Ăn vạ cuộc đời
Tác giả: Sưu Tầm
Ăn vạ cuộc đời
Ngồi vội vàng tranh thủ trà đá với anh buổi trưa ở Hàn Thuyên. Ông anh này trước học cùng khóa đại học và ở cùng dãy kí túc xá, cũng lâu lắm rồi không gặp. Hơn tôi 3 tuổi, anh đi nghĩa vụ quân sự 2 năm xong xuôi rồi mới về ôn thi lại đại học.
***
Anh mặt hơi già tí so với tụi tôi mà học khá cực, 6 kỳ thì 4 kỳ học bổng, bọn tôi chạy theo dài không kịp. Nhưng đến năm thứ 4 thì anh bị đuổi, chỉ vì nhận tội đánh nhau thay cho thằng bạn cùng quê mà anh luôn mồm gọi là thân thiết. Bị đuổi học, bạn bè hiểu nhầm, xa lánh, anh lủi thủi về quê trong khi thằng bạn kia của anh không đoái hoài gì, nó còn bơ anh đi mỗi lần chạm mặt. Thân thiết chưa???...
Rồi về quê anh cũng chẳng được yên. Bố anh mất sớm, nhà chỉ có mẹ với gia đình anh chị ở cùng. Mẹ anh bệnh nằm liệt giường đã gần năm nay, anh chị thì sợ anh về ở rồi tranh giành đất cát nên lúc nào cũng kiếm cớ mặt nặng mày nhẹ với anh, muốn đuổi anh đi. Anh biết, nhưng lúc ấy với anh thật sự khó khăn, mẹ anh yếu quá rồi, bệnh ngày càng trở nặng, anh muốn ở lại chăm mẹ đến lúc bà ra đi để tròn chữ hiếu rồi tính gì thì tính.
Thế rồi sau đó vài tháng thì bà đi. Bọn tôi cả lũ tụ tập bắt xe về nhà anh viếng bà lần cuối. Xong thủ tục, ra ngồi uống cốc nước chè mà đắng ruột quá. Anh vừa rót nước vừa thì thầm: "Đời mà, sống có gì vui, chết có gì buồn, quy luật của cuộc sống thôi, bu anh sang một nơi tốt đẹp hơn rồi, không có đau đớn, không có bệnh tật nữa. Xin đừng luyến tiếc." Tôi nghe xong nước mắt 2 hàng, cố mà không cầm lại được.
Lo xong tang cho mẹ, anh gấp quần áo, xách balo lên Hà Nội kiếm việc. Tôi hiểu, anh quá chán cái cảnh sống thế này. Tính anh tôi biết, anh chả thèm tranh giành với ai bao giờ đâu.
Bọn tôi năm cuối cũng bận đồ án rồi thực tập, ra ngoài ko ở kí túc xá nữa. Anh lên, ở với mấy thằng tôi mỗi đứa vài hôm, xin việc bấy giờ khó quá. Anh cứ ngày đi tìm việc, tối đi dạy thêm, kể cũng oải. Cuối cùng bọn tôi góp mỗi đứa 1 ít giúp anh mua con xe dream cũ, anh đi chạy chân giao hàng và kiêm cả xe ôm. Tối về vẫn đi dạy thêm.
Cuộc sống tuy khó khăn nhưng đã dần dễ thở hơn với anh. Anh đã tiết kiệm được chút tiền để trả từng đứa. Cũng năm ấy, bất ngờ nhất là chuyện anh thi lại đại học và đỗ với điểm vừa đủ. Bọn tôi thằng nào thằng nấy trố mắt, không biết anh ôn thi vào lúc nào trong ngày nữa mà đỗ được.
Rồi tốt nghiệp, mỗi đứa một nơi chẳng còn gặp được nhau nhiều như trước nữa. Thoáng chốc đã 5 năm, hôm nay anh vừa bảo vệ đồ án xong. Ngồi trà đá với anh tôi chép miệng:
- Thời gian trôi nhanh thật, mới đó mà...
- Ừ, nhanh thật, 5 năm rồi.
- Này, sao ngày trước rơi vào hoàn cảnh như vậy mà anh không sa ngã nhỉ? Em mà như anh, em lăn quay ra, ăn vạ đời.
Anh cười ha hả như được mùa.
- Đời mình mình giữ, ăn vạ ai được. Lúc ấy ngoài mạnh mẽ thì anh còn gì nữa đâu. Anh không còn lựa chọn. Mỗi ngày thức dậy là một trận chiến, mệt rã rời, nhưng nếu anh buông tay chỉ một lần thôi thì anh mất tất cả. Chẳng ai phải có trách nhiệm với mình ngoài bản thân mình hết. Ông em ạ.
