Polly po-cket
Truyện Ngắn - Dễ Ghét

Truyện Ngắn - Dễ Ghét

Tác giả: Sưu Tầm

Truyện Ngắn - Dễ Ghét

Cả lớp ồn ào lên như chợ tan buổi họp khi Tâm “kều” trưởng lớp ù té chạy vào báo tin:

- Tất cả ra về trong ồn ào và... vô trật tự. Cô “Toán” bị... sổ mũi nhức đầu, không đến trình diện chị em mình để làm nghĩa vụ.

Ý Tâm muốn nói giáo sư dạy toán bị ốm không đến dạy được. Tâm dài dòng và phát ngôn như thế, đúng là loại ngôn ngữ con gái bọn Ly thường dùng.

Oanh và Lý đang chúi mũi vào bài toán khó, cố tìm cách chứng mình để “chịu đòn” trong giờ cô Hải, nghe thế reo to nhất lớp:

- Ối giời. Nếu biết rằng “táng” khó như “vầy” em chẳng thèm chọn ban Bò. Theo Xê xướng hơn.

Lý dụi hai tay vào mắt, làm bộ sụt sịt:

- Cô ơi cô, em nhớ cô, em thương cô. Sao cô chẳng “hèm” vô dạy tụi em mí.

Tâm kều la làng:

- Thôi, tản hàng... cố gắng. Ðường ra cổng có ai quên lối, báo cáo?

Cả bọn con gái cười rúc rích. Quên thế quái nào được. Gì chứ nghỉ hai giờ cuối là cả một chương trình gồm toàn những tiết mục hấp dẫn. Quả nhiên tiếng gọi nhau ơi ới:

- Mai ơi, đi chợ Sàigòn không mi?

- Thôi em chã. Em vào Thảo Cầm Viên cơ.

Có tiếng cười nham nhở:

- Ủa, em có hẹn với người tình bên chuồng dã nhân đí hở?

Mai càu nhàu:

- Ông “đinh” mày vẹo hàm bi giờ. Ông vô kiếm hoa đẹp về ép gửi cho nhỏ Hoàng ở Qui Nhơn. Nó viết thư xin tao...

- Vậy con Trâm, con Kiều? Tụi mày có mục gì vậy?

- Chúng ông về Tân Ðịnh. Ghé thăm thạch chè Hiển Khánh rồi vào chợ mua ít tai heo...

- Làm gì vậy?

- Ngâm dấm, gửi cho chàng.

Cả lớp cười sùng sục. Có tiếng chửi:

- Khỉ già. Ăn với nói.

Trâm đi một đường thơ ngây:

- Ủa, sao các chị chửi em. Em nói thiệt mà.

Gửi cho chàng “dậu”. Bị lóng rầy chàng đóng ở chân cầu, nhậu đế với cóc với ổi không hè. Chàng rát cuống họng viết về than thở với em:

Chiều chiều “dậu” dưới chân cầu
Dậu bao nhiêu mách đau đầu bí nhiêu.


Bởi vậy em phải gởi quà ra an ủi chàng và tăng cường sinh lực cho chàng chớ. Cả lớp cười ngặt nghẽo vì lối nói dân nhậu của Trâm. Nét rạng rỡ vui tươi hiện rõ trên từng khuôn mặt, người này chen, lấn, huých người kia để ra trước, hí ha hí hửng.

Ly và Hạnh ra sau cùng. Cả lớp ồn ào là thế, thoắt cái đã tản mác ở cổng trường. Chỉ còn lao xao. Vài cô tạt vào hàng đậu đỏ, vài cô cắm cúi trên đĩa thịt bò khô. Nghiên cứu say mê còn hơn say mê làm toán. Ly nhìn lên. Bầu trời trong, xanh. Loáng thoáng gợn vài cụm mây bông nõn bay vu vơ. Gió thật nhẹ, đùa từng đợt lá me vàng rắc xuống lòng đường. Ly chợt thấy xúc động, nỗi xúc động thường đến hàng ngày vì ngoại cảnh như vậy, và vẫn làm Ly bồi hồi mạnh mẽ. Cảnh vật đầy thú vị, đầy lãng mạn và như đong đầy mơ ước thầm kín của tuổi cài trâm. Ly ôm cặp trước ngực, cùng Hạnh lặng lẽ bước bên nhau giữa cơn mưa lá, lòng rung động ngỡ như mình đang bước thật cô đơn trong một ngày bão rớt. Hay như trong một sớm chơm chớm đầu Thu, đã có gió heo may và thời tiết lành lạnh trên những lối đi về nẻo xa quen thuộc.

Hạnh chợt hỏi:

- Ly ơi, trời dễ thương quá nhỏ nhỉ?

Ly mỉm cười đồng ý:

- Ừ, trời ni mà đi chơi với bồ thì tuyệt.

Hạnh tò mò:

- Bồ? Mi có bồ rồi phải không?

Ly chối biến trong nụ cười tinh quái:

- Làm gì có. Em còn thơ ngây lắm, bé tí teo. Em chả biết gì.

Hạnh lườm:

- Bỏ cái giọng đó đi nhỏ. Kể tao nghe với.

- Còn mày thì sao?

Hạnh chợt đổi giọng, êm nhẹ như gió đùa lá me rơi:

- Tao có rồi Ly ạ, từ mùa hè niên học trước. Ông ấy ở xa lắm.

