Truyện Ngắn - Cứ Giữ Trong Em Lòng Tin Yêu Nhé Anh
Tác giả: Sưu Tầm
Truyện Ngắn - Cứ Giữ Trong Em Lòng Tin Yêu Nhé Anh
Này chú bé ơi, mỗi ngày chú ôm trong lòng bao nhiêu đôi giày? Đôi giày nào của người lương thiện, đôi giày nào của kẻ vừa thủ ác? Đôi giày nào của người lao động, đôi giày nào của kẻ ăn chơi?
***
Một sáng Chủ nhật. Một cô bé con 3 tuổi. Một chú bé đánh giày và 14 đôi giày. Chú bé chăm chú đánh từng chiếc. Xi đen, xi nâu, xi đỏ cho những đôi giày da, cả cồn pha nước xà phòng lõang để đánh những đôi giày thể thao. Cô bé con ngồi bên cạnh hết sức hứng thú theo dõi, nghịch ngợm, chỉ trỏ nào giày của bố, nào giày của mẹ, đôi nào của chị, đôi nào của chính cô. Cậu bé cũng thích thú trò chuyện, hết trả lời câu hỏi giày của anh đâu cho đến sinh nhật anh ngày nào.
Chú bé ôm vào lòng những chiếc giày, hai tay kéo tấm giẻ xát mạnh để đánh bóng từng chiếc một.
Này chú bé ơi, mỗi ngày chú ôm trong lòng bao nhiêu đôi giày? Đôi giày nào của người lương thiện, đôi giày nào của kẻ vừa thủ ác? Đôi giày nào của người lao động, đôi giày nào của kẻ ăn chơi? Đôi giày nào của người thầy giáo chiều nay sẽ lên bục giảng? Đôi giày nào của tên trộm vừa đánh cắp tiền của, danh dự và lương tâm? Đôi giày nào của bạn sinh viên vừa trở về sau một chiến dịch tình nguyện? Đôi giày nào của kẻ vừa đi săn, tận diệt những lòai trong sách đỏ? Đôi giày nào chở những người cao thượng, đôi giày nào chở những kẻ tầm thường? Đôi nào chở người dũng cảm, đôi nào chở kẻ ươn hèn? Đôi nào chở dự án, đôi nào chở mưu mô? Đôi giày nào đẹp, đôi giày nào xấu? Đôi giày nào mấy chục ngàn, đôi giày nào mấy trăm đô? Đôi nào dính cỏ ở làng, đôi nào vướng bùn đô thị? Đôi giày nào vừa về giúp quê em làm giàu? Đôi giày nào vừa xà xẻo thắng quả từ những con đường lên bản cao? Đôi giày nào của kẻ móc nối tội lỗi, đôi giày nào của vị quan tòa nghiêm minh?
Hôm trước tôi bị trẻ đánh giày lấy mất đôi giày. Hôm qua trong quán cà phê bạn tôi cũng "thất trận" trở về với "chiến lợi phẩm" là một đôi dép tổ ong. Những mánh lới của dân đánh giày thành phố mà chắc rằng chú bé tí-co-lo nào cũng biết hoặc đã nghe nói tới. Chú nào láo lếu, chú bé nào ngoan?
Em thân mến! Hằng ngày báo đưa tin chỗ này, truyền hình trực tiếp chỗ nọ. Truyền thông mỗi giờ mang đến cho em bao điều vui và buồn. Dĩ nhiên là vậy, cuộc sống có rất nhiều tín hiệu tốt đẹp nhưng cũng còn không ít những điều không bình thường, không lương thiện. Đó mới chính là hiện thực muôn màu muôn vẻ cuộc sống mà em không thể không biết. Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những giá trị lương thiện ngày càng nhiều, ngày càng mạnh mẽ. Biết để sống vì lý tưởng củng những điều tốt đẹp mà bao thế hệ đã dày công vun đắp.
Tuổi của em, đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi em giã từ ngôi nhà ấm cúng nhất, ấm đến 37 độ của lòng mẹ. Và tiếp đó, mái ấm gia đình đã nối em với học đường, rồi nối em với xã hội. Có nghĩa là khi ta lớn, ta không thể không đối mặt với cuộc đời dài rộng, với nắng với gió, cũng để rồi từ đó ta rèn luyện bản lĩnh để ta nên người.