Có lẽ vậy, đời mình mình giữ, ăn vạ ai được. Đâu phải ai cũng đủ mạnh mẽ để kéo mình khỏi 1 lần buông tay, nhưng ai từng đã trải qua, đã đi đến tận cùng của rã rời còn níu giữ được thì đều đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc của họ đơn giản lắm đâu cần phải ai mang đến cho, chỉ do chính họ từng ngày góp nhặt lại mà thôi.
***
Anh mặt hơi già tí so với tụi tôi mà học khá cực, 6 kỳ thì 4 kỳ học bổng, bọn tôi chạy theo dài không kịp. Nhưng đến năm thứ 4 thì anh bị đuổi, chỉ vì nhận tội đánh nhau thay cho thằng bạn cùng quê mà anh luôn mồm gọi là thân thiết. Bị đuổi học, bạn bè hiểu nhầm, xa lánh, anh lủi thủi về quê trong khi thằng bạn kia của anh không đoái hoài gì, nó còn bơ anh đi mỗi lần chạm mặt. Thân thiết chưa???...
Rồi về quê anh cũng chẳng được yên. Bố anh mất sớm, nhà chỉ có mẹ với gia đình anh chị ở cùng. Mẹ anh bệnh nằm liệt giường đã gần năm nay, anh chị thì sợ anh về ở rồi tranh giành đất cát nên lúc nào cũng kiếm cớ mặt nặng mày nhẹ với anh, muốn đuổi anh đi. Anh biết, nhưng lúc ấy với anh thật sự khó khăn, mẹ anh yếu quá rồi, bệnh ngày càng trở nặng, anh muốn ở lại chăm mẹ đến lúc bà ra đi để tròn chữ hiếu rồi tính gì thì tính.
Thế rồi sau đó vài tháng thì bà đi. Bọn tôi cả lũ tụ tập bắt xe về nhà anh viếng bà lần cuối. Xong thủ tục, ra ngồi uống cốc nước chè mà đắng ruột quá. Anh vừa rót nước vừa thì thầm: "Đời mà, sống có gì vui, chết có gì buồn, quy luật của cuộc sống thôi, bu anh sang một nơi tốt đẹp hơn rồi, không có đau đớn, không có bệnh tật nữa. Xin đừng luyến tiếc." Tôi nghe xong nước mắt 2 hàng, cố mà không cầm lại được.
Lo xong tang cho mẹ, anh gấp quần áo, xách balo lên Hà Nội kiếm việc. Tôi hiểu, anh quá chán cái cảnh sống thế này. Tính anh tôi biết, anh chả thèm tranh giành với ai bao giờ đâu.
Bọn tôi năm cuối cũng bận đồ án rồi thực tập, ra ngoài ko ở kí túc xá nữa. Anh lên, ở với mấy thằng tôi mỗi đứa vài hôm, xin việc bấy giờ khó quá. Anh cứ ngày đi tìm việc, tối đi dạy thêm, kể cũng oải. Cuối cùng bọn tôi góp mỗi đứa 1 ít giúp anh mua con xe dream cũ, anh đi chạy chân giao hàng và kiêm cả xe ôm. Tối về vẫn đi dạy thêm.
Cuộc sống tuy khó khăn nhưng đã dần dễ thở hơn với anh. Anh đã tiết kiệm được chút tiền để trả từng đứa. Cũng năm ấy, bất ngờ nhất là chuyện anh thi lại đại học và đỗ với điểm vừa đủ. Bọn tôi thằng nào thằng nấy trố mắt, không biết anh ôn thi vào lúc nào trong ngày nữa mà đỗ được.
Rồi tốt nghiệp, mỗi đứa một nơi chẳng còn gặp được nhau nhiều như trước nữa. Thoáng chốc đã 5 năm, hôm nay anh vừa bảo vệ đồ án xong. Ngồi trà đá với anh tôi chép miệng:
- Thời gian trôi nhanh thật, mới đó mà...
- Ừ, nhanh thật, 5 năm rồi.
- Này, sao ngày trước rơi vào hoàn cảnh như vậy mà anh không sa ngã nhỉ? Em mà như anh, em lăn quay ra, ăn vạ đời.
Anh cười ha hả như được mùa.
- Đời mình mình giữ, ăn vạ ai được. Lúc ấy ngoài mạnh mẽ thì anh còn gì nữa đâu. Anh không còn lựa chọn. Mỗi ngày thức dậy là một trận chiến, mệt rã rời, nhưng nếu anh buông tay chỉ một lần thôi thì anh mất tất cả. Chẳng ai phải có trách nhiệm với mình ngoài bản thân mình hết. Ông em ạ.
Có lẽ vậy, đời mình mình giữ, ăn vạ ai được. Đâu phải ai cũng đủ mạnh mẽ để kéo mình khỏi 1 lần buông tay, nhưng ai từng đã trải qua, đã đi đến tận cùng của rã rời còn níu giữ được thì đều đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc của họ đơn giản lắm đâu cần phải ai mang đến cho, chỉ do chính họ từng ngày góp nhặt lại mà thôi.