Ly kêu lên:

- Lại lính. Sao đứa nào cũng đòi làm người yêu của lính hết nhỉ?

Không để ý đến lời Ly trêu, Hạnh tâm sự:

- Ông ấy nghèo lắm, nhưng ông bô bà bô mình chịu. Ông ấy còn bà mẹ già thôi, tóc bạc trắng dài thật là dài. Mà cũng hiền lắm. Hai đứa đang lo dần dần, ông ấy bảo độ hai năm nữa khi ta lên Ðại Học rồi sẽ làm đám cưới.

Ly mỉm cười. Con gái thì biết bao nhiêu là dự định, là mơ uớc. Nhiều vô kể. Và tin tưởng xa xôi, lãng mạn. Có chắc người con trai nào đó hoàn toàn như ý mình mong muốn, hay cũng chỉ là một gã đàn ông tầm thường. Họ chuộng bề ngoài chưng diện, đeo đưổi nhan sắc, bất cần đến sâu sắc của tâm hồn. Mà tâm hồn là điều hầu hết ngươì con gái khi vừa biết khôn đều vun đắp. Như Ly đã và đang cố gắng. Học hành chăm chỉ, giữ gìn từng ly từng tí để được tiếng ngoan không bị lời dị nghị. Tất cả cho mình và cả cho người mình yêu, yêu mình, hãnh diện. Nhưng họ có biết thế không? Ly nhớ đến những hình bóng thoáng qua, và bâng khuâng.

Những hình bóng thoáng qua! Ðời con gái, ở vào những tuổi mười sắp đổ sang hai mươi đều ít nhất vài lần đi tìm thần tượng. Ðôi khi chỉ là một nét đậm, cũng đủ làm say mê. Một thanh niên trong xóm, một chàng trai lướt qua trước cửa nhà. Một người đàng ông gặp gỡ trong một cuộc vui.

Vài ba cô, hoặc mấy chị em xúm lại với nhau mà thì thầm:

- Tên ấy có cặp mắt mê quá mi ạ.

- Dáng người cũng đẹp nữa, vẻ câm nín lạ. Tao mê chàng quá rồi mi ơi.

- Hắn cười với tao!

- Còn lâu, “chàng” nhìn tao hóm hỉnh lúc mi xô tao ra khỏi cánh cửa núp.

- Thôi... mê chung vậy!

- Ðồng ý, nhưng không thể là chồng chung đâu nhá.

Ngôn ngữ bây giờ của các cô là như vậy. Nhưng, thực ra, con gái tụi Ly vẫn ngoan, vẫn đẹp cả thể xác lẫn tâm hồn, không hề vẩn đục những tầm thường.

... Hạnh vỗ vai Ly:

- Ly, nghĩ gì vậy? Ta kể cho mi nghe mà mi như người lạc lối đào nguyên?

- À... à tao mừng cho mày.

- Còng mày, nói thật đi.

Ly làm điệu, đưa ngón tay lên miệng, giả bộ dáo dác nhìn:

- Í, chẳng có đâu, em lơ mơ, bố em đập chết.

Hạnh nhìn Ly có vẻ tin. Con bé này nổi tiếng dễ thương trong lớp, hẳn nó chưa biết gì. Hạnh chợt thấy yêu bạn, và moi óc tìm một cái tên con trai quen thuộc trong nhà với ý định mối mai kết bạn cho Ly.

Hai người băng qua đường. Mặt nhựa xám thân yêu và quen thuộc với Ly quá chừng, từ hốc đá đến mô nhựa nhô cao.

Chính con đường này tôi đã qua lại bao lần. Chính con đường này đã đong đầy kỷ niệm tuổi học trò của tôi trong 6 năm qua, và năm cuối cùng làm tôi bồi hồi luyến tiếc. Rồi tôi sẽ lớn hẳn lên khi tôi ngấp nghé bước vào cửa trường Ðại Học. Và mai kia... tôi sẽ sống yên thân trong một gia đình xa lạ nào đó. Ðời con gái hẳn chỉ bấy nhiêu, và tôi yêu thương tuổi cài trâm này nhất. Bố cũng đã từng nói: Suốtđời bố, bố yêu nhất thủa còn ôm cặp. Và bố nghĩ không có một cảnh đời nào đẹp hơn cảnh đời đó. Bố tiếc, bố tiếc không bao giờ thôi... Ly lại thấy bâng khuâng hơn nữa.

Ly và Hạnh gặp Thanh đứng ở góc ngã tư đường, gần đèn đỏ. Thanh ríu rít:

- Giờ mới ra tới đây hở hai nhỏ? Có mục gì không?

Hạnh lắc đầu:

- Tụi tao về.

Thanh rủ:

- Vậy thì theo tao. Ở nhà tao đang có mục vui lắm. Cam đoan tụi mi mê tít!

Ly tò mò:

- Dấu vừa thôi. Mục gì đó?

- Cầu cơ!

Cả Ly và Hạnh cùng reo lên:

- Cầu cơ? Bằng trái tim cắt ở ván thiên hở?

Thanh lắc đầu:

- Không, thời buổi này tối tân rồi. Hồn về không cần tấm ván thiên, mà chỉ cần một đồng tiền mười là đủ.

Hạnh tỏ vẻ nghi ngờ:

- Vậy thì tin thế quái nào được.

Thanh vên váo và sốt sắng cãi:

- Như điên. Ðúng lắm.