Thế thôi. Cho nên đôi khi em có gặp một chút thất vọng thì không có nghĩa như thế đã là hoang mang. Đôi khi có chú bé đánh giày ôm vào lòng điều đáng giận thì như thế không có nghĩa là đã mất niềm tin vào con người. Cũng như tôi, đã nhiều lần bị lấy mất giày nhưng không vì thế mà e ngại, mà không dám giao cho em 14 đôi giày, một cô con gái cưng và một sáng chủ nhật đẹp trời.
***
Một sáng Chủ nhật. Một cô bé con 3 tuổi. Một chú bé đánh giày và 14 đôi giày. Chú bé chăm chú đánh từng chiếc. Xi đen, xi nâu, xi đỏ cho những đôi giày da, cả cồn pha nước xà phòng lõang để đánh những đôi giày thể thao. Cô bé con ngồi bên cạnh hết sức hứng thú theo dõi, nghịch ngợm, chỉ trỏ nào giày của bố, nào giày của mẹ, đôi nào của chị, đôi nào của chính cô. Cậu bé cũng thích thú trò chuyện, hết trả lời câu hỏi giày của anh đâu cho đến sinh nhật anh ngày nào.
Chú bé ôm vào lòng những chiếc giày, hai tay kéo tấm giẻ xát mạnh để đánh bóng từng chiếc một.
Này chú bé ơi, mỗi ngày chú ôm trong lòng bao nhiêu đôi giày? Đôi giày nào của người lương thiện, đôi giày nào của kẻ vừa thủ ác? Đôi giày nào của người lao động, đôi giày nào của kẻ ăn chơi? Đôi giày nào của người thầy giáo chiều nay sẽ lên bục giảng? Đôi giày nào của tên trộm vừa đánh cắp tiền của, danh dự và lương tâm? Đôi giày nào của bạn sinh viên vừa trở về sau một chiến dịch tình nguyện? Đôi giày nào của kẻ vừa đi săn, tận diệt những lòai trong sách đỏ? Đôi giày nào chở những người cao thượng, đôi giày nào chở những kẻ tầm thường? Đôi nào chở người dũng cảm, đôi nào chở kẻ ươn hèn? Đôi nào chở dự án, đôi nào chở mưu mô? Đôi giày nào đẹp, đôi giày nào xấu? Đôi giày nào mấy chục ngàn, đôi giày nào mấy trăm đô? Đôi nào dính cỏ ở làng, đôi nào vướng bùn đô thị? Đôi giày nào vừa về giúp quê em làm giàu? Đôi giày nào vừa xà xẻo thắng quả từ những con đường lên bản cao? Đôi giày nào của kẻ móc nối tội lỗi, đôi giày nào của vị quan tòa nghiêm minh?
Hôm trước tôi bị trẻ đánh giày lấy mất đôi giày. Hôm qua trong quán cà phê bạn tôi cũng "thất trận" trở về với "chiến lợi phẩm" là một đôi dép tổ ong. Những mánh lới của dân đánh giày thành phố mà chắc rằng chú bé tí-co-lo nào cũng biết hoặc đã nghe nói tới. Chú nào láo lếu, chú bé nào ngoan?
Em thân mến! Hằng ngày báo đưa tin chỗ này, truyền hình trực tiếp chỗ nọ. Truyền thông mỗi giờ mang đến cho em bao điều vui và buồn. Dĩ nhiên là vậy, cuộc sống có rất nhiều tín hiệu tốt đẹp nhưng cũng còn không ít những điều không bình thường, không lương thiện. Đó mới chính là hiện thực muôn màu muôn vẻ cuộc sống mà em không thể không biết. Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những giá trị lương thiện ngày càng nhiều, ngày càng mạnh mẽ. Biết để sống vì lý tưởng củng những điều tốt đẹp mà bao thế hệ đã dày công vun đắp.
Tuổi của em, đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi em giã từ ngôi nhà ấm cúng nhất, ấm đến 37 độ của lòng mẹ. Và tiếp đó, mái ấm gia đình đã nối em với học đường, rồi nối em với xã hội. Có nghĩa là khi ta lớn, ta không thể không đối mặt với cuộc đời dài rộng, với nắng với gió, cũng để rồi từ đó ta rèn luyện bản lĩnh để ta nên người.
Thế thôi. Cho nên đôi khi em có gặp một chút thất vọng thì không có nghĩa như thế đã là hoang mang. Đôi khi có chú bé đánh giày ôm vào lòng điều đáng giận thì như thế không có nghĩa là đã mất niềm tin vào con người. Cũng như tôi, đã nhiều lần bị lấy mất giày nhưng không vì thế mà e ngại, mà không dám giao cho em 14 đôi giày, một cô con gái cưng và một sáng chủ nhật đẹp trời.