của cuộc sống với tất cả âm thanh đủ các cung bậc của nó. Nguyên Hà lắc lắc đầu, thong thả vén tấm rèm che cửa nách thông sang buồng bên. Một chiếc đàn dương cầm màu cánh gián đặt chéo ở góc phòng tuồng như đang chờ ông đến, sáng bóng, thơm nức mùi dầu sơn. Trên nắp đàn, có một chiếc lẵng nhỏ tre đan quang đầu, trong lẵng đựng mấy hòn cuội màu bằng quả trứng. Một vệt nắng lọt qua, vấp phải cửa kính nhòe ra, phản chiếu vào chiếc lẵng làm mấy hòn cuội bỗng lập lòe như một bông hoa lạ. Nguyên Hà ồ một tiếng khẽ, bước tới. Ông không khỏi sửng sốt. Người nào đặt chiếc lẵng cuội vào đây chắc hẳn không phải vô tình. Ông lặng người đứng ngắm hồi lâu, xong gượng nhẹ nhấc chiếc lẵng đặt lên bệ tường, mở nắp đàn, bấm thử vào hàng phím. Tiếng đàn vang lên, tỏa ra, ấm, khẽ rung rinh như có ẩn một hơi thở nồng kín trong đó. Nguyên Hà đậy nắp đàn ngẩng lên. Tường phòng đặt đàn bốn bên gắn toàn bằng sỏi. Ông xoa tay vẻ hài lòng. Người thiết kế khu nhà dành riêng cho sáng tác âm nhạc này quả đã tính toán khá.
- Thưa… Cháu mời chú xơi cơm ạ.
Một giọng nói hơi rụt rè cất lên sau lưng Nguyên Hà. Ông ngoảnh lại. Một cô gái sơ - mi màu đỏ gạch cua hiện ra ở khung cửa chính. Cô bước vào phòng, nhẹ nhàng đặt khay cơm xuống chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, sắp bát đũa.
- Sao cháu không để ở nhà ăn?
- Thưa… Vì chỉ có mình chú, để chú đỡ thì giờ lên xuống, cháu mang đến phòng ạ.
- Thế thì phiền cháu quá!
- Không sao đâu ạ.
- Cháu là người phục vụ ở đây à? Cháu ngồi xuống đã!
- Thưa vâng.
Cô gái ghé vào mép ghế, đầu hơi cúi. Chiếc cằm chẻ rất ít thấy làm cho khuôn mặt cô sáng lên một vẻ nghiêm trang. Nhưng mái tóc cắt ngắn, buộc rẽ ra hai bên thành hai lọn mỏng, cong như hai chiếc sừng nhỏ thì lại đầy vẻ nghịch ngợm.
- Cháu tên là gì để chú gọi cho tiện? Công việc ở đây có vất vả lắm không? - Nguyên Hà vừa xới cơm vừa hỏi. Ông đang đói bụng, và thấy không cần thiết phải quá ý tứ.
- Cháu là Chuyền. Thưa chú, chả có gì nặng nhọc đâu. Việc của cháu là trông nom quét dọn nhà cửa, sắp xếp nơi ăn ở và làm việc cho các chú, thế thôi. Chú cứ xơi cơm đi ạ.
- À… - Nguyên Hà hất đầu về phía sau, nghĩ nhanh - Một cái tên mộc mạc… - chiếc lẵng cuội kia cháu Chuyền bày đấy à?
Cô gái khẽ giật mình:
- Vâng, sao kia ạ? Thế… Hình như… Không hợp lắm hả chú?
- Không phải. Rất hợp là đằng khác. Giản dị, trang nhã. Cháu có con mắt thẩm mỹ tốt đấy!
Cô gái đỏ mặt, cười:
- Thế mà cháu tưởng chú chê, cháu sắp phát hoảng. Sau ngọn đồi kia có một con suối cạn, nhiều cuội màu đẹp lắm chú ạ.
- A… Để rồi chú cũng sẽ đi nhặt - Lòng Nguyên Hà bỗng bừng lên những ý nghĩ trẻ thơ - Cháu bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, đã có…
- Dạ cháu ở Gia Lâm. Thưa chú… Cháu… nhiều tuổi rồi đấy ạ.