Rồi Thanh kể lể, dẫn chứng. Thanh nói hay đến độ cả hai xiêu lòng và đi cùng Thanh về nhà.

Buổi cầu cơ hình như xếp đặt trước. Ðông người làm Ly e ngại. Nhưng Thanh đã kéo tuột Hạnh vào gian trong nên Ly đành đi theo. Thanh bảo:

- Không cần cầu về đêm

như lối xưa, mà ngay chính Ngọ cũng vẫn mời hồn lên được. Miễn là người để tay vào có niềm tin mạnh mẽ và dốc lòng thành khẩn là hồn về. Hôm nay nhà tao cầu sớm, tao cứ lo không được tham dự. Vừa may cô Toán nghỉ...

Có gần mười người tham dự buổi cầu cơ. Vợ chồng người anh lớn của Thanh, cô em gái nhỏ, hai người bạn của ông anh đến chơi bất ngờ, cu Hoạt con ông anh của Thanh và bọn Ly. Bà chị dâu của Thanh được đề nghị giữ vai chính, vì bà thành khẩn tin là có thần thánh và ma quỷ nên dốc lòng khấn nguyện. Nhờ vậy cơ thường lên ngay và đi vù vù. Thanh bảo thế.

Mọi người quây quần quanh chiếc hiếu. Phải ngồi dưới đất, và ở gian phòng không có bàn thờ Phật, hồn mới dám về. Bàn cơ là một mảnh giấy vuông lớn, trên vó viết hai mươi bốn chữ cái và các dấu cùng hai chữ Có – Không. Bên dưới, ở hai góc còn có những chữ Nam - Nữ - Tiên – Thánh – Quỷ - Ma và Thăng. Ở giữa, phía dưới cùng, là một vòng tròn, trong có một dấu hiệu trái tim. Ðồng tiền mười đồng được đặt vào đó.

Ly gạo để cắm hương đặt trên đầu bàn cơ, giữa đĩa bánh và ly nước. Tất cả đều đã được sữa soạn sẵn sàng.

Không khí đột nhiên trở nên nghiêm trọng. Chưa ai làm gì mà Ly đã nghe rờn rợn cả người. Bà chị dâu Thanh thắp hương khấn vái, trong lúc đó Thanh thì thào “phụ đề” giảng giải cho Ly nghe:

- Phải khấn xin ông Thổ Công cho phép hồn vào nhà đã. Rồi khấn mời hồn nào mình muốn mời về.

Hạnh thắc mắc:

- Mời ai?

- Thì hồn một người thân đã khuất. Hoặc mời bất cứ hồn nào phiêu lạc quanh đây, rồi nhờ hồn ấy kiếm dùm người đã khuất mà mình muốn gặp.

Bà chị dâu Thanh kính cẩn khấn vái. Rồi cắm ba nén hương vào ly gạo. Cô em Thanh và vợ chồng ông anh đặt hờ tay trên đồng tiền, thật nhẹ. Ly ngồi quan sát nét mặt ba người, ai nấy đều lộ vẻ nghiêm trang kính cẩn. Hai người bạn ông anh của Thanh vẫn ngồi ở một góc chiếu, hơi xa. Ly thoáng thấy một người vừa hút thuốc vừa nhìn Ly chăm chú. Cô bé nóng cả hai tai.

Bà chị dâu Thanh khấn nho nhỏ bài thơ khấn:

Hồn nào ở chốn non bồng
Qua đây xin hãy vui lòng ghé chơi
Hồn bay, bay bổng, tuyệt vời
Là hồn võ tướng hay hồn văn nhân
Hay là hồn kẻ trai tân
Hay là hồn gái muôn phần trinh tươi
Nén hương đã đốt lên rồi
Nước non sẵn có xin mời hồn lên
Hồn lên lên cả bốn bên
Làm cho cơ động cơ đi dần dần
Kìa cơ đã động ba chân
Hồn còn để đọc nhiều lần nữa sao.


Bài khấn được đọc lên lần thứa hai, nhưng chưa hết bài thì “cơ” động. Ly chợt thấy tim đập mạnh. Ðồng tiền di chuyển từ từ dưới ngón tay của ba người. Bà chị dâu nói:

- Mời hồn ăn bánh, uống nước.

Ðồng tiền trôi về hai nơi đó, dừng lại mỗi nơi một chút. Rồi chạy về chỗ cũ. Mỗi người hỏi một câu:

- Xin hồn cho biết hồn là Nam hay Nữ?

Ðồng tiền lại di động:

- Nữ.

- Xin cho biết là Tiên hay Thánh, hay là...

- Ma!

- Xin hồn cho biết tên?

Ðồng tiền bắt đầu chạy nhanh, đến từng chữ cái, từng dấu. Mọi người chăm chú theo dõi. Các câu hỏi được đặt ra, và câu trả lời làm thỏa mãn người hỏi bằng những tiếng xuýt xoa thán phục. Những thắc mắc, tò mò được đem ra hỏi rối rít. Thanh hỏi:

- Xin hồn cho biết, thi kỳ tới đây tôi có đậu không?

- Ðậu bình thứ.

Thanh cười hể hả:

- Hạnh, Ly. Hỏi đi tụi mày.

Hạnh rụt rè:

- Thưa... hồn, còn tôi có đậu không?

- Ðậu.

- Còn bạn tôi, cô Ly?

- Ðậu.

Ly đỏ mặt, thấy vui vui. Mọi người tiếp tục hỏi, lan man hết chuyện này sang chuyện khác. Ðồng tiền chạy vù vù, nhanh đến độ Ly không kịp đọc. Nhưng các mẫu tự và dấu đều được Thanh ghép lại thành thạo vì đã quen với trò chơi này. Thanh thì thầm:

- Linh lắm mày ạ. Chờ một chút cầu hồn khác tụi mình tự để tay lấy. Anh chị tao nghỉ ngơi đã, vả lại hồn cũng mệt rồi.

Mọi người mời hồn về chữ Thăng tức là mời hồn... đi chơi chỗ khác. Một người bạn của anh Thanh chợt cười:

- Thôi, xin hồn về nghỉ kẻo bà xã cho ăn chổi lông gà.

Bà chị dâu cau mặt, ông anh cũng la:

- Ðừng dỡn mày.

Người kia vẫn cười cười:

- Em xinh lỗi. Dỡn mặt nhà cầm... đồ khó làm... ruộng. Bà chị bỏ qua cho.

Người thanh niên hút thuốc lá chợt nói:

- Mời cô Ly để tay với tôi và Thanh nhé.

Ly đỏ bừng mặt, lúng túng. Anh chàng thản nhiên dụi điếu thuốc vào cái gạt tàn, ngồi vào trước bàn cơ và nhìn Thanh, Ly cười cười chờ đợi. Anh chị Thanh đã đứng lên uống nước.

Thanh dục:

- Ðặt tay vào, Ly.

Ly lắc đầu:

- Thôi, tao sợ.

Hạnh đẩy vai Ly:

- Khỉ, sợ gì. Mày phải tự mình đặt tay vào mà hỏi thì cơ mới linh chứ.

Thanh thêm:

- Ðúng vậy, mày phải đặt tay vào hỏi xem có đúng không, kẻo mai mốt lại bán tín bán nghi là người ta đẩy cơ đi.

Ly đành đặt tay lên, thật nhẹ. Thanh lẩm nhẩm khấn, và cơ lại lên ngay. Lần này là hồn một thanh niên chết trận ở Sàigòn. Thanh hỏi mấy câu, rồi bảo:

- Anh Huy với Ly hỏi đi.

Huy, chàng thanh niên hút thuốc, nheo mắt:

- Xin hồn cho biết, cô Ly mấy tuổi?

Ly kêu lên:

- Ơ... ơ...

Cơ trả lời:

- Mười tám!

Ly giật mình, sao đúng vậy?

Huy hỏi tiếp:

- Cô Ly học ban gì?

- Ban B.

Ly hồi hộp vì các câu hỏi đặt ra được trả lời thật đúng.

Huy nhẹ nhàng nhắc Ly:

- Cô Ly hỏi gì đichứ?

Ly lúng túng:

- Ly..., tôi... biết hỏi gì bây giờ?

Thanh cướp lời:

- Ðể tao hỏi cho. Hồn cho biết anh Huy đã yêu ai chưa?

- Có.

- Mọi người nhìn Huy, anh chàng mỉm mỉm cười, ra vẻ không tin:

- Tôi mà ai thèm yêu.

- Hồn cho biết anh Huy yêu ai, tên gì?

Ðồng tiền chạy veo veo dưới tay Ly, và bất ngờ chỉ vào hai chữ:

- L – Y.

Mọi người ồ lên một tiếng lớn, và Ly rụt phắt tay về, run rẩy vì việc bất ngờ đó. Huy đùa:

- Cơ sai rồi, tôi với cô Ly mới vừa gặp nhau.

Thanh nhắc:

- Ðặt tay vào Ly, để cơ trả lời lại.

Cở trả lời lại:

- Sẽ yêu nhau và lấy nhau.

Tiếng ồ lại phát ra mạnh hơn, xen lẫn tiếng cười của Hạnh và Thanh. Ly thẹn quá kêu nhỏ:

- Thôi tôi không để tay nữa đâu.

Huy cũng dỗ dành:

- Ừ thôi, ai lại cơ đùa dai quá. Cô Ly đừng để ý...

Buổi cầu cơ chấm dứt lúc mười hai rưỡi trưa. Thanh nhờ Huy và người bạn kia của ông anh đưa Hạnh, Ly về. Không biết vì lẽ gì, Huy lại hăng hái theo Ly đi trước, dù Ly năm ba lần từ chối, viện cớ đi bộ ra bến xe lam cũng gần. Ly đành ngồi lên sau xe Vespa của Huy và lườm nụ cười châm chọc của Thanh, Hạnh. Chiếc xe vụt đi, Ly còn nghe tiếng Thanh đuổi theo:

- Chúc hai người... đi chơi vui vẻ!

Ly mắng thầm:

- Con quỷ con. Mình về chứ lang bang đâu với anh chàng này mà nó nói vậy.

Chiếc xe êm ái lướt đi, Huy chợt lên tiếng:

- Cô Ly không phiền về việc lúc nãy chứ?

- Dạ không. Ly đáp lí nhí.

- Tôi có chút việc cần nói, cô cho phép tôi mời đi uống nước và nghe tôi trình bày...

Ly bối rối. Anh chàng tán đấy à? Nghe Thanh giới thiệu, Ly biết Huy là nhà báo. Bộ anh chàng tưởng mình... nói giỏi lắm hay sao đây? Ly ngập ngừng:

- Thưa ông, tôi sợ về trễ bị nhà la.