Cô gái trả lời lấp lửng, có vẻ không bằng lòng. Lập tức, Nguyên Hà thấy ngay sự thất sách của mình. Không bao giờ nên hỏi tuổi phụ nữ, trừ khi đó là một em bé hay một cụ già!
Như để tránh cho người nhạc sĩ khỏi bối rối, cô gái lảng sang chuyện khác:
- Cháu vẫn thường nghe những bài hát của chú trên đài, tuần vừa rồi họ giới thiệu cả một chương trình của chú, phải không ạ?
Nguyên Hà gật đầu:
- Cháu có nghe à?
- Vâng. Nhạc của chú hay lắm, hay mà lại đẹp!
Cô gái nói một cách thật thà, đầy vẻ khâm phục. Rồi đứng dậy thu dọn bát đũa:
- Thôi chú đi nghỉ. Cháu xin phép chú…
Tiếng guốc khẽ khàng đi ra. Bất giác, Nguyên Hà nhìn theo cô gái. Ông đã nghe không ít lời khen, nhưng "nhạc đẹp" thì hình như đây là lần đầu, phải, lần đầu…

Phải đến hai ngày làm quen với không khí mới và bắt lại cảm xúc ít nhiều bị đứt đoạn, đến ngày thứ ba Nguyên Hà mới ngồi vào bàn làm việc.
Buổi chiều, ông đã đi lang thang trong vùng, leo lên dãy đồi hình thù giống con thằn lằn đang nằm sau lưng khu nhà sáng tác ngắm toàn cảnh hồ nước. Ông men theo sườn đồi ngoằn ngoèo tới bờ đập chính, rồi lộn trở lại phía sau con đập phụ. Nhưng không thể nào tìm được nơi ngày xưa ông đã ở, đã làm, tất cả hình như đã chìm dưới lòng hồ. Kỷ niệm không để lại dấu vết nào đáng nhớ, nhưng tâm tình cứ vương vấn mãi không thôi. Và, trong phút chốc, nó bỗng gợi lên trong ông một liên tưởng bất ngờ: Sự thầm lặng của người đi xây hồ có cái gì hao hao như sự thầm lặng của các chiến sĩ mở đường Trường Sơn. Không thể so sánh hai chiến công ấy, dĩ nhiên, bởi vì một bên là xương máu, một bên dù sao cũng chỉ là mồ hôi công sức, song sự thầm lặng thì có thể kể đến như một lẽ công bằng. Mười năm, hai mươi, bốn mươi năm sau chẳng hạn… phỏng có ai nghĩ đầy đủ và sâu xa đến những con người không tên tuổi đó và bồn chồn tự hỏi không biết bây giờ họ làm gì, ở đâu trên mọi miền của đất nước…?
Nguyên Hà đã viết lại chương đầu trong tâm trạng đó. Nhát dao xẻ núi của những người lính đi đầu vang lên một cách thầm lặng,chỉ có mình mình nghe, và tiếng chim rừng cũng chỉ thủ thỉ, niềm vui gặp gỡ giữa người và chim là niềm vui cần giấu kín… Nguyên Hà đặt bản nháp lên giá, ngồi vào đàn. Trước mặt ông, rừng núi điệp trùng, tiếng gió xào xạc trên vòm cây… Chiếc kim địa bàn trong tay người chiến sĩ rùng rình chỉ về hướng Bắc… Con dao trong tay phải vung bập vào cái thân cây thứ nhất… Tiếng nhạc đầy ắp gian phòng đưa Nguyên Hà vào giữa vùng âm u lần đầu tiên có dấu chân người đặt tới… Nửa say nửa tỉnh, ống lướt tay trên dãy phím, chậm dần, chậm dần… Rồi ngừng lại ở nốt kết thúc - nốt si bình không có hòa âm ngân dài như một lời nhắn gửi từ xa…
Chuyền bưng cơm đi vào. Nguyên Hà như sực tỉnh, quay lại gật đầu tỏ vẻ cảm ơn. Đặt chiếc bút dạ cẩn thận ngang bản nhạc, ông đứng dậy, không khỏi không nhìn theo cái bóng áo đỏ thon đang dập dềnh bước lên đồi. Nguyên Hà vui vui nghĩ bụng: "Y như đâu đó, trong "Một nghìn một đêm lẻ" thì phải. Hoàng tử vừa ngừng tay thì công chúa xuất hiện. Có điều, giờ đây hoàng tử đã già, và không được phép nghĩ những điều vớ

vẩn…".