- Cô Ly xưa nay nổi tiếng là ngoan, Thanh bảo thế. Lần này có về trễ, cũng là lần thứ nhất, chắc ông bà cụ chẳng nỡ mắng.

Ly không biết trả lời sao. Huy tiếp:

- Tôi cần nói với cô một chuyện quan trọng.

Ly mỉm cười. Quan trọng! Anh với tôi vừa gặp nhau vài tiếng, có gì quan trọng để nói với nhau. Có gì liên hệ để trình bày? Hẳn anh chàng định tán mình, nhất định thế rồi. Ly thấy hãnh diện nhè nhẹ về sự chú ý của chàng thanh niên. Ly nhận

lời:

- Mười phút thôi ông nhé.

Huy gật đầu:

- Cám ơn cô.

Huy dừng xe trước quán kem Ca-Ra-Van. Quán kem mà bọn Ly, Mai, Loan, Hạnh hay vào mỗi lần bát phố Lê Lợi chiều thứ bảy, hay chủ nhật. Ly nghĩ thầm:

- Sao khéo thế.

Tự dưng Ly để ý đến Huy hơn. Anh chàng đẹp trai đấy chứ. Cao, đen và rắn chắc. Nụ cười tươi. Ánh mắt hơi dữ.

Ly bước yểu điệu bên Huy và lách qua cánh cửa Huy vừa mở. Lịch sự và thân như bồ bịch, Ly nghĩ vậy. Hẳn những người trong quán đang nghĩ vậy về hai người. Ly lại thấy nóng bừng cả má. Huy chọn chiếc bàn hai ghế ở sát tường. Không hỏi Ly, Huy gọi kem bốn màu. Và mỉm cười:

- Tôi biết cô thích loại kem này.

Ly ngạc nhiên:

- Sao ông tài thế?

- Các cô thường thích màu sắc. Vả lại tôi thấy ở đây bán kem bốn màu.. hết sớm, vào các chiều cuối tuần.

Ly nói thầm:

- Vua xạo.

- Cô dùng bánh ngọt?

- Cám ơn ông, tôi ghét bánh ở đây, cho màu đậm quá.

- Sợ đau bụng?

Ly cười. Huy cũng cười. Ðột nhiên nét mặt Huy nghiêm trang:

- Cô Ly thích cầu cơ?

Ly gật đầu:

- Dạ có, thấy hay hay. Nhưng mà cũng sợ sợ.

Ly thấy Huy nhìn mình chăm chú. Và anh chàng nói thong thả, như nhấn từng tiếng một:

- Cô tin không?

- Không tin lắm... nhưng thấy đúng ghê.

- Cô thích cầu luôn?

- Ông hỏi rồi? Tôi thích, nhưng đây là lần đầu tiên.

- Vậy tôi xin khuyên co điều này. Và đó cũng là lý do tôi mời cô đi uống nước để có cơ hội trình bày. Cô đừng nên chơi cơ nữa. Hay nói cách khác, cô có chơi cơ thì đừng tin một cách thành khẩn như bà chị dâu cô Thanh, có hại lắm.

Hóa ra không phải rủ đi uống nước để tán mình, Ly thấy mình... bậy quá. Và hơi bực.

- Sao ông lại khuyên tôi như vậy?

Giọng Huy nghiêm trọng:

- Vì rất nguy hiểm. Tôi nói thực. Sự linh hiển của hồn nhập vào cơ đúng hay sai người ta không thể quyết đoán. Nghĩa là nói không cũng không được mà nói có cũng không được. Tôi đang thực hiện một phóng sự về vụ này. Theo những điều ghi nhận được, tôi thấy rất đông người có niềm tin mãnh liệt vào việc chơi cơ – như bà chị dâu Thanh - đều bị đau nặng... đều bị... ma nhập vào người hành hạ thành điên, hay ít ra, thành ngớ ngẩn.

Ly rùng mình, rợn tóc gáy. Huy tiếp:

- Nếu bảo là có hồn nhập, thì đó chỉ là ma quỷ nhập vào, chớ không phải người thân nào đã khuất của người cầu cơ hành như vậy. Người bị hành nói năng lảm nhảm, chân tay loạng quạng, mặt đờ đẫn và lúc nào cũng nói chuyện một mình... đối thoại tay đôi với... thần linh. Tuy vậy họ vẫn có lúc tỉnh, vẫn đủ lý trí để nhận rõ sự việc chung quanh. Tóm lại, họ ở trạng thái của kẻ uống rượu “như tỉnh như say”, nhiều khi tự hành hạ thân thể...

Ly lắng nghe Huy kể đến hết những ý nghĩ của anh chàng. Và Ly bất ngờ hỏi móc:

- Ông kể cho tôi nghe để làm gì thế?

- Tôi... muốn khuyên cô đừng mê trò chơi nguy hiểm đó. Ý nghĩ ấy chỉ mới có khi thấy cô chăm chú nghe mọi người hỏi và có vẻ tin. Tôi sợ cô tin theo kiểu bà chị dâu cô Thanh.

- Cám ơn ông đã lo hộ tôi. Bây giờ xinh ông vui lòng cho tôi về nhà kẻo trể quá. Tôi sẽ thử lại xem cơ có nguy hiểm như ông nói không?

Trên đường vê, Ly vẫn còn bực tức không đâu. Vậy mà tưởng anh ta muốn tán mình chứ. Tụi nó gọi mình là hoa khôi Toán, vậy mà hắn ta lại bơ bơ. Cái mặt... dễ ghét. Dễ ghét thậm tệ. Khi Huy ngừng xe, anh chàng chỉ thấy cô nàng mỉm cười xả giao nói một câu “cám ơn ông nhiều lắm ạ” rồi quay đi. Không nhìn lại Ly cũng hình dung ra được nét mặt ngớ ngẩn của anh chàng:

- Dễ ghét. Cái mặt dễ ghét.

oOo

Vậy mà Ly lại rất nhiều lần chạm trán anh chàng Huy. Mãi sau Ly mới biết những lần gặp gỡ ấy là do Thanh xếp đặt. Qua các câu chuyện, qua những săn sóc, lịch sự của Huy, Ly bắt đầu bớt ghét anh chàng, nếu không muốn nói là đã nhen nhúm một chút cảm tình.

Nhà báo ta không hẳn là ăn nói giỏi, nhưng khá sành tâm lý các cô. Lần thứ hai gặp gỡ, Huy nói ngay:

- Chắc cô đã bớt giận tôi?

- Có lẽ vậy, nếu ông muốn thế ạ.

Câu trả lời của Ly tối mò. Huy cười:

- Tôi thì muốn cô hết giận luôn kìa.

- Cũng được, nếu điều đó làm ông nghĩ ngợi quá lâu.

Lại lối nói ấm ớ của các cô đanglớn, Thanh cười:

- Bạn ta! Anh Huy chịu bại trận rồi. Nhân danh... ta, ta quyết định ông Huy phải đưa bọn này đi bát Bô Na chiều mai, thứ bảy.

Ly chưa kịp phản ứng thì Huy sốt sắng nhận ngay điều kiện (và sau này Ly bảo Huy con nhỏ Thanh thế mà ranh, xếp đặt cơ hội cho anh không à).

Những buổi chiều thứ bảy tiếp nhau rồi những buổi chiều khác cũng trở thành buổi chiều thứ bảy. Những buổi hẹn hò, những buổi vui chơi không muốn dứt. Ly không hiểu từ hôm nào Ly đã yêu Huy. Từ hôm nào Ly đã buông rơi tất cả những đón đưa săn sóc, tán tỉnh của bao người để chỉ đợi chờ ở một người những lời hò hẹn. Và sướng vui, và buồn, và phiền muộn. Và tiếc nuối. Ly hụp lặn cùng Huy trong ngần ấy mùi vị của tình yêu. Ly cố nhớ lại. Từ một ngày tất cả trở thành trọng đại, cũng vẫn là buổi chiều đáng nhớ trong đời, Huy đã đề cập lại câu chuyện cầu cơ:

- Ly vẫn thích chơi cơ?

- Không còn thích mấy, mà cũng chẳng muốn mất thì giờ vào trò chơi ấy.

Ly mỉm cười thú vị. Ðúng ý chàng chưa, chàng ơi. Khuyên nhủ mãi. Chơi cơ nguy hại lắm, anh đã nói với em hơn một lần rồi mà.

Nét mặt Huy vẫn nghiêm trang:

- Anh muốn đưa Ly tới thăm người chị trong họ, nghe chị kể một câu chuyện khó quên.

Ly đi theo Huy, dễ dãi, không hỏi để làm gì. Em yêu anh, chiều anh, có thế!

Người chị tiếp hai người và khi Huy đề nghị, đã kể cho Ly nghe về hai năm trời sống trong đêm tối. Bóng tối do bàn cơ đầy rẫy linh hồn, ma quỷ đẩy đưa chị vào. Chị bị ám ảnh, dằn vặt nặng nề. Bên tai lúc nào cũng nghe tiếng người chửi bới, xúi làm những chuyện bất thường, hành hạ xác thân.

Người đàn bà nổi tiếng quá nhiều niềm tin thành khẩn vào thế giới vô hình trở thành mất trí, từ giã bàn cơ với những lời khấn đầy vần điệu lôi cuốn. Như thế, trong hai năm. Chị được đưa đến bao nhiêu người cốt, bao nhiêu thầy cúng trừ tà và bao nhiêu là bác sĩ nội khoa thần kinh. Sau 2 năm chị khỏi dần, rồi khỏe mạnh như xưa, mà không hiểu vì đâu mình khỏi. Từ đó không bao giờ chị dám nói, dám nhìn đến chuyện cầu cơ.

Ly rùng mình kinh sợ. Ly hiểu Huy lo cho mình thực sự, hôm gặp gỡ đầu tiên. Khi ra về, Ly thắc mắc:

- Vậy mà sao Huy không ngăn cản bà chị dâu của Thanh?

- Anh đã thử nhiều lần, nhưng bà ấy không tin và cho việc bà chị họ của anh gặp phải là ngẫu nhiên trùng hợp. Bà ấy còn tin mình thông cảm với thần linh, một lần đi coi bói thầy bói số bảo bà ấy như thế. Chẳng hiểu rồi kết cuộc sẽ ra sao?

Ly sốt sắng:

- Ðể Ly bảo nhỏ Thanh mới được. À Huy này...

- Thế nhưng sao cơ nói đúng thế nhỉ?

- ?

- Thì cái lần tụi mình chơi đó. Cơ nói tuổi Ly đúng phóc, cả ban B Ly học nữa.

- Huy mỉm cười không nói. Ly ngập ngừng:

- Cả vụ tụi mình... thương nhau nữa. Sao cơ biết trước là anh và Ly sẽ... sẽ...

- Sẽ yêu nhau?

- Ừ... ừ...

Huy ranh mãnh:

- Khó gì, anh là cơ lúc đó mà.

Ly ngẩn người, chợt hiểu. Mặt Ly đỏ lên:

- Hoá ra anh đẩy?

Huy lại cười. Ly ngúng nguẩy quay đi.

Vậy là con nhỏ Thanh... nội tuyến, kể mọi chi tiết về mình cho anh chàng biết, đẩy cơ chạy theo ý muốn. Con bé lại còn hỏi gài khéo cho anh chàng có cớ trả lời nữa. Ghê thật. Và như

vậy, cái vụ tên người yêu anh chàng do cơ nói cũng là “sáng tác” của anh chàng nữa. Quá xa! Ly vặn vẹo:

- Tại sao Huy làm vậy?

Huy chân thành:

- Tại vì anh mê Ly ngay khi cầm điếu thuốc lên, nhìn Ly ngồi khép nép bên Thanh, sau làn khói thuốc mơ hồ... Ly đẹp thật...

oOo

- Mơ mộng gì thế cô nhỏ?

- Mơ mộng gì thế hở cô nhỏ?

Huy bước lên thềm, tựa vào khung cửa sổ nhìn Ly cười âu yếm. Ly giật mình choàng tỉnh. Huy đã đi làm về, hết chiều rồi đó. Những phút nghỉ ngơi sau bận rộn lo cơm nước qua thật nhanh. Mà cũng cho Ly dịp hồi tưởng cả một quá khứ dài dặc thủa ươm mơ. Tuyệt đẹp. Ly đã bỏ dở giấc mơ Ðại Học để về nhà “người ta”, yên phận. Hết cả những toan tính hôm nào với Trang, với Hạnh. Mà chúng nó cũng bước lên xe hoa cả. Nối tiếp nhau về “bên ấy”. Trường học đã mất đi những đôi chân chim sáo, thì đã có những bước chim di tiếp nối lớn lên. Và có những gia đình thêm sự hiện diện của người con gái làm dâu. Nét đan thanh trên thân thể ra đi với thời gian, còn để lại nếp răn trên trán, trên da thịt.

Một ngày nào đó!... Ly thở dài nhè nhẹ, nhìn chồng mỉm cười. Người đàn ông về, không khí trở thành sinh động. Buổi tối thực sự bắt đầu, bên mâm cơm. Bên giường ngủ. Buồn bã vẩn vơ tan biến. Nhường chỗ cho tiếng cười thật dòn, tiếng nói oang oang sảng khoái. Trong mệt nhọc, Huy vẫn thấy hạnh phúc làm chàng dai dẻo, những khó khăn, những chật vật của cuộc sống không thể làm chàng bỏ cuộc, buông xuôi như lúc còn chưa vợ. Bây giờ là trách nhiệm của Huy về vợ, về con. Ðời sống và nguồn vui của họ là chàng, mà ngược lại, cũng vì họ mà chàng vui sống.

... Chẳng hạn đây. Tiếng nàng đã kêu lên, lạc giọng trong nhà tắm:

- Huy ơi... cứu em với.

Chàng hốt hoảng:

- Gì thế Ly?

- Con dán, mau lên.

Chàng thở dài:

- Trời đất ôi.

Và chạy xuống. Nàng đang đứng co ro một góc nhà tắm, tay này quần áo tay kia khăn mặt, run rẩy. Con dán khốn kiếp nhởn nhơ trong đó. Chàng vốn ghét, thù loài dán. Bèn vun tay đánh bép một cái. Con dán rớt xuống, chàng dẫm bẹp dí một cách hùng hổ trước đôi mắt thán phục của vợ.

Nàng nói:

- Sợ quá.

Chàng diễu:

- Ðừng thèm sợ.

Nàng cười:

- Cứ sợ.

- Hết rồi mà.

Rồi chàng bỏ lên nhà trên. Nàng kêu:

- Huy...

Tiếng gọi dài ra, nhõng nhẽo.

- Gì nữa thế, em?

- Ðứng đó cho em... tắm. Sợ lắm!

- Trời đất ôi!

Chàng thường kêu thế mỗi lần nàng làm chang thán phục cái tính nhõng nhẽo của nàng.

- Phần nào thôi chứ, em. Tắm lẹ đi kẻo lạnh.

- Huy lên làm gì đó?

- Nằm nghỉ.

- Sướng không, người ta sợ mà mình lên nằm nghỉ tỉnh bơ.

Chàng an ủi:

- Hết rồi, dán cái chưa kịp đẻ dán con nữa để bay ra dọa cưng đâu, tắm đi. Anh nằm một tí rồi em muốn hành gì anh cũng chịu.

Chàng đi lên. Nàng dậm chân, la cả tràng:

- Anh... dễ ghét. Dễ ghét. Dễ ghét...

Chàng phì cười. Dễ ghét. Lấy nhau rồi, mấy anh bồ dễ thương bỗng nhiên bị trở thành dễ ghét hết trơn. Nhất là đã xa ngày cưới độ nửa năm. Anh chàng không còn “ga lăng”, hào hoa phong “thấp” nữa. Không còn cái vụ mở cửa xe... tắc xi để nàng lên trước, dìu nàng từng nấc thang lầurạp xi-nê Rex. Không còn kéo ghế cho nàng ngồi ở kem Givral, không còn lính quýnh như gà mắc đẻ dỗ dành khi nàng làm bộ hờn dỗi.