Ăn xong, Nguyên Hà lững thững sang ngọn đồi bên cạnh, chỗ ở của anh chị em khu sáng tác. Đã thành thói quen, hễ ra khỏi khu nhà là ông mặc quân phục từ tế, đeo cấp hiệu đàng hoàng. Phó giám đốc Lâm đang ngồi ở ban - công cơ quan, vẫy ông:
- Anh Nguyên Hà, mời anh lên đây!
Nguyên Hà đón chén nước từ tay Lâm:
- Xin anh thêm tí nước sôi, tôi không quen uống trà đặc.
- Không phải trà đâu!
- Thế nước gì?
Lâm cười ha hả:
- Rễ hà thủ ô với dây tơ hồng. Đặc sản vùng đồi này đấy. Mát, bổ, trị chứng mất ngủ và làm xanh lại các mái tóc bạc. Anh uống thử xem.
Nguyên Hà nhấp ngụm nước đặc sánh màu tiết dê. Thơm, có vị ngái đắng mà lại ngòn ngọt. Ông nhìn Lâm, cười:
- Được đấy, mùi vị dân tộc khá rõ. Mát, bổ, có lẽ chắc chắn, nhưng có làm xanh lại các đầu tóc hoa râm như tôi và anh hay không thì còn xem! Anh Lâm kiêm cả thầy thuốc Nam đấy à?
- Thầy thợ gì, thấy dân uống, mình cũng uống. Anh không biết chứ, trước đây tôi cũng là bộ đội, đại đội trưởng pháo binh trong chống Pháp.
Họ ngồi ôn lại bao nhiêu chuyện, mỗi người một đơn vị ở một góc mặt trận hay hậu phương nào đó, không ai biết nhau, nghề nghiệp lại quá khác xa nhau, nhưng sao gắn bó dễ hiểu nhau đến thế!
- Anh làm việc ở đây đã hơn tuần đấy nhỉ? Thế nào? Anh cho biết về ăn uống, phục vụ… Bọn tôi có gì sai sót?
- Tốt, rất tốt anh ạ - Nguyên Hà xiết chặt tay Lâm - Thực lòng là tôi vừa ý. Anh biết đấy, tôi là một người lính… Không phải động viên nhau đâu, rồi đây trên những dòng nhạc của tôi, chắc chắn là có dấu ấn tình cảm của anh chị em ở đây, thật thế, anh Lâm à. Anh cho tôi một ít cái thứ "làm xanh lại mái tóc" của anh nào!
- Thiếu gì! Đấy, anh lấy hết chỗ đó đi. Mai tôi ra đồi một lát, lại có ối.
Nguyên Hà về phòng, đèn đã bật từ lúc nào. Trăng cũng vừa lên, tải bạc trắng ngoài hiên. Gió thổi chéo mặt hồ, se lạnh. Ông nhìn lên tấm lịch, sực nhớ bây giờ đã sang tiết hàn lộ. Giường nằm của ông vừa được ai lót thêm tấm nệm, chiếc chăn bông xếp sẵn vuông vắn ở đó. Đúng, nửa đêm về sáng có thể lạnh. Ở nhà, cô con gái của ông cũng thường lo trước cho bố thế, ông quen làm việc khuya, những đêm trái gió trở trời, lúc định lấy chăn ấm đi ngủ, ngoảnh lại sau đã thấy đầy đủ trên giường rồi, không biết con bé đến trải xếp lúc nào mà êm nhẹ đến thế…
Ông pha một ấm chè nóng, sửa soạn làm việc.

Chiếc xe Ni-sa màu trắng của khu sáng tác thường lệ hai tuần một lần về Hà Nội. Nguyên Hà về nhà một hôm, nhân tiện lấy mang lên nhà hồ mấy tài liệu tham khảo mà hôm đi ông tưởng không cần đến. Lâm cho xe đón ông tận cổng nhà, và không may khi qua cầu một đoạn, thì ùn tắc. Một anh lái ngờ nghệch nào đó đã không kiểm tra chuẩn bị kỹ, xe chạy đến giữa cầu thì hết xăng, nằm chềnh ềnh ra. Lâm giơ tay xem đồng hồ, nóng ruột nhưng không bớt tính đùa vui:
- Dễ mất cả buổi như chơi. Thế này thì cô bé Chuyền đợi bằng thích bên Gia Lâm!
Nguyên Hà chặc lưỡi:
- Biết làm sao được!
- Ở đời, đôi khi người ta quên cái điều đáng nhớ hàng đầu như vậy đó.
- Cô bé đợi chúng mình chỗ nào?
- Vẫn đấy, chỗ hôm về nó xuống. Cái nhà cạnh đường có giàn gấc xanh um đấy là nhà mẹ chồng nó. Còn quê nó tít làng bên kia, sát bãi sông.
- Cô bé đã có gia đình riêng?
- Chưa.
- Hả?
- Chưa thật. Ôi chà may quá, thông rồi, đi đi cậu - Lâm hích nhẹ người lái xe, quay sang Nguyên Hà, tiếp câu chuyện - Chồng chưa cưới. Chúng nó hứa hẹn với nhau từ hồi còn học lớp mười. Cậu ấy ở đoàn năm năm chín Trường Sơn, đi từ bảy hai đến bảy nhăm mất liên lạc, giải phóng nay đã chục năm rồi vẫn không có tin tức gì. Nhưng cô bé không tin người yêu đã hy sinh, vẫn chờ đợi. Anh thấy thế nào, anh Nguyên Hà? Có thể có trường hợp như vậy chứ?
Nguyên Hà nghe nhói trong ngực như thể có chiếc kim đang ngọ ngoạy, cắn môi dưới:
- Có thể… ừm… Cũng hãn hữu… Này anh Lâm, phiền các anh đợi tôi ít phút nhé. Tôi ghé vào nhà bà mẹ anh chiến sĩ đó một lát, biết đâu… Tôi… Tôi đang viết về đề tài Trường Sơn mà!
- Vâng, tôi hiểu rồi. Anh cứ đi. Mà sao không thấy cô bé nhỉ. Còi đi cậu! Còi! Cứ thư thả đồng chí nhạc sĩ. Bọn này vào quán nước làm tí khói cái đã!
Xe chạy tiếp sau khi Nguyên Hà trở ra.
- Cô ấy đợi chúng mình mãi, nghĩ là xe hỏng nằm lại Hà Nội chữa. Cô ấy đạp xe lên trước rồi. Đi cách đây chừng một tiếng!
- Thế thì dọc đường gặp nhau thôi - Lâm nói - Con bé tháo vát mà hóa ra vất vả lận đận. Anh gặp bà cụ chứ?
Nguyên Hà mải suy nghĩ không nghe rõ lời Lâm hỏi. "Trời ơi! Cô bé thừa biết là người yêu không bao giờ trở về nữa nhưng vẫn cố cưỡng lại ý nghĩ ấy, tìm thấy hy vọng trong nhiều trường hợp đặc biệt do tự cô đặt ra. Chao ôi, chắc hẳn phải có lòng yêu cuộc sống đến khắc khoải mới được như thế…"
Ông sực nhớ:
- À… à… Xin lỗi anh Lâm. Có, tôi có gặp bà cụ. Sợ các anh đợi lâu, tôi chỉ hỏi chuyện bà cụ được có vài lời. Nhìn sắc mặt và lời nói, biết ngay bà cụ coi Chuyền còn hơn con đẻ. Cái bụi gấc nọ là tay Chuyền trồng, năm nào quả cũng sai, bán được khá tiền. Hôm vừa rồi, Chuyền đem về biếu cụ chiếc áo len đan. Bà sụt sịt nói với tôi: "Khổ! Đã ăn hỏi ràng buộc gì đâu! Mà thằng bénhà tôi nó chết rồi, thân con gái có lứa có thì…!"
Anh lái xe trẻ im lặng từ sáng bỗng góp chuyện:
- "Pháo đài" đấy các chú ơi. Theo cháu biết, bao nhiêu người yêu chị ấy nhưng vô ích. Cả mấy anh đại đội, tiểu đoàn bên đơn vị đặc công đóng gần cơ quan ta cũng thi nhau trổ tài nhưng chưa anh nào đánh ngã được. Các cụ thường bảo: Tóc quăn, cằm lõm, là người cao số, phải thế không các chú?
Lâm gắt, tức giận:
- Số với siếc! Tao còn lạ gì thanh niên chúng mày, ối thằng chàng màng. Chúng mày chỉ cốt chơi bời thôi, thật thà thủy chung cái nỗi gì! Thằng nào thấy được cái quí giá của cái Chuyền, biết yêu nó thực sự, thằng ấy mới giỏi, mới "anh hùng".
Anh lái xe trẻ quay nhìn Lâm, cười to:
- Ối giời ơi, chú! Cháu vợ con rồi thôi, cháu lại thua chị ấy mấy tuổi, sao chú mắng cháu thế?
- Là tao nói vậy… Kia rồi, con bé kia rồi, anh Nguyên Hà, cái áo đỏ ấy có mà lẫn!

…Nguyên Hà có thói quen sáng tác như kiểu chạy tiếp sức. Ông không bao giờ viết liền một mạch trong một buổi, một ngày những gì nghĩ ra, vang ngân trong đầu. Ông kìm giữ cảm xúc, để dành, do đó hôm sau, phần sau, ông có ngay thuận lợi, làm việc được hào hứng hơn.
Sáng nay, ông dậy hơi muộn. Từ đêm, ông quyết định hôm nay nghỉ hẳn một buổi. Ông đã viết xong phần hai mấu chốt của bản giao hưởng trong một thời gian không dài nhưng không thể gọi là ngắn. Những kỷ niệm có một không hai trong suốt đoạn đường chiến tranh chống Mỹ ông đã trải qua mà thời gian có tàn nhẫn mấy cũng không thể xóa nhòa, đừng nói chi đến việc làm hoen ố; những tình cảm và sự việc bình dị, đẹp, đang diễn ra hôm nay mà mới nhìn qua tưởng như không có gì, thậm chí có người còn chế diễu nữa, đã quyện lại, hòa vào nhau, trào ra trên bản thảo của ông những giai điệu mới, đầy sự chứa đựng, có sức lay động không ngờ…
Nguyên Hà xuống mép hồ. Trời lặng gió, không gian nồng ấm. Dãy núi xa in hình xuống nước tím một vùng, các đường mái núi lăn tăn như ai nghịch lấy kéo cắt răng cưa chơi. Nắng sớm đã kịp hong khô sương trên cỏ lá, đứng xa mà vẫn thấy những hòn đảo nằm rải rác giữa lòng hồ đang đổi sắc. Đó là những

ngọn đồi xưa kia đã một thời lừng lững, khi đập làm xong nước dâng lên, chúng đã lặng lẽ, tự nguyện đắm mình xuống đáy, để chỉ còn nhô lên mặt hồ những cái chỏm xanh lúc nào cũng mỡ màng vì hơi nước. Một niềm vui nung nấu tràn ngập lòng Nguyên Hà. Ông nảy ra một ý, đi về phía vịnh để thuyền của khu nhà. Rồi rối rít một cách trẻ thơ, ông cởi dây buộc, đẩy một chiếc thuyền con, nhằm hướng hòn đảo gần nhất, khoảng bốn trăm mét - bơi ra. Chả mấy chốc, thuyền ông đã cập sát bờ. Kéo thuyền gác mũi lên mái đất, ông trèo lên chỏm đảo, quay mặt nhìn vào. Đúng như trong trí tưởng tượng của ông, từ xa, vẻ đẹp khói sương của dãy đồi và khu biệt thự hiện lên như trong huyền thoại làm ông ngẩn ngơ hồi lâu. Ông xuống thuyền, men theo bờ thong thả bơi vòng ra sau đảo. Vừa bơi ông vừa nghiêng tai nghe tiếng mái chèo của chính mình khỏa nước lóc lách, lao xao. Ông giật mình suýt để thuyền xoay đâm vào mỏm đá thòi ra mép nước như cái đầu bò. Một chiếc thuyền khác của ai đậu ở khúc vòng bên kia, nơi mái đồi choãi ngang ra một vạt bằng phẳng như cái bãi. Ông hết sức ngạc nhiên bơi lướt tới.
- Chú đi chơi à? Ấy chú khẽ cho cháu nhờ tí!
Nguyên Hà gần như không tin vào mắt mình, ông ngỡ như đang trong mơ. Dưới tán rợp một cành cây to, Chuyền đang đứng uôm người, quần xắn cao đến đùi, chân giầm trong nước, hai tay nhịp nhàng buông bắt một sợi dây.
- Làm gì đấy? - Nguyên Hà kêu to.
- Cháu kéo trúm đánh tôm ạ - Chuyền cười ngạc nhiên trước vẻ ngạc nhiên của người nhạc sĩ - Chú lạ lắm, chưa thấy bao giờ hả chú?
Nguyên Hà thở hắt một hơi dài:
- Ôi giời! Sao cháu lại ra tận đây? - Ông ghếch mũi thuyền, bước lên bãi, lọp bọp lội đến.
- Chỗ này lắm tôm, chú ạ. Chú không biết đấy thôi, cháu đánh mãi, có gì mà sợ. Ở quê, cháu còn bơi qua sông Hồng nữa ấy chứ…
- Thế à. Đưa chú kéo giúp một tay nào?
- Chú cứ mặc cháu, không nặng đâu. Chú không biết kéo, làm vướng đổ hết tôm, tiếc lắm!
Nguyên Hà chỉ còn biết đứng nhìn, sững sờ. Sợi dây trong tay cô gái rút về đến đâu, những trúm tre nho nhỏ, xinh xinh buộc vào dây khoảng cách đều nhau lần lượt nổi lên mặt nước, thu dần về đến đấy. Tiếng tôm búng bong bóc đã nghe rõ. Còn tiếng rì rào của gió bắt đầu loang trên mặt hồ thì nghe xa lắm, xa vời…
- Xong rồi. Chú cháu mình đổ tôm rồi về, chú ơi! Sáng mai cháu nấu cháo tôm chú ăn nhé!
Nguyên Hà thấy nghẹn ngang cổ họng:
- Có đem dây, trúm về không?
- Dạ không. Cháu giấu chỗ bụi rậm kia, chiều lại ra thả. Mà có để ngay trên bãi này cũng chả ai lấy chú ạ.
- Đánh bằng mồi gì?
- Ốc. Giã dập ra, chú ạ.
- Bận sau cháu đừng đi một mình, đây với đấy tuy gần, nhưng nhỡ ra…
- Chả việc gì đâu, chú ạ. Cháu rủ các cô trong tổ phục vụ cô nào cũng sợ. Còn các anh con trai thích mê, cháu lại không cho đi cùng, họ nghịch lắm! - Cô gái nhìn Nguyên Hà, mặt thoắt đỏ bừng, tuồng như bị lỡ lời, cười tủm tỉm.
Hai chiếc thuyền song song bơi về. Trong ánh phản chiếu của nắng và nước, màu da cô gái hừng dậy, hồng nâu và căng như một quả mận, chiếc cằm chẻ nhẹ làm cho đôi môi bậu hơn và khuôn mặt với những đường nét không có gì đặc biệt bỗng ngời rạng một vẻ cao quý. Nguyên Hà sực nhớ lời nhận xét tinh tế của Lâm. Tiếng Chuyền cất lên nghe phảng phất:
- Chú ơi, cảnh đẹp như thế này chắc chú sáng tác hay lắm, chú nhỉ?
Nhạc sĩ định buột mồm: "Cảnh đẹp thật và người còn đẹp hơn!", nhưng may sao ông kìm lại được.
Nguyên Hà rời nhà hồ một buổi chiều lộng gió.
Cả ngày hôm đó, ông làm những việc cuối cùng: soát lại bản thảo chép sạch, thu dọn đồ đạc trong phòng, đi chào anh chị em trong cơ quan Nhà sáng tác, với một tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Mấy chục năm trong quân đội, ông không thể nhớ hết được đã có bao nhiều lần gặp gỡ, từ biệt. Những cuộc đi, ở gần như cơm bữa đó hòa trộn vào núi công việc bộn bề, quay như guồng của người lính, muốn nhớ cũng khó, mà làm sao nhớ xuể. Riêng lần này, ông đinh ninh nó sẽ đọng lại mãi trong lòng. Bản giao hưởng ông đã viết xong, trong cái chất bi hùng vốn có của cuộc chiến tranh cách mạng, ẩn những phút hoài niệm riêng thầm kín không nói nên lời - những
2hi.us