Tất cả đều ngược lại, khi đã lấy nhau. Chị vợ nào cũng lên án nặng nề đức anh chồng như thế. Xem xi-nê dưới nhà, vé hạng nhì. Gọi tắc xi là chui vào trước để vợ lên sau tự đóng cửa, và tự kéo ghế ngồi trong quán nước. Nhất là khi các nàng giận, anh chàng bèn lôi bông lôi tăm ra ngồi... ngoáy tai. Tóm lại, các anh chồng dễ ghét đủ thứ, nhưng khi đó “kẹt” cái là đã thương yêu anh chàng đậm mất rồi. Nên dù trách móc đủ chuyện, các nàng vẫn yêu chồng ra rít và vẫn yêu những cái dễ ghét của chồng kinh khủng. Còn sợ rằng nếu chồng không có thói hư tật xấu đó, e chuyện tình sớm nhạt nhẽo đi chăng. Cho nên, chả anh chàng nào lấy làm lạ khi vợ than phiền (một cách âu yếm):

- Anh (hay chị) xem. Ông ấy đi thì thôi, về đến nhà là nằm dài ra giường hò em pha nước cam, lấy khăn, lấy quần áo tắm... cứ như ông Tướng. Thật dễ ghét.

Anh chồng làm bộ cười ruồi, khoái trá. Nhưng sự thực, chỉ những anh đã lấy vợ mới biết rõ, mới “thấm thía” cái... bề trong. Ðó cũng là trường hợp chung, cới Huy. Với Ly, Huy cũng là một người dễ ghét. Huy dễ ghét đến độ... không tưởng tượng được, nhưng thiếu Huy, chắc chắn Ly không thể “sống” được. Nàng nói thế. Cô bé học trò nhảy chân chim sáo hôm xưa, cô con gái luôn luôn theo đuổi mốt ăn diện hippy bây giờ vẫn còn đẹp lồ lộ, dù đã có con với chồng. Huy ước mong nàng sẽ cứ vậy cho dù đến lúc đã năm con. Như những vần thơ dễ thương hai vợ chồng cùng thuộc:

Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Em lấy anh từ thủa mười ba
Năm nay mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.

Thương vợ, yêu người tình nhân trọn đời, chàng đã cố gắng “đỡ chân tay” cho vợ một phần để nàng bớt cực nhọc vì chồng, vì con. Ðể mỗi lần nhớ tới hôm xưa - thủa hai đứa yêu nhau – nàng vẫn có thể bồi hồi cảm động giống chàng. Cảm động như phút trao nhau chiếc nhẫn cưới ngày nào.

Anh cu Tý đẹp trai đái dầm khóc ré lên. Huy vội ngồi nhỏm dậy thay tã cho con. Thằng bé cười toe toét với bố. Huy cười lại, cảm động nghĩ tới cả một công trình của cha mẹ. Hình ảnh cu Tý bây giờ là hình ảnh của chàng ngày quá khứ. Trong đó, có một đoạn thời gian người mẹ mang nặng đẻ đau.

Ngày Ly có bầu cu Tý cũng là một thời gian khởi đầu bao nhiêu chuyển biến tình cảm. Hết cả xi-nê, du hí. Hết cả lang thang vui với bạn bè. Hai vợ chồng hân hoan với bao dự định. Và Ly miệt mài với bao nhiêu việc: may tã lót, may áo gi-lê, sắm sửa bình thủy, chai sữa, khăn bông, áo cánh. Thêu thùa, đan lát. Và Huy chạy đôn chạy đáo làm thêm, kiếm tiền để dành cho ngày vợ khai hoa nở nhụy. Thằng bé (hay con bé) lớn dần trong bụng mẹ, “nghịch ngợm” như giặc con. Huy vẫn nghĩ rằng đứa bé là trai, gọi đùa nó là Khương Ðại Vệ.

Buổi tối Huy nằm ngủ không say giấc sợ đụng chạm mạnh vào bụng vợ. Ðứa bé “đạp” vào hông bố lúc thiu thiu, Huy choàng dậy la lên:

- Tả nị xị... Khương Ðại Vệ. Ngộ Lý Tiểu Long mà nị dám đạp à.

Ly bật cười:

- Ông này thật... Ngủ đi, mai dậy sớm đi làm chứ.

Ðúng là “Khương Ðại Vệ” ra đời chứ không phải Trịnh Phối Phối. Huy nhìn con, đứa bé mới sanh còn đỏ trong nôi, dưng dưng nước mắt. Và ngày qua ngày, như thảo mộc, cu Tý lớn dần hình hài. Thật xinh, thật dễ thương như nụ cười nó đang nở và lại dần chìm vào giấc ngủ ngoan.

Huy trở lại giường. Chân dơ lên. Chàng vận sức vào chân, bung ra thành một thế đá. Chiếc giường rung lên chuyển động. Huy mỉm cười. Hồi trước, mỗi chiều sau khi ở Tòa Soạn về Huy đều đi học võ Thái Cực Ðạo. Huy bảo học cho người khỏe mạnh, khi bạn bè hỏi. Học để sau con trai lớn lên nó có... đánh bố thì còn có sức, có miếng mà chịu đòn, Huy đùa với vợ như vậy. Nhưng sự thực, chỉ có mình Huy biết: học để giết thì giờ, khỏi đi
2hi